Hội chợ Triển lãm là một hoạt động xúc tiến thương mại đã xuất hiện ở Châu Âu và các nước khác từ rất lâu nhưng ở Việt Nam thì hình thức này còn khá non trẻ với hơn chục năm tuổi đời. Vai trò của Hội chợ Triển lãm không chỉ thúc đẩy một cách mạnh mẽ sự phát triển của các doanh nghiệp, các nhà tổ chức mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngành kinh doanh dịch vụ này đang ngày càng chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình, tuy nhiên, cho đến nay nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức và qui hoạch hợp lý nhằm tạo điều kiện cho sự lớn mạnh hơn nữa. Vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại về phía các nhà tổ chức, các doanh nghiệp cũng như Nhà nước, tạo ra những hạn chế nhất định, kìm hãm ngành kinh doanh dịch vụ Hội chợ Triển lãm.
Xuất phát từ thực tế trên cộng với kinh nghiệm làm việc, tiếp xúc tại nhiều Hội chợ Triển lãm trong nước và quốc tế, em quyết định nghiên cứu và chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả Hội chợ Triển lãm tại Việt Nam” với mong muốn sâu sắc rằng khóa luận tốt nghiệp này có thể hữu ích phần nào cho những bên quan tâm. Đề tài được chia thành 3 chương với cấu trúc như sau:
Chương I : Tổng quan về Hội chợ Triển lãm thương mại
Chương II : Thực trạng hoạt động Hội chợ Triển lãm của các tổ chức và
doanh nghiệp Việt Nam.
Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả Hội chợ Triển lãm thương mại
tại Việt Nam.
93 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4759 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hội chợ triển lãm thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Phạm Song Hạnh
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thanh Mai
Lớp : A10 K38C
HÀ NỘI – 2003
LỜI NÓI ĐẦU
Hội chợ Triển lãm là một hoạt động xúc tiến thương mại đã xuất hiện ở Châu Âu và các nước khác từ rất lâu nhưng ở Việt Nam thì hình thức này còn khá non trẻ với hơn chục năm tuổi đời. Vai trò của Hội chợ Triển lãm không chỉ thúc đẩy một cách mạnh mẽ sự phát triển của các doanh nghiệp, các nhà tổ chức mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngành kinh doanh dịch vụ này đang ngày càng chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình, tuy nhiên, cho đến nay nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức và qui hoạch hợp lý nhằm tạo điều kiện cho sự lớn mạnh hơn nữa. Vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại về phía các nhà tổ chức, các doanh nghiệp cũng như Nhà nước, tạo ra những hạn chế nhất định, kìm hãm ngành kinh doanh dịch vụ Hội chợ Triển lãm.
Xuất phát từ thực tế trên cộng với kinh nghiệm làm việc, tiếp xúc tại nhiều Hội chợ Triển lãm trong nước và quốc tế, em quyết định nghiên cứu và chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả Hội chợ Triển lãm tại Việt Nam” với mong muốn sâu sắc rằng khóa luận tốt nghiệp này có thể hữu ích phần nào cho những bên quan tâm. Đề tài được chia thành 3 chương với cấu trúc như sau:
Chương I : Tổng quan về Hội chợ Triển lãm thương mại
Chương II : Thực trạng hoạt động Hội chợ Triển lãm của các tổ chức và
doanh nghiệp Việt Nam.
Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả Hội chợ Triển lãm thương mại
tại Việt Nam.
Mặc dù tác giả đã cố gắng nhiều nhưng luận văn có thể không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn nhà trường và các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã truyền cho em những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian gắn bó học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thạc sỹ Phạm Song Hạnh, người đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo, phân tích cho em trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003
Tác giả
Trần Thị Thanh Mai
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
I. KHÁI NIỆM HỘI CHỢ TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm hội chợ triển lãm thương mại
* Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt 2003 của Viện Ngôn ngữ học thì :
- Hội : là cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt, ví dụ Hội làng, Hội mùa...(1)
- Chợ : là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày, buổi nhất định, ví dụ như Chợ Bến Thành, Chợ Đồng Xuân. ... (2)
- Hội chợ là việc tổ chức, trưng bày để giới thiệu hàng hoá của một địa phương, một nghành, một nước hoặc nhiều nước trong một thời gian nhất định(1), ví dụ như Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao hàng năm, Hội chợ giao lưu sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, Hội chợ Thương mại quốc tế Quảng Tây,Côn Minh...vv.
