Khóa luận Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Tính cấp thiết của đề tài: Dệt may là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong số các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng còn nhiều hạn chế cần giải quyết. Chính vì thế, “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của Khóa luận: Nêu bật tầm quan trọng của thị trường Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng như những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay. Kết cấu của Khóa luận: Khóa luận được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới

doc100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2663 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài: Dệt may là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong số các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng còn nhiều hạn chế cần giải quyết. Chính vì thế, “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của Khóa luận: Nêu bật tầm quan trọng của thị trường Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng như những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay. Kết cấu của Khóa luận: Khóa luận được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ 1.1. Tìm hiểu chung về xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu 1.1.1. Tìm hiểu chung về xuất khẩu Trong lý luận Thương mại Quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài. Trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Nếu các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu trong nước không đổi, thì giá trị xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và tỉ giá hối đoái. Nếu như thu nhập của nước ngoài tăng (tăng trưởng của nước ngoài tăng tốc) thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng. Nếu tỉ giá hối đoái tăng (đồng tiền trong nước mất giá so với ngoại tệ) thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng vì giá hàng hóa tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi. Trong thời gian qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên khá nhanh và bền vững qua các năm. Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Đơn vị: triệu USD, %) Năm  Tổng kim ngạch xuất khẩu  Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu   2000  14482.7    2001  15029.2  3.78   2002  16706.1  11.16   2003  20149.3  20.61   2004  26485.0  31.44   2005  32447.1  22.51   2006  39826.2  22.74   2007  48560.4  15.15   (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Từ bảng 1.1, có thể thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng khá nhanh và bền vững. 1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước: Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn, trong đó xuất khẩu là nguồn trực tiếp và quan trọng nhất, hơn thế nữa không tạo ra tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Trong khoảng thời gian tới, nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng, nhưng mọi nguồn vốn đầu tư hay cho vay của nước ngoài đối với Việt Nam cũng phải dựa trên cơ sở các quốc gia đó thấy được khả năng xuất khẩu của nước ta – đó là nguồn vốn duy nhất để trả nợ. Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi một cách mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Và từ đó có thể tạo ra nguồn vốn lớn cũng như công nghệ tiên tiến từ bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đất nước và tạo ra một năng lực sản xuất mới. Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh. Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân: trước hết, việc sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Đó còn là nguồn tạo vốn để nhập khẩu vật phẩm tiều dùng phục vụ đời sống và làm phong phú thêm những nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước: Chúng ta có thể thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Mặc khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam Đầu tiên, chúng ta biết Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc. Lý do đơn giản là vì Việt Nam có chiều dài lịch sử 4000 năm, hơn nữa Việt Nam lại là nước có khí hậu khá phù hợp để trồng các loại nguyên liệu sản xuất hàng may mặc. Thứ hai, Việt Nam có lao động dồi dào và nhân công giá rẻ. Trong khi đó, dệt may là ngành cần nhiều lao động. Vì thế, đây là một yếu tố có tác động tích cực trong quá trình sản xuất hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam chưa cao. Vì thế không phải lúc nào đây cũng là một lợi thế để chúng ta có thể cạnh tranh về giá thành sản phẩm. Thứ ba, các cơ sở dệt may của Việt Nam được phân bố ở các vùng đông dân cư sinh sống (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng…). Vì thế có thể sử dụng lao động tại chỗ và một lần nữa giảm được chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh về giá cho hàng dệt may Việt Nam. Thứ tư, công nghệ sản xuất trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu. Điều này ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng cũng như năng suất lao động của công nhân. Rất khó có thể tăng sản lượng một cách nhanh chóng nếu chúng ta không có biện pháp nhập khẩu hoặc cải tiến trang thiết bị cũng như nâng cao tay nghề của công nhân. Thứ năm, phần lớn nguyên phụ liệu của Việt Nam phải nhập từ nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng một phần tới quá trình sản xuất. Việc phải nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng làm cho chúng ta mất chủ động trong khâu tổ chức sản xuất vì nguyên phụ liệu bị phụ thuộc vào nước ngoài. Hơn nữa do thiếu nguyên phụ liệu nên Việt Nam phần lớn là gia công cho nước ngoài. Do đó chúng ta chỉ lấy công làm lãi. Chính vì điều đó, nhiều Công ty sản xuất hàng dệt may của Việt Nam không mặn mà lắm và không có sự cố gắng hết sức trong hoạt động điều hành sản xuất. Thứ sáu, yếu tố vốn, luật pháp và chính sách quản lý của Nhà nước đối với ngành dệt may cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam. Theo ông Lê Quốc Ân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam thì dệt may là một ngành có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư vì đầu tư vào ngành này chỉ cần ít vốn mà tỉ suất lợi nhuận lại khá cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, ở đa số các Công ty Dệt may, tỉ lệ vốn vay nhiều và vốn tự có ít nên rất rủi ro. Vì thế có thể nói đây là một yếu tố bất lợi cho hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam một khi có rủi ro xảy ra. Nếu rủi ro xảy ra, hoạt động sản xuất ngay lập tức sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó khó có thể duy trì và ổn định trong thời gian tiếp theo. Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam hiện nay là thúc đẩy xuất khẩu và dệt may được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Do đó hoạt động sản xuất dệt may cũng gặp nhiều thuận lợi từ các chính sách của Nhà nước. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Đầu tiên, lại là yếu tố lao động, Việt Nam tuy có lao động dồi dào và giá nhân công rẻ nhưng chất lượng không cao. Kéo theo đó là năng suất thấp nên giờ công trên một đơn vị sản phẩm có khi lại còn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy trong xuất khẩu chúng ta chưa phát huy được tối đa khả năng cạnh tranh về giá thành sản phẩm trên các thị trường. Thứ hai, vai trò của các cơ quan xúc tiến thương mại ở Việt Nam cũng như trên các thị trường nước ngoài chưa được phát huy một cách triệt để. Vì thế nhiều khi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không hiểu rõ về thị trường và luật pháp nước bạn nên gặp phải một số khó khăn. Trong thời gian tới, hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường Euro (EU) và Hoa Kỳ rất có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá. Điều này sẽ gây khó khăn lớn cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu thị trường vào loại ít nhất thế giới. Điều này sẽ gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới nếu có bất cứ một trục trặc nào. Do chúng ta không nắm rõ luật pháp của nước ngoài và không nghiên cứu kỹ thị trường nên có thể gặp nhiều rủi ro. Vì thế, Việt Nam sẽ rất dễ bị thua thiệt nếu có xảy ra tranh chấp. Thứ tư, do nhập khẩu quá nhiều nguyên phụ liệu và phần lớn là gia công thuê cho nước ngoài, nên tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất ít so với kim ngạch xuất khẩu. Vì thế kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chưa phản ánh một cách chính xác năng lực của ngành. Thứ năm, vấn đề thương hiệu. Hàng dệt may Việt Nam không hề có thương hiệu trên thế giới. Ở một vài thị trường tuy hàng dệt may có dán nhãn “made in Việt Nam” nhưng lại không hề được khách hàng để ý đến. Đây chính là một điểm yếu lớn khiến cho hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu ra các thị trường thế giới không nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình. Đó cũng là một hệ quả của việc thiếu tự chủ trong khâu nguyên phụ liệu và gia công thuê cho nước ngoài. Thứ sáu, yếu tố vốn, pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Như trên đã nói, ở các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam vốn tự có ít và vốn vay là chủ yếu nên rất rủi ro. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra thì không những hoạt động sản xuất gặp khó khăn mà nó còn làm đình trệ hoạt động xuất khẩu. Bộ Công thương đã ra thông báo số 6494/TM – XNK ngày 24/12/2004 để hướng dẫn xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU và Bộ Tài chính cũng ra quyết định số 02/3005/QĐ – BTC về việc bãi bỏ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường EU và Canada. Như vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu theo khả năng tối đa của mình sang các thị trường này. Hơn nữa, với sự kiện trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11/01/2007, Việt Nam cũng được Hoa Kỳ dỡ bỏ hạn ngạch. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam càng có cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang những thị trường này. 1.3. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 1.3.1. Đặc điểm của ngành dệt may 1.3.1.1. Phân loại sản phẩm của ngành Ngành công nghiệp dệt may bao hàm rất nhiều các ngành hàng: từ khâu đầu cung cấp nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng là sợi, vải, hàng may mặc, các chuyên ngành phục vụ cho công nghiệp dệt may như hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị... Ba loại sản phẩm chính của ngành là sợi, vải, và hàng may mặc. Phân loại sản phẩm sợi theo nguồn gốc - Sợi có nguồn gốc thực vật: Sợi bông (sợi 100% cotton) gồm hai loại: Sợi chải kỹ, chi số cao và sợi chải thô, chi số thấp. Tơ tằm. Sợi tổng hợp hay sợi nhân tạo (ví dụ: sợi Polyeste, xơ visco) được sản xuất chủ yếu từ phụ phẩm của ngành hóa dầu. Sợi pha (sợi pha bông với các thành phần khác như PE, PA, PV…). Phân loại sản phẩm vải - Có thể phân loại theo loại sợi cấu thành vải (tương tự như phân loại sợi ở trên) thành vải sợi bông, vải sợi tơ tằm, vải sợi tổng hợp… Cũng có thể phân loại theo kiểu dệt như sau: Vải dệt thoi Vải dệt kim Vải không dệt Phân loại hàng may mặc - Có thể phân loại theo chất liệu vải của sản phẩm, cũng có thể phân loại theo mục đích sử dụng như sau: Hàng mặc mùa đông (các loại áo Jacket, Comple) Quần áo thể thao Quần âu và sơ mi các loại Đồ lót Ngoài ra còn có một số loại hàng dệt may khác như: Túi xách, các sản phẩm phục vụ trang trí nối thất (áo gối, chăn, ga trải giường, thảm…) 1.3.1.2. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của ngành lớn Do các sản phẩm dệt may phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người là nhu cầu mặc. Mà nhu cầu mặc của con người cũng lại rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi phải có nhiều chủng loại. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, nhu cầu “ăn no mặc ấm” đã chuyển thành “ăn ngon mặc đẹp” để người ta thể hiện trình độ thẩm mỹ, sự văn minh của bản thân mình. Vì thế, thị hiếu cũng như nhu cầu với các sản phẩm dệt may ngày càng thay đổi nhanh chóng, yếu tố mốt cũng được chú trọng và đầu tư, vòng đời của sản phẩm ngày càng thu hẹp (vòng đời của sản phẩm dệt may ngày nay thường chỉ là một năm, thậm chí còn ngắn hơn). Do đó, nếu các nhà sản xuất đầu tư thích hợp vào nghiên cứu thị trường, liên tục đổi mới sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường thì lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm có thể tăng lên mạnh mẽ. 1.3.1.3. Sử dụng nhiều nhân công Tỷ lệ lao động sốn trong sản xuất hàng dệt may tương đối cao, đặc biệt là đối với Việt Nam – một nước có trình độ tự động hóa thấp. Trong các phân ngành sản xuất hàng dệt may như kéo sợi, dệt vài, may đều cần nhiều khâu sản xuất quan trọng cần phải có sự tham gia trực tiếp của con người mà máy móc không thể nào thay thế được. Ví dụ như trong thời đại ngày nay, theo kinh nghiệm cho thấy thì việc thao tác và xử lý nhiều công đoạn nhỏ, chi tết (cắt, ráp, may) hoàn toàn bằng máy một cách chính xác trên loại nguyên liệu mềm và dễ xô lệch như vải là rất khó khăn và nếu có làm được thì chi phí cũng rất cao. Do đó, ngành dệt may là ngành thu hút rất nhiều nhân công, ở Việt Nam số lượng lao động hoạt dộng trong ngành dệt may lên đến 2 triệu người, tức là khoảng hơn 4% lực lượng lao động cả nước và chiếm khoảng 27% lao động công nghiệp trên toàn quốc 1.3.1.4. Hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam hiện nay Công nghiệp dệt may Việt Nam