Từ thập kỷ 80 đến nay do tác động của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ
vật liệu, công nghệ năng lượng , nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất
sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động, Đây
không phải là một sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có
ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang
kinh tế tri thức, văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang
văn minh trí tuệ.
Để hòa nhịp vào sự phát triển nói chung đó, mỗi doanh nghiệp đều có
những bước chuyển mình, phải tự thân vận động để tìm ra hướng đi đúng.
Đây là một bài toán không mấy dễ dàng mà doanh nghiệp nào cũng có thể tìm
ra được. Bời lẽ, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải
đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong và ngoài ngành.
Giữ hoặc tăng thị phần và tìm ra được lợi thế cạnh tranh trở thành vấn đề sống
còn đối với các doanh nghiệp.
Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp phải tự tìm tòi và đưa ra các giải pháp
tối ưu, chiến lược kinh doanh phù hợp, kịp thời để bắt nhịp cùng với sự
phát triển của kinh tế quốc gia cũng như kinh tế thế giới.
Để vượt qua được những thách thức và khai thác triệt để những cơ hội,
các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần Thương mạ i
Công Nghiệp Thủ đô nói riêng cần có những chiến lược phát triển lâu dài để
tạo được cho mình một năng lực cạnh tranh bền vững, có thể hoạt động
2
thành công không những trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường
quốc tế.
Vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “ Giải pháp hoàn thiệ n
chiến lƣợc kinh doanh của công ty Cổ phần Thƣơng mại Công nghiệp
Th ủ đô ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
92 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4179 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty cổ phẩn thương mại công nghiệp thủ đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------o0o-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI
CÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ
Họ và tên sinh viên : Lê Tuấn Hải
Lớp : Anh 6
Khóa : 46
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Thu Thủy
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 4
I. Tổng quan về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược ................ 4
1. Các khái niệm ...................................................................................... 4
1.1. Chiến lược kinh doanh ................................................................... 4
1.2. Quản trị chiến lược ......................................................................... 5
2. Vai trò của chiến lược kinh doanh ........................................................ 6
3. Phân loại chiến lược kinh doanh ........................................................... 7
3.1. Phân loại theo cấp độ chiến lược .................................................... 7
3.2. Phân loại theo định hướng hoạt động ............................................. 9
3.3. Phân loại theo phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .. 11
3.4. Phân loại theo cách thức cạnh tranh ............................................. 11
II. Quy trình quản trị chiến lược ............................................................. 13
1. Hoạch định chiến lược........................................................................ 13
1.1. Xác định mục tiêu chiến lược ....................................................... 13
1.2. Phân tích môi trường .................................................................... 16
1.3. Lựa chọn phương án chiến lược ................................................... 26
2. Tổ chức thực hiện chiến lược ............................................................. 34
3. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược .......................................... 35
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ ....... 38
I. Tổng quan về công ty ............................................................................ 38
1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 38
2. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty .................................. 40
3. Các nguồn lực chủ yếu của công ty .................................................... 41
4. Cơ cấu tổ chức của công ty................................................................. 42
II. Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty ........... 45
1. Xây dựng chiến lược .......................................................................... 45
1.1. Phân tích môi trường .................................................................... 45
1.2. Lựa chọn phương án chiến lược ................................................... 53
2. Thực hiện chiến lược .......................................................................... 55
2.1. Thiết lập mục tiêu trung hạn, ngắn hạn ......................................... 55
2.2. Đề ra các chính sách ..................................................................... 56
2.3. Phân bổ nguồn lực ........................................................................ 57
2.4. Thay đổi tổ chức........................................................................... 58
2.5. Triển khai các hoạt động chức năng ............................................. 59
III. Đánh giá chung kết quả xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh
của công ty................................................................................................ 67
1. Những thành công .............................................................................. 68
2. Những điểm tồn tại và nguyên nhân ................................................... 69
CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI
CÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ ......................................................................... 71
I. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chiến lược kinh doanh của
công ty ...................................................................................................... 71
1. Thuận lợi ............................................................................................ 71
1.1. Các yếu tố khách quan.................................................................. 71
1.2. Các yếu tố chủ quan ..................................................................... 72
2. Khó khăn ............................................................................................ 72
2.1. Các yếu tố khách quan.................................................................. 72
2.2. Các yếu tố chủ quan ..................................................................... 72
II. Các giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty ........... 73
1. Các giải pháp giúp cho công ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp
Thủ đô hoàn thiện chiến lược. ................................................................ 73
1.1. Xác định mục tiêu ........................................................................ 73
1.2. Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược được xây dựng. 74
1.3. Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh chiến lược ......................... 74
1.4. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường .................................. 74
1.5. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................. 75
1.6. Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối ...................................... 76
1.7. Các giải pháp khác ....................................................................... 79
1.8. Phương hướng phát triển về mặt hàng kinh doanh của công ty
Cổ phẩn Thương mại Công nghiệp Thủ đô trong những năm tới......... 79
2. Các giải pháp tạo điều kiện cho công ty xây dựng chiến lược phát triển
phù hợp .................................................................................................. 81
2.1 Kiến nghị và giải pháp của ngành .................................................. 81
2.2. Kiến nghị và giải pháp của Nhà nước ........................................... 83
KẾT LUẬN ................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 88
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thập kỷ 80 đến nay do tác động của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ
vật liệu, công nghệ năng lượng…, nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất
sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động, Đây
không phải là một sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có
ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang
kinh tế tri thức, văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang
văn minh trí tuệ.
