Thị trƣờng chứng khoán là một bộ phận không thể thiếu đƣợc tro ng hệ
thống tài chính của các nƣớc theo nền kinh tế thị trƣờng. Kinh nghiệm của các
nƣớc cho thấy, sự tham gia của các trung gian tài chính có một ý nghĩa quan
trọng trong việc làm tăng chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của thị trƣờng
chứng khoán. Mặt khác, kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực hoạt động
quan trọng của các trung gian tài chính. Phát triển các hoạt động trên thị
trƣờng chứng khoán là một hƣớng chiến lƣợc quan trọng của các trung gian
tài chính.
Đối với Việt Nam, thị trƣờng chứng khoán đang trong tiến trình xây
dựng và phát triển. Thực tế hơn sáu năm hoạt động của thị trƣờng chứng
khoán cho thấy, sự tham gia hạn chế của các trung gian tài chính – các nhà
đầu tƣ có tổ chức, đã làm giảm tính sôi động và hiệu quả hoạt động của thị
trƣờng. Mặt khác, hoạt động “độc canh” trên các thị trƣờng truyền thống là
một trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro và giảm chất lƣợng, hiệu quả
hoạt động của các trung gian tài chính.
Có thể nói, sự phát triển trong tƣơng lai của thị trƣờng chứng khoán
cũng nhƣ của các trung gian tài chính phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tham
gia của các trung gian tài chính trên thị trƣờng chứng khoán. Vì vậy, nhận
thức đúng vai trò và thúc đẩy hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến
trình xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam là rất cần
thiết.
Bởi vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề "Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của
các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam " làm đề tài
khoá luận tốt nghiệp của mình.
103 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA
CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Cẩm Trang
Lớp : Anh 4 - K41A - KTĐN
Giáo viên hướng dẫn : TS. Tăng Văn Nghĩa
HÀ NỘI, 11/ 2006
LỜI CẢM ƠN
Do điều kiện thời gian và điều kiện khảo sát thực tế còn chƣa nhiều,
chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Ngƣời viết rất
mong sự góp ý của các thầy cô giáo và những ngƣời có cùng quan tâm để
khoá luận có ý nghĩa thiết thực cho sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trƣờng Đại học
Ngoại Thƣơng đã trang bị cho tôi kiến thức và tƣ duy để hoàn thành khoá
luận, tới thầy giáo hƣớng dẫn TS.Tăng Văn Nghĩa đã chỉ bảo giúp đỡ tôi tận
tình trong quá trình nghiên cứu.
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 5
CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 7
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH .................. 7
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN .................................................. 7
I. Tổng quan về Thị trƣờng chứng khoán ....................................................... 7
1. Sự hình thành Thị trƣờng chứng khoán ............................................... 7
2. Khái niệm và phân loạI thị trƣờng chứng khoán ................................. 8
2.1. Khái niệm .................................................................................... 8
2.2. Phân loại ...................................................................................... 9
3. Vai trò của thị trƣờng chứng khoán .................................................. 12
4. Các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán ................................... 14
4.1. Chính phủ ......................................................................................
4.2. Các doanh nghiệp ...................................................................... 15
4.3. Các nhà đầu tƣ cá thể ................................................................. 15
4.4. Các trung gian tài chính ............................................................. 16
II. Khái quát về trung gian tài chính và hoạt động của các trung gian tài chính
trên thị trƣờng chứng khoán ......................................................................... 16
1. Khái niệm ..................................................................................... 16
2.Phân loại ........................................................................................ 17
3. Vai trò .......................................................................................... 20
4. Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trƣờng chứng khoán.
