Khóa luận Giải pháp và kiến nghị nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vì vậy tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nhưng quan trọng và quyết định nhất vẫn là chi phí. Do đó hiểu rõ mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Nhận thức được vai trò quan trọng của chi phí và lợi nhuận đối với doanh nghiệp, trong quá trình thực tập tại công ty đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội, tác giả đã tìm hiểu thực trạng chi phí, lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011. Dựa trên cơ sở các lý luận liên quan đến chi phí, lợi nhuận, mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, điều kiện để tối thiểu hóa chi phí và tố đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp và thực tiễn tìm hiểu được, tác giả đã tiến hành xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty thông qua việc ước lượng mô hình hàm cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm sản xuất. Từ đó đưa ra được các kết luận từ mô hình và thông qua đó đã xác định được mức sản lượng, giá bán tối ưu và lựa chọn các yếu tố đầu vào thích hợp để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. Ở chương 2, tác giả đã nêu ra được các thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty có thể khắc phục những hạn chế đó để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian tới đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị với nhà nước và hiệp hội bất động sản Việt Nam để có thể giúp công ty nói riêng và các doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng nói chung có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh của mình.

doc67 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 3070 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp và kiến nghị nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM LƯỢC Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Trải qua 50 năm nỗ lực xây dựng và trưởng thành, công ty luôn tự hào khi tên tuổi của mình luôn được gắn với những sản phẩm có chất lượng cao, quy mô ngày càng phát triển và thương hiệu ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, tình hình thị trường bất động sản có nhiều biến động đã khiến công ty đang gặp phải nhiều khó khăn thách thức. Vì vậy công ty cần phải đề ra những chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của mình. Thông qua đề tài này, tác giả đi sâu tìm hiểu phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và tìm ra các giải pháp để tối thiểu hóa chi phí của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội trong giai đoạn 2009 -2011. Thông qua các dữ liệu thu thập được về tình thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty, tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty bằng các mô hình ước lượng hàm cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm sản xuất của công ty. Thông qua mô hình ước lượng được tác giả áp dụng điều kiện tối đa hóa lợi nhuận để tìm ra sản lượng, giá bán tối ưu và lựa chọn các yếu tố đầu vào đẻ tối thiểu hóa chi phí sản xuất cho công ty. Dựa trên kết quả đó so sánh đối chiếu với kết quả thực tế mà công ty đã thực hiện trong giai đoạn 2009 -2011 để từ đó chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể đối với công ty và các kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước để công ty có thể khắc phục những hạn chế đồng thời phát huy được các ưu điểm của mình để có thể đạt được mục tiêu cuối cùng là tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của Khoa Kinh tế nói riêng và Trường Đại học Thương Mại nói chung đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quí báu và những kinh nghiệm bổ ích để tác giả trở thành một nhà kinh tế trong tương lai, góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước nhà . Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sĩ Ninh Thị Hoàng Lan – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn sự dạy dỗ và giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong Công ty cổ phẩn đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội, đặc biệt là các thành viên trong phòng kinh doanh dự án và phòng kế toán đã cho tác giả hiểu hơn về kiến thức thực tế trong quản lý sản xuất kinh doanh và những tài liệu quý giá để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 21/05/2012. Sinh viên Lê Minh Hiếu LỜI MỞ ĐẦU 1 1, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2, TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN 2 3, XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 4, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 5, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 6, KẾT CẤU KHÓA LUẬN 8 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 9 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ 9 1.1.1 Khái niệm chi phí 9 1.1.2 Phân loại chi phí 9 1.1.3 Vai trò của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 10 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí 10 1.1.5 Nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí 11 1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN 12 1.2.1 Khái niệm và công thức tính lợi nhuận 12 1.2.2 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 13 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận 13 1.2.4 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận 14 1.3 NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15 1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chi phí 15 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 16 1.3.3 Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 16 1.3.4 Xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2011 20 2.1. THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI 20 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội 20 2.1.2 Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội 20 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI 24 2.2.1 Tình hình thực hiện chi phí tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội 24 2.2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội 28 2.3 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 29 2.3.1 Kết quả ước lượng 29 2.3.2 Kết luận rút ra từ mô hình nghiên cứu 30 2.4 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 32 2.4.1 Những thành tựu đã đạt được 32 2.4.2 Những hạn chế 33 2.4.3 Nguyên nhân của nhữn hạn chế 33 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI 35 3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 35 3.1.1 Mục tiêu phát triển 35 3.1.2 Phương hướng thực hiện 35 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI 36 3.2.1 Biện pháp lựa chọn đầu vào tối ưu 36 3.2.1 Biện pháp lựa chọn sản lượng và giá bán tối ưu 37 3.2.3 Các biện pháp giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh 38 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BAN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN 41 3.4.1 Kiến nghị với nhà nước 41 3.4.2 Kiến nghị với hiệp hội bất động sản Việt Nam 41 3.5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 42 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 WTO Tổ chức thương mại thế giới 2 CP Cổ phần 3 THHH Trách nhiệm hữu hạn 4 BĐS Bất động sản 5 Handico 6 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội 6 CP Chi phí 7 CPCĐ Chi phí cố định 8 CPBĐ Chi phí biến đổi 9 DT Doanh thu 10 LN Lợi nhuận 11 QLDN Quản lý doanh nghiệp 12 XDCB Xây dựng cơ bản 13 KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định 14 VKD Vốn kinh doanh 15 VSH Vốn chủ sở hữu DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Đồ thị đường đồng phí Phụ lục 2: Đồ thị đường đồng lượng Phụ lục 3: Đồ thị nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí Phụ lục 4: Đồ thị nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận Phụ lục 5 : Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội Phụ lục 6 : Tình hình thực hiện chi phí của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội Phụ lục 7: Cơ cấu tổng chi phí biến đổi của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội Phụ lục 8: Cơ cấu tổng chi phí cố định của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội Phụ lục 9: Một số loại tỷ suất chi phí của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội giai đoạn 2009-2011 Phụ lục 10: Dữ liệu ước lượng hàm cầu và hàm chi phí biến đổi bình quân Phụ lục 11: Sản lượng, giá bán, doanh thu và chi phí biến đổi thực tế ước lượng Phụ lục 12: Dữ liệu ước lượng hàm sản xuất và kết quả ước lượng Phụ lục 13: Kết quả ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân Phụ lục 14: Kết quả ước lượng hàm cầu Phụ lục 15: Kết quả ước lượng hàm sản xuất Phụ lục 16: Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội trong quý I/2010 Phụ lục 17 : Vốn và lượng lao động sử dụng tối ưu cho năm 2012 Phụ lục 18 : Giá bán và sản lượng tối ưu năm 2012 LỜI MỞ ĐẦU 1, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta đã có những bước nhảy vọt và tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp đã tìm ra đường đi cho mình, kịp thời thích nghi được với nền kinh tế thị trường, làm ăn có lãi thu được lợi nhuận góp phần thúc đẩy vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã làm cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt tạo nên không ít khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải biết tân dụng các cơ hội, tìm ra các cách thức để vượt qua những khó khăn qua đó đem lại được lợi nhuận mong muốn. Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó làm sao để tối đa hóa lợi nhuận là đích đến cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp như giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng tiêu thụ, tăng giá bán hàng hóa, dich vụ Trong các yếu tố trên thì chi phí kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Giảm thiểu chi phí kinh doanh sẽ góp phần giảm giá bán sản phẩm làm tăng sản lượng tiêu thụ qua đó tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp. Vì vậy để đạt được mục tiêu lợi nhuận, các nhà quản lý doanh nghiệp phải hiểu và xem xét mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận để tìm ra các biện pháp thích hợp để tối thiểu hóa chi phí thông qua đó thu được lợi nhuận mong muốn. Việt Nam đang trên con đường hội nhập và phát triển. Đóng góp không nhỏ vào tiến trình đó, phải kể đến vai trò của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Công cuộc đầu tư xây dựng cơ bản luôn là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong các năm gần đây ngành xây dựng đã gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp xây dựng đã liên tục làm ăn thua lỗ và lâm vào tình trạng phá sản. Qua quá trình thực tập thực tế tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội cho thấy tình hình thực hiện chi phí – lợi nhuận của công ty chưa được tốt. Các báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy lợi nhuận của công ty ở mức tương đối thấp so với mức chi phí bỏ ra do đó làm hạn chế khả năng tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, trích lập các quỹ dự phòng của công ty. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, sản lượng thu về còn thấp so với mức chi phí bỏ ra, công ty phát sinh các khoản chi phí không hợp lý. Do vậy việc nghiên cứu về các vấn đề về chi phí, lợi nhuận để chỉ ra mối quan hệ giữa chi phí – lợi nhuận của công ty là rất cần thiết, từ đó sẽ đưa ra được các giải pháp và các kiến nghị để tối thiểu hóa chi phí sản xuất thông qua đó đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty. 2, TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN Các chủ đề về chi phí, lợi nhuận, các biện pháp tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận là các chủ đề được nhiều tác giả nghiên cứu trong thời gian qua. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu này có nhiều sự khác biệt so với đề tài ta nghiên cứu ở đây. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua một số đề tài sau : Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hà (2005) về “Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty dược liệu TW1”. Đề tài này tập trung nghiên cứu về thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp để tăng lợi nhuận của công ty dược liệu TW1 trong giai đoạn 2003 – 2004. Phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng chủ yếu ở đây là phương pháp thu thập, so sánh đối chiếu và phương pháp thống kê để phân tích. Các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp tố đa hóa lợi nhuận ở đây tác giả nêu ra vẫn còn quá chung chung nên chưa gắn với hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả vẫn chưa xây dựng được mô hình ước lượng nên chưa dự báo được lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được là bao nhiêu. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Phương về “ Phân tích lợi nhuận và một số biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành dệt may Việt Nam”. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, biểu đồ, đồ thị đi sâu vào nghiên cứu, phân tích cụ thể tình hình, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty chiếm tỷ trọng cao trong ngành dệt may nước ta nói riêng và của cả ngành dệt may nói chung trong giai đoạn từ 2006 – 2008. Đặc biệt tác giả đã đưa ra được một loạt giải pháp cụ thể như các biện pháp để tăng doanh thu, giảm chi phí, tập trung sản xuất các mặt hàng có số dư đảm phí cao, biện pháp đầu tư về vốn qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho các doanh nghiệp dệt may nước ta và các kiến nghị với nhà nước để nâng cao lợi nhuận và thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may của nước ta trong tương lai. Tuy nhiên, cũng mắc phải vấn đề như đề tài trên, ở đây tác giả vẫn chưa ra được mô hình ước lượng và dự báo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thanh Thúy (2010), “Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại Công ty cổ phần thiết bị Tân Thành Đạt”, tác giả phân tích chi phí và lợi nhuận sản phẩm máy hàn của công ty trong giai đoạn 2008 - 2010, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích định tính, định lượng để nghiên cứu chi tiết về chi phí, lợi nhuận của công ty, sau đó sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận thông qua mô hình các hàm hàm chi phí biến đổi bình quân, hàm cầu và từ đó đưa ra được mức sản lượng tối ưu để từ đó giúp công ty có quyết định sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình ước lượng mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, tác giả đã gộp các loại chi phí bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi thành một chi phí chung, điều này đã làm cho kết quả nghiên cứu thiếu tính chính xác, không khả thi. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhung (2011), “Mối quan hệ chi phí và lợi nhuận tại Công ty TNHH một thành viên xăng dầu hàng không Việt Nam”, tác giả tập trung phân tích về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong quá trình kinh doanh nhiên liệu hàng không Jet A-1 của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010. Nghiên cứu này đã phân tích chi phí và lợi nhuận bằng phương pháp so sánh, đối chiếu, đồng thời tác giả đã sử dụng phần mềm kinh tế lượng để ước lượng mô hình hàm chi phí biến đổi bình quân, hàm cầu để thấy được mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty. Qua đó, đã xác định được mức giá bán, sản lượng tối ưu làm căn cứ giúp công ty điều chỉnh mức sản lượng và giá bán của mình sao cho hợp lý. Tuy nhiên đối tượng mà tác giả nghiên cứu ở đây là sản phẩm xăng dầu, nó có nhiều sự khác biệt so với sản phẩm bất động sản mà ta lựa chọn nghiên cứu tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Nhiên (2010) về “ Phân tích tình hình chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng – thương mại – vận tải Phan Thành”. Đề tài này