Khóa luận Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VPBank chi nhánh Vĩnh Phúc

1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với bất cứ nền kinh tế nào, dù là nước công nghiệp phát triển hàng đầu hay nước đang phát triển thì vai trò và vị trí của DNVVN là không thể phủ nhận. Các DN này đóng góp đến 40% - 50% GDP mỗi nước. Với tính năng động và linh hoạt cao, các DN này như những phần tử nhỏ len lỏi vào mọi hoạt động của nền kinh tế, làm cân bằng và bình chuyển nền kinh tế quốc dân một cách khách quan. Theo phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tính đến thời điểm đầu năm 2009 DNVVN nước ta có khoảng 350.000 doanh nghiệp với tổng số vốn khoảng 85 tỷ USD chiếm 95% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc. Đóng góp hơn 40% GDP, 33% sản lượng công nghiệp, 70% vào nguồn thu ngân sách và tạo ra việc làm cho 50% tổng số lao động trong nước. Có vai trò đáng kể như vậy, song trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh các DNVVN vẫn gặp nhiều khó khăn. Đặc biêt là việc vay vốn và tiễp cận được nguồn vốn ngân hàng là một khó khăn lớn cần được giải quyết kịp thời. Tại Việt Nam, với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đảng và nhà nước ta đã thấy vị trí và vai trò quan trọng của DNVVN nên đã đặc biệt quan tâm phát triển. Ngày 21/01/2009 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 14/2009/QĐ - TTg về quy chế bảo lãnh cho doanh nghiêp vay vốn ngân hàng thương mại mà ngân hàng VDB đứng ra nhận bảo lãnh. Cùng với chương trình hỗ trợ lãi suất cho DN, điều này đã giúp các DN rất nhiều trong việc tiếp cận nguồn vốn lớn với lãi suất thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo đầy đủ các điều kiện để được bảo lãnh vay vốn và hỗ trợ lãi suất vẫn là vấn đề của DNVVN Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VP BANK, hoạt động chủ yếu trong linh vực cho vay và đầu tư cơ bản, đã quan tâm đến lĩnh vực tín dụng đối với các DNVVN. Qua thời gian thực tập tại Ngân Hàng, em đã có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng, trong đó có hoạt động tín dụng đối với các DNVVN. Từ những kiến thức đã học cùng với những kiến thức thu nhận được trong quá trình thực tại trung tâm em đã chọn đề tài: “GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOÀI QUỐC DOANH VP BANK CHI NHÁNH VĨNH PHÚC. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá lý luận về tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNV&N nói riêng và vai trò của nó với nền kinh tế. Phân tích thực trạng về tín dụng đối với các DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VP BANK chi nhánh Vĩnh Phúc. Đề xuất những giải pháp TDNH phát triển các DNVVN cho Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VP BANK chi nhánh Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khoá luận nghiên cứu tính hình TDNH phát triển các DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VP BANK chi nhánh Vĩnh Phúc trong 3 năm 2006, 2007, 2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, diễn giải, quy nạp, thống kê, so sánh 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng đối với các DNVVN của các NHTM. Chương 2: Thực trạng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VP BANK chi nhánh Vĩnh Phúc. Chương 3: Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VP BANK chi nhánh Vĩnh Phúc.

doc65 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VPBank chi nhánh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan