Hoạt động kiểm toán Việt Nam chính thức được hình thành từ tháng 5
năm 1991 với sự thành lập của hai công ty kiểm toán VACO và AASC trực
thuộc Bộ tài chính. Cùng với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải
cách hệ thống tài chính, cải cách hệ thống kế toán Việt Nam, hoạt động kiể m
toán độc lập đã từng bước phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối
với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Hiệ n
nay, ở Việt Nam đã có 126 công ty và gần 4000 nhân viên hoạt động trong
lĩnh vực kiểm toán. Tuy nhiên hầu hết các công ty kiể m toán độc lập ở nước
ta chưa đạt được chuẩn mực quốc tế, do quy mô vốn nhỏ, lĩnh vực hoạt động
hạn chế, và tính chuyên nghiệp chưa cao. Đây là một bất lợi lớn cho các công
ty kiểm toán Việt Nam khi đất nước đã bước qua ngưỡng cửa hội nhập, thị
trường tài chính nói chung và thị trường dịch vụ kiểm toán nói riêng được mở
ra m ạnh hơn, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế hơn.
Các công ty kiểm toán Việt Nam cũng đã và đang sử dụng những biệ n
pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tuy nhiên hầu hết còn đang
rất rời rạc và thiếu tính đồng bộ. Để có thể tồn tại và phát triển được trong bối
cảnh cạnh tranh mới, các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam cần có những
chiến lược mới cụ thể hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trê n
thị trường. Thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
các công ty kiểm toán Việt Nam”, em mong muốn có thể tìm được những
giải pháp hữu ích và thiết thực cho các công ty kiểm toán trong nước để cạnh
tranh hiệu quả với các đối thủ lớn quốc tế.
Bài khóa luận của em bao gồm 3 phần chính sau đây:
Chương I. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh
Chương II. Thực trạng về nănog lực cạnh tranh của các công ty
kiểm toán Việt Nam
Chương III. Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
công ty kiểm toán Việt Nam
87 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2407 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Ngọc Bích
Lớp : Anh 1
Khoá : 42 A
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Trần Thị Kim Anh
Hà Nội - Tháng 11/2007
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
MỤC LỤC
Lời mở đầu.................................................................................................... 1
Chƣơng I: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh ................................ 3
1. Các quan điểm về năng lực cạnh tranh............................................. 3
1.1. Các khái niệm, quan điểm về năng lực cạnh tranh ....................... 3
1.1.1. Cạnh tranh ............................................................................ 3
1.1.2. Năng lực cạnh tranh ............................................................. 4
1.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....... 7
1.2.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh
tranh của sản phẩm ........................................................................ 7
1.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh
tranh của quốc gia .......................................................................... 8
1.3. Một số tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của
một doanh nghiệp ............................................................................... 8
1.3.1. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....... 8
1.3.2. Một số tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ........................................................................................... 10
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14
2.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ............................................ 14
2.1.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp ................. 14
2.1.2. Năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp .................... 15
2.1.3. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ........................... 16
2.1.4. Văn hóa doanh nghiệp ........................................................ 16
2.1.5. Năng lực tài chính của doanh nghiệp .................................. 17
2.1.6. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp ............................... 17
2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .......................................... 17
2.2.1. Sự cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh ................................. 17
2.2.2. Tốc độ đổi mới công nghệ trong ngành ............................... 18
Nguyễn Thị Ngọc Bích Lớp Anh 1 Khóa 42
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
2.2.3. Môi trường kinh doanh và các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà
nước .............................................................................................. 18
3. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ........ 19
3.1. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ ................................................. 19
3.1.1. Khái niệm về dịch vụ .......................................................... 19
3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ.................................... 20
3.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ ........................................................................... 22
3.2.1. Danh tiếng về chất lượng dịch vụ ....................................... 23
3.2.2. Nguồn nhân lực giỏi ............................................................ 25
3.2.3. Danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp ..................... 26
3.2.4. Định hướng khách hàng, nghiên cứu thị trường .................. 26
3.2.5. Công nghệ ........................................................................... 27
Chƣơng II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm
toán Việt Nam ......................................................................................... 28
