Trong vài thập kỷ trở lại đây cùng với sự vận hành của nền kinh tế xã hội,
cuộc sống con người cũng có nhiều biến đổi. Đặc biệt, với sự ra đời của những tiến
bộ khoa học kỹ thuật, sáng chế mới là sự thay đổi cách tư duy của con người về
cuộc sống. Họ ngày càng muốn khám phá cảnh quan thiên nhiên, thế giới xung
quanh, khám phá những điều mới lạ, khám phá những phong tục tập quán ở những
miền đất hấp dẫn. Và du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong
đời sống xã hội của loài người.
Du lịch - một ngành kinh tế năng động của mọi nền kinh tế, phát triển với tốc
độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Những nhịp độ tăng trưởng cao và
dòng chảy đầu tư lớn vào du lịch có ảnh hưởng tích cực đến các khu vực kinh tế
khác nhau (nhà nước hoặc tư nhân) và tạo ra một ngành công nghiệp quan trọng -công nghiệp du lịch. Du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm quốc dân thế giới, 7% đầu tư
toàn cầu, 1/16 chỗ làm việc, 11% chi phí tiêu dùng thế giới. Du lịch trở thành một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Ngành du lịch phát triển sẽ
kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác như vận tải, bưu điện, thương
nghiệp, tài chính, các hoạt động phục vụ sinh hoạt cá nhân, các dịch vụ phục vụ nhu
cầu giải trí, các hoạt động văn hoá thể thao. Mặt khác, hoạt động du lịch còn có tác
dụng tăng cường các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các dân tộc, các quốc gia. Do đó, ngày nay không thể không nhận thấy ảnh
hưởng to lớn của du lịch đối với nền kinh tế thế giới.
112 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4892 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Du lịch Quảng Ninh: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
DU LỊCH QUẢNG NINH. THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện : Tô Thị Hải An
Lớp : Nga 2
Khoá : 44G
Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Thị Lý
Hà Nội - 05/2009
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận, mặc dù đã rất cố gắng, song,
tác giả vẫn gặp không ít những khó khăn. Nhưng nhờ có sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt
tình từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè, nên tác giả đã hoàn thành tốt bài viết khóa
luận này của mình. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong văn phòng khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế, đặc biệt là Tiến sỹ Bùi Thị
Lý, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình viết khóa luận. Tác giả cũng
xin được gửi tới bác Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh:
Bùi Văn Chiến, phó phòng Tài nguyên Du lịch: Nguyễn Nam, những người đã rất
nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu để tác giả có thể sử dụng để viết khóa luận.
Và cuối cùng tác giả xin được gửi tới những người thân trong gia đình, những người
bạn đã luôn ở bên để động viên và ủng hộ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và
viết khóa luận lời cảm ơn vô cùng sâu sắc, chân thành!
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I - MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
PHẦN II: NỘI DUNG ........................................................................................... 4
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH......................... 4
1. Du Lịch Và Các Loại Hình Du Lịch .............................................................. 4
1.1. Khái niệm về du lịch và bản chất của sản phẩm du lịch ............................. 4
1.1.1. Khái niệm về du lịch............................................................................ 4
1.1.2. Sản phẩm du lịch - bản chất của sản phẩm du lịch ............................. 6
1.2. Các loại hình du lịch .................................................................................. 7
1.2.1. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch............................ 7
1.2.2. Căn cứ vào môi trường tài nguyên du lịch ........................................... 7
1.2.3. Phân loại theo phương thức hợp đồng................................................. 8
1.2.4. Phân loại theo đặc điểm địa lý ............................................................ 9
1.2.5. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch ............................... 10
1.3. Môi trường phát triển du lịch ................................................................... 11
1.3.1. Môi trường phát triển bên trong của doanh nghiệp ........................... 12
1.3.2. Môi trường phát triển bên ngoài của doanh nghiệp ........................... 14
2. Hoạt động kinh doanh du lịch ..................................................................... 23
2.1. Hoạt động kinh doanh lữ hành ................................................................. 23
2.2. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch ..................................................... 24
2.3. Kinh doanh cơ sở lưu trú ......................................................................... 27
2.4. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác ....................................................... 27
3. Vai trò của du lịch ........................................................................................ 28
3.1. Vai trò về mặt kinh tế trong nền kinh tế quốc dân .................................... 28
3.1.1. Tác động vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân ........................... 28
3.1.2. Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất ........................ 28
3.1.3. Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài .................... 29
3.1.4. Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.................... 29
3.2. Vai trò về mặt xã hội đối với đất nước ....................................................... 30
3.2.1. Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ........ 30
3.2.2.Du lịch củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế ............... 30
3.2.3. Du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển ..... 30
3.2.4. Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả .................. 30
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH ....... 31
1.Thực trạng tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch Quảng Ninh ................. 31
1.1. Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch Quảng Ninh ................................... 31
1.2. Tổ chức của các doanh nghiệp du lịch ..................................................... 33
1.3. Những yếu tố chính tác động đến sự phát triển hoạt động kinh doanh du
lịch Quảng Ninh ............................................................................................. 34
1.3.1. Môi trường tài nguyên du lich ........................................................... 34
1.3.2. Môi trường pháp lý ........................................................................... 43
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch Quảng Ninh ............................. 46
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ khách, dịch vụ vận chuyển khách du
lịch ................................................................................................................. 54
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác
....................................................................................................................... 56
2.3. Tình hình đầu tư du lịch tại tỉnh Quảng Ninh ........................................... 59
3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động du lịch Quảng Ninh.................... 63
3.1. Những kết quả đạt được từ hoạt động du lịch ........................................... 63
3.1.1. Những thuận lợi ................................................................................ 63
3.1.2. Những khó khăn còn tồn tại............................................................... 68
3.2. Nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động du lịch tại Quảng Ninh
....................................................................................................................... 72
CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở TỈNH
QUẢNG NINH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI.... 74
1. Xu thế phát triển và một số dự báo về triển vọng phát triển hoạt động du
lịch thế giới ....................................................................................................... 74
2. Định hƣớng phát triển du lịch Quảng Ninh trong những năm tới ............ 75
2.1. Quan điểm phát triển ............................................................................... 75
2.2. Mục tiêu phát triển................................................................................... 76
2.2.1. Mục đích chung ................................................................................. 76
2.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 77
2.2.3. Mục tiêu chính trong năm 2009 ......................................................... 78
2.3. Định hướng phát triển theo ngành du lịch ................................................ 78
2.3.1. Định hướng thị trường khách du lịch ................................................ 79
2.3.2. Định hướng doanh thu du lịch và cơ cấu chỉ tiêu của khách du lịch .. 84
2.3.3. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch ..................................... 85
2.3.4. Định hướng phát triển nguồn lao động phục vụ du lịch ..................... 86
2.3.5. Định hướng phát triển cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch ..................... 87
3. Những giải pháp nhằm phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh................ 87
3.1. Về phía nhà nước, chính quyền tỉnh Quảng Ninh ..................................... 87
3.1.1. Tạo môi trường thuận lợi cho việc cạnh tranh, phát triển bền vững
hoạt động du lịch Quảng Ninh .................................................................... 88
3.1.2. Tập trung ưu tiên đầu tư vốn, công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng .. 89
3.1.3. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực ........................ 91
3.1.4. Hỗ trợ xây dựng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bảo
tồn các khu di tích văn hoá và có những biện pháp bảo vệ môi trường du lịch 92
3.1.5. Tổ chức các cuộc hội thảo lớn, các cuộc thi mang tầm vóc quốc tế
nhằm quảng bá, giới thiệu các danh lam thắng cảnh trên toàn lãnh thổ Việt