......................................................................................................... 21
III. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về việc thúc đẩy sự tham gia
của các trung gian tài chính trên thị trƣờng chứng khoán ............................. 28
IV. Các điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài
chính trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam................................................ 32
2
1. Các điều kiện khách quan ............................................................. 32
2. Các điều kiện chủ quan ................................................................. 36
CHƢƠNG 2 ................................................................................................. 37
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................ 37
I. Sự hình thành và phát triển của Thị trƣờng Chứng khoán Việt Nam ......... 37
1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam ................................................... 37
2. Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ... 40
II. Các trung gian tài chính Việt Nam ........................................................... 44
1. Sơ lƣợc về hệ thống tài chính Việt Nam .......................................... 44
2. Các ngân hàng thƣơng mại ............................................................... 45
3. Các tổ chức bảo hiểm ....................................................................... 48
4. Các công ty chứng khoán ................................................................. 50
5. Các quỹ đầu tƣ .................................................................................. 55
6. Các công ty tài chính ....................................................................... 55
III. Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam ............................................................................................................. 56
1. Cơ sở pháp lý về hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam ......................................................................... 56
2. Hoạt động phát hành chứng khoán ................................................... 61
3. Hoạt động kinh doanh chứng khoán ................................................. 63
4. Hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán ........................... 65
5. Hoạt động tƣ vấn, môi giới chứng khoán .......................................... 66
6. Hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ và quản lý quỹ đầu tƣ chứng
khoán .................................................................................................... 67
IV. Đánh giá hoạt động của các trung gian tài chính trên TTCK Việt Nam .. 68
1. Kết quả hoạt động ......................................................................... 68
2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 71
3
CHƢƠNG 3 ................................................................................................. 76
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA CÁC
TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................................... 76
I. Định hƣớng phát triển của trung gian tài chính trên Thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam ...................................................................................................... 76
1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng tài chính Việt Nam đến năm 2010
......................................................................................................... 76
2. Định hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đến năm
2010 ................................................................................................. 78
II. Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam ................................................................................. 80
1. Các giải pháp vĩ mô ...................................................................... 80
2. Các giải pháp vi mô ...................................................................... 90
KẾT LUẬN ............................................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 101
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trƣờng chứng khoán là một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong hệ
thống tài chính của các nƣớc theo nền kinh tế thị trƣờng. Kinh nghiệm của các
nƣớc cho thấy, sự tham gia của các trung gian tài chính có một ý nghĩa quan
trọng trong việc làm tăng chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của thị trƣờng
chứng khoán. Mặt khác, kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực hoạt động
quan trọng của các trung gian tài chính. Phát triển các hoạt động trên thị
trƣờng chứng khoán là một hƣớng chiến lƣợc quan trọng của các trung gian
tài chính.
Đối với Việt Nam, thị trƣờng chứng khoán đang trong tiến trình xây
dựng và phát triển. Thực tế hơn sáu năm hoạt động của thị trƣờng chứng
khoán cho thấy, sự tham gia hạn chế của các trung gian tài chính – các nhà
đầu tƣ có tổ chức, đã làm giảm tính sôi động và hiệu quả hoạt động của thị
trƣờng. Mặt khác, hoạt động “độc canh” trên các thị trƣờng truyền thống là
một trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro và giảm chất lƣợng, hiệu quả
hoạt động của các trung gian tài chính.
Có thể nói, sự phát triển trong tƣơng lai của thị trƣờng chứng khoán
cũng nhƣ của các trung gian tài chính phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tham
gia của các trung gian tài chính trên thị trƣờng chứng khoán. Vì vậy, nhận
thức đúng vai trò và thúc đẩy hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến
trình xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam là rất cần
thiết.
Bởi vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề "Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của
các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam" làm đề tài
khoá luận tốt nghiệp của mình.
5
2. Mục tiêu
- Làm rõ sự tham gia của các trung gian tài chính thông qua hoạt động của
các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trƣờng
chứng khoán.
- Phân tích, đánh giá hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến trình
xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, phân tích các nguyên nhân
làm hạn chế hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trƣờng chứng
khoán.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính
trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán ở Việt
Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi
Đối tƣợng nghiên cứu chính của khoá luận là: các trung gian tài chính
và hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trƣờng chứng khoán của
Việt Nam trong giai đoạn 7/2000 – 10/2006.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp
với các phƣơng pháp phỏng vấn, thu thập thông tin, tổng hợp, so sánh và phân
tích tình huống, v.v... để nghiên cứu.
6
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
I. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán
1. Sự hình thành thị trƣờng chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán đƣợc xem là đặc trƣng cơ bản, là biểu tƣợng
của nền kinh tế hiện đại. Là một bộ phận cấu thành của thị trƣờng tài chính,
thị trƣờng chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các
chứng khoán - các hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia.
Việc trao đổi mua bán này đƣợc thực hiện theo những quy tắc ấn định trƣớc.
Hình thức sơ khai của thị trƣờng chứng khoán đã xuất hiện cách đây hàng
trăm năm. Vào khoảng thế kỷ 15, ở các thành phố trung tâm thƣơng mại của các
nƣớc phƣơng Tây, trong các chợ phiên hay hội chợ, các thƣơng gia thƣờng tụ tập
tại các quán cà phê để thƣơng lƣợng mua bán, trao đổi hàng hoá.
Đến cuối thế kỷ 15, “khu chợ riêng” đã trở thành thị trƣờng hoạt động
thƣờng xuyên với những quy ƣớc xác định cho các cuộc thƣơng lƣợng.
Những quy ƣớc này dần trở thành các quy tắc có tính chất bắt buộc đối với
các thành viên.
Buổi họp đầu tiên diễn ra năm 1453 tại một lữ quán của gia đình
Vanber tại thành phố Bruges (Vƣơng quốc Bỉ). Trƣớc lữ quán có một bảng
hiệu vẽ hình ba túi da và chữ Bourse. Ba túi da tƣợng trƣng cho ba nội dung
của thị trƣờng, là thị trƣờng hàng hoá, thị trƣờng ngoại tệ và thị trƣờng chứng
khoán. Còn chữ Bourse biểu tƣợng cho sở giao dịch. Vì thế sở giao dịch sau
này còn gọi là Bourse.
Đến năm 1547, thị trƣờng ở thành phố Bruges bị sụp đổ và đƣợc dời tới
thành phố cảng Antwepen, từ đó, thị trƣờng này phát triển nhanh chóng. Một
thị trƣờng nhƣ vậy cũng đƣợc thành lập ở London (Vƣơng quốc Anh) vào thế
7
kỷ 18 và sau đó là một loạt thị trƣờng tại Pháp, Đức, Ý cũng đƣợc thành lập.
Sau một thời gian hoạt động đã cho thấy, thị trƣờng không có khả năng đáp
ứng đƣợc yêu cầu của ba loại giao dịch khác nhau. Vì thế, thị trƣờng hàng hoá
đƣợc tách ra thành các khu thƣơng mại, thị trƣờng ngoại tệ đƣợc tách ra và
phát triển thành thị trƣờng hối đoái. Thị trƣờng chính thức trở thành thị
trƣờng chứng khoán. Nhƣ vậy, thị trƣờng chứng khoán đƣợc hình thành cùng
với thị trƣờng hàng hoá và thị trƣờng hối đoái.
Quá trình phát triển của thị trƣờng chứng khoán đã trải qua nhiều bƣớc
thăng trầm. Song, do các biến động lớn trong nền kinh tế thế giới, do tác động
của tiến bộ khoa học kỹ thuật và với mong muốn của chính phủ các nƣớc
trong việc tăng cƣờng vai trò của thị trƣờng chứng khoán đối với đời sống
kinh tế, thị trƣờng chứng khoán đã đƣợc tạo mọi điều kiện phát triển.
2. Khái niệm và phân loại thị trƣờng chứng khoán
2.1. Khái niệm
Thị trƣờng chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán, trao đổi
các loại chứng khoán. Chứng khoán đƣợc hiểu là các loại giấy tờ hay bút toán
ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ
chức phát hành.
Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị
trƣờng sơ cấp (Primary Market) hay thị trƣờng thứ cấp (Secondary Market),
tại Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trƣờng giao dịch qua quầy (Over -
the Counter Market), ở thị trƣờng giao ngay (Spot Market) hay thị trƣờng có
kỳ hạn (Future Market). Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ
sở hữu của chứng khoán.
Là đặc trƣng cơ bản của thị trƣờng vốn, thị trƣờng chứng khoán cung
cấp chủ yếu vốn trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế. Loại hàng hoá quan trọng
của thị trƣờng chứng khoán là cổ phiếu và trái phiếu, các công cụ huy động vốn
8
trung và dài hạn. Ngoài ra có thể kể tới các hàng hoá khác nhƣ tín phiếu kho
bạc, các công cụ dẫn suất nhƣ hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn.
Trên thị trƣờng chứng khoán, ngƣời ta tạo ra các giao dịch sơ cấp để
các nhà phát hành có thể bán chứng khoán mới nhằm huy động vốn cho các
mục đích đầu tƣ hoặc các mục đích khác, và tạo ra các giao dịch thứ cấp để các
chứng khoán đã đƣợc phát hành dễ dàng chuyển nhƣợng giữa ngƣời mua và
ngƣời bán. Chính nhờ các giao dịch này mà thị trƣờng chứng khoán đã có đóng
góp quan trọng cho hệ thống tài chính quốc gia trong việc cung cấp một cơ chế
chuyển các khoản tiết kiệm thành tài sản cụ thể và các danh mục đầu tƣ.
2.2. Phân loại
2.2.1. Phân loại theo hàng hoá
Theo các loại hàng hoá đƣợc mua bán trên thị trƣờng, ngƣời ta có thể
phân thị trƣờng chứng khoán thành thị trƣờng trái phiếu, thị trƣờng cổ phiếu
và thị trƣờng các công cụ dẫn suất. Thị trƣờng trái phiếu (Bond Markets) là
thị trƣờng mà hàng hoá đƣợc mua bán tại đó là các trái phiếu.
Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành các công cụ
này là, nhà phát hành đứng ra đi vay theo phƣơng thức có hoàn trả cả gốc lẫn
lãi. Ngƣời cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động
sử dụng vốn của ngƣời vay và trong mọi trƣờng hợp, nhà phát hành phải có
trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ theo các cam kết đã đƣợc xác định trong
hợp đồng vay. Trái phiếu thƣờng có thời hạn xác định, có thể là trung hạn hay
dài hạn.
Khác với thị trƣờng nợ, thị trƣờng cổ phiếu (Stock Markets) là nơi giao
dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông.
Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng
góp của mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận
9
sau thuế của công ty cũng nhƣ đối với tài sản của công ty, khi tài sản này
đƣợc đem bán. Cổ phiếu không có thời hạn xác định.
Thị trƣờng các công cụ dẫn suất (Derivative Markets) là nơi các chứng
khoán phái sinh đƣợc mua và bán. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng
kỳ hạn (Future Contracts), hợp đồng quyền chọn (Options). Thị trƣờng này
ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp
các công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời cũng là công cụ đầu cơ lý tƣởng
cho các nhà đầu tƣ.
2.2.2. Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn
Theo cách thức này, thị trƣờng đƣợc phân thành thị trƣờng sơ cấp và
thị trƣờng thứ cấp. Thị trƣờng sơ cấp hay thị trƣờng cấp 1 (Primary Market)
là thị trƣờng phát hành các chứng khoán. Tại thị trƣờng này, giá cả của chứng
khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trƣờng sơ cấp làm
tăng vốn cho nhà phát hành. Thông qua việc phát hành chứng khoán, chính
phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tƣ hoặc chi tiêu dùng của
chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trƣờng nhằm tài trợ cho
các dự án đầu tƣ.
