Khóa luận Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương

1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong thời gian qua, cùng với những biến động của nền kinh tế các NHTM trên địa bàn thành phố đã trải qua bao thăng trầm và tưởng chừng có lúc không thể trụ vững được vào những năm 96-97, khi mà hàng loạt các vụ án kinh tế có liên quan đến ngành NH, gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản hàng ngàn tỷ đồng, đặc biệt là ảnh hưởng đến uy tín của ngành NH trong nền kinh tế. Những rủi ro tín dụng xảy ra trong giai đoạn này cho dù có xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều phản ánh rõ nét những yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM. Những biện pháp nhằm ngăn ngừa, quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng chưa được các NH đưa ra và thực hiện một cách đầy đủ, triệt để. 2. Tình hình nghiên cứu: Về bản thân các NHTM trên địa bàn, sau những sự việc đáng tiếc xảy ra, công tác giải quyết khắc phục hậu quả đã được thực hiện với những cố gắng hết mình, đồng thời công tác phòng chống, quản lý rủi ro tín dụng cũng được chú trọng hơn. Các NH tập trung đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, đổi mới quy trình và bộ máy cho vay sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đảm bảo an toàn khi cho vay. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ hiện nay tại các NHTM trên địa bàn vẫn còn cao hơn mức quy định (5%). Nợ quá hạn còn cao chủ yếu là do hậu quả của các năm trước để lại, chưa giải quyết dứt điểm, song tại một số NH vẫn có tình trạng phát sinh mới về nợ quá hạn, cho thấy rủi ro tín dụng luôn tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi các NH phải chú trọng hơn nữa đến công tác phòng chống, quản lý rủi ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại xảy ra. Tóm lại, cùng với sự phát triển của TP.HCM, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên sự tăng trưởng tín dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các NHTM. Do đó việc phát triển tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng. Vì vậy các giải pháp tốt trong quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các NH nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững. Nhận thức được vai trò của hoạt động tín dụng cũng như tầm quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nên sau một thời gian nghiên cứu tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương cùng với những kiến thức đã được học ở trường, em đã chọn đề tài “Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương” làm đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu:  Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương trên cơ sở đó đánh giá tình hình rủi ro tín dụng để đưa ra biện pháp quản lý rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.  Mục tiêu cụ thể: • Khái quát những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. • Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương, tìm ra nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng. • Đưa ra một số giải pháp thiết thực góp phần quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương một cách có hiệu quả đồng thời đề xuất những kiến nghị với các bộ, ngành liên quan. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của NH TMCP Sài Gòn Công Thương nghiên cứu đưa ra một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả trong đó đặc biệt tập trung hướng đến việc giới thiệu và áp dụng mô hình Basels vào thực tiễn hoạt động của NH. 5. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp thu thập số liệu: • Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của NH TMCP Sài Gòn Công Thương. • Tham khảo thêm thông tin từ các Website, tài liệu liên quan đến NH, kết hợp với những ý kiến chỉ dẫn của GVHD.  Phương pháp phân tích số liệu: • Phương pháp so sánh: so sánh số liệu qua các năm, các thời kỳ. • Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu. • Phương pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối. 6. Kết quả đạt được của đề tài: Đề tài đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng từ đó phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NH và đã rút ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại từ đó có giới thiệu một số giải pháp có tính khả thi và hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro tín dụng có thể áp dụng tại NH. 7. Kết cấu khóa luận: Phần 1: Phần mở đầu. Phần 2: Phần nội dung. • Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. • Chương II: Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương. • Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị giúp công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương đạt hiệu quả. Phần 3: Kết luận.