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của các công ty kiểm toán
Việt Nam và bối cảnh cạnh tranh trên thị trường kinh doanh dịch vụ
kiểm toán ở Việt Nam .......................................................................... 28
1.1. Sơ lược về sự phát triển của các công ty kiểm toán Việt Nam .... 28
1.1.1. Các mốc văn bản pháp lý quan trọng .................................. 28
1.1.2. Sự phát triển của các công ty kiểm toán Việt Nam .............. 29
1.2. Bối cảnh cạnh tranh trên thị trường kinh doanh dịch vụ kiểm toán
ở Việt Nam. ...................................................................................... 32
1.2.1. Phân chia các nhóm công ty trên thị trường........................ 32
1.2.2. Phân tích chung về hoạt động của ngành kiểm toán ............ 34
2. Phân tích năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam ........ 40
2.1. Tiêu chí về nguồn nhân lực ........................................................ 40
2.1.1. Số lượng Kiểm toán viên ..................................................... 41
2.1.2. Tỷ lệ Tổng số cán bộ nhân viên/Kiểm toán viên có chứng chỉ ........ 43
2.2. Tiêu chí về chất lượng sản phẩm dịch vụ ................................... 46
Nguyễn Thị Ngọc Bích Lớp Anh 1 Khóa 42
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
2.2.1. Chất lượng của các báo cáo kiểm toán thực hiện cho khách
hàng .............................................................................................. 47
2.2.2.Tính đa dạng của các loại hình dịch vụ kế toán, kiểm toán .. 48
2.3. Tiêu chí về thị phần ................................................................... 49
2.3.1. Thị phần .............................................................................. 49
2.3.2. Khả năng mở rộng thị phần ................................................ 52
2.4. Tiêu chí khác ............................................................................. 53
2.4.1. Giá phí dịch vụ kế toán, kiểm toán ...................................... 53
2.4.2. Công nghệ ........................................................................... 54
2.4.3. Thương hiệu ........................................................................ 55
3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán
Việt Nam .............................................................................................. 55
3.1. Những điểm mạnh của các công ty kiểm toán Việt Nam ............ 56
3.2. Những điểm yếu của các công ty kiểm toán Việt Nam ............... 56
Chƣơng III: Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
công ty kiểm toán Việt Nam ................................................................... 59
1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm
toán Việt Nam ...................................................................................... 59
2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm
toán Việt Nam ...................................................................................... 64
2.1. Nghiên cứu kỹ về thị trường mục tiêu ........................................ 64
2.2. Chính sách về nguồn nhân lực ................................................... 65
2.3. Chính sách về sản phẩm dịch vụ ................................................ 68
2.3.1. Hiểu biết về khách hàng ...................................................... 68
2.3.2. Đa dạng hóa loại hình dịch vụ ............................................ 69
2.3.3. Cải tiến công nghệ và quy trình làm việc ............................ 69
2.3.4. Kiểm soát chất lượng dịch vụ ............................................. 70
2.4. Chính sách về thương hiệu ......................................................... 71
2.5. Chính sách giá dịch vụ ............................................................... 72
2.6. Hợp tác và hợp tác quốc tế ......................................................... 72
2.7. Xây dựng văn hóa cho công ty ................................................... 76
Nguyễn Thị Ngọc Bích Lớp Anh 1 Khóa 42
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
3. Một số đề xuất đối với Nhà Nước nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các công ty kiểm toán Việt Nam ............................................... 77
3.1. Về phía các cơ quan Nhà nước ................................................... 77
3.2. Về phía các Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo ............................... 77
Kết luận ....................................................................................................... 79
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................ i
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................ ii
Danh mục các bảng biểu ............................................................................. iii
Danh mục biểu đồ ........................................................................................ iii
Nguyễn Thị Ngọc Bích Lớp Anh 1 Khóa 42
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kiểm toán Việt Nam chính thức được hình thành từ tháng 5
năm 1991 với sự thành lập của hai công ty kiểm toán VACO và AASC trực
thuộc Bộ tài chính. Cùng với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải
cách hệ thống tài chính, cải cách hệ thống kế toán Việt Nam, hoạt động kiểm
toán độc lập đã từng bước phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối
với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Hiện
nay, ở Việt Nam đã có 126 công ty và gần 4000 nhân viên hoạt động trong
lĩnh vực kiểm toán. Tuy nhiên hầu hết các công ty kiểm toán độc lập ở nước
ta chưa đạt được chuẩn mực quốc tế, do quy mô vốn nhỏ, lĩnh vực hoạt động
hạn chế, và tính chuyên nghiệp chưa cao. Đây là một bất lợi lớn cho các công
ty kiểm toán Việt Nam khi đất nước đã bước qua ngưỡng cửa hội nhập, thị
trường tài chính nói chung và thị trường dịch vụ kiểm toán nói riêng được mở
ra mạnh hơn, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế hơn.