- Triển lãm là việc trưng bày vật phẩm trên một phạm vi, qui mô lớn, ví dụ Triển lãm thành tựu kinh tế kĩ thuật của Việt Nam định kì 2 năm tổ chức 1 lần, Triển lãm sản vật văn hoá làng nghề Việt Nam....vv. (1)
- Triển lãm có thể là nơi biểu dương thành tựu một nghành (Triển lãm Hàng Thủ công mĩ nghệ ), hoặc nhiều nghành (Triển lãm quốc tế về Cơ khí, máy móc và xây dựng 2003 ), có thể để mua bán, trao đổi hàng hóa (Triển lãm Thương mại và đầu tư các tỉnh Miền Tây Trung Quốc ).
*Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 2 trang 165, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội 2002 thì :
- Hội chợ là hình thức sinh hoạt kép giữa trao đổi hàng hóa và văn hóa của các cộng đồng tộc người, xuất hiện ở Tây Âu thế kỉ thứ V, nhưng nhộn nhịp và hưng thịnh nhất vào thế kỉ 11- 15 cùng với sự phát triển của các thành thị Tây Âu thời trung đại từ thế kỉ 11- 13. Hội chợ đã trở thành trung tâm buôn bán phồn thịnh nhất không chỉ ở Pháp mà ở toàn Châu Âu. Ngày nay còn xuất hiện các hình thức Hội chợ Triển lãm nhằm giới thiệu các sản phẩm hàng hóa mới, những thành tựu kinh tế, khoa học kĩ thuật- văn hóa, đời sống.
* Vậy Hội chợ Triển lãm thương mại là gì, theo định nghĩa Luật thương mại ban hành năm 1998 thì :
- Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và một địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, kí kết hợp đồng mua bán hàng.
- Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hóa, tài liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa.
- Các Hội chợ Triển lãm thương mại phải xác định rõ chủ đề, qui mô, thời gian, địa điểm tiến hành, danh mục hàng hóa, tài liệu về hàng hóa, tên và địa chỉ của các tổ chức, cá nhân tham gia.
* Theo quan điểm của các nhà tổ chức :
- Hội chợ thương mại là một hình thức xúc tiến thương mại tập hợp các tổ chức, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, các đơn vị làm dịch vụ tại một địa điểm nhất định (thường từ 7-10 ngày hoặc có thể kéo dài hơn nữa) nhằm giới thiệu các hoạt động, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như cung cấp các tài liệu liên quan đến việc xúc tiến hoạt động tiêu thụ hàng hóa tạo cơ hội cho họ cũng như công chúng nhận biết, trao đổi tiếp cận để đàm phán và kí kết hợp đồng. Trong hội chợ, các doanh nghiệp được phép bán hàng, các khách hàng và các doanh nghiệp khác có thể đến để bàn bạc làm ăn, mở cửa tự do đón tiếp đông đảo quần chúng đến xem và mua hàng. Lượng khách vào tham quan hội chợ thường đông hơn.
- Triển lãm thương mại cũng là một hình thức xúc tiến thương mại có tính chuyên môn sâu hơn, tập hợp các tổ chức, các hãng,các công ty chuyên về sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Triển lãm diễn ra tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian xác định nhằm giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài liệu…., là dịp tốt nhất cho các doanh nghiệp thu thập thông tin, bàn bạc, trao đổi, đàm phán và kí kết hợp đồng lớn. Trong triển lãm, các doanh nghiệp tham gia không bán hàng lẻ, khách tham quan được mời đến để làm quen,bàn bạc, đàm phán và kí kết hợp đồng kinh doanh. Triển lãm thường hội tụ các nhà chuyên môn và thực sự quan tâm đến lĩnh vực họ làm việc.
- Ngoài 2 loại hình trên còn có 1 loại hình gọi là EXPO, bắt nguồn từ “Exposition” với hình thức và nội dung đa dạng hơn, với qui mô lớn hơn nhiều so với 2 loại hình trên. Thường thì mỗi nước, mỗi khu vực cứ 1, 2 năm hoặc một vài năm lại tổ chức 1 lần trên diện tích lớn hàng trăm nghìn m2 trong thời gian dài từ 1,5 đến 5 tháng nhưng không quá 6 tháng. Những EXPO muốn thực hiện được phải được Phòng Triển lãm Quốc tế công nhận (The International Exhibition Bureau -BIE), quá trình thực hiện phải tuân thủ theo Hiệp định về Triển lãm thế giới kí tại Paris ngày 22/11/1928 được bổ sung các Nghị định vào ngày 10/05/1948, ngày 16/11/1960, ngày 30/11/1972 và sửa đổi ngày 24/06/1982, ngày 31/05/1988.
2. Các hình thức tổ chức Hội chợ Triển lãm
Hàng năm ở các quốc gia diễn ra hàng trăm, hàng nghìn hội chợ triển lãm khác nhau. Mỗi hội chợ triển lãm có mục đích và đặc thù riêng. Do vậy, các nhà tổ chức, doanh nghiệp hay khách tham quan có thể xác định và đánh giá chính xác mục tiêu, ý nghĩa của từng hội chợ, triển lãm, từ đó đưa ra quyết định tham dự hoặc phân tích kết quả đạt được thông qua hội chợ, triển lãm. Có rất nhiều cách phân loại hội chợ, triển lãm và có một số hội chợ, triển lãm không thuộc cách phân loại nào, nhưng phần lớn các hội chợ, triển lãm được phân loại theo những cách sau:
3.1. Căn cứ tính chất:
a. Hội chợ, triển lãm tổng hợp (General Trade Fair)
Các mặt hàng của hội chợ, triển lãm tổng hợp phổ biến là hàng hoá công nghiệp và tiêu dùng. Khách tham dự hội chợ, triển lãm tổng hợp bao gồm cả những khách chuyên môn cũng như những khách tham quan nói chung thuộc các ngành, nghề khác nhau. Tại những hội chợ, triển lãm này, hàng hoá thường được phân theo khu vực phù hợp với từng ngành hàng. Đối với những hội chợ, triển lãm quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài được bố trí thành khu quốc tế theo nhóm nước riêng tạo điều kiện cho khách tham quan khảo sát và tìm bạn hàng. Một vài hội chợ, triển lãm điển hình như:
The Milan Fair.
International Spring Trade Fair in Dubai.
The Swiss Industries Fair.
b. Hội chợ, triển lãm thương mại chuyên ngành (Specialized Trade Fair)
Những hội chợ này chuyên về 1 ngành công nghiệp hoặc một lĩnh vực thương mại nhất định.
Ví dụ: Hội chợ thuỷ sản Việt Nam ( 4/1/2003 (8/1/2003)
Hội chợ ngành Nông nghiệp Đông Nam Á 2003
Những hội chợ, triển lãm như thế này thường thu hút được một lượng lớn những doanh nghiệp, nhà sản xuất quan tâm đến lĩnh vực, chuyên môn của họ. Những hội chợ, triển lãm thương mại loại hình trên có thể dành thời gian đầu cho những đối tượng chuyên ngành, thời gian sau mở rộng ra cho tất cả khách tham quan. Lợi ích của hội chợ, triển lãm thương mại chuyên ngành là tạo cơ hội tiếp xúc tuyệt vời giữa những doanh nghiệp tham dự với những nhà kinh doanh, các tập đoàn, công ty ở những nước hoặc của nước sở tại. Đối với những công ty muốn tìm hiểu hoặc thâm nhập thị trường thì những hội chợ loại này sẽ là con đường nhanh nhất và hiệu quả để tìm kiếm đại lý hay nhà nhập khẩu, phân phối. Đối với những công ty đã vào được thị trường thì việc tham dự hội chợ sẽ giúp họ quảng bá hình ảnh, giúp các đại diện của họ tiếp xúc với khách hàng, các nhà bán lẻ…vv.