Nam nói chung và trên toàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng .............................. 94
3.1.6. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính ................................................ 95
3.2. Về phía các doanh nghiệp ...................................................................... 96
3.2.1. Không ngừng đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phục vụ phù hợp với
nhu cầu của du khách ................................................................................. 97
3.2.2. Thực hiện chiến lược thu hút khách du lịch thông qua việc đa dạng
hoá các loại hình dịch vụ, đưa ra các chương trình đặc biệt nhằm thu hút
khách du lịch .............................................................................................. 98
3.2.3. Chú trọng tới việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, quảng bá cho
toàn ngành bằng việc ứng dụng thương mại điện tử và chiến lược Marketing
................................................................................................................... 99
3.2.4. Đầu tư hiệu quả vào công tác đào tạo nguồn nhân lực .................... 100
3.2.5. Tăng cường hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp, mở rộng
mạng lưới liên kết toàn ngành trên khắp lãnh thổ Việt Nam ...................... 102
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 105
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tiềm năng khoáng sản vật liệu xây dựng của Quảng Ninh........................ 37
Bảng 2 : Số lượng khách du lịch nội địa và khách du lịch nội địa có lưu trú ở
Quảng Ninh ........................................................................................................... 49
Bảng 3: Tổng số lượt khách tàu biển đến Quảng Ninh ........................................... 51
Bảng 4: Số lượng khách du lịch quốc tế và khách du lịch quốc tế có lưu trú .......... 52
ở Quảng Ninh ........................................................................................................ 52
Bảng 5: Mười thị trường tiêu biểu khách quốc tế đến Quảng Ninh ........................ 53
Bảng 6: Doanh thu của hoạt động kinh doanh lữ hành, dịch vụ vận chuyển ........... 55
khách du lịch ......................................................................................................... 55
Bảng 7: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tại tỉnh Quảng Ninh ............................... 57
Bảng 8: Thống kê doanh thu từ các hoạt động kinh doanh lưu trú, ăn uống ........... 59
và các dịch vụ khác ............................................................................................... 59
Bảng 9: Kết quả của việc huy động vốn đầu tư cho ngành du lịch Quảng Ninh ..... 60
thời kỳ 2001-2010 ................................................................................................. 60
1
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong vài thập kỷ trở lại đây cùng với sự vận hành của nền kinh tế xã hội,
cuộc sống con người cũng có nhiều biến đổi. Đặc biệt, với sự ra đời của những tiến
bộ khoa học kỹ thuật, sáng chế mới là sự thay đổi cách tư duy của con người về
cuộc sống. Họ ngày càng muốn khám phá cảnh quan thiên nhiên, thế giới xung
quanh, khám phá những điều mới lạ, khám phá những phong tục tập quán ở những
miền đất hấp dẫn. Và du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong
đời sống xã hội của loài người.
Du lịch - một ngành kinh tế năng động của mọi nền kinh tế, phát triển với tốc
độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Những nhịp độ tăng trưởng cao và
dòng chảy đầu tư lớn vào du lịch có ảnh hưởng tích cực đến các khu vực kinh tế
khác nhau (nhà nước hoặc tư nhân) và tạo ra một ngành công nghiệp quan trọng -
công nghiệp du lịch. Du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm quốc dân thế giới, 7% đầu tư
toàn cầu, 1/16 chỗ làm việc, 11% chi phí tiêu dùng thế giới. Du lịch trở thành một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Ngành du lịch phát triển sẽ
kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác như vận tải, bưu điện, thương
nghiệp, tài chính, các hoạt động phục vụ sinh hoạt cá nhân, các dịch vụ phục vụ nhu
cầu giải trí, các hoạt động văn hoá thể thao... Mặt khác, hoạt động du lịch còn có tác
dụng tăng cường các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các dân tộc, các quốc gia. Do đó, ngày nay không thể không nhận thấy ảnh
hưởng to lớn của du lịch đối với nền kinh tế thế giới.
Với hiệu quả như vậy, nhiều nước chú trọng phát triển du lịch, coi du lịch là
một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình.
Việt Nam cũng không nằm ngoài con số đó. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng
phát triển hoạt động du lịch. Du lịch Quảng Ninh lại là một trong những điểm sáng
vô cùng tiềm năng, nơi hội tụ những vẻ đẹp tiềm ẩn, đầy quyến rũ; đã, đang và sẽ là
một điểm đến tuyệt vời cho những du khách thích chiêm ngưỡng cái đẹp, thích
2
khám phá cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nơi đây. Tuy nhiên, đứng trên góc độ nhìn
nhận nào đó, du lịch Quảng Ninh chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng
to lớn này.
Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
cần thiết có những giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ những khó khăn và hạn chế của
thực trạng phát triển hoạt động du lịch của tỉnh. Vì thế, tác giả đã chọn đề tài
“Du Lịch Quảng Ninh. Thực Trạng Và Giải Pháp” làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: khóa luận được viết nhằm đưa ra những đánh giá có tính
chất sát thực, cụ thể, chính xác về thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng
Ninh. Trên cơ sở đó, tác giả xin đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển
hoạt động ngành trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, khóa luận phải
tiến hành nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
Khái quát hóa những lý luận cơ bản về du lịch, bản chất sản phẩm du lịch,
môi trường phát triển du lịch.
Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh, tiềm
năng, cơ hội và thách thức của du lịch, kết quả hoạt động kinh doanh của ngành,
đồng thời tiến hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả đó.
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích nguyên nhân, khóa luận phải đưa ra được
những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động du lịch
Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh
Quảng Ninh (kinh doanh lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách du lịch, kinh doanh
dịch vụ lưu trú, ăn uống… của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh).
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là địa bàn tỉnh Quảng Ninh tuy nhiên để
khóa luận được rõ ràng và xúc tích hơn thì bên cạnh việc phân tích hoạt động kinh
3
doanh du lịch của toàn tỉnh, tác giả xin được tập trung phân tích nhiều hơn hoạt
động kinh doanh du lịch trên địa bàn Vịnh Hạ Long.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và kết cấu của khóa luận:
Phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong khóa luận là phương pháp
sưu tầm, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu (trên cơ sở sử dụng
những số liệu thống kê, bảng biểu, mô hình và các tài liệu tham khảo), phương pháp
diễn giải, phân tích dữ liệu.
Kết cấu của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu làm 3 chương:
Chương I. Lý Luận Chung Về Hoạt Động Du Lịch.
Chương II. Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Tỉnh Quảng Ninh.
Chương III. Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Ở Tỉnh Quảng Ninh
Trong Xu Thế Hội Nhập Nền Kinh Tế Thế Giới.
4
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1. Du Lịch Và Các Loại Hình Du Lịch
1.1. Khái niệm về du lịch và bản chất của sản phẩm du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các
nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận
thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi
góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người cũng sẽ có những cách hiểu khác nhau về
du lịch.
Theo quan điểm của học giả Guer Freuler thì “Du lịch là quá trình hoạt động
của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được
thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê
hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”.
Còn học giả Azar nhận thấy “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển
tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước
khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”.
Cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả
những gì có liên quan đến sự di chuyển đó nên Kaspar đưa ra định nghĩa: “Du lịch là
toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của
con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ”.
Tuy nhiên, dưới con mắt của các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện
tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Học giả Kalfiotis
cho rằng “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một
nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động
kinh tế”. Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mọi mặt,
góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước thông qua thực hiện “xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ tại chỗ” thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện
tái phân chia nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong nước
5
về kinh tế và xã hội. Mặt khác hoạt động du lịch có tính liên ngành, liên vùng cao
bởi lẽ nó liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp địa phương như Ngoại giao, Văn hóa,
Công an, Hàng không, Hải quan, Giao thông công chính, các địa phương … Nó tạo
việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Không chỉ các nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch thuộc các lĩnh
vực khác như địa lý cũng thấy yếu tố kinh tế là không thể thiếu được trong khái niệm
du lịch. Theo nhà địa lý học Michaud: “Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất
và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày
với lý do giải trí, kinh doanh, sức khỏe, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo.
Với mục đích quốc tế hóa, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở Roma
năm 1963, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch: “Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm
việc của họ”.
Qua các định nghĩa trên có thể hình dung được sự biến đổi trong nhận thức về
nội dung thuật ngữ du lịch. Một số chỉ cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội
(hiểu theo nghĩa từ đơn giản đến phức tạp), số khác lại cho rằng đây phải là một hoạt
động kinh tế. Nhiều