doc84 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM   KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG Ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : ThS. Châu Văn Thưởng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Bích Trâm MSSV: 107403233 Lớp: 07DKT4 TP. Hồ Chí Minh, 2011 Khoa: KT – TC – NH PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……): (1) Nguyễn Thị Bích Trâm MSSV: 107403233 Lớp: 07DKT4 MSSV: ……………… Lớp: MSSV: ……………… Lớp: Ngành : Kế toán – Kiểm toán Chuyên ngành : Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài : “Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương”. Các dữ liệu ban đầu : Các yêu cầu chủ yếu : Kết quả tối thiểu phải có: 1) 2) 3) 4) Ngày giao đề tài: ……./……../……… Ngày nộp báo cáo: ……./……../……… Chủ nhiệm ngành (Ký và ghi rõ họ tên)  TP. HCM, ngày … tháng … năm 2011 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)      LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong luận văn tốt nghiệp này được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Trâm LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của nhiều người. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh Trần Quốc Thanh – Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bến Nghé đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại đây. Em cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến anh Nguyễn Thanh Sơn – Trưởng Phòng giao dịch Bến Thành người đã cho em những ý kiến đóng góp quý báu giúp em có được cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng của các Ngân hàng hiện nay, tạo cơ sở cho những lý luận về đề tài của em bám sát với thực tế. Bên cạnh đó, em cũng rất biết ơn các anh chị Phòng giao dịch Bến Thành đã hỗ trợ em hoàn thành tốt chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM, các Thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu. Đặc biệt, em xin cảm ơn Thầy Châu Văn Thưởng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình em hoàn thành bài luận văn này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Trâm MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 1 3. Mục tiêu nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết quả đạt được của đề tài 3 7. Kết cấu đề tài 3 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 4 1.1. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng trong NHTM 4 1.1.1. Khái niệm tín dụng 4 1.1.2. Vai trò của tín dụng 4 1.1.3. Các phương thức cấp tín dụng 5 1.1.4. Quy định pháp lý về cho vay 6 1.1.5. Thời hạn cho vay 9 1.1.6. Thẩm định tín dụng trung và dài hạn 10 1.1.7. Quy trình cho vay 12 1.2. Rủi ro tín dụng 14 1.2.1. Khái niệm 14 1.2.2. Tác động của rủi ro tín dụng 14 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 15 1.2.4. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 20 1.2.5. Hệ số an toàn 20 1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG 23 2.1. Khái quát về NH TMCP Sài Gòn Công Thương 23 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 24 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Công Thương 25 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương 29 2.2.1. Doanh số cho vay 32 2.2.2. Doanh số thu nợ 37 2.2.3. Dư nợ cho vay 41 2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 47 2.2.5. Hệ số an toàn vốn tối thiểu – CAR 48 2.2.6. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động - LDR 49 2.3. Đánh giá thực trạng tín dụng và công tác quản lý tín dụng của NH TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2008-2010 50 2.3.1. Kết quả đạt được 50 2.3.2. Hạn chế 51 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 52 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIÚP CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ 54 3.1. Định hướng phát triển của NH TMCP Sài Gòn Công Thương trong thời gian tới 54 3.2. Một số giải pháp giúp công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương đạt hiệu quả 55 3.2.1. Xử lý nợ tồn đọng 55 3.2.2. Tăng cường vốn tự có 55 3.2.3. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực 56 3.2.4. Thẩm định tốt trước khi cho vay 56 3.2.5. Hiện đại hóa công nghệ NH góp phần hạn chế rủi ro 57 3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của kiểm tra nội bộ 57 3.2.7. Hoàn thiện mô hình ban quản lý tài sản nợ - có 57 3.2.8. Mô hình ban quản lý rủi ro tín dụng tập trung 59 3.2.9. Bảo đảm tín dụng 60 3.2.10. Mua bảo hiểm tín dụng 61 3.2.11. Ứng dụng mô hình Basel 61 3.3. Một số kiến nghị 65 3.3.1. Kiến nghị với NH TMCP Sài Gòn Công Thương 65 3.3.2. Kiến nghị với NHNN 66 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC 70 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CN: Chi nhánh DN: Doanh nghiệp NH: Ngân hàng NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTƯ: Ngân hàng trung ương TCTD: Tổ chức tín dụng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TMCP: Thương mại cổ phần TSDH: Tài sản dài hạn KH: Khách hàng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.5.2.3.2. Tiêu chí phân loại quy mô DN Bảng 1.5.2.3.2. Đánh giá và xếp hạng tín dụng DN Bảng 2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.1.3.2. Tình hình hoạt động Bảng 2.1.3.3. Điểm giao dịch và nhân sự Bảng 2.2. Hoạt động cho vay Bảng 2.2.1.1. Doanh số cho vay theo kỳ hạn Bảng 2.2.1.2. Doanh số cho vay theo đối tượng vay Bảng 2.2.1.3. Doanh số cho vay theo mục đích vay Bảng 2.2.2.1. Doanh số thu nợ theo kỳ hạn Bảng 2.2.2.2. Doanh số thu nợ theo đối tượng Bảng 2.2.2.3. Doanh số thu nợ theo mục đích vay Bảng 2.2.3.1. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn Bảng 2.2.3.2. Dư nợ cho vay theo đối tượng Bảng 2.2.3.3. Dư nợ cho vay theo mục đích vay Bảng 2.2.3.4. Chất lượng nợ cho vay Bảng 2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Bảng 2.2.5. Hệ số an toàn vốn tối thiểu Bảng 2.2.6. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Biểu đồ 2.1.3.2. Tình hình hoạt động Biểu đồ 2.1.3.3.1. Điểm giao dịch Biểu đồ 2.1.3.3.2. Nhân sự Biểu đồ 2.2. Hoạt động cho vay Biểu đồ 2.2.1.1. Cơ cấu doanh số cho vay theo kỳ hạn Biểu đồ 2.2.1.2. Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay Biểu đồ 2.2.1.3. Cơ cấu doanh số cho vay theo mục đích vay Biểu đồ 2.2.2.1. Cơ cấu doanh số thu nợ theo kỳ hạn Biểu đồ 2.2.2.2. Cơ cấu doanh số thu nợ theo đối tượng vay Biểu đồ 2.2.2.3. Cơ cấu doanh số thu nợ theo mục đích vay Biểu đồ 2.2.3.1. Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn Biểu đồ 2.2.3.2. Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng Biểu đồ 2.2.3.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích vay Biểu đồ 2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Biểu đồ 2.2.5. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Biểu đồ 2.2.6. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Trong thời gian qua, cùng với những biến động của nền kinh tế các NHTM trên địa bàn thành phố đã trải qua bao thăng trầm và tưởng chừng có lúc không thể trụ vững được vào những năm 96-97, khi mà hàng loạt các vụ án kinh tế có liên quan đến ngành NH, gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản hàng ngàn tỷ đồng, đặc biệt là ảnh hưởng đến uy tín của ngành NH trong nền kinh tế. Những rủi ro tín dụng xảy ra trong giai đoạn này cho dù có xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều phản ánh rõ nét những yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM. Những biện pháp nhằm ngăn ngừa, quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng chưa được các NH đưa ra và thực hiện một cách đầy đủ, triệt để. Tình hình nghiên cứu: Về bản thân các NHTM trên địa bàn, sau những sự việc đáng tiếc xảy ra, công tác giải quyết khắc phục hậu quả đã được thực hiện với những cố gắng hết mình, đồng thời công tác phòng chống, quản lý rủi ro tín dụng cũng được chú trọng hơn. Các NH tập trung đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, đổi mới quy trình và bộ máy cho vay sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đảm bảo an toàn khi cho vay.   Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ hiện nay tại các NHTM trên địa bàn vẫn còn cao hơn mức quy định (5%). Nợ quá hạn còn cao chủ yếu là do hậu quả của các năm trước để lại, chưa giải quyết dứt điểm, song tại một số NH vẫn có tình trạng phát sinh mới về nợ quá hạn, cho thấy rủi ro tín dụng luôn tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi các NH phải chú trọng hơn nữa đến công tác phòng chống, quản lý rủi ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại xảy ra.  Tóm lại, cùng với sự phát triển của TP.HCM, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên sự tăng trưởng tín dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các NHTM. Do đó việc phát triển tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng. Vì vậy các giải pháp tốt trong quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các NH nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững. Nhận thức được vai trò của hoạt động tín dụng cũng như tầm quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nên sau một thời gian nghiên cứu tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương cùng với những kiến thức đã được học ở trường, em đã chọn đề tài “Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương” làm đề tài nghiên cứu của mình. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương trên cơ sở đó đánh giá tình hình rủi ro tín dụng để đưa ra biện pháp quản lý rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả. Mục tiêu cụ thể: Khái quát những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương, tìm ra nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng. Đưa ra một số giải pháp thiết thực góp phần quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương một cách có hiệu quả đồng thời đề xuất những kiến nghị với các bộ, ngành liên quan. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của NH TMCP Sài Gòn Công Thương nghiên cứu đưa ra một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả trong đó đặc biệt tập trung hướng đến việc giới thiệu và áp dụng mô hình Basels vào thực tiễn hoạt động của NH. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của NH TMCP Sài Gòn Công Thương. Tham khảo thêm thông tin từ các Website, tài liệu liên quan đến NH, kết hợp với những ý kiến chỉ dẫn của GVHD. Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh: so sánh số liệu qua các năm, các thời kỳ. Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu. Phương pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối. Kết quả đạt được của đề tài: Đề tài đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng từ đó phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NH và đã rút ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại từ đó có giới thiệu một số giải pháp có tính khả thi và hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro tín dụng có thể áp dụng tại NH. Kết cấu khóa luận: Phần 1: Phần mở đầu. Phần 2: Phần nội dung. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. Chương II: Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị giúp công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương đạt hiệu quả. Phần 3: Kết luận. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng trong NHTM: Khái niệm tín dụng: Tín dụng NH là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Vai trò của tín dụng: Tín dụng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và ổn định: Trong hoạt động sản xuất kinh doah không thể nào có sự trao đổi ngya trực tiếp giữa hàng và tiền vì thế cần vốn để có thể không làm gián đoạn quá trình sản xuất rất cần đến tín dụng ngân hàng, làm cho quá trình sản xuất được liên tục ổn định và có thể tồn tại được. Tín dụng là điều kiện tạo ra bước nhảy vọt phát triển kinh tế xã hội: Tiền luôn có mặt ở tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc rút ngắn thời gian nhằm làm tăng vòng quay vốn do đó mỗi chủ thể kinh doanh phải chủ động tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp như ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ…những việc làm này đòi hỏi một lượng lớn về vốn. Và tín dụng NH là nơi có thể cạnh tranh và sẽ làm cho nền kinh tế phát triển nhảy vọt. Tín dụng là một công cụ điều tiết vĩ mô của NN: Nhà nước có thể điều chỉnh kinh tế giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực khác nhau thông qua tín dụng NH của Nhà nước để có thể phát huy mọi tiềm năng của cùng ngành đó, đưa kinh tế của vùng đó phát triển mạnh lên và có điều kiện như những vùng khác. Tín dụng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại: Việc giữa các NH mở tài khoản ở các quốc gia khác nhau giúp cho việc quan hệ kinh doanh giữa các quốc gia được diễn ra thuận lợi hơn, tin tưởng nhau hơn để các đối tác yên tâm hợp tác làm ăn. Các phương thức cấp tín dụng: Chiết khấu thương phiếu: KH có thể đem thương phiếu lên để xin chiết khấu trước hạn. Số tiền NH ứng trước phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, thời hạn chiết khấu. Thường là NH ký với khách hợp đồng chiết khấu, khi cần chiết khấu KH chỉ cần gửi phiếu lên NH chiết khấu. Do có ít nhất hai người cam kết trả tiền cho NH nên độ an toàn của thườn phiếu cao. Cho vay: Thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó NH cho phép người cho vay được bội chi só dư tiền gửi thanh toán. Thấu chi dựa trên cơ sở thu chi của KH không phù hợp về thời gian và quy mô. Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ song không chính xác. Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay áp dụng đối với những KH không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Theo từng kỳ hạn trong hợp đồng, NH sẽ thu gốc và lãi. Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó NH thỏa thuận cấp cho KH hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tại thời điểm tính. Trong nghiệp vụ này NH không xác định trước kỳ hạn nợ và thời hạn tín dụng, khi KH có thu nhập NH sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho KH. Cho vay trả góp: Là hình thức tín dụng theo đó NH cho phép KH trả gốc làm nhiều lần trong thời hnạ tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Cho thuê tài sản: Cho thuê của NH là hình thức tín dụng trung và dài hạn. NH mua tài sản cho KH thuê với thời hạn sao cho NH phải thu gần đủ giá trị tài sản cho thuê cộng lãi. Hết thời hạn thuê KH có thể mua lại tài sản đó. Bảo lãnh: Bão lãnh của NH là cam kết của NH dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH của NH khi KH không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Quy định pháp lý về cho vay: Nguyên tắc cho vay: Theo Điều 6 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) về nguyên tắc vay vốn như sau: Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Việc KH sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến vốn vay không tạo được ngân lưu để trả nợ cho NH. Về phía KH, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp DN đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay cho NH. Từ đó, nâng cao uy tín của KH đối với NH và củng cố quan hệ vay vốn của KH với NH sau này. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Đây là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà NH sử dụng để cho vay là vốn huy động từ KH gửi tiền. Do đó, sau khi vay một thời hạn nhất định, KH vay tiền phải hoàn trả lại cho NH để NH hoàn trả lại cho KH gửi tiền. Điều kiện vay vốn: Mặc dù khi cho vay, NH yêu cầu KH vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc như vừa nêu nhưng thực tế không phải KH nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do vậy, theo Điều 7 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) về điều kiện vay vốn, tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi KH có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. Những nhu cầu vốn không được cho vay: Theo Điều 9 của Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây: Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. Giới hạn cho vay: Theo Điều 18 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) thì: Tổng dư nợ cho vay đối với một KH không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một KH vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc KH có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của NHNN Việt Nam. Những trường hợp không được cho vay: Theo Điều 19 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) tổ chức tín dụng không được cho vay đối với KH trong các trường hợp sau đây: Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng. Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc). Hạn chế cho vay: Theo Điều 20 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây: Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay, Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay, K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvantotnghiep_NguyenThiBichTram_107403233_Lop07DKT4.doc
  • pdfLuanvantotnghiep_NguyenThiBichTram_107403233_Lop07DKT4.pdf
Luận văn liên quan