Thị trƣờng thứ cấp hay thị trƣờng cấp 2 (Secondary Market) là thị
trƣờng giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã đƣợc phát hành
nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tƣ hay di chuyển tài sản xã hội.
Có thể nói, thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp có quan hệ mật thiết,
hỗ trợ lẫn nhau. Nếu không có thị trƣờng sơ cấp sẽ không có thị trƣờng thứ
cấp, đồng thời, thị trƣờng thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển cho thị trƣờng sơ
cấp. Mục đích cuối cùng của các nhà quản lý là phải tăng cƣờng hoạt động
huy động vốn trên thị trƣờng sơ cấp, vì chỉ có tại thị trƣờng này, vốn mới thực
sự vận động từ ngƣời tiết kiệm sang ngƣời đầu tƣ, còn sự vận động của vốn
trên thị trƣờng thứ cấp chỉ là tƣ bản giả, không tác động trực tiếp tới việc tích
tụ và tập trung vốn.
10
2.2.3. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường
Thị trƣờng chứng khoán có thể đƣợc tổ chức theo hai cách. Cách thứ
nhất là tổ chức thành các Sở giao dịch (Stock Exchange), tại đây, ngƣời mua
và ngƣời bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất
định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Chính vì vậy,
ngƣời ta còn gọi Sở giao dịch chứng khoán là thị trƣờng tập trung, nơi giao
dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có
hiệu quả.
Sở giao dịch chứng khoán đƣợc quản lý một cách chặt chẽ bởi Uỷ ban
chứng khoán quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của Luật Chứng khoán
và thị trƣờng chứng khoán. Những thị trƣờng tiêu biểu đƣợc biết đến là Sở
giao dịch chứng khoán Luân đôn (London Stock Exchange), Sở giao dịch
chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Pari
(Paris Stock Exchange).
Khác với thị trƣờng tập trung, thị trƣờng giao dịch qua quầy (Over –
The - Counter Market) là thị trƣờng của các nhà buôn, những ngƣời tạo thị
trƣờng (Market Makers). Các nhà buôn có một danh mục chứng khoán và họ
sẵn sàng mua và bán với các nhà buôn khác cũng nhƣ các nhà đầu tƣ khi
những ngƣời này chấp nhận giá cả của họ. Ở thị trƣờng này không có địa
điểm giao dịch chính thức mà có thể diễn ra qua điện thoại hay mạng máy
tính. Khối lƣợng giao dịch của thị trƣờng này thƣờng lớn hơn rất nhiều so với
thị trƣờng sở giao dịch.
Các thị trƣờng giao dịch qua quầy khác bao gồm các thị trƣờng mua
bán các chứng chỉ tiền gửi có thể bán đƣợc, thị trƣờng trái phiếu chính phủ,
thị trƣờng mua bán hối phiếu đƣợc ngân hàng chấp thuận, thị trƣờng ngoại
hối. Thị trƣờng này cũng đƣợc thiết lập cho các chứng khoán không đủ tiêu
chuẩn niêm yết trên Sở giao dịch, là những chứng khoán do các doanh nghiệp
vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp mới phát hành. Các thị trƣờng này đƣợc sự
11
quản lý chặt chẽ của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán và thực hiện giao dịch
thông qua hệ thống yết giá tự động, ví dụ hệ thống NASDAQ của Mỹ.
Ngoài hai loại thị trƣờng nêu trên, ngƣời ta còn nói đến thị trƣờng thứ
ba, thị trƣờng dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch
trên thị trƣờng tập trung và thị trƣờng OTC. Ngoài ra, ngƣời ta còn phân loại
thị trƣờng chứng khoán thành thị trƣờng mở và thị trƣờng đàm phán, thị
trƣờng giao ngay (Spot Markets) và thị trƣờng kỳ hạn (Future Markets).
3. Vai trò của thị