Để hòa nhịp vào sự phát triển nói chung đó, mỗi doanh nghiệp đều có
những bước chuyển mình, phải tự thân vận động để tìm ra hướng đi đúng.
Đây là một bài toán không mấy dễ dàng mà doanh nghiệp nào cũng có thể tìm
ra được. Bời lẽ, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải
đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong và ngoài ngành.
Giữ hoặc tăng thị phần và tìm ra được lợi thế cạnh tranh trở thành vấn đề sống
còn đối với các doanh nghiệp.
Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp phải tự tìm tòi và đưa ra các giải pháp
tối ưu, chiến lược kinh doanh phù hợp, kịp thời để bắt nhịp cùng với sự
phát triển của kinh tế quốc gia cũng như kinh tế thế giới.
Để vượt qua được những thách thức và khai thác triệt để những cơ hội,
các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần Thương mại
Công Nghiệp Thủ đô nói riêng cần có những chiến lược phát triển lâu dài để
tạo được cho mình một năng lực cạnh tranh bền vững, có thể hoạt động
1
thành công không những trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường
quốc tế.
Vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện
chiến lƣợc kinh doanh của công ty Cổ phần Thƣơng mại Công nghiệp
Thủ đô” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận
Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
chiến lược, vận dụng lý luận vào thực tiễn để đánh giá thực trạng xây dựng và
thực hiện chiến lược của công ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp Thủ đô,
từ đó để xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chiến lược của công ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và thực hiện
chiến lược của doanh nghiệp, những mối quan hệ phát sinh xung quanh việc
xây dựng chiến lược của các doanh nghiệp ngành xây dựng.
Khóa luận chỉ phân tích những vấn đề liên quan đến chiến lược của
công ty Cổ phần Thương mại Công Nghiệp Thủ đô trong ngành Xây dựng
trên thị trường Việt Nam chứ không mở rộng ra các doanh nghiệp thuộc
ngành khác. Khi đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty,
khóa luận giới hạn phân tích từ năm 2007 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận được dựa trên các quan điểm đường lối của Đảng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành thời kỳ 2001 -2010. Để đạt
được các mục tiêu nghiên cứu, khóa luận sử dụng, tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu như phương pháp phân tích thống kê, so sánh, diễn giải, quy nạp,
dự báo và một số phương pháp khác.
2
Về nguồn số liệu: chủ yếu dựa trên các báo cáo, đề án, tài liệu liên quan
đến chiến lược phát triển của các doanh nghiệp và các số liệu báo cáo
hàng năm của công ty Cổ phần Thương mại Công Nghiệp Thủ đô.
5. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm 3 chương:
Chƣơng I: Lý luận chung về chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.
Chƣơng II: Thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần
Thƣơng mại Công nghiệp Thủ đô.
Chƣơng III: Các giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty
Cổ phần Thƣơng mại Công nghiệp Thủ đô.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như hạn chế về
khả năng nên khóa luận tốt nghiệp chắc chắn không tránh khỏi nhiều
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự tham gia, đóng góp ý kiến của các
thầy giáo, cô giáo và toàn thể các bạn sinh viên để em có thể hiểu rõ hơn
bản chất của vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Thu Thủy đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này!
3
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. Tổng quan về chiến lƣợc kinh doanh và quản trị chiến lƣợc
1. Các khái niệm
1.1. Chiến lƣợc kinh doanh
Khái niệm chiến lược có từ thời Hy lạp cổ đại. Thuật ngữ này vốn có
nguồn gốc sâu xa từ quân sự, xuất phát từ “strategos” nghĩa là vai trò của
vị tướng trong quân đội. Sau đó nó phát triển thành “Nghệ thuật của các
tướng lĩnh” - nói đến các kỹ năng hành xử và tâm lý của tướng lĩnh. Đến
khoảng năm 330 trước Công nguyên, tức thời Alexander Đại đế, chiến lược
dùng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác các lực lượng để đè bẹp đối phương
và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. Trong lịch sử loài người, rất nhiều
các nhà lý luận quân sự như Tôn Từ, Alexander, Clausewitz, Napoleon đã
đề cập và viết về chiến lược trên nhiều góc độ khác nhau. Luận điểm cơ bản
của chiến lược là một bên đối phương có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là
đối thủ mạnh hơn, đông hơn – nếu họ có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ
vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình.
Cũng tương tự như chiến lược quân sự, chiến lược cạnh tranh của một
tổ chức, hướng đến việc đạt được sự phù hợp giữa các năng lực tạo sự
khác biệt và môi trường bên ngoài mà tổ chức tham gia cạnh tranh. Tuy nhiên
so với chiến lược quân sự, chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn.
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh được coi như là
một bản kế hoạch thống nhất, toàn diện mang tính chất phối hợp nhằm
đảm bảo cho những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp được thực hiện.
Điều này có nghĩa là chiến lược kinh doanh của một tổ chức là kết quả của
một quá trình hợp lý, đưa ra những bản kế hoạch cụ thể. Chiến lược
4
kinh doanh bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của
doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn tiến trình hành động phân bổ các nguồn lực
cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu đó.
Theo Alfred Chandler (ĐH Harvard): “Chiến lược xác định những
mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn phương thức hoặc
tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các
mục tiêu đó”.
M.Porter lại cho rằng: “Chiến lược để đương đầu với cạnh tranh là sự
kết hợp giữa mục tiêu cần đạt đến và các phương tiện mà doanh nghiệp cần
tìm để thực hiện được các mục tiêu đó”.
Qua các khái niệm trên, ta thấy bản chất của chiến lược bao giờ cũng
đề cập đến mục tiêu, phương thức và phương tiện để thực hiện mục tiêu trong
khoảng thời gian dài.
Tóm lại, khi doanh nghiệp đưa ra định hướng chiến lược cho mình,
doanh nghiệp cần phải xem xét ba vấn đề: Hiện nay chúng ta đang ở đâu?
Chúng ta đang muốn đi đâu? Và chúng ta sẽ đi đến đó bằng cách nào? Trả lời
cho câu hỏi chúng ta sẽ đi đến đó bằng cách nào thì đó chính là chiến lược.
Chiến lược bao gồm việc tạo ra, thực hiện và đánh giá các mục tiêu của
doanh nghiệp. Chiến lược là sợi chỉ xuyên suốt quá trình này, nó hướng dẫn
sự phát triển và thực hiện các quyết định, hoạt động của tổ chức.
1.2. Quản trị chiến lƣợc
Chiến lược và quản trị chiến lược là hai khái niệm không thể tách rời
nhau. Một chiến lược của doanh nghiệp cần phải hoạch định một cách
chặt chẽ và phải được triển khai thực hiện để đảm bảo đạt được những kết quả
như ý muốn. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược được
đưa ra:
5
Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng,
thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt
được mục tiêu của nó.
Quản trị chiến lược là một tiến trình nghiên cứu, phân tích môi trường
bên trong và bên ngoài của tổ chức, hiện tại cũng như tương lai; xác lập
nhiệm vụ chức năng và xây dựng hệ thống mục tiêu cần theo đuổi;
hoạch định, thực hiện và kiểm tra chiến lược nhằm giúp cho tổ chức vận dụng
hữu hiệu các nguồn lực và tiềm năng của tổ chức để đạt được các mục tiêu
như mong muốn.
Vậy, có thể định nghĩa quản trị chiến lược doanh nghiệp là tổng hợp các
hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược
kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại theo hoặc không theo chu kì thời gian nhằm
đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như
hạn chế hoặc xóa bỏ được các đe dọa, cạm bẫy trên con đường thực hiện các
mục tiêu của mình.
Quản trị chiến lược phải toát lên đặc trưng rất cơ bản là lấy hoạch địch
chiến lược làm hạt nhân của toàn bộ hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, quản trị chiến lược còn bao hàm cả nghĩa tổ chức thực hiện mọi
hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp theo tầm nhìn chiến lược.
2. Vai trò của chiến lƣợc kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp
muốn thành công phải có một chiến lược, nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải
nắm được xu thế đang thay đổi trên thị trường, tìm ra được nhân tố then chốt
cho thành công, biết khai thác những ưu thế của doanh nghiệp, hiểu được
điểm yếu của doanh nghiệp, hiểu được đối thủ cạnh tranh, mong muốn của
khách hàng, biết cách tiếp cận với thị trường từ đó mới đưa ra được những
quyết định đầy sáng tạo nhằm triển khai các hoạt động hoặc cắt giảm bớt
6
hoạt động ở những thời điểm và địa bàn nhất định. Chính những cố gắng trên
nhằm đưa ra được một chiến lược tối ưu, nó có tác dụng cụ thể đến các
chức năng cơ bản của kinh doanh là:
Chiến lược kinh doanh được coi là công cụ quan trọng bậc nhất của
quản trị doanh nghiệp. Cung cấp cho doanh nghiệp một phương hướng
kinh doanh cụ thể, có hiệu quả, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động
chức năng của doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp phát huy lợi thế
cạnh tranh, tăng cường sức mạnh cho doanh nghiệp, phát triển thêm thị phần.
Chiến lược kinh doanh đảm bảo sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp giữ được thể chủ động trong
sản xuất – kinh doanh. Bởi lẽ doanh nghiệp vừa có khả năng nắm bắt kịp thời
các thời cơ, phát huy các mặt mạnh; vừa có khả năng ngăn ngừa, hạn chế các
nguy cơ và khắc phục các mặt yếu kém của mình trong sản xuất – kinh doanh.
Ngoài ra chiến lược kinh doanh vừa góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực hiện có và sẽ có, vừa góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển liên tục, bền vững với
hiệu quả cao.
Chiến lược kinh doanh tạo ra tiền đề hay cơ sở vững chắc cho việc đề ra
các quyết định quản trị thích hợp như: xây dựng kế hoạch trung hạn và
ngắn hạn; mua sắm vật tư; đổi mới dây chuyền công nghệ và thiết bị,
máy móc; đầu tư mở rộng doanh nghiệp; đào tạo và bồi dưỡng nhân sự;
hoàn thiện và cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị; đổi mới hoạt động
tài chính và tiêu thụ sản phẩm.
3. Phân loại chiến lƣợc kinh doanh
3.1. Phân loại theo cấp độ chiến lƣợc
Tùy theo quy mô hoạt động, doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều
cấp độ khác nhau. Phân theo cấp độ thì chiến lược của doanh nghiệp gồm:
7
chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược cấp
chức năng.
Hình 1.1: Mô hình phân loại theo cấp độ chiến lƣợc
Công ty đa
Cấp công ty ngành
Đơn vị kinh Đơn vị kinh Đơn vị kinh
Cấp đơn vị kinh doanh doanh chiến doanh chiến doanh chiến
lược 1 lược 2 lược 3
Nghiên cứu Nguồn nhân
Marketing Sản xuất Tài chính
Cấp chức năng và phát triển lực
Chiến lược cấp công ty: Là chiến lược bao trùm toàn bộ các chương trình
hành động nhằm xác định:
Những lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp nên tham gia hoặc muốn
tham gia vào;
Xác định kế hoạch phối hợp và phân bổ các nguồn lực giữa các lĩnh vực
kinh doanh;
Dựa vào kỹ thuật phân tích để đánh giá khả năng thực hiện chiến lược,
xem xét các chiến lược đang theo đuổi có phù hợp với bối cảnh hoạt động của
công ty hay không;
Hiện thực hóa nhiệm vụ chiến lược và các mục tiêu chính;
Chiến lược cấp công ty xác định cách thức mà công ty sẽ tiến hành
hoạt động và vai trò của mỗi đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp trong việc
theo đuổi cách thức hoạt động đó.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: Xác định xem công ty sẽ cạnh tranh
như thế nào với những đối thủ cạnh tranh trong ngành. Mỗi đơn vị
doanh nghiệp có thể được tổ chức như một đơn vị kinh doanh chiến lược
chuyên kinh doanh một nhóm sản phẩm dịch vụ tương tự nhau. Ban quản trị
8
cấp cao của công ty thường coi mỗi đơn vị kinh doanh đó như là một đơn vị
tương đối độc lập có quyền phát triển chiến lược riêng cho mình để hỗ trợ
thực hiện chiến lược cấp công ty. Đối với các công ty nhỏ chỉ hoạt động trong
một ngành kinh doanh, hay những công ty lớn không phân chia hoạt động
kinh doanh theo nhiều loại sản phẩm hay thị trường khác nhau, thì chiến lược
cấp công ty trùng với chiến lược cấp đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, đối với
các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, mỗi bộ phận đều có chiến lược,
sản phẩm hay dịch vụ cung ứng riêng, đối tượng khách hàng riêng. Những
lĩnh vực hoạt động độc lập với nhau theo c