là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, công nghệ không quá phức tạp, suất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh rất phù hợp với tổ chức quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, vì thế công nghiệp dệt may so với các ngành công nghiệp khác có suất đầu tư thấp hơn rất nhiều (đặc biệt thấp hơn hàng chục lần so với các ngành công nghiệp nặng như điện, cơ khí, luyện kim…). So sánh ngay trong ngành công nghiệp sản xuất ra hàng tiêu dùng, suất đầu tư của ngành dệt may (đặc biệt là ngành may) cũng thấp hơn nhiều so với các ngành khác như ngành giấy, ngành da giày… Hơn nữa, do tính đặc thù sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắn nên thời hạn thu hồi vốn đầu tư đối với ngành dệt may cũng ngắn hơn nhiều so với những ngành khác. Thông thường, thời gian thu hồi vốn đối với ngành dệt là 12 – 15 năm, ngành may là 5 – 7 năm, trong khi đó đối với các ngành công nghiệp khác thời gian thu hồi vốn là trên 15 năm, thậm chí là hàng chục năm, chẳng hạn như công nghiệp thép. Hơn nữa, vòng đời sản phẩm trong ngành dệt may lại ngắn, thời gian quay vòng vốn nhanh (có thể lên đến 4 – 5 vòng/năm) nên vốn không bị ứ đọng giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro khi thị trường có nhiều biến động hay đồng tiền bị mất giá. 1.3.2. Vai trò của ngành dệt may Việt Nam trong nền Kinh tế quốc dân Dệt may là một trong những ngành công nghiệp cực kỳ quan trọng trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nhiều nước trên thế giới nói chung cũng như đối với Việt Nam nói riêng. Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời ở lĩnh vực dệt may, ngành dệt may Việt Nam đã chính thức hình thành với sự kiện ra đời của nhà máy dệt Nam Định năm 1889. Trong thời kỳ đầu hình thành và phát triển, ngành dệt may Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn vì công cụ, máy móc lạc hậu, và quan trọng là chưa được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. Cho đến Đại hội Đảng VI, vai trò quan trọng của ngành dệt may mới được chỉ ra và nhận thức một cách nghiêm túc, đúng đắn. Cho đến nay, dệt may đã trở thành một trong những ngành nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước Việt Nam. Văn kiện đại hội VIII của Đảng khẳng định: “…phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt may, da giầy, giấy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đầu tư hiện đại hóa các dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; chuyển dần việc nhận gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; coi trọng nâng cao năng lực tiếp thị để mở rộng thị trường; khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi – dệt…” Văn kiện đại hội IX của Đảng khẳng định: “…phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường về tiêu dùng thiết yếu ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, da giầy, điện tử và một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng trong toàn quốc…” Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, mặc dù Việt Nam là một nước đông dân và nhu cầu về hàng may mặc rất lớn. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng to lớn trong nước Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ 13 thế giới (hơn 80 triệu người). Vì thế nhu cầu về hàng dệt may của Việt Nam vô cùng lớn. Tuy vậy, do thu nhập thấp nên nhu cầu hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là những loại hàng hóa thông thường, giá phải chăng. Nắm bắt nhu cầu đó, trong thời gian gần đây, ngành dệt may không ngừng mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, số lượng và chất lượng cũng như tìm cách hạ giá thành sản phẩm, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tạo sản phẩm xuất khẩu chủ lực Phương hướng của hầu hết các nước trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa là phát triển những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ngành dệt may Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua tăng trưởng nhanh và ổn định. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong nhiều năm qua luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Không chỉ có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may còn góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể tìm hiểu và thâm nhập thị trường các nước xuất khẩu không chỉ cho hàng dệt may mà còn cho những hàng hóa khác dựa vào mối quan hệ thương mại do xuất khẩu hàng dệt may mang lại. Hơn nữa c
Luận văn liên quan