Các công ty kiểm toán Việt Nam cũng đã và đang sử dụng những biện
pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tuy nhiên hầu hết còn đang
rất rời rạc và thiếu tính đồng bộ. Để có thể tồn tại và phát triển được trong bối
cảnh cạnh tranh mới, các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam cần có những
chiến lược mới cụ thể hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên
thị trường. Thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
các công ty kiểm toán Việt Nam”, em mong muốn có thể tìm được những
giải pháp hữu ích và thiết thực cho các công ty kiểm toán trong nước để cạnh
tranh hiệu quả với các đối thủ lớn quốc tế.
Bài khóa luận của em bao gồm 3 phần chính sau đây:
Chương I. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh
Chương II. Thực trạng về nănog lực cạnh tranh của các công ty
kiểm toán Việt Nam
Chương III. Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
công ty kiểm toán Việt Nam
Nguyễn Thị Ngọc Bích 1 Lớp Anh 1 Khóa 42
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
Vì kiến thức và hiểu biết thực tế của em còn hạn chế nên bài khóa luận
không thể tránh khỏi có những sai sót, em rất mong được sự thông cảm và
đóng góp từ các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng
dẫn Thạc sỹ Trần Thị Kim Anh đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài
khóa luận này.
Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Bích
Nguyễn Thị Ngọc Bích 2 Lớp Anh 1 Khóa 42
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1. Các khái niệm, quan điểm về năng lực cạnh tranh
Những năm gần đây, kể từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền
kinh tế thị trường, chủ đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong sản xuất,
kinh doanh thường xuyên được nói tới. Hiện vẫn còn rất nhiều quan điểm,
khái niệm khác nhau về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh và việc nhận thức
đúng đắn bản chất cũng như tầm quan trọng của chúng sẽ giúp các doanh
nghiệp hoạch định được những chiến lược đúng đắn để phát triển.
1.1.1. Cạnh tranh
“Cạnh tranh” hiểu theo một nghĩa thông dụng nhất là “cố gắng dành
phần hơn, phần thắng về mình, giữa những người, tổ chức hoạt động nhằm
mục đích như nhau” (theo Từ điển Tiếng Việt ). Động từ “cạnh tranh”
(compete) trong từ điển Anh – Anh (Oxford) được giải thích là “to try to be
more successful or better than somebody else who is trying to do the same
thing as you”, có nghĩa là “là việc cố gắng để làm tốt hơn, thành công hơn so
với một người khác cũng đang làm một công việc tương tự”. Cạnh tranh trong
kinh doanh là “sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế
tham gia sản xuất, kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi
ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn
nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”.1
Trong từ điển Kinh tế kinh doanh Anh – Việt: “Cạnh tranh là sự đối địch giữa
các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách
hàng, do đó có nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán
theo giá cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hóa tốt nhất”.
Như vậy cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế có bản chất là một mối quan
hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Các chủ thể kinh tế này có cùng
1 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Năm 2004) Trang164.
Nguyễn Thị Ngọc Bích 3 Lớp Anh 1 Khóa 42
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
mục tiêu và cố gắng đạt được mục tiêu đó ở mức độ càng cao càng tốt. Các
doanh nghiệp cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, gia tăng thị phần, phát
triển thị trường để tồn tại, phát triển.
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất
hàng hóa và là đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị
trường, khả năng tiêu thụ hàng hóa quyết định sản xuất và mọi hoạt động kinh
tế, các chủ thể kinh tế chịu mọi sự tác động của quan hệ cung- cầu và cạnh
tranh với nhau nhằm đạt hiệu quả và doanh lợi bằng việc mở rộng và cải tiến
sản xuất, kinh doanh. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên
cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm, tổ chức quản lý có hiệu quả hơn để giành ưu thế so với đối
thủ cạnh tranh, đạt được mục đích kinh doanh.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Trong lĩnh vực kinh tế, năng lực cạnh tranh được nhìn nhận ở 3 góc độ:
năng lực cạnh tranh của sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và
năng lực cạnh tranh của quốc gia.
a. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện thông qua mức độ chấp
nhận hay tiêu thụ của thị trường đối với sản phẩm đó so với những sản phẩm
khác. Một sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường là một sản phẩm
có chất lượng cao, giá cả hợp lý và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
b. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh thông thường được xem xét ở mức độ của doanh
nghiệp. Năng lực cạnh tranh có thể được định nghĩa như là “khả năng của một
công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới
dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức, hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng
lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị
trường mới”. Báo cáo về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) năm 1985 cũng có đề cập đến khái niệm năng lực cạnh tranh “năng
lực cạnh tranh quốc tế là năng lực và cơ hội trong hoàn cảnh riêng trước mắt
Nguyễn Thị Ngọc Bích 4 Lớp Anh 1 Khóa 42
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
và tương lai của doanh nghiệp có sức hấp dẫn về giá cả và chất lượng hơn so
với đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước để thiết kế, sản xuất, tiêu thụ hàng
hóa và cung cấp dịch vụ”. UNCTAD2 thuộc Liên hợp quốc thì nhìn nhận
thuật ngữ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở những góc độ khác nhau và
cụ thể hơn: là “năng lực của một doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng
thị phần của mình một cách vững chắc”, hoặc “năng lực hạ giá thành hoặc
cung cấp sản phẩm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp”, hoặc “năng lực cạnh tranh
thể hiện thông qua tỷ suất lợi nhuận”.
Tóm lại, khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần
phải chú ý tới 3 nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, việc so sánh năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phải
được đặt trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh. Phân tích năng lực
cạnh tranh của một doanh nghiệp là phân tích các yếu tố nội tại của doanh
nghiệp và của các đối thủ cạnh tranh của nó để so sánh và tìm ra lợi thế so
sánh của doanh nghiệp đó so với đối thủ.
Thứ hai, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phải được thể hiện
thông qua khả năng thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng,
bởi lẽ nhu cầu của khách hàng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng thay đổi đòi
hỏi doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng thay đổi để đáp ứng những nhu cầu
mới của khách hàng. Doanh nghiệp nào có thể thay đổi càng nhanh chóng,
càng đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp đó càng cao.
Thứ ba, năng lực cạnh của doanh nghiệp phải được thể hiện thông qua
việc duy trì và phát triển liên tục các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp chính là ưu thế của doanh nghiệp so với đối
thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải có khả năng duy trì và sáng tạo liên tục các
lợi thế cạnh tranh của mình, luôn luôn đi trước đối thủ, không để các đối thủ
2 Tổ chức về phát triển và thương mại Liên hợp quốc
Nguyễn Thị Ngọc Bích 5 Lớp Anh 1 Khóa 42
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
đuổi kịp và bắt chước dễ dàng. Thực hiện được điều này thì vị thế cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường mới thật sự bền vững.
c. Năng lực cạnh tranh của quốc gia
Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2002, định nghĩa cạnh tranh đối
với một quốc gia là: “khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh
và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao
được xác định bằng thay đổi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người
theo thời gian”. Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về cạnh tranh cố gắng
kết hợp cả các doanh nghiệp, ngành, và quốc gia: “khả năng của các doanh
nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao
hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Năm 1995, cũng trong báo cáo về năng lực cạnh tranh, WEF mở rộng
định nghĩa năng lực cạnh tranh ra phạm vi quốc gia: “năng lực cạnh tranh
quốc tế là năng lực của một công ty, một nước trong việc sản xuất ra của cải
trên thị trường thế giới nhiều hơn đối thủ cạnh tranh của nó” và “năng lực
cạnh tranh là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo ra sự tăng trưởng bền
vững trong môi trường kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới”.
Năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định thông qua hai chỉ tiêu cơ
bản sau:
- Chỉ số năng lực cạnh tranh – GCI (Growth Competitiveness Index) do
các yếu tố đóng góp váo sự phát triển trong tương lai của một nền kinh tế (trong
vòng 5 năm tới), được thể hiện ở mức thay đổi của GDP đầu người. Chỉ số này là
tổng hợp của 3 chỉ số: trình