Trong những năm vừa qua, ngành du lịch nước ta đã phát triển khá mạnh, không
chỉ phục vụ du khách khắp mọi miền đất nước mà còn phục vụ du khách quốc tế.
Theo đó một loạt cơ sở lưu trú du lịch ra đời từ các khách sạn đạt chuẩn cho đến các
khách sạn có đẳng cấp từ một đến năm sao, các biệt thự, căn hộ, làng du lịch, nhà
nghỉ xuất hiện ngày càng nhiều với đầy đủ tiện nghi và dịch vụ để đáp ứng mọi
nhu cầu của du khách.
Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những
thành quả đạt được cùng với những tiến bộ về trình độ văn hóa, nhận thức thì mức
sống của người dân ngày càng được nâng cao. Khi mức sống được nâng cao thì nhu
cầu của con người cũng thay đổi. Nó không còn là nhu cầu “cơm no áo ấm” nữa mà
thay vào đó là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”. Chính vì vậy đòi hỏi của con người về
chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa nói chung và những ngành dịch vụ nói riêng
ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay phải đáp ứng được nhu cầu đa dạng
của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ, an toàn, tiện nghi
sang trọng, có phong cảnh đẹp và đặc biệt chất lượng dịch vụ mà khách sạn cung
cấp phải thật sự tốt. Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ là phải biết đáp ứng tốt mọi
nhu cầu của khách, phải luôn tạo được sự thoải mái tối đa cho khách, làm được như
vậy mới có thể tạo được sức thu hút và trú giữ khách đến khách sạn.
Đặc biệt, khi nước ta gia nhập WTO đã tạo cho doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam nói riêng có nhiều cơ hội
giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó
tạo cơ hội để củng cố và tăng cường vị thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam.
Đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh ngành giữa các doanh nghiệp kinh
doanh trong cùng ngành. Trong bối cảnh hiện nay, mỗi doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tr anh để đáp ứng yêu cầu hội nhập,
cần nỗ lực tập trung vào các lĩnh vực: đầu tư để tạo ra sản phẩm cạnh tr anh, nâng
cao chất lượng dịch vụ phù hợp với từng thị trường mục tiêu, tìm giải pháp mở rộng
thị trường, xây dựng đội ngũ lao động phục vụ chuyên nghiệp Trong đó, việc tìm
ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn là rất quan
trọng. Bởi vì, khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ hơn bất kỳ
một yếu tố nào khác.
Đó là lý do thực hiện đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN OSCAR
SAIGON” làm khóa luận tốt nghiệp. Mong rằng qua đề tài này, bản th ân em có cơ
hội để mở rộng kiến thức và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích trong thời gian hoàn
thành đề tài.
94 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn Oscar Saigon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN
OSCAR SAIGON
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DO ANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG – KHÁCH S ẠN
Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI
Sinh viên thực hiện: ĐẶNG TRẦN THÙY DƯƠNG
MSSV: 107405026 Lớp: 07DQKS2
TP.HCM, 2011
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, ngành du lịch nước ta đã phát triển khá mạnh, không
chỉ phục vụ du khách khắp mọi miền đất nước mà còn phục vụ du khách quốc tế.
Theo đó một loạt cơ sở lưu trú du lịch ra đời từ các khách sạn đạt chuẩn cho đến các
khách sạn có đẳng cấp từ một đến năm sao, các biệt thự, căn hộ, làng du lịch, nhà
nghỉ… xuất hiện ngày càng nhiều với đầy đủ tiện nghi và dịch vụ để đáp ứng mọi
nhu cầu của du khách.
Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những
thành quả đạt được cùng với những tiến bộ về trình độ văn hóa, nhận thức thì mức
sống của người dân ngày càng được nâng cao. Khi mức sống được nâng cao thì nhu
cầu của con người cũng thay đổi. Nó không còn là nhu cầu “cơm no áo ấm” nữa mà
thay vào đó là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”. Chính vì vậy đòi hỏi của con người về
chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa nói chung và những ngành dịch vụ nói riêng
ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay phải đáp ứng được nhu cầu đa dạng
của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ, an toàn, tiện nghi
sang trọng, có phong cảnh đẹp…và đặc biệt chất lượng dịch vụ mà khách sạn cung
cấp phải thật sự tốt. Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ là phải biết đáp ứng tốt mọi
nhu cầu của khách, phải luôn tạo được sự thoải mái tối đa cho khách, làm được như
vậy mới có thể tạo được sức thu hút và trú giữ khách đến khách sạn.
