1. Ý nghĩa của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống các ngân hàng thương mại cũng không ngừng phát triển và mở rộng, bên cạnh các ngân hàng thương mại Nhà nước là sự xuất hiện của các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Trong bối cảnh này thì sự cạnh tranh là tất yếu mà lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất chính là lĩnh vực tín dụng truyền thống. Vì vậy mà các ngân hàng đang đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu toàn ngành, thực hiện mục tiêu theo phương châm kinh doanh chất lượng – tăng trưởng - bền vững, hiệu quả và an toàn. Kinh doanh chất lượng gắn liền với giải pháp đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng.
Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống, các ngân hàng đã và đang áp dụng thêm nhiều nghiệp vụ mới có tính chất hiện đại, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh. Ra đời vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cho đến nay, tại các nước phát triển, nó đã trở thành một trong các nghiệp vụ phi tín dụng phát triển nhất với doanh số liên tục tăng trong những năm qua. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy mới xuất hiện trong một vài năm trở lại đây, nhưng nó đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, giúp cho doanh nghiệp phát triển nguồn vốn dễ dàng hơn, đồng thời đem lại khoản thu không nhỏ cho ngân hàng.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đề cập đến một số lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, vai trò của bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh đồng thờ nêu ra được những khó khăn hạn chế còn tồn tại tại chi nhánh Đống Đa. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Đống Đa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu nghiệp vụ hoạt động bảo lãnh, thực trạng bảo lãnh và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó tại Agribank Đống Đa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống kê, phương pháp suy luận logic cùng với phương pháp khảo sát thực tiễn.
5. Kết cấu khóa luận
Đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động Bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa.
108 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI::
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ NHẬT LINH
MÃ SINH VIÊN : A12944
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2011
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tại trường Đại học Thăng Long, đối với em việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp là việc khó khăn nhất. Quá trình thực hiện khóa luận em đã gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ nhưng nhờ có sự giúp đỡ cùng những lời động viên chân thành của mọi người đã tạo động lực cho em hoàn thành tốt bài khóa luận.
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Thúy, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin được cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức tạo nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận của em và là hành trang quý báu giúp em vững bước trong tương lai.
Em chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cô, chú, anh, chị làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại Ngân hàng.
Và trong quãng thời gian học tập tại Đại học Thăng Long, xin cảm ơn những người bạn đã quan tâm, chia sẻ, sát cánh và trải nghiệm cùng tôi.
Sau cùng, con xin cảm ơn cha mẹ, những người đã sinh thành, dưỡng dục và luôn bên cạnh, dõi theo con trên từng chặng đường mà con đã chọn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Sinh viên
Lê Nhật Linh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...........................1
1.1.1. Khái niệm 1
1.1.2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại 2
1.1.3. Những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 4
1.2. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................7
1.2.1. Khái niệm 7
1.2.2. Đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh 8
1.2.3. Chức năng của nghiệp vụ bảo lãnh 10
1.2.4. Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh 11
1.2.5. Các hình thức bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại 12
1.2.6. Quy trình bảo lãnh chung tại các Ngân hàng Thương mại 19
1.3. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................................................................................................................23
1.3.1. Khái niệm mở rộng hoạt động bảo lãnh 23
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá 23
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng bảo lãnh 27
1.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................................................................................30
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.........31
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA......................31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 31
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 33
2.1.3. Cơ cấu tổ chức cán bộ, phòng ban của chi nhánh Đống Đa 34
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ 36
2.1.5. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 38
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG ĐỐNG ĐA..............................51
2.2.1. Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động bảo lãnh 51
2.2.2. Quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 52
2.2.3. Các chỉ tiêu định tính 56
2.2.4. Các chỉ tiêu định lượng 58
2.2.5. Đánh giá hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 67
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.........................................................................................................75
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NÓI CHUNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA......................................................................................................................................75
3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA......77
3.3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA......................79
3.3.1. Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn 79
3.3.2. Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh tại chi nhánh Đống Đa. 81
3.3.3. Điều chỉnh mức phí và lãi suất mà chi nhánh ngân hàng áp dụng 82
3.3.4. Tăng cường hoạt động marketing trong ngân hàng 83
3.3.5. Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ 84
3.3.6. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 87
3.3.7. Nâng cao uy tín của ngân hàng trong mối quan hệ với các ngân hàng khác để đẩy mạnh nghiệp vụ đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh 89
3.3.8. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng 89
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..............................................................................................89
3.4.1. Kiến nghị với cơ quan Quản lý Nhà nước 89
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 92
3.4.3. Kiến nghị với khách hàng 93
PHỤ LỤC............................................................................................................................1
SỐ1.......................................................................................................................................1
SỐ 2......................................................................................................................................2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
ABA Hiệp hội Ngân hàng Châu Á
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
APRACA Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á
Thái Bình Dương
ATM Máy rút tiền tự động
BL Bảo lãnh
CICA Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp Quốc tế
EUR Đồng Euro
LC Thư tín dụng
NH Ngân hàng
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TTKT Tổ chức kinh tế
SWIFT Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng
Thế Giới
USD Đồng đô la Mỹ
VND Việt Nam đồng
WB Ngân hàng thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Trang
Sơ đồ 1.1: Quy trình bảo lãnh trực tiếp 16
Sơ đồ 1.2: Quy trình bảo lãnh gián tiếp 17
Sơ đồ 1.3: Quy trình đồng bảo lãnh 18
Sơ đồ 1.4: Quy trình bảo lãnh chung tại các ngân hàng thương mại 20
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh Đống Đa 35
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 39
Biểu đồ 2.1:Kết quả huy động vốn của ngân hàng 40
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh Đống Đa. 42
Biểu đồ 2.2: Hoạt động cho vay vốn 43
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của chi nhánh Đống Đa 44
Biểu đồ 2.3: Tổng dư nợ qua các năm 45
Bảng 2.4: Tình hình cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh Đống Đa 47
Bảng 2.5: Tình hình tài chính của chi nhánh qua các năm 2008 – 2010 48
Bảng 2.6: Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm 2009, 2010 59
Biểu đồ 2.4: Dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh Đống Đa 60
Biểu đồ 2.5: Dư nợ bảo lãnh phân theo loại hình bảo lãnh 60
Bảng 2.7: Phân loại dư nợ bảo lãnh theo loại hình 61
Bảng 2.8: Dư nợ bảo lãnh chia theo thời hạn 62
Biểu đồ 2.6: Dư nợ bảo lãnh phân theo thời hạn 63
Bảng 2.9: Phân loại dư nợ bảo lãnh theo các loại hình kinh tế 64
Biểu đồ 2.7: Dư nợ bảo lãnh theo loại hình kinh tế 64
Bảng 2.10: Doanh thu hoạt động bảo lãnh trong năm 2009, 2010 66
Bảng 2.11: Mức tính phí cho hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Đống Đa 70
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống các ngân hàng thương mại cũng không ngừng phát triển và mở rộng, bên cạnh các ngân hàng thương mại Nhà nước là sự xuất hiện của các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Trong bối cảnh này thì sự cạnh tranh là tất yếu mà lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất chính là lĩnh vực tín dụng truyền thống. Vì vậy mà các ngân hàng đang đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu toàn ngành, thực hiện mục tiêu theo phương châm kinh doanh chất lượng – tăng trưởng - bền vững, hiệu quả và an toàn. Kinh doanh chất lượng gắn liền với giải pháp đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng.
Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống, các ngân hàng đã và đang áp dụng thêm nhiều nghiệp vụ mới có tính chất hiện đại, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh. Ra đời vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cho đến nay, tại các nước phát triển, nó đã trở thành một trong các nghiệp vụ phi tín dụng phát triển nhất với doanh số liên tục tăng trong những năm qua. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy mới xuất hiện trong một vài năm trở lại đây, nhưng nó đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, giúp cho doanh nghiệp phát triển nguồn vốn dễ dàng hơn, đồng thời đem lại khoản thu không nhỏ cho ngân hàng.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đề cập đến một số lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, vai trò của bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh đồng thờ nêu ra được những khó khăn hạn chế còn tồn tại tại chi nhánh Đống Đa. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Đống Đa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu nghiệp vụ hoạt động bảo lãnh, thực trạng bảo lãnh và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó tại Agribank Đống Đa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống kê, phương pháp suy luận logic cùng với phương pháp khảo sát thực tiễn.
5. Kết cấu khóa luận
Đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động Bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa.
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. NH bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó, NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các NH.
Các NHTM thường được biết đến như là một chủ thể của quá trình phân phối của cải xã hội trong hệ thống tài chính quốc gia, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Hệ thống NHTM ra đời với mạng lưới rộng khắp nên đã thực sự tiếp cận được với các chủ thể tạm thời thừa vốn và các chủ thể tạm thời thiếu vốn trong nền kinh tế. Là một trung gian tài chính, NHTM tổ chức huy động các luồng tiền nhàn rỗi trong xã hội, sau đó thực hiện phân phối lại các nguồn vốn này cho các chủ thể đang thiếu vốn và thực sự cần vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống.
Với vai trò quan trọng như vậy, nhưng quan niệm thế nào về một NH, và sự phân biệt nó với các tổ chức phi NH không phải là điều đơn giản. Rõ ràng, có thể định nghĩa NH thông qua chức năng mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ chức năng của các NH thay đổi, mà có sự “thâm nhập” vào chức năng hoạt động NH của các đối thủ cạnh tranh. Do đó tuỳ theo điều kiện của mỗi nước và sự phát triển của hệ thống tài chính nước đó mà có những định nghĩa khác nhau về NH.
Theo luật NH của Pháp thì NH được định nghĩa: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào đó thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký khác, hay hình thức khác số tiền mà họ dung cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”
Còn luật pháp Ấn Độ lại có cái nhìn về NH như sau, họ định nghĩa: “NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư.”
Đó là các quan điểm về NH đứng trên giác độ luật pháp. Còn trên giác độ tài chính NH thì sao? Một định nghĩa khác về NH được Giáo sư Peter Rose đưa ra như sau: “NH là loại hình tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.”
Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: “Ngân hàng thương
mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
Theo quy định tại luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Như vậy thông qua một số khái niệm về NHTM, ta có thể hiểu NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng với mục đích thu lợi nhuận, và nó có những đặc trưng như sau :
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép nhân ký thác của công chúng với trách nhiệm hoàn trả.
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép sử dụng ký thác của công chúng để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tài chính khác.
Như vậy NHTM cũng là một doanh nghiệp nhưng là một doanh nghiệp đặc biệt, nó không trực tiếp tham gia sản xuất lưu thông hàng hoá nhưng lại góp phần phát triển kinh tế, xã hội thông qua việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian thanh toán và dịch vụ NH. Lịch sử ra đời và phát triển của ngành NH đã chứng minh được rằng: NHTM là sản phẩm tất yếu của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá và NHTM cũng lại chính là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển lên tầm cao mới.
1.1.2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại
Chức năng trung gian tín dụng
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức, NHTM hình thành quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.
Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia bao gồm: người gửi tiền, ngân hàng, người đi vay, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Đối với người gửi tiền thì thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình gửi tại NH do NH trả lãi đồng thời NH còn đảm bảo sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.
Đối với người đi vay thì được thỏa mãn nhu cầu vay vốn để kinh doanh.
Đối với NHTM thì kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới.
Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc cung ứng vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục với quy mô ngày một mở rộng. Thực hiện chức năng này. NHTM đã biến vốn tạm thời nhàn rỗi chưa tham gia hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Ngày nay quan niệm chức năng tài chính của NHTM trở nên biến hoá hơn. Sự phát triển của thị trường tài chính làm xuất hiện những khía cạnh khác của chức năng này. NH có thể đứng ra làm trung gian giữa nhà phát hành chứng khoán với những nhà đầu tư, chuyển giao những mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán,… Do đó, NHTM không chỉ làm trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền mà còn là trung gian giữa người đầu tư và người cần vay vốn trên thị trường.
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM quyết định sự tồn tại và phát triển của NH đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.
1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác. NHTM đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi NH là người giữ tài khoản của họ và thực hiện các lệnh thu chi của khách hàng.
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cở sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, NH đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi. Đó chính là tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua NH. Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể trong nền kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro, chi phí lớn,…điều này đã tạo thêm nhu cầu thanh toán qua NH của khách hàng.
Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội. NHTM cung ứng cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tùy theo nhu cầu. Các chủ thể kinh tế không cần giữ, mang và thanh toán, chi trả cho khách hàng bằng tiền mặt. Do đó tiết kiệm được chi phí, thời gian và đảm bảo được thanh toán an toàn. Đồng thời thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn,…góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với NHTM, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho NH thông qua việc thu phí thanh toán, tăng nguồn vốn cho vay của NH thể hiện trên số dư Có trogn tài khoản tiền gửi của khách hàng.
1.1.2.3. Chức năng tạo tiền
Nguồn vốn NHTM huy động được thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản đối với khách hàng của mình để thanh toán cho khách hàng của NH khác tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng). Cứ như thế số tiền này được vận hành qua nhiều NHTM sẽ làm cho nó lớn lên gấp nhiều lần so với số ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi này phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này chịu tác động bởi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Như vậy, quá trình tạo tiền chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của cả hêj thống NHTM chứ bản thân một NHTM không thể tạo ra được. Tuy nhiên, xét theo phương diện toàn thể hệ thống NH thì số tiền dự trữ (tiền gửi) đó không rời khỏi hệ thống mà trở thành khoản dự trữ của NH khác để NH này tạo ra các khoản cho vay mới và nhờ vậy quá trình tạo tiền lại tiếp tục.