c. Hội chợ hàng tiêu dùng (Consumer Trade Fair)
Đây là loại hình hội chợ thường thu hút được lượng khách tới thăm lớn vì mặt hàng tiêu dùng phong phú, phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, loại hình này thường không phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu tìm bạn hàng lớn hoặc các đối tác liên doanh. Hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng đại diện cho một phương thức thúc đẩy việc trao đổi, mua bán hàng hoá, là cơ hội tốt cho các nhà kinh doanh hàng tiêu dùng khuếch trương hình ảnh, thăm dò trình độ, tâm lý khách hàng, do vậy xu thế hội chợ, triển lãm đang ngày càng được ưa chượng, số lượng, quy mô tăng đáng kể. Hội chợ, triển lãm được tổ chức hàng năm tạo được tiếng vang, uy tín và hiệu quả nhất định.
d. Hội chợ, triển lãm thương mại phụ trợ (Secondary Trade Fair)
Loại hình này chiếm phần lớn các Hội chợ, triển lãm thương mại dù không được xếp vào loại các hội chợ, triển lãm quan trọng lĩnh vực tương ứng của chúng. Qui mô thường ở tầm quốc gia hoặc quốc tế. Hội chợ, triển lãm Expo 2003 - Đồ gỗ nội thất và thủ công mỹ nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ Lương thực thực phẩm quốc tế (Utretcht), Hội chợ Intersuc – Bánh kẹo quốc tế tổ chức ở Paris (Pháp) là những ví dụ cho Hội chợ Triển lãm dạng này. Những hội chợ, triển lãm thương mại phụ trợ đóng vai trò quan trọng trong từng lĩnh vực riêng, thường bị hạn chế về khách chuyên môn, còn hội chợ, triển lãm tỉnh và địa phương chỉ nhằm mục đích phục vụ người bán lẻ. Chúng tạo cơ hội để các doanh nghiệp tăng cường cơ cấu phân phối hay tăng cường thâm nhập thị trường hoặc giới thiệu sản phẩm mới với giới thương nghiệp bán lẻ.
3.2. Căn cứ vào chu kỳ:
a. Hội chợ Triển lãm định kì
Là những Hội chợ Triển lãm được tổ chức vào một khoảng thời gian nhất định trong năm theo chu kì cứ 1 năm hoặc vài năm một lần.
Khi 1 Hội chợ Triển lãm được tổ chức lần đầu tiên, nó thường không được xác định là loại hình định kì hay không định kì mà phải căn cứ trên sự thành công của Hội chợ kì trước đó, căn cứ trên nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường để đề ra kế hoạch tổ chức tiếp theo. Đây thường là những Hội chợ Triển lãm tổng hợp quy mô lớn và mang ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, là nơi hội tụ các doanh nghiệp lớn cũng như mọi thành phần kinh tế trong nước và quốc tế. Tỉ trọng các Hội chợ Triển lãm thương mại định kỳ ngày càng tăng chứng tỏ hoạt động của những Hội chợ Triển lãm như trên là cao. Chính vì thế, về phía nhà nước, giới kinh doanh cũng như công chúng đặc biệt quan tâm đến những Hội chợ Triển lãm định kỳ. Việc đã tạo được tiếng vang và uy tín đối với khách hàng, các doanh nghiệp khiến cho công tác tổ chức các Hội chợ Triển lãm định kỳ có nhiều thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, việc tổ chức vào khoảng thời gian nhất định tạo sự chủ động cho cả nhà tổ chức, các doanh nghiệp cũng như khách hàng. Các bên sẽ rút được kinh nghiệp từ những lần trước để hoạt động hiệu quả hơn, thu được nhiều lợi ích hơn từ Hội chợ Triển lãm.
Trên phạm vi quốc tế, có một số Hội chợ Triển lãm định kỳ lớn như: Hội chợ Leipzig (Đức) mùa xuân, Hội chợ Quảng Tây( Trung Quốc), Hội chợ Frankfurt, Hội chợ Quốc tế Dubai (Ả rập), Hội chợ Quốc tế Toronto, Hội chợ Thương mại London….vv.
Ở Việt Nam, những Hội chợ Triển lãm định kỳ lớn là: Hội chợ Xuân vào tháng 12, Hội chợ Thương mại quốc tế vào tháng 4, Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao vào tháng 4, Expo tháng 4, Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp vào tháng 10…vv.
b. Hội chợ Triển lãm không định kỳ
Hội chợ Triển lãm không định kỳ là Hội chợ Triển lãm được tổ chức không theo 1 chu kỳ nào, vào khoảng thời gian bất kỳ. Để 1 Hội chợ Triển lãm không định kỳ ra đời, những nhà tổ chức phải thực sự nhanh nhạy, nắm bắt và phân tích nhu cầu của thị trường, đòi hỏi của thực tế và phải trải qua một quá trình thẩm định, đánh giá để đảm bảo tỉ lệ thành công nhất định. Do vậy, việc xác định địa điểm, thời gian, hình thức của các Hội chợ Triển lãm kiểu này là cực kỳ quan trọng nhằm thu hút sự tham gia của doanh nghiệp và sự quan tâm của công chúng.
3.3.Căn cứ phạm vi địa lý.
a. Hội chợ Triển lãm trong nước
Là những Hội chợ Triển lãm được tổ chức trong lãnh thổ Việt Nam. Chẳng hạn như, Hội chợ Triển lãm thực phẩm - đồ uống và hàng tiêu dùng tại Cần Thơ, Hội chợ Triển lãm Vietfood & Drink 2002 tại Hà Nội, Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại Bình Định…
b. Hội chợ Triển lãm ở nước ngoài
Là những Hội chợ Triển lãm mà các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài tham dự bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ như Hội chợ Thạt Luông Lào, Hội chợ Thương mại và hợp tác kinh tế Trung – Việt (27-30/3) tại Trung Quốc, Hội chợ Frankfurt (Đức), Viet Nam Exhibition 2003 tại Matxcơva. Việc tham dự Hội chợ Triển lãm ở nước ngoài thường mất chi phí cao nhưng hiệu quả mang lại cũng rất lớn và ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc tham dự các Hội chợ Triển lãm thương mại nước ngoài. Tại những Hội chợ Triển lãm thương mại loại này, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ có cơ hội gặp gỡ, thiết lập quan hệ với các đối tác lớn trên thế giới, kí được hợp đồng xuất khẩu, tìm được bạn hàng… từ đó thúc đẩy quá trình xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh hàng Việt Nam cũng như tăng cường việc trao đổi buôn bán hàng hoá. Các doanh nghiệp Việt Nam thường được nhà nước khuyến khích tham dự các Hội chợ Triển lãm thương mại ở nước ngoài bằng cách hỗ trợ chi phí, cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm, mức độ cạnh tranh… Những tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài cũng thường xuyên cập nhật các thông tin về Hội chợ Triển lãm tại nước sở tại để thông báo kịp thời cho doanh nghiệp trong nước biết và có kế hoạch tham gia.
3.4. Căn cứ vào đối tượng tham gia
a. Hội chợ Triển lãm trong nước
Là những Hội chợ Triển lãm chỉ bao gồm các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam tham gia. Ví dụ như Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ Hàng tiêu dùng ưa thích (tháng 11 hàng năm), Hội chợ giải thưởng Sao vàng đất Việt…vv.
b. Hội chợ Triển lãm quốc tế
Bao gồm rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia trong đó có cả các đơn vị nước ngoài. Hội chợ Triển lãm quốc tế là cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài thăm dò, tìm hiểu cũng như tìm kiếm bạn hàng, đối tác tại Việt Nam. Giới kinh doanh nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Việt Nam đặc biệt quan tâm đến những Hội chợ Triển lãm kiểu này. Thông qua đây, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với hàng hoá và doanh nghiệp nước ngoài mà không tốn chi phí đến tận nước họ để tìm hiểu. Về phía nhà tổ chức, họ cũng ưa thích những Hội chợ Triển lãm thương mại quốc tế vì nguồn thu từ những khách hàng nước ngoài chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu lợi nhuận thu được, cao hơn hẳn so với việc tổ chức những Hội chợ Triển lãm trong nước. Ngoài ra, khi những doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam thì các ngành du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu, vận chuyển môi giới cũng phát triển theo. Những Hội chợ Triển lãm thương mại quốc tế lớn bao gồm: Hội chợ Quốc tế Expo, Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp, Hội chợ Thái Lan hàng năm, Triển lãm thương mại và đầu tư các tỉnh miền Tây Trung Quốc…vv.
Ngoài ra, hiện nay Việt Nam cũng đã tham gia “Hội chợ ảo” trên mạng. Đây là loại hình Hội chợ Triển lãm mới đối với doanh nghiệp Việt Nam, bước đầu mới cho phép doanh nghiệp thuộc 4 nghành hàng xuất khẩu tham gia và được quảng cáo miễn phí. Bốn ngành hàng xuất khẩu đó là : Thủ công mĩ nghệ, Thực phẩm chế biến, Dệt may và Da giày. Những lợi ích được quảng bá trên “ Hội chợ ảo” đó là : được thiết kế trang thông tin giới thiệu về doanh nghiệp và các sản phẩm có khả năng xuất khẩu, được giới thiệu trong hội chợ ảo người xuất khẩu.
II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA HỘI CHỢ TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
1. Chức năng
1.1. Chức năng thông tin kinh tế xã hội
Chức năng này mang ý nghĩa quan trọng bởi nó đáp ứng nhu cầu hàng đầu của hoạt động kinh doanh.
a. Thông tin về giá cả, giá thành
Thông qua hội chợ, người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh cùng ngành, các doanh nghiệp liên quan khác có thể biết được tương đối chính xác giá cả mà doanh nghiệp đưa ra, từ đó có thể quyết định việc mua hàng hay không, hoặc doanh nghiệp đối thủ đánh giá được mức giá cạnh tranh có thể về mặt chiến lược giá. Khi xác định mức giá 1 loại hàng hóa, sản phẩm và đưa ra giới thiệu tại Hội chợ Triển lãm, bản thân doanh nghiệp cũng có thể xem xét thái độ của khách hàng đối với loại giá và nếu giá đó chưa phù hợp với thị trường thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại.
b. Thông tin chất lượng sản phẩm
Để đem một sản phẩm, hàng hoá ra giới thiệu tại Hội chợ Triển lãm, nhà sản xuất, kinh doanh đồng thời phải công bố rõ ràng mọi thông tin liên quan chất lượng sản phẩm như: nguyên liệu, hãng cung cấp, thiết bị công nghệ, chỉ tiêu chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng…Đó là những thông tin về chất lượng sản phẩm mà nhà buôn, người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất mặt hàng tương ứng có thể thu thập được từ Hội chợ.
c. Thông tin về dung lượng thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm
Dù Hội chợ Triển lãm là một thị trường quy mô nhỏ nhưng thông qua số lượng hàng hoá trình bày và số lượng các nhà sản xuất tại đây, các nhà sản xuất kinh doanh cũng có thể đánh giá được cung, cầu trên thị trường một cách tương đối. Qua đây, doanh nghiệp sẽ quyết định xem là nên tập trung hay chuyển hướng đầu tư và nếu sản xuất thì lượng là bao nhiêu thì sát với nhu cầu thị trường.
d. Thông tin kiểu dáng sản phẩm
Cùng một loại sản phẩm nhưng sẽ có nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Với việc thăm dò thị hiếu của khách hàng tại Hội chợ Triển lãm, doanh nghiệp sẽ quyết định được kiểu dáng, mẫu mã nào được ưa chuộng hoặc loại nào sẽ gây phản cảm cho người tiêu dùng.
e. Thông tin về tình hình sản xuấ sản phẩm cùng loại
Những thông tin này đặc biệt phát huy tác dụng tại những Hội chợ Triển lãm chuyên ngành với sự chuyên môn hoá cao. Tại những Hội chợ Triển lãm như vậy, doanh nghiệp có thể nắm bắt được thông tin về sản phẩm cùng loại như sự cải tiến mẫu mã, sản lượng, bao bì đóng gói, chức năng bổ sung…
Qua Hội chợ Triển lãm, những người tham gia có thể có được những thông tin về đầu tư, công nghệ, trình độ kỹ thuật, các chính sách của nước sở tại…
1.2. Chức năng xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại là những hoạt động liên quan tới thị trường, tìm kiếm cơ hội mua bán. Vì vậy, đương nhiên hoạt động xúc tiến thương mại phải gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, k