Đặc biệt, khi nước ta gia nhập WTO đã tạo cho doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam nói riêng có nhiều cơ hội
giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó
tạo cơ hội để củng cố và tăng cường vị thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam.
Đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh ngành giữa các doanh nghiệp kinh
doanh trong cùng ngành. Trong bối cảnh hiện nay, mỗi doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu hội nhập,
cần nỗ lực tập trung vào các lĩnh vực: đầu tư để tạo ra sản phẩm cạnh tranh, nâng
cao chất lượng dịch vụ phù hợp với từng thị trường mục tiêu, tìm giải pháp mở rộng
thị trường, xây dựng đội ngũ lao động phục vụ chuyên nghiệp…Trong đó, việc tìm
ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn là rất quan
trọng. Bởi vì, khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ hơn bất kỳ
một yếu tố nào khác.
Đó là lý do thực hiện đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN OSCAR
SAIGON” làm khóa luận tốt nghiệp. Mong rằng qua đề tài này, bản thân em có cơ
hội để mở rộng kiến thức và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích trong thời gian hoàn
thành đề tài.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói
riêng đang phát triển rất mạnh. Cho nên đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về
lĩnh vực này như các giải pháp M arketing nhằm tăng cường thu hút khách sử dụng
dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn Bảo Sơn, giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ trong kinh doanh nhà hàng tại khách sạn quốc tế Asian…Các đề tài này đều
nghiên cứu về lĩnh vực nhà hàng – khách sạn nói chung và vấn đề chất lượng dịch
vụ trong kinh doanh khách sạn – nhà hàng nói riêng. Qua những giải pháp mà bản
thân đưa ra, mong rằng đề tài có thể giúp được phần nào cho khách sạn OSCAR
SAIGON.
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu “MỘT SỐ GIẢI PHÁP N ÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN
OSCAR SAIGON” cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách
sạn.
Đánh giá việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trong thực tế
kinh doanh khách sạn OCSAR SAIGON.
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách
sạn OSCAR SAIGON.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ nghiên cứu về chất lượng dịch vụ hiện đang được thực hiện tại khách
sạn O SCAR SAIGON, qua đó sẽ đánh giá về chất lượng dịch vụ của khách sạn,
đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách sạn,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút được nhiều khách hàng đến với
khách sạn trong tương lai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp được viết dựa trên lý thuy ết về kinh doanh khách sạn – nhà
hàng, lý thuyết về chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn – nhà hàng.
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ lý thuyết về khách sạn, lý
thuyết về chất lượng dịch vụ các s ản phẩm khách sạn kết hợp với thực tế của khách
sạn, đánh giá những mặt được và những mặt còn tồn tại của vấn đề chất lượng dịch
vụ của khách sạn từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất cho khách sạn OSCAR
SAIGON trong việc giải quyết vấn đề chất lượng dịch vụ tại khách sạn.
5. Giới thiệu kết cấu khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG
KINH DOANH KHÁCH SẠN
Chương 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH
DOANH KHÁCH SẠN OSCAR S AIGON
Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG C AO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG
KINH DOANH KHÁCH SẠN OSCAR S AIGON
Là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, trình độ và kinh nghiệm có hạn nên trong
bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp
đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô và thầy hướng dẫn để giúp em hoàn thành tốt
đề tài. Em xin chân thành cám ơn thầy đã giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH
DOANH KHÁCH S ẠN
1.1. Cơ sở lý luận về khách sạn
1.1.1. Khái niệm về khách sạn
Hiện nay, du lịch là một ngành quan trọng và đang phát triển của tất cả các nước
trên thế giới. Và ngành du lịch Việt Nam cũng đang từng bước phát triển. Có nhiều
lý do thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam, như là một nước giàu truyền thống
lịch sử văn hóa và môi trường thiên nhiên (núi, sông, bãi biển) cùng với nhiều cơ
hội làm ăn đang phát triển ở các thành phố lớn.
Việc được phục vụ nơi ăn chốn ở là điều cần thiết đối với mọi du khách, dù là
đến vì công việc hay giải trí thì lĩnh vực ăn uống, cư trú đều là mối quan tâm chủ
yếu của họ.
Tại Việt Nam cũng như các nơi khác, lĩnh vực khách sạn là vô cùng quan trọng
vì nó đóng góp một phần quan trọng trong GDP của đất nước.
Theo thông tư số 01/2002/TT-TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng Cục Du lịch về
hướng dẫn thực hiện N ghị định số 39/2000/NĐ-CP của Chính Phủ về cơ sở lưu trú
du lịch đã ghi rõ: “Khách sạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập,
có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ s ở vật chất, trang
thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.
Ngoài ra còn có định nghĩa về khách sạn như sau: Khách sạn là một công ty dịch
vụ đã được kiểm tra, xếp loại, chuyên kinh doanh, phục vụ khách du lịch, một đối
tượng có nhu cầu đáp ứng cho khách về các mặt : ăn uống – nghỉ ngơi – giải trí –
thông tin liên lạc – tham quan – vận chuyển – tổ chức hội nghị và các dịch vụ cần
thiết theo yêu cầu của khách.
Các tiện nghi cơ bản trong phòng khách sạn là một giường, một nhà vệ sinh, một
bàn nhỏ và thêm các tiện nghi khác như máy điều hòa nhiệt độ, điện thoại, tivi, kết
nối Internet băng thông rộng hay Wifi, Minibar với các loại đồ uống, Café, trà và
các dụng cụ nấu nước nóng…
Khách sạn là một tổ chức kinh tế tổng hợp và phức tạp bởi vì:
Khách sạn – tổ chức kinh tế tổng hợp
Tổ chức khách sạn là hỗn hợp của những loại hình kinh doanh khác nhau. Quan
sát kỹ một khách sạn, ta thấy nhiều ngành nghề hội tụ vào đây như các ngành xây
dựng, kiến trúc, mỹ thuật, …tiên phong cho việc hình thành và tái tạo khách sạn,
các ngành ẩm thực phục vụ nhu cầu tối thiểu của con người, dịch vụ giải trí, vui
chơi, thư giãn… góp phần làm gia tăng những tiện ích cho khách du lịch đồng thời
thỏa mãn nhu cầu được phục vụ chu đáo. N goài ra, các yếu tố môi trường, kinh tế,
chính trị, đầu tư…cũng hiện diện và thúc đẩy sự phát triển của khách sạn. Chính vì
thế, khách sạn là một tổ chức kinh tế tổng hợp.
Khách sạn – tổ chức phức tạp
Các ngành hội tụ trong khách sạn có những chức năng khác nhau, có kiến thức
khác nhau, quan điểm khác nhau nhưng tất cả hoạt động vì một mục tiêu chung là
làm cho khách sạn tăng trưởng và đều đặn phát triển.
Điều hành hoạt động kinh doanh trong khách sạn là hàng trăm người được đào
tạo ở hàng trăm lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Trong khách sạn có hàng trăm vấn đề khác nhau xảy ra cùng một lúc, chúng liên
tục và không bao giờ ngừng nghỉ. Do vậy, việc giải quy ết các vấn đề ở khách sạn
không hề đơn giản.
Tất cả nhân viên từ Tổng giám đốc cho đến nhân viên phục vụ ở các bộ phận
nhỏ nhất trong khách sạn cần có sự hợp tác một cách nhịp nhàng và đồng bộ, khi ấy
mới hạn chế được phần nào tính phức tạp trong khách sạn.
1.1.2. Phân loại khách sạn
Khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú chính yếu nhất, nó chiếm tỷ trọng lớn
nhất cả về số lượng và loại kiểu trong hệ thống các cơ sở kinh doanh lưu trú của
ngành du lịch. Để có thể khai thác kinh doanh khách sạn một cách có hiệu quả, các
nhà kinh doanh khách sạn cần phải hiểu rõ những hình thức tồn tại của loại hình cơ
sở kinh doanh này. Trên thực tế, khách sạn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau,
tên gọi khác nhau. Người ta thường phân loại khách sạn theo vị trí địa lý, theo mức
cung cấp dịch vụ, theo mức giá bán sản phẩm lưu trú, theo quy mô của khách sạn,
theo hình thức sở hữu và quản lý…
a. Theo vị trí địa lý: Theo tiêu chí này, các khách sạn được phân thành 5 loại:
Khách sạn thành phố, khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn ven đô, khách sạn ven
đường, khách sạn sân bay.
b. Theo mức cung cấp dịch vụ: Theo tiêu chí này, khách sạn được chia thành 4
loại: Khách sạn sang trọng, khách sạn với dịch vụ đầy đủ, khách sạn cung cấp số
lượng hạn chế dịch vụ, khách sạn thứ hạng thấp.
c. Theo mức giá bán sản phẩm lưu trú: Theo tiêu chí này có 5 loại khách sạn:
Khách sạn có mức giá cao nhất, khách sạn có mức giá cao, khách sạn có mức giá
trung bình, khách sạn có mức giá bình dân, khách sạn có mức giá thấp nhất.
d. Theo quy mô của khách sạn: Dựa vào số lượng các buồng ngủ theo thiết kế
của các khách sạn, các khách sạn được phân loại như sau: Khách sạn quy mô lớn,
khách sạn quy mô trung bình, khách sạn quy mô nhỏ.
e. Theo hình thức sở hữu và quản lý: Theo tiêu chí này, ở Việt Nam có thể chia
thành 3 loại: Khách sạn tư nhân, khách sạn nhà nước, khách sạn liên doanh.
1.1.3. Các tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn
a. Sự cần thiết của việc xếp hạng khách sạn
Tất cả các quốc gia phát triển du lịch trên thế giới đều cần thiết phải tiến hành
xếp hạng các khách sạn. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn là những yêu cầu, những
điều kiện cần thiết mà các cơ sở khách sạn phải đảm bảo.
Sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn xuất phát
từ những điểm sau:
Tiêu chuẩn này được dùng làm cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn định mức
cụ thể khác như tiêu chuẩn xây dựng thiết kế khách sạn, tiêu chuẩn trang thiết bị,
tiện nghi trong từng bộ phận của khách sạn, tiêu chuẩn cán bộ công nhân viên phục
vụ trong khách sạn, tiêu chuẩn vệ sinh…
Tiêu chuẩn này cùng với hệ thống tiêu chuẩn cụ thể sẽ là cơ sở để xác định
hệ thống giá cả dịch vụ trong từng loại, hạng khách sạn.
Làm cơ sở để tiến hành xếp hạng khách sạn hiện có, quản lý và kiểm tra
thường xuyên các khách sạn này đảm bảo thực hiện các điều kiện, yêu cầu đã quy
định trong tiêu chuẩn đặt ra.
Thông qua tiêu chuẩn này, khách hàng của các khách sạn có thể biết khả
năng, mức độ phục vụ của từng hạng khách sạn, giúp khách lựa chọn nơi ăn nghỉ
theo thị hiếu và khả năng thanh toán của bản thân, điều đó sẽ đảm bảo quyền lợi cho
khách.
b. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn
Đối với các nước trên thế giới:
Ở các nước do có sự khác nhau về truyền thống, tập quán, đặc điểm trong hoạt
động kinh doanh khách sạn, nên tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn cũng không giống
nhau. Đa phần ở các nước tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn dựa trên 4 yêu cầu cơ bản
sau:
1. Yêu cầu về kiến trúc khách sạn
2. Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi phục vụ trong khách sạn
3. Yêu cầu về cán bộ công nhân viên phục vụ trong khách sạn
4. Yêu cầu về các dịch vụ và các mặt hàng phục vụ khách tại khách sạn
Đối với Việt Nam:
Ngày 22/06/1994, Tổng Cục Du lịch đã có Quyết định số 107/TCDL ban hành
“Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn” và tiêu chuẩn này được sửa đổi, bổ sung tại
Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng Cục trưởng Tổng
Cục Du lịch. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các khách sạn.
Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn của Việt Nam được xây dựng hoàn toàn trên cơ
sở khoa học, có tham khảo tiêu chuẩn xếp hạng của một số nước phát triển ở châu
Âu, châu Á và ý kiến của chuyên gia nước ngoài. Những tập đoàn quản lý và các
khách sạn lớn như Accor, Marriot, Starwood-Sheraton, Hyatt… đang hoạt động tại
Việt Nam đều đánh giá cao tính phù hợp của tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Việt
Nam với tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống khách sạn được xếp hạng ở Việt Nam đã
phản ánh chất lượng tương xứng và được khách du lịch tin cậy.
Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao là khách sạn có cơ sở vật chất,
trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du
lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
1. Vị trí, kiến trúc
2. Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ
3. Dịch vụ và mức độ phục vụ
4. Nhân viên phục vụ
5. Vệ sinh
Khách sạn hạng càng cao, yêu cầu về chất lượng phục vụ, trang thiết bị tiện
nghi, số lượng các dịch vụ càng phải đầy đủ, hoàn hảo, đáp ứng được yêu cầu đa
dạng của khách.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của khách sạn
1.1.4.1. Khái niệm cơ cấu tổ chức của khách sạn
Một trong những nhiệm vụ chính của khách sạn là tổ chức sắp xếp nguồn lực
thành từng bộ phận mang tính độc lập tương đối, tạo ra tính “trồi” trong hệ thống để
đạt được mục tiêu của khách sạn.
Việc sắp xếp nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác thành
từng bộ phận gọi là thiết lập mô hình tổ chức bộ máy của khách sạn hay cơ cấu tổ
chức của khách sạn. Cơ cấu tổ chức của khách sạn là sự sắp xếp về nhân sự và phân
công nhiệm vụ, trách nhiệm giúp khách sạn hoạt động thống nhất và hiệu quả. Cơ
cấu tổ chức của khách sạn phụ thuộc vào loại hình và quy mô của khách sạn. Các
khách sạn khác nhau về quy mô, kiến trúc và tuổi đời hoạt động, do đó vai trò chính
xác của từng bộ phận cũng khác nhau. Đội ngũ quản lý điều hành từng bộ phận
trong khách sạn có trách nhiệm phối hợp với nhau để hoạt động của khách sạn nhịp
nhàng, nhất là trong những công việc liên quan đến nhiều bộ phận. Mức độ hoàn
thiện về cơ cấu tổ chức tăng lên theo quy mô của khách sạn.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức thường được minh họa sao cho thể hiện được mối quan hệ
giữa các phòng ban, bộ phận và các vị trí chuyên môn trong cơ cấu tổ chức.
1.1.4.2. Ảnh hưởng của quy mô khách sạn đến cơ cấu tổ chức
Khách sạn có quy mô nhỏ
Khách sạn có quy mô nhỏ là những khách sạn có 5-40 phòng theo tiêu chuẩn
của Việt Nam và có 1-150 phòng theo tiêu chuẩn quốc tế. Cơ cấu tổ chức rất đơn
giản, thường có một giám đốc điều hành mọi bộ phận, còn đội ngũ nhân viên phải
làm nhiều công việc khác nhau theo nghề nghiệp.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn có quy mô nhỏ
Khách sạn có quy mô vừa
Khách sạn có quy mô vừa là những khách sạn có 40-150 phòng theo tiêu chuẩn
của Việt Nam và có 151-400 phòng theo tiêu chuẩn quốc tế. Về cơ cấu quản lý theo
quy mô của khách sạn và chất lượng dịch vụ được chuyên môn hóa ở mức đủ để
giúp hoạt động giám sát và điều hành có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của khách sạn có
thể phân thành các phòng ban, bộ phận rõ ràng và các công việc được phân chia, bố
trí thành các khu vực cụ thể, tất cả được điều hành bởi bộ phận giám sát.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn có quy mô vừa
Khách sạn có quy mô lớn
Khách sạn có quy mô lớn là những khách sạn có trên 150 phòng theo tiêu chuẩn
của Việt Nam và có 401-1500 phòng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ở các khách sạn này,
tính chuyên môn hóa trong công việc rất cao. Hai bộ phận có doanh thu nhiều nhất
trong các khách sạn này là bộ phận H.K và bộ phận F&B.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn có quy mô lớn
1.1.5. Các bộ phận trong khách sạn
Các bộ phận được trình bày trong phần này được xem là có ở hầu hết các khách
sạn trên cơ sở lý luận chung. Nhưng trên thực tế có một vài khách sạn không có đủ
hầu hết các bộ phận này.
1.1.5.1. Bộ phận F.O
Đây là trung tâm vận hành nghiệp vụ của toàn bộ khách sạn, là bộ phận tham
mưu, trợ giúp cho bộ máy quản lý khách sạn, kịp thời cung cấp thông tin về nguồn
khách, tình hình khách, nhu cầu của khách để Ban lãnh đạo khách sạn kịp thời đưa
ra kế hoạch và chiến lược kinh doanh, là nơi để theo dõi phục vụ khách, là cầu nối
giữa khách với các bộ phận khác trong và ngoài khách sạn (ăn uống, vui chơi, giải
trí, du lịch, dã ngoại…)
Nhiệm vụ, chức năng của bộ phận F.O:
Đối với khách: Check in, check out, cung cấp thông tin, giải quyết than
phiền khiếu nại, đáp ứng các yêu cầu của khách, chuyển giao các yêu cầu dịch vụ
của khách với nhà hàng, các trung tâm dịch vụ, đại lý du lịch, các đoàn xe và các
dịch vụ khác.
Đối với khách sạn: Liên hệ với các phòng ban khác để đảm bảo việc kinh
doanh đạt mức tối đa. Thu thập thông tin mang tính thống kê để khách sạn biết tình
hình kinh doanh của ngày hôm đó. Tham gia nghiên cứu và dự đoán về thị trường
khách sạn, tham gia vào việc định giá cho thuê phòng và lập kế hoạch thúc đẩy kinh
doanh phòng khách. Duy trì hệ thống máy tính trong khách sạn để bảo đảm thông
tin xuyên suốt và kịp thời truy xuất khi Ban giám đốc y êu cầu.
Đối với chính quyền: Khai báo khách ở khách sạn, đăng ký tạm trú cho
khách ở qua đêm.
1.1.5.2. Bộ phận H.K
Sản phẩm chính của khách sạn là tạo nơi ăn ở, do đó bộ phận H.K có vai trò rất
quan trọng đối với hoạt động của khách sạn. Bộ phận H.K chịu trách nhiệm chuẩn
bị phòng để phục vụ cho việc kinh doanh.
Khu vực thao tác của bộ phận H.K là Guest room – phòng khách và Public area
– khu vực công cộng.
Mục tiêu, nhiệm vụ của bộ phận H.K:
Vệ sinh phòng khách và các khu vực công cộng.
Kiểm soát chi phí các đồ dùng trong nhà vệ sinh, đồ vải.
Giám sát mối quan hệ với nhà cung cấp để đảm bảo đúng sản phẩm và
lịch giao hàng.
Duy trì các sản phẩm theo tiêu chuẩn của khách sạn.
Đáp ứng quy định hiện hành về tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe.
1.1.5.3. Bộ phận F&B
Đây là một trong những bộ phận lớn và cũng là bộ phận quan trọng trong khách
sạn. Bộ phận này chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ đồ ăn, thức uống trong khách
sạn.
Nhiệm vụ của bộ phận F&B là phục vụ khách thưởng thức nghệ thuật ẩm thực
và những nét độc đáo của khách sạn, phục vụ khách đúng giờ và tận tình chu đáo.
Phối hợp chặt chẽ với nhà bếp, quầy Bar, quầy đón tiếp để giải quyết kịp thời mọi
yêu cầu của khách. Có biện pháp phòng chống ngộ độc, bảo vệ tuyệt đối an toàn
cho khách trong và sau khi ăn uống.
1.1.5.4. Bộ phận S&M
Bộ phận này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kinh doanh của một khách sạn.
Bộ phận này thường nhỏ gọn nên việc điều phối trong nội bộ khá dễ dàng. Bộ phận
này ít