Quản lý bán hàng”, một đề tài đã quá quen thuộc với những nhà lập trình tin học kinh tế. Nhắc đến quản lý bán hàng thì không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó đối với một cửa hàng hay một công ty kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Đất nước phát triển tạo đà cho công nghệ thông tin phát triển rầm rộ, đã phát huy được những lợi thế về khả năng hỗ trợ hiệu quả các hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Nhưng nền kinh tế phát triển cũng đồng nghĩa với việc có rất nhiều đơn vị vươn lên nhờ áp dụng hiệu quả công nghệ, trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các đơn vị cùng tranh đua chiếm lĩnh thị phần. Vì thế yêu cầu đặt ra đối với mỗi đơn vị đó là phải luôn luôn đổi mới công nghệ, nâng cấp hệ thống thông tin quản lý nhằm tăng cường hiệu quả khai thác lợi thế công nghệ trong kinh doanh, sản xuất.
Trong điều kiện phát triển của Việt nam hiện nay, số đơn vị áp dụng hệ thống thông tin quản lý bán hàng có thể nói là chưa đáng kể so với tiềm lực đầu tư của mỗi đơn vị và trình độ tiếp thu sử dụng phần mềm tin học của nhân công Việt nam. Việc khai thác hiệu quả phần mềm quản lý bán hàng được đầu tư xây dựng riêng mới chỉ đạt được ở các đơn vị có quy mô lớn, còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ đa số là chưa triển khai ứng dụng phần mềm nào, nếu có thì mới chỉ khai thác các tính năng của các công cụ văn phòng như Word, Excel hoặc một phần mềm không chuyên nghiệp
102 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hệ thống bán hàng điện tử thông minh - IESS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
“Quản lý bán hàng”, một đề tài đã quá quen thuộc với những nhà lập trình tin học kinh tế. Nhắc đến quản lý bán hàng thì không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó đối với một cửa hàng hay một công ty kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Đất nước phát triển tạo đà cho công nghệ thông tin phát triển rầm rộ, đã phát huy được những lợi thế về khả năng hỗ trợ hiệu quả các hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Nhưng nền kinh tế phát triển cũng đồng nghĩa với việc có rất nhiều đơn vị vươn lên nhờ áp dụng hiệu quả công nghệ, trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các đơn vị cùng tranh đua chiếm lĩnh thị phần. Vì thế yêu cầu đặt ra đối với mỗi đơn vị đó là phải luôn luôn đổi mới công nghệ, nâng cấp hệ thống thông tin quản lý nhằm tăng cường hiệu quả khai thác lợi thế công nghệ trong kinh doanh, sản xuất.
Trong điều kiện phát triển của Việt nam hiện nay, số đơn vị áp dụng hệ thống thông tin quản lý bán hàng có thể nói là chưa đáng kể so với tiềm lực đầu tư của mỗi đơn vị và trình độ tiếp thu sử dụng phần mềm tin học của nhân công Việt nam. Việc khai thác hiệu quả phần mềm quản lý bán hàng được đầu tư xây dựng riêng mới chỉ đạt được ở các đơn vị có quy mô lớn, còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ đa số là chưa triển khai ứng dụng phần mềm nào, nếu có thì mới chỉ khai thác các tính năng của các công cụ văn phòng như Word, Excel hoặc một phần mềm không chuyên nghiệp.
Công ty cổ phần VISTCO là một đơn vị kinh doanh có quy mô trung bình, với nhiều trung tâm kinh doanh các loại mặt hàng sản phẩm và dịch vụ có tính chất khác nhau. Mặc dù đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty có trình độ chuyên môn cao, nhưng do cấu trúc của quá trình quản lý bán hàng trong tổng thể nhiều bộ phận và sự kết hợp quản lý nhiều loại mặt hàng có tính chất khác nhau nên đơn vị vẫn chưa khai thác được một hệ thống thông tin quản lý bán hàng đang được kinh doanh trên thị trường nào một cách thực sự hiệu quả, kể cả sản phẩm phần mềm bán hàng mà công ty đã kinh doanh. Với tốc độ phát triển rất cao của công nghệ thông tin cũng như sự phát triển trong nhận thức, đòi hỏi của khách hàng ngày càng tăng lên thì rất nhiều phần mềm bán hàng được xây dựng từ nhiều năm trước đã trở nên lạc hậu và có nguy cơ áp dụng thất bại trong tương lai gần. Vì thế nhu cầu của xã hội về những hệ thống hiện đại trong quản lý và trong liên kết mạng kinh doanh đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn.
Trước những yêu cầu đặt ra cho sự phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi nâng cấp hệ thống thông tin quản lý bán hàng của đơn vị và trước nhu cầu xây dựng một đề tài thực sự thiết thực của sinh viên, lãnh đạo công ty và cụ thể là Tổng giám đốc Tiến sỹ tin học Lê Trọng Bài đã đề xuất yêu cầu “Xây dựng một hệ thống thông tin quản lý bán hàng hiện đại”và tận tình hướng dẫn trực tiếp sinh viên xây dựng chuyên đề thực tập.
Sau một thời gian thực tập khoa học, dưới sự hướng dẫn, chỉ đường quan trọng của thầy giáo, Phó giáo sư, Tiến sỹ Hàn Viết Thuận và sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Lê Trọng Bài, em đã xây dựng được một chuyên đề thực tập thành công với sản phẩm là:
Hệ thống bán hàng điện tử thông minh - IESS
Trong báo cáo về đề tài này, chuyên đề và kết quả được trình bày chi tiết trong 3 phần lớn là: Tổng quan về cơ sở thực tập – Cơ sở lý luận và quá trình phân tích, thiết kế hệ thống - Giới thiệu chi tiết về sản phẩm phần mềm.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn hai thầy giáo Tiến sỹ đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này!
Sinh viên thực hiện
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
CÔNG TY CỔ PHẦN SINH VIÊN VISTCO
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
THÔNG TIN CHUNG
Tổng quan
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SINH VIÊN
- Tên giao dịch quốc tế: Student Joint Stock Company
- Tên viết tắt: VISTCO
- Khẩu hiệu: Chắp cánh cho ý tưởng
Thông tin liên hệ
- Trụ sở chính: 45 Hàng Bún – Ba Đình – Hà Nội
- Điện thoại: (04) 7.163827
- Fax: (04) 9.273734
- E-mail: info@visto.com
- Website:
Thông tin doanh nghiệp
- Năm thành lập: 2003
- Giấy phép ĐKKD: 0101002831
- Mã số thuế: 0101461670
- Vốn điều lệ: 4.500.000.000 VNĐ
Thông tin giao dịch
- Tài khoản giao dịch: 122.10.00.001427.6
- Mở tại: Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh Hà Thành.
- Địa chỉ Ngân Hàng: 34 Hàng Bài – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Hình thức thanh toán: Tiền mặt, Sec, Chuyển khoản, Thẻ tín dụng …
Liên minh kinh tế
- ITV-Group: Công ty kinh doanh trong lĩnh vực CNTT & viễn thông.
- AE-TTT-Group: Công ty kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế, môi trường
- VIGEA: Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa Việt Nam và Đức
Hợp tác quốc tế
Công ty đang hợp tác chặt chẽ với các công ty của nước Đức:
TecArt GmbH
Fischmarkt 5
99084 – Erfurt / Germany
Để phát triển các sản phẩm có thương hiệu chung VDSoft.
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Mô hình sơ đồ tổ chức
Hội đồng quản trị
Ban lãnh đạo
công ty
TTHT phát triển SV tài năng
TT phát triển PM & GPCN
TT Đào tạo và chuyển giao công nghệ
TT phát triển KD & Dịch vụ khách hàng
Trung tâm
du lịch
Hội đồng
chuyên gia
Hành chính, KT. Tổng hợp
Ban lãnh đạo
- TS. LÊ TRỌNG BÀI : Tổng giám đốc
- KS. PHẠM QUANG CƯỜNG : Phó tổng giám đốc
- TS. TRẦN VĂN ĐÍCH : Giám đốc TT Đào tạo & Chuyển giao công nghệ.
- KS. TRẦN VĂN MINH : Giám đốc TT hỗ trợ phát triển sinh viên tài năng.
- Cử nhân. NGUYỄN QUÝ HỮU : Giám đốc TT phát triển phần mềm và giải pháp công nghệ.
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động
* Trở thành một công ty hàng đầu về lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam.
* Mở rộng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nghiên cứu khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt trong lĩnh vực tin học.
* Là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà trường, giữa nhu cầu ứng dụng trong doanh nghiệp và nghiên cứu khoa học.
* Chú trọng đào tạo và chuyển giao công nghệ, mở trường đào tạo, dạy nghề cho các nguồn nhân lực kinh tế.
Lĩnh vực hoạt động
* Khoa học và công nghệ
* Cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.
* Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ:
Tổ chức các chương trình:
Bồi dưỡng nghiệp vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương trình về quản trị doanh nghiệp
Công nghệ thông tin
Công nghệ sinh học
Nông nghiệp sinh thái
Các dịch vụ tư vấn
* Công nghệ thông tin
Tư vấn giải pháp công nghệ
Sản xuất phần mềm ứng dụng
Thiết kế website và cơ sở dữ liệu
Giải pháp mạng
Cung cấp các dịch vụ tên miền, hosting và bảo trì mạng máy tính
* Dịch vụ viễn thông
Tư vấn, thiết kế thi công tổng đài kỹ thuật số, thiết bị thu phát vệ tinh, máy bộ đàm, HT camera quan sát bảo vệ, máy Fax.
Cung cấp các sản phẩm chính thức của các hãng có mặt tại thị trường Việt Nam: Samsung, Motorola, LG, Viettel …
* Nghiên cứu chuyển giao công nghệ sinh học
Nông nghiệp
Môi trường
Định hướng phát triển
Mở trường dạy nghề nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế.
Quan hệ hợp tác với các nhà kinh doanh trong và ngoài khu vực nhằm mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt trong lĩnh vực tin học.
Đẩy mạnh việc xây dựng các văn phòng và đại lý trên toàn quốc.
CÁC SẢN PHẨM PHẦN MỀM TIÊU BIỂU
Một số đặc điểm nổi bật cần tham khảo và nghiên cứu:
Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
CRM là hệ thống quản lý quan hệ khách hàng trên mạng Internet, được dùng để cài đặt ứng dụng cho các doanh nghiệp, cho các cơ quan và tổ chức.
CRM hoạt động tạo nên môi trường giống như một văn phòng ảo giúp cho việc quản lý được liên tục không bị phân biệt bởi việc các cán bộ nhân viên của đơn vị đang làm việc tại nhiệm sở hay đang đi công tác lưu động xa nhà.
Cài đặt trên môi trường Internet, công nghệ Web.
Hiện nay công ty đang có một số lượng lớn bạn hàng và các đối tác kinh doanh cộng tác trên nhiều lĩnh vực.
Quản lý nhà hàng (RMS)
RMS có thể chạy độc lập hoặc có thể chạy độc lập thông qua mạng máy chủ.
Nhân viên quản lý có thể theo dõi và trực tiếp can thiệp vào các hoạt động của nhà hàng từ xa.
In hoá đơn thanh toán với khách hàng theo đặc thù của nhà hàng, hoá đơn GTGT.
Giao diện đồ hoạ Window thân thiện dễ sử dụng với tuỳ chọn Tiếng Việt - Tiếng Anh (Có thể dành cho nhà hàng nước ngoài).
Có thể đáp ứng nhu cầu thay đổi hay ghép nối bàn ăn, món ăn theo yêu cầu khách hàng.
Quản lý bán hàng (ESM)
Quản trị hệ thống, người dùng.
Quản lý nhà cung cấp, khách hàng.
Quản lý xuất nhập, tồn kho.
Quản lý hàng và nhóm hàng.
Quản lý bán buôn, bán lẻ, bán bằng mã vạch.
Quản lý doanh thu, lợi nhuận, báo cáo.
Hướng dẫn sử dụng trực tuyến trên hệ thống.
Quản lý nhân sự (EHRM)
Thích hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp.
Quản lý hồ sơ nhân viên, chấm công và tính lương.
Môi trường mạng LAN sử dụng nhiều người.
Quản lý khách sạn (HRS)
E-commerce (Ecom)
Quản lý Tuor Du lịch (TuorSoft)
QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
KHẢO SÁT CƠ SỞ THỰC TẬP
Đề xuất yêu cầu
Tổng giám đốc Lê Trọng Bài đề xuất dự án nghiên cứu một “Phần mềm quản lý bán hàng” đáp ứng được các yêu cầu sau:
Đạt được tính hiện đại: Ngôn ngữ thiết kế, lập trình hiện đại, có khả năng thích ứng được các công nghệ mới trong tương lai.
Đảm bảo được các chức năng cơ bản của một hệ thống bán hàng cơn bản trên nền tảng của phần mềm đã có của công ty.
Có thể tích hợp được với nhiều chương trình phàn mềm khác của một tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tăng cường khả năng bán hàng qua mạng LAN, Internet và hỗ trợ khách hàng qua mạng Internet.
Cung cấp một số công cụ hữu ích cho nhà quản lý và các nhân viên.
Phù hợp với đông đảo các quy mô đơn vị tổ chức vừa và nhỏ, kinh doanh có thể cùng lúc nhiều loại mặt hàng, dịch vụ có tính chất khác nhau và đang có nhu cầu nâng cao công tác quản lý bán hàng.
Phương pháp tiến hành
Những người đã gặp:
Lãnh đạo cơ sở thực tập: Tổng giám đốc công ty VISTCO: TS. Lê Trọng Bài.
Các cán bộ phụ trách quản lý kinh doanh của các trung tâm.
Giám đốc trung tâm phát triển phần mềm và giải pháp công nghệ: Nguyễn Quý Hữu.
Công cụ thu thập thông tin:
Phỏng vấn trực tiếp những người gặp mặt.
Quan sát quá trình cập nhật thông tin hàng hoá và tổ chức bán hàng của các đơn vị, trung tâm của công ty.
Nghiên cứu tài liệu phần mềm công ty, tài liệu về tổ chức và về quy tắc xử lý các nghiệp vụ bán một số loại mặt hàng khác nhau.
Mô tả khung cảnh
- Môi trường của hệ thống bán hàng:
Tất cả các bộ phận bán hàng của các trung tâm trong công ty đều ảnh hưởng tới và chịu ảnh hưởng của hệ thống bán hàng điện tử.
Các bộ phận kế toán tài chính, phòng tổ chức kinh doanh, quản lý kho hàng, quản trị kỹ thuật, an ninh mạng, quản lý quan hệ khách hàng, hỗ trợ sau bán hàng … đều liên kết mật thiết với hệ thống.
Nhà cung cấp, bạn hàng và khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác liên minh hay đơn vị hỗ trợ kỹ thuật, ngân hàng đăng ký thanh toán, cơ quan thuế của nhà nước … là môi trường bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hệ thống bán hàng.
- Các nhà quản lý có trách nhiệm:
Ban lãnh đạo, hội đồng quản trị của công ty.
Lãnh đạo và nhà quản lý của các trung tâm có kinh doanh hàng hoá sản phẩm cụ thể hay cung cấp dịch vụ.
Những người chịu trách nhiệm quản lý công tác bán hàng trực tiếp của các bộ phận trong đơn vị.
- Khung cảnh ứng dụng một hệ thống bán hàng điện tử:
Đặc trưng tổ chức: Công ty có nhiều chính sách nhằm nâng cao khả năng kinh doanh trên nhiều loại mặt hàng và dịch vụ. Đặc bệt, công ty rất chú trọng tới việc tăng cường khả năng xuất bán hàng và đã có những chiến lược cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu này.
Đặc trưng công nghệ: Công ty có sử dụng hệ thống mạng LAN kết nối chặt chẽ các bộ phận và kết nối Internet 24/24 cho mục đích quan lý các hoạt động của tổ chức và giới thiệu công ty tới mạng toàn cầu. Công ty đang ứng dụng một số công cụ tiện ích trong công tác quản lý bán hàng như: công cụ văn phòng (Word, Excel, Access…), phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM).
Tất cả các nhân viên ở các bộ phