Ý tưởng mới, dự án đầu tư mới luôn được xem như là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc xem xét, đánh giá tính khả thi của dự án một cách chính xác và toàn diện là khâu trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giúp doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đúng đắn có nên đầu tư hay không. Nguồn vốn được xem như là điều kiện tiên quyết cho việc triển khai đầu tư dự án. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tài chính để thực hiện ý tưởng mà họ đưa ra. Lúc đó doanh nghiệp cần tìm nguồn tài trợ cho dự án bằng cách đi vay vốn.
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính luôn gắn liền với các hoạt động đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp. Khi xác lập mối quan hệ giữa NHTM và doanh nghiệp thì trước khi đưa ra quyết định cho vay, ngân hàng luôn phải đứng trước các câu hỏi:
Cho ai vay?
Vay như thế nào?
Cho vay trong thời gian bao lâu?
Quản lý các khoản vay ra sao?
Thu lãi và gốc như thế nào?
Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng đồng thời phải đảm bảo tính an toàn và thanh khoản đối với bất cứ nhu cầu rút tiền nào của khách hàng tại bất cứ thời điểm nào. Đây là bài toán phức tạp mà Ngân hàng cần tìm lời giải đáp.
88 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay của ngân hàng sacombank chi nhánh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
----------@&?----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUYẾT ĐỊNH
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK
CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Phan Nhã Phương TS. Nguyễn Ngọc Châu
Lớp: K43B-KHĐT
Niên khóa: 2009 - 2013
Huế, tháng 05 năm 2013
Lôøi Caûm Ôn
Lôøi ñaàu tieân, em xin chaân thaønh caûm ôn ñeán quyù thaày coâ tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá - Ñaïi hoïc Hueá, nhöõng ngöôøi ñaõ tröïc tieáp giaûng daïy, truyeàn ñaït nhöõng kieán thöùc boå ích cho em, ñoù laø nhöõng neàn taûng cô baûn, haønh trang voâ cuøng quyù giaù cho em sau naøy. Ñaëc bieät laø thaày giaùo Nguyeãn Ngoïc Chaâu – ngöôøi ñaõ höôùng daãn taän tình cho em vaø giaûi ñaùp nhöõng thaéc maéc trong quaù trình thöïc taäp vaø nghieân cöùu vieát ñeà taøi.
Beân caïnh ñoù, em cuõng xin ñöôïc göûi lôøi caûm ôn chaân thaønh ñeán taäp theå anh chò caùn boä nhaân vieân Ngaân haøng Saøi Goøn thöông tín chi nhaùnh Quaûng Bình ñaõ taïo cô hoäi cho em hieåu roõ hôn veà moâi tröôøng hoaït ñoäng cuûa ngaønh Ngaân haøng. Em xin caûm ôn chò Nguyeãn Thanh Döông Vieät Hoa – Tröôûng phoøng Haønh chính ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi nhaát ñeå em coù theå thu thaäp thoâng tin phuïc vuï cho baøi baùo caùo naøy.
Cuoái cuøng xin ñöôïc göûi lôøi caûm ôn ñeán gia ñình vaø baïn beø luoân beân caïnh vaø ñoäng vieân ñeå em coù theå hoaøn thaønh toát ñôït thöïc taäp cuõng nhö hoaøn thaønh khoùa luaän toát nghieäp.
Kính chuùc moïi ngöôøi luoân vui veû, haïnh phuùc, doài daøo söùc khoûe vaø thaønh coâng trong coâng vieäc.
Em xin chaân thaønh caûm ôn!.