tác giả đã đi phân tích được tình hình chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng – thương mại – vận tải Phan Thành trong giai đoạn 2007 – 2009 thông qua các chỉ tiêu đánh giá chi phí và lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của công ty. Sản phẩm mà tác giả nghiên cứu ở đây có rất nhiều điểm tương đồng so với đề tài ta lựa chọn nghiên cứu. Tuy nhiên ở đề tài này tác giả mới chỉ dừng lại ở phân tích và đánh giá các chỉ tiêu về chi phí lợi nhuận của doanh nghiệp mà chưa đưa ra được mô hình ước lượng để thấy được mối quan hệ giữa chi phí - lợi nhuận và các giải pháp cụ thể để có thể tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty nên kết quả nghiên cứu không đem lại tính thực tiễn cao. 3, XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Căn cứ vào tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí – lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội trong giai đoạn 2009 – 2011. Khắc phục những hạn chế và kế thừa những điểm mạnh của các đề tài ở trước, tác giả sẽ sử lý số liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty. Tiếp theo sẽ đi sâu vào phân tích cụ thể cơ cấu chi phí cố định và cơ cấu chi phí biến đổi để đánh giá xem sự tác động của từng loại chi phí này đến tổng chi phí của công ty, đồng thời sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng mô hình hàm cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm sản xuất của công ty. Từ đó có thể đưa ra được các kết luận và nhận xét từ mô hình qua đó thấy được mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại công ty và đưa ra các giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí thông qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. Để thực hiện được điều đó, tác giả tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề sau : Trình bày những lý luận chung về chi phí và lợi nhuận. Thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chi phí – lợi nhuận của công ty giai đoạn 2009 – 2011. Giữa chi phí và lợi nhuận của công ty có mối quan hệ gì? Mối quan hệ này được xác định bằng mô hình kinh tế nào? Xác định mức sản lượng và giá bán tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận và lựa chọn các yếu tố đầu thích hợp để tối thiểu hóa chi phí ở mức sản lượng đó. Các giải pháp và kiến nghị để giúp công ty có thể tối thiểu hóa chi phí sản xuất thông qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới. 4, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU a, Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu chi phí, lợi nhuận và mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận của lĩnh vực kinh doanh dự án tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội. b, Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí – lợi nhuận tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội và từ đó đưa ra các giải pháp để tối thiểu hóa chi phí trong sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại công ty trong thời gian tới Muc tiêu cụ thể Phân tích thực trạng thực hiện chi phí lợi nhuận tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội. Xây dựng mô hình ước lượng để biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại công ty. Xác định mức sản lượng, giá bán tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận và lựa chọn các yếu tố đầu vào để tối thiểu hóa chi phí với mức sản lượng đó. Dự báo và đưa ra các giải pháp và các kiến nghị nhằm giúp công ty tối thiểu hóa được chi phí và tối đa hóa được lợi nhuận trong thời gian tới c, Phạm vi nghiên cứu Về không gian : Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dự án tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội. Về thời gian : Nghiên cứu thực trạng thực hiện chi phí lợi nhuận tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội giai đoạn 2009 – 2011. 5, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a, Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa được xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Trong bài, tác giả thu thập số liệu sơ cấp chủ yếu thông qua việc phỏng vấn, tìm hiểu trực tiếp một số vị lãnh đạo trong công ty để tìm hiểu nguyên nhân, các nhân tố tác động ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty. Nôi dung một số cuộc phỏng vấn như sau : + Ông Vũ Tuấn Anh – phó tổng giám đốc phụ trách dự án: Thị trường chủ yếu của lĩnh vực kinh doanh dự án của công ty là ? Đối tượng khách hàng công ty hướng đến là ai? Hiện nay, đối thủ cạnh tranh chính của công ty trong lĩnh vực kinh doanh dự án là công ty nào? Lợi thế và điểm yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh ? Công ty đã có những biện pháp nào để cải thiện hay phát huy lợi thế hay khắc phục những điểm yếu đó ? Lĩnh vực kinh doanh dự án của công ty chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan nào? Cụ thể nó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh dự án của công ty? + Ông Nguyễn Minh Đức – trưởng phòng kế hoạch, kỹ thuật: Các yếu tố đầu vào của công ty được nhập từ ? Chúng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào? Hiện nay, công ty đã sử dụng áp dụng những máy móc, công nghệ mới nào? Chúng đem lại hiệu quả ra sao? + Bà Lê Phương Thảo – trưởng phòng kế toán: Tình hình tài chính của công
Luận văn liên quan