Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn trong nền kinh tế ngày càng lớn do vậy hệ thống các trung gian tài chính trong nền kinh tế đã và đang phát huy vai trò của mình là cầu nối giữa những người thừa vốn (những người có nhu cầu gửi tiền) và những người thiếu vốn (những người có nhu cầu vay)
Trong hệ thống các trung gian tài chính người ta không thể không nhắc tới các Ngân Hàng thương mại với chức năng chủ yếu là cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Với Việt Nam, mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào song để khai thác hết được những thế mạnh sẵn có đó đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn vốn lớn.Thêm vào đó quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cũng đang đòi hỏi một lượng vốn lớn.Vì vậy, hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác những nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về vốn của khách hàng.
Việt Nam gia nhập WTO, đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển đặt nước ta và ngành ngân hàng nói riêng trước nhiều thách thức mới đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội mới.Gia nhập WTO hệ thống ngân hàng nước ta có điều kiện hoạt đồng trong một môi trường ổn định hơn, có điều kiện hợp tác liên kết với nước ngoài và qua đó tiếp cận được với khoa học công nghệ hiện đại, học hỏi được kinh nghiệm quản lí cũng như những kinh nghiệm trong kinh doanh. Bên cạnh những thuận lợi đó là không ít những khó khăn thách thức mà hệ thống ngân hàng còn non trẻ của chúng ta phải đối mặt.Trước hết là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước đang ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Không chỉ vậy chúng ta còn phải cạnh tranh với sự thâm nhập ngày càng sâu của hệ thống các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn chúng ta về nhiều mặt như: năng lực tài chính, chuyên môn nghiệp vụ, sản phẩm đa đàng chất lượng cao đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.Bên cạnh đó, do xuất phát điểm và trình độ phát triển của ngành ngân hàng nước ta còn thấp cả về công nghệ, trình độ quản lý, tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ, khả năng huy động vốn trong nội bộ nền kinh tế nhất là vốn trung, dài hạn và tiết kiệm nội bộ.Vì vậy, vấn đề đặt ra là các ngân hàng là phải làm gì và làm thế nào để công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao góp phần đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3114 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Giải pháp tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
TÊN ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn trong nền kinh tế ngày càng lớn do vậy hệ thống các trung gian tài chính trong nền kinh tế đã và đang phát huy vai trò của mình là cầu nối giữa những người thừa vốn (những người có nhu cầu gửi tiền) và những người thiếu vốn (những người có nhu cầu vay)
Trong hệ thống các trung gian tài chính người ta không thể không nhắc tới các Ngân Hàng thương mại với chức năng chủ yếu là cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Với Việt Nam, mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào song để khai thác hết được những thế mạnh sẵn có đó đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn vốn lớn.Thêm vào đó quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cũng đang đòi hỏi một lượng vốn lớn.Vì vậy, hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác những nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về vốn của khách hàng.
Việt Nam gia nhập WTO, đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển đặt nước ta và ngành ngân hàng nói riêng trước nhiều thách thức mới đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội mới.Gia nhập WTO hệ thống ngân hàng nước ta có điều kiện hoạt đồng trong một môi trường ổn định hơn, có điều kiện hợp tác liên kết với nước ngoài và qua đó tiếp cận được với khoa học công nghệ hiện đại, học hỏi được kinh nghiệm quản lí cũng như những kinh nghiệm trong kinh doanh. Bên cạnh những thuận lợi đó là không ít những khó khăn thách thức mà hệ thống ngân hàng còn non trẻ của chúng ta phải đối mặt.Trước hết là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước đang ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Không chỉ vậy chúng ta còn phải cạnh tranh với sự thâm nhập ngày càng sâu của hệ thống các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn chúng ta về nhiều mặt như: năng lực tài chính, chuyên môn nghiệp vụ, sản phẩm đa đàng chất lượng cao đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.Bên cạnh đó, do xuất phát điểm và trình độ phát triển của ngành ngân hàng nước ta còn thấp cả về công nghệ, trình độ quản lý, tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ, khả năng huy động vốn trong nội bộ nền kinh tế nhất là vốn trung, dài hạn và tiết kiệm nội bộ.Vì vậy, vấn đề đặt ra là các ngân hàng là phải làm gì và làm thế nào để công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao góp phần đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Qua quá trình tìm hiểu và nhận định thực tế, em nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng mà hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và NHTM rất quan tâm và tìm mọi biện pháp nhằm hoàn thiện. Vì vậy, em mạnh dạn chọn đề tài: “ Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại” làm khóa luận tốt nghiệp với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc tăng nguồn vốn kinh doanh tại đơn vị.