SVTH
Phan Nhaõ Phöông
MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
Danh mục các bảng biểu
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
---o0o---
NHTM : Ngân hàng thương mại
TMCP : Thương mại cổ phần
TCTD : Tổ chức tín dụng
BCTĐ : Báo cáo thẩm định
HĐTD : Hợp đồng tín dụng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
SXTM : Sản xuất thương mại
TKTG : Tài khoản tiền gửi
VCSH : Vốn chủ sở hữu
TNV : Tổng nguồn vốn
TSCĐ : Tài sản cố định
UBND : Ủy ban nhân dân
CSHT : Cơ sở hạ tầng
KTXH : Kinh tế xã hội
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
DNTN : Doanh nghiệp tư nhiên
HTX : Hợp tác xã
TCKT-XH : Tổ chức kinh tế - xã hội
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
THPT : Trung học phổ thông
SXKD : Sản xuất kinh doanh
GTTB : Giá trị trung bình
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Bình 21
Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Quảng Bình 26
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ tín dụng theo đối tượng 43
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Sacombank – Quảng Bình qua các năm 46
Biểu đồ 2.3: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng tín dụng 55
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn và tài sản Ngân hàng Sacombank Quảng Bình 2010-2012 22
Bảng 2.2: Tình hình lao động của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Bình 2010 – 2012 24
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank Quảng Bình giai đoạn 2010 – 2012 25
Bảng 2.4: Số lượng chuyên viên thẩm định của Ngân hàng Sacombank – Quảng Bình 2010 – 2012 36
Bảng 2.5: Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2010 – 2012 37
Bảng 2.6: Thời gian thực hiện các công việc trong quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Bình 39
Bảng 2.7: Tình hình tín dụng của Ngân hàng Sacombank Quảng Bình giai đoạn 2010 – 2012 40
Bảng 2.8: Các nhóm nợ phân theo tổng dư nợ của chi nhánh Ngân hàng Sacombank - Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2012 44
Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu của của chi nhánh Ngân hàng Sacombank Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2012 46
Bảng 2.10: Đặc điểm khách hàng được khảo sát 48
Bảng 2.11: Đánh giá của khách hàng về quy trình, thủ tục tín dụng 49
Bảng 2.12: Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất 51
Bảng 2.13: Đánh giá của khách hàng về nhân viên tín dụng 52
Bảng 2.13: Đánh giá của khách hàng về lãi suất 53
Bảng 2.14: Đánh giá của khách hàng về thương hiệu, uy tín của Ngân hàng 54
Bảng 2.15: Đánh giá của khách hàng về yếu tố quyết định hành vi vay vốn 54
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ý tưởng mới, dự án đầu tư mới luôn được xem như là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc xem xét, đánh giá tính khả thi của dự án một cách chính xác và toàn diện là khâu trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giúp doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đúng đắn có nên đầu tư hay không. Nguồn vốn được xem như là điều kiện tiên quyết cho việc triển khai đầu tư dự án. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tài chính để thực hiện ý tưởng mà họ đưa ra. Lúc đó doanh nghiệp cần tìm nguồn tài trợ cho dự án bằng cách đi vay vốn.
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính luôn gắn liền với các hoạt động đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp. Khi xác lập mối quan hệ giữa NHTM và doanh nghiệp thì trước khi đưa ra quyết định cho vay, ngân hàng luôn phải đứng trước các câu hỏi:
Cho ai vay?
Vay như thế nào?
Cho vay trong thời gian bao lâu?
Quản lý các khoản vay ra sao?
Thu lãi và gốc như thế nào?
Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng đồng thời phải đảm bảo tính an toàn và thanh khoản đối với bất cứ nhu cầu rút tiền nào của khách hàng tại bất cứ thời điểm nào. Đây là bài toán phức tạp mà Ngân hàng cần tìm lời giải đáp.
Quá trình tìm câu trả lời cho bài toán này chính là công tác thẩm định các khoản cho vay. Những dự án đầu tư thường cần đến một lượng vốn lớn trong thời gian dài. Thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng là bước quan trọng nhằm xác định dự án đầu tư có đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn hay không. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng luôn có những rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy cần có một hệ thống các giải pháp phù hợp và hiệu quả nhằm hạn chế những rủi ro đó. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em quyết định chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Bình”. Đề tài nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Bình.
Phần III: Giải pháp và kiến nghị
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Bình.
Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng thẩm định dự án đầu tư, những kết quả đạt được cũng như những vướng mắc còn tồn đọng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tại Ngân hàng.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.
3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác thẩm định dự án dựa trên những chỉ tiêu, nguyên tắc của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Sacombank nói riêng nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Sacombank – Quảng Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp quan sát: Là phương pháp được thực hiện nhờ vào việc quan sát các hoạt động diễn ra hàng ngày tại Ngân hàng về việc tư vấn cho khách hàng các điều kiện để vay vốn, các thủ tục vay vốn, việc tiến hành thẩm định, xét duyệt hồ sơ tín dụng cho khách hàng tại phòng Cá nhân và phòng Doanh nghiệp.
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập ý kiến từ nhiều phía, tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm đảm bảo tính khách quan, đúng đắn của đề tài.
- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu và thông tin được thu thập từ các báo cáo của Ngân hàng Sacombank – Quảng Bình qua các năm , ngoài ra có thể thu thập số liệu thứ cấp qua báo chí, internet, truyền hình...
- Thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra sự đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng thông qua phiếu phỏng vấn.
4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS: xử lý bảng hỏi bằng phần mềm SPSS, các thang điểm đánh giá của khách hàng được đánh giá theo thang điểm Likert.
4.3. Phương pháp so sánh
Là phương pháp dựa vào số liệu có sẵn để tiến hành so sánh đối chiếu. Thường là so sánh giữa các năm để đưa ra số tương đối, tuyệt đối, tốc độ tăng giảm liên hoàn...của một chỉ tiêu nào đó. Từ đó giúp ích cho quá trình đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua các năm.
4.4. Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp lại những nội dung cụ thể, từng đề mục từ các số liệu mà Ngân hàng cung cấp từ đó diễn giải sự biến động và đưa ra các nguyên nhân của sự biến động.
Giới hạn nghiên cứu
Thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng trên cơ sở các tài liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012.
Không gian: Tại Ngân hàng Sài Gòn thương tín chi nhánh Quảng Bình.
PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Dự án đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư
Lý thuyết phát triển đã chỉ ra rằng khả năng phát triển của một quốc gia được hình thành bởi các nguồn lực về vốn, công nghệ, lao động và tài nguyên thiên nhiên là hệ thống có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ được thể hiện bởi phương trình:
D = f (C,T,L,R)
D: Khả năng phát triển của một quốc gia
C: Vốn
T: Công nghệ
L: Lao động
R: Tài nguyên thiên nhiên
Rõ ràng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh hay rộng là phát triển kinh tế xã hội thì nhất thiết phải có hoạt động đầu tư. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 177/NĐ-CP về điều lệ quản lý dự án đầu tư và xây dựng, dự án đầu tư được định nghĩa như sau: “Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.1.2. Phân loại dự án đầu tư
Để tiện cho việc theo dõi, quản lí dự án, người ta tiến hành phân loại dự án đầu tư. Việc phân loại có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như:
Theo quy mô: dự án lớn, vừa, nhỏ.
Theo phạm vi: dự án trong nước, dự án quốc tế.
Theo thời gian: ngắn, trung, dài hạn, nhưng thường các dự án là trung dài hạn.
Theo nội dung và theo tính chất loại trừ. Với dự án của doanh nghiệp thường quan tâm đến hai cách phân loại cuối.
Theo nội dung:
Dự án đầu tư mới: thường là những dự án rất lớn, liên quan tới những khoản đầu tư mới, nhằm tạo ra những sản phẩm mới, độc lập với quá trình sản xuất cũ.
Dự án đầu tư mở rộng: nhằm tăng năng lực sản xuất để hình thành nhà máy, phân xưởng mới, dây chuyền sản xuất mới với mục đích cung cấp thêm những sản phẩm cùng loại cho thị trường.
Dự án đầu tư nâng cấp (chiều sâu) liên quan đến việc thay đổi công nghệ, tạo ra một công nghệ mới cao hơn trong cùng một tổ chức cũ.
Theo tính chất loại trừ:
Dự án độc lập (không có tính loại trừ): việc thực hiện dự án này không liên quan đến việc chấp nhận hay bác bỏ dự án kia.
Dự án phụ thuộc: khi chấp nhận dự án này có nghĩa là loại bỏ dự án kia bởi những giới hạn về nguồn lực hoặc sự liên quan có tác động lẫn nhau về công nghệ, môi trường …
1.1.2. Thẩm định dự án đầu tư
1.1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư
Mỗi dự án đầu tư từ khi soạn thảo xong đến khi thực hiện đều được thẩm định lại bởi nhiều chủ thể: các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đồng tài trợ, hay của chính chủ đầu tư. Mỗi chủ thể lại có những quan điểm về thẩm định khác nhau. Dưới góc độ là người trực tiếp góp vốn đầu tư, các NHTM coi “thẩm định dự án là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung có ảnh trực tiếp đến sự vận hành và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư”.
Căn cứ vào các thông tin do khách hàng cung cấp (hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ dự án, hồ sơ đảm bảo tiền vay, các quyết định liên quan… ), các thông tin từ các đối tác có liên quan, thông tin từ thị trường và thông tin qua điều tra trực tiếp tại nơi hoạt động của khách hàng, NHTM đưa ra quyết định có tài trợ vốn cho dự án không. Như vậy có thể hiểu, thẩm định dự án đầu tư trong các NHTM là thẩm định trước đầu tư, đây được coi là công tác rất quan trọng trong hoạt động tài trợ vốn của Ngân hàng.
1.1.2.2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư
Đối với nhà đầu tư
Thông qua thẩm định dự án đầu tư, những kết quả thu được là một trong những cơ sở quan trọng để có quyết định bỏ vốn đầu tư được đúng đắn.
Thông qua thẩm định dự án đầu tư, có cơ sở để thực hiện dự án đúng tiến độ và có hiệu quả, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và trả nợ vay.
Đối với Ngân hàng
Nhằm giúp quá trình thẩm định hồ sơ cấp tín dụng dự án diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng.
Xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ, đơn vị liên quan trong quá trình thẩm định cấp tín dụng dự án.
Thông qua thẩm định dự án đầu tư, có cơ sở để kiểm tra việc sử dụng vốn đảm bảo đúng mục đích và an toàn vốn.
Thông qua thẩm định dự án đầu tư, có cơ sở tương đối vững chắc để xác định kết quả đầu tư, thời gian hoàn vốn và trả nợ từ dự án của chủ đầu tư.
Đối với xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư và so sánh các dự án với nhau để lựa chọn được dự án đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất cho xã hội. Không chỉ đơn thuần hiệu quả kinh tế mà nó bao hàm hiệu quả xã hội như: giải quyết công ăn việc làm, tăng ngân sách tiết kiệm ngoại tệ, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường.
Thông qua thẩm định dự án đầu tư, có cơ sở để điều chỉnh và quản lý hoạt động đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước.
Thông qua thẩm định dự án đầu tư, với những kinh nghiệm và kiến thức của mình sẽ bổ sung thêm những giải pháp góp phần nâng cao tính khả thi của dự án.
Thông qua thẩm định dự án đầu tư sẽ rút ra được những kinh nghiệm để tiến hành thẩm định các dự án đầu tư sau tốt hơn.
Tóm lại, vài nét nêu trên đã phần nào khắc họa được vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư. Chúng ta phải thừa nhận rằng đây là công việc hết sức quan trọng. Nó có vai trò trên cả tầm vĩ mô (xã hội) và vi mô (Ngân hàng, Doanh nghiệp). Bởi lẽ nếu làm tốt công tác thẩm định sẽ không chỉ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng, bảo đảm an toàn vốn cho Ngân hàng mà khi nhìn vào đó, các Ngân hàng, các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ an tâm hơn khi lựa chọn đầu tư vào Việt Nam thông qua các Ngân hàng trong nước, đặc biệt là NHTM Cổ phần. Chính các yếu tố đó đòi hỏi các Ngân hàng phải tiếp tục đổi mới và không ngừng nâng cao quy trình thẩm định dự án đầu tư.
1.1.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Sau khi nhận được các kết quả xem xét về tư cách pháp lý và năng lực tài chính của khách hàng, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn của khách hàng.
a. Về phương diện mục tiêu và cơ sở pháp lý
Khi thẩm định mục tiêu của dự án cần xem xét các mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt. Việc thẩm định mục tiêu của dự án cần xem xét trên các khía cạnh sau đây:
- Tính phù hợp của mục tiêu dự án với các chủ trương, chính sách phát triển chung của Nhà nước trên từng khu vực và lĩnh vực cụ thể.
- Tính phù hợp của mục tiêu dự án với các quy định của pháp luật.
Việc xem xét, thẩm tra tính hợp pháp của các bên tham gia dự án, lĩnh vực đầu tư của dự án…Các văn bản để quyết định xét duyệt dự án có đầy đủ và có tuân thủ những quy định của pháp luật hay không.
b. Về phương diện thị trường
Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào lẫn đầu ra của sản phẩm dự án. Theo yêu cầu của dự án, cần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường đầu vào (tính thời vụ, điều kiện giao thông, nguồn cung cấp nguyên - vật liệu, điện, nước…) trên cơ sở đó chỉ ra được sự đảm bảo và phù hợp hay không của các phương án thực hiện, có biện pháp nhằm phát huy hay khắc phục các nhân tố đó. Bên cạnh đó, thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng cần được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học bởi đây là khâu quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của dự án.
Cần phân tích đánh giá quan hệ cung cầu về sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án tại thời điểm hiện tại và tương lai, xác định thị trường chủ yếu của sản phẩm, so sánh giá thành sản phẩm với giá bán, giá thị trường của sản phẩm hiện nay, dự báo tương lai những biến động về giá cả thị trường trong và ngoài nước; nghiên cứu khả năng tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua v.v…nhằm lựa chọn quy mô đầu tư, thiết bị, công suất phù hợp.
Phân tích thị trường là công việc hết sức phức tạp nhưng rất quan trọng. Để có được những đánh giá toàn diện, chính xác về khía cạnh này cần phải thu thập đầy đủ thông tin, có sự kết hợp tình hình thực tế với số liệu thống kê cũng như các chính sách của nhà nước, ngành và các địa phương về vấn đề liên quan.
c. Về phương diện kỹ thuật công nghệ
Thẩm định kỹ thuật công nghệ là quá trình xem xét, đánh giá sự thích hợp của công nghệ đã nêu trong dự án so với nội dung và các mục tiêu của dự án đầu tư trên cơ sở chủ trung, chính sách của Nhà nước tại thời điểm thẩm định dự án, để đưa ra kiến nghị về cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án.
Thẩm định kỹ thuật công nghệ bao gồm các khía cạnh sau:
- Kiểm tra các phép tính toán gồm: kiểm tra công cụ sử dụng trong tính toán, cần thiết phải rà soát cho phù hợp với hệ thống định mức, trong đó lưu ý đặc biệt đến các định mức kinh tế kỹ thuật đối với điều kiện cụ thể của dự án.
- Kiểm tra tính phù hợp của công nghệ, thiết bị đối với dự án. Đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam (điều kiện khí hậu, thời tiết), các mối liên hệ, các khâu trong vận hành sản xuất; tính toán khả năng phát triển trong tương lai; tỷ lệ phụ tùng thay thế và điều kiện vận hành, bảo trì…
- Việc lựa chọn thiết bị và nguyên liệu theo hướng tỷ lệ các loại này được sản xuất trong nước càng nhiều càng tốt. Việc thẩm định kỹ thuật phải có ý kiến của chuyên ngành kỹ thuật. Nếu có chuyển giao công nghệ thì phải đối chiếu với luật chuyển giao công nghệ và các văn bản pháp quy có liên quan.
d. Về phương diện môi trường
Các dự án được thực hiện có ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan và môi trường xung quanh. Chính vì vậy việc thẩm tra, xem xét đánh giá tác động của các dự án đối với môi trường là rất cần thiết. Các dự án sẽ được chấp nhận nếu:
- Có nhiều tác động tích cực về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Các tác động tiêu cực (nếu có) đến môi trường sinh thái phải không được vượt quá các tiêu chuẩn cho phép của Nhà nước.
Tùy theo tính chất của dự án mà nội dung này có mức độ khác nhau khi thẩm định.
e. Về phương diện tổ chức thực hiện và vận hành dự án
Tiến hành kiểm tra, rà soát các mặt:
- Mức độ khả thi của kế hoạch cung cấp các điều kiện thực hiện dự án như: đất đai, vốn đầu tư, lao động, kỹ thuật công nghệ, chuyên gia…
- Kế hoạch tiến độ thực hiện, tính hợp lý và sự ăn khớp của kế hoạch hoạt động trong dự án.
f. Về phương diện kinh tế, tài chính
* Thẩm tra tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của dự án
- Kiểm tra các tài liệu của dự án về các chi tiết sau:
- Tổng số vốn đầu tư trong cả chu kỳ dự án (vốn cố định, vốn lưu động, dự phòng vốn đầu tư).
- Tiến trình thực hiện và phân bổ nguồn vốn đầu tư cho từng giai đoạn.
- Cơ cấu các khoản chi phí của dự án.
- Mức tài trợ của các bên tham gia vào dự án.
* Xác định nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho dự án
- Nguồn vốn trong nước (vốn cấp từ Ngân sách, vốn tự có, vốn góp của các bên tham gia, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, huy động từ dân cư).
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp).
Các nguồn vốn này cần phải được tính toán, kiểm tra một cách chi tiết, cụ thể và phù hợp với kế hoạch triển khai thực hiện dự án.
* Thẩm tra mức độ an toàn về tài chính
Nội dung này nhằm đánh giá mức độ chủ động về các nguồn tài chính của dự