2. Mục đích nghiên cứu
• Hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.
• Thông qua việc phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại NHTM để thấy được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
• Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy đồng vốn tại NHTM
3. Tổng quan đề tài
Tháng 8 vừa qua Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo thông tin về hoạt động ngân hàng như sau:
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 19/8/2011 ước tăng 3,04% sau khi đã sụt giảm vào tháng trước. Trong đó, tiền gửi bằng VND tăng 3,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,81%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 8,44%.
Theo số liệu của NHNN, đến 20/10,thì mức huy động vốn lại ước giảm 0,74% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND giảm 1,29%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,73%....
Trước những biến động tăng giảm của lượng vốn huy động vào, các ngân hàng TMCP nói chung và ngân hàng em nghiên cứu nói riêng khó mà kiểm soát được dẫn đến ban lãnh đạo khó khăn trong việc đưa ra các các hướng đi cho phù hợp. Để tránh bị động cho ngân hàng về nguồn vốn huy động vào, đáp ứng được nhu cầu thanh toán cũng như hoạt động cho vay nhiều anh chị đi trước đã đưa ra nhiều giải pháp giúp các ngân hàng thương mại tăng hiệu quả trong việc huy động. Cụ thể như: tại đơn vị em học tập có chị Hoàng Phương Thảo tham gia khóa luận về đề tài: “Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai”. Bài luận của chị đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, góp phần nâng cao nghiệp vụ huy động vốn cho ngân hàng nơi mà chị tham gia thực tập và nghiên cứu. Song bài Luận văn của chị được thực hiện trong giai đoạn nhà nước ta đang mở cửa hội nhập, chính sách quản lý của nhà nước được nới lỏng nên hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. Còn hiện nay, khi xu hướng hội nhập đã lan rộng, sự canh tranh khốc liệt của các ngân hàng trong và ngoài nước v.v...thì việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại khó khăn hơn. Tri thức người dân Việt Nam ngày một nâng cao,xu hướng của người gửi tiết kiệm thì : “cứ chỗ nào lợi nhuận, lãi suất cao là gửi không cần quan trọng ngân hàng tốt, xấu.”(Trích Lê Xuân Nghĩa , Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia), hoặc thay vì gửi tiết kiệm họ sẽ đem đầu tư v.v.. cộng với chíh sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước thì những giải pháp của chị Thảo không còn phù hợp nữa. Trong Đề tài nghiên cứu của này,thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị nơi em thực tập, em sẽ đưa ra những con số minh chứng thực tế để tìm ra những hạn chế và đưa đến những giải pháp gắn liền với thực tiễn của từng giai đoạn, từng Chi nhánh..
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác huy động vốn tại NHTM từ năm 2009 – 2011 từ đó làm sáng tỏ những lý luận về nghiệp vụ huy động vốn và đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM
Phạm vi nghiên cứu
+) Thời gian nghiên cứu: các tài liệu và số liệu của Ngân hàng thương mại trong 3năm 2009, 2010 và 9 tháng đầu năm 2011
+) Không gian nghiên cứu: Ngân hàng thương mại
5. Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại” em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phương pháp tại bàn sách: em sử dụng các phương pháp như:
Phương pháp thu gom, nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu bằng cách thu thập các báo cáo, tài liệu của cơ quan, tham khảo sách báo, các thông tin mang tính thực tiễn…
Phương pháp phân tích thống kê: là phương pháp dựa trên những số liệu sẵn có để tiến hành so sánh, đối chiếu, đánh giá các sự kiện. Từ đó tìm ra cách lí giải, xác định được tính hợp lí của các thông tin về các hoạt động của ngân hàng.
Phương pháp so sánh: đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau qua các kì phân tích để biết được sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Từ đó có cơ sở để phân tích sâu hơn nhằm tìm ra nguyên nhân của hiện trạng đó.
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp số liệu và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, kết hợp với phương pháp phân tích thống kê,so sánh..để đưa ra kết quả chính xác nhất, cung cấp thông tin 1 cách đầy đủ và chính xác nhất.
Phương pháp khảo sát thực tế: có 2 phương pháp cụ thể sau
Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2009 đến 9 tháng đầu năm 2011, các hồ sơ giao dịch tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng.
Khảo sát, tham khảo các đề tài nghiên cứu trước đó
Dữ liệu sơ cấp
Thu thập số liệu từ việc đi phỏng vấn, điều tra khách hàng gửi tiền bằng cách phát phiếu thăm dò.( dự định tiến hành trong quá trình nghiên cứu sau này của em) , đồng thời phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của Ngân hàng
Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích so sánh, thống kê các số liệu để đưa ra những nhận định về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Xử lý số liệu và khảo sát bằng các biểu đồ , dùng phần mềm SPSS, Excel để xử lý số liệu
6. Tính mới của đề tài:
Sau 1 năm tình hình kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam có nhiều biến đổi vì thế mà đề tài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh và tình hình mới cho ta thấy được những thay đổi cũng như sự tác động cuả nền kinh tế thế giới đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng em đang nghiên cứu nói riêng. Bên cạnh đó,để kiểm soát nền kinh tế, nhà nước đã thi hành nhiều chính sách, ban hành nhiều thông như thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/3/2011 của ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam, hay căn cứ Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 ngân hàng nhà nước quy định về chấm dứt huy động vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi là tổ chức tín dụng)v.v… những công cụ điều tiết trên làm kiềm chế hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đứng trước những thách thức trên các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ và đang làm gì để vượt qua khó khăn và thu lợi nhuận tối đa. Điểm mới của đề tài em là tiến hành thu thập số liệu chính xác gắn liền với thời điểm thực tại, sau đó phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp với vấn đề.
7. Kết cấu để tài:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài Báo cáo nghiên cứu khoa học có kết cấu gồm bốn chương lớn như sau :
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngoài ra phần cuối bài luận còn có Danh mục tài liệu tham khảo và Phần phụ lục
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
1.1 Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại ( NHTM)
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động NHTM
1.1.1.1 Khái niệm
1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động NHTM
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM
1.1.2.1 Các hoạt động trong bảng tổng kết tài sản
1.1.2.1.1 Huy động vốn
1.1.2.1.2 Sử dụng vốn:
1.1.2.1.3 Hoạt động môi giới trung gian
1.1.2.2 Các hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản
1.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.1 Huy động từ chủ sở hữu
1.2.2 Huy động tiền gửi
1.2.2.1 Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán)
1.2.2.2Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội
1.2.2.3 Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
1.2.3 Vốn đi vay
1.2.3.1 Vay thông qua phát hành giấy tờ có giá
* Trái phiếu
1.2.3.2 Vay vốn các tổ chức tín dụng
* Vay từ nước ngoài
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM.
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài
1.3.2 Các nhân tố bên trong.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2 Các hoạt động chính:
2.1.2.1 Hoạt động Tín dụng
2.1.2.2 Hoạt động Đầu tư
2.2.2.3 Hoạt động dịch vụ khác
2.2 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng thương mại giai đoạn 2009 - 2011
2.2.1 Vốn từ chủ sở hữu:
2.2.2 Nguồn huy động tiền gửi:
2.2.3 Vốn vay
2.3 Đánh giá công tác huy động vốn tại NHTM
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được đạt được
2.3.2 Những hạn chế
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.1 Mục tiêu và phương hướng tăng cường công tác huy động vốn tại NHTM
3.1.1 Mục tiêu
3.1.2 Phương hướng chiến lược nguồn vốn trong thời gian tới
3.2 Các giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại NHTM
3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ
3.2.2 Cải tiến nghiệp vụ, đa dạng hoá các hình thức huy động
3.2.3 Đa dạng hoá và nâng cao các loại hình dịch vụ Ngân hàng
3.2.4 Sử dụng lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ, đáp ứng sự biến động của thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng
3.2.5 Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn
3.2.6 Tăng cường công tác Marketing trong tất cả các mảng hoạt động của Ngân hàng
3.2.7 Nâng cao vị thế và tuy tín của Ngân hàng
3.2.8 Xây dựng trụ sở và trang bị hệ thống máy móc thiết bị để tạo ra hình ảnh tốt về Ngân hàng
3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại NHTM
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại
3.3.2 Kiến nghị với Chi nhánhNgân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS (2005), “Giáo trình tín dụng – ngân hàng”, Nhà XB Thống Kê
[2] Phan Thị Thu Hà, TS (2004), “Giáo trình Ngân hàng thương mại”, Nhà XB Thống Kê
[3] Nguyễn Thị Minh Kiều, TS (2008), “Nghiệp vụ Ngân hàng”, Nhà XB Thống Kê
[4] Hoàng Phương Thảo (niên khóa 2004 – 2008), “ Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai ”
[5]
[6]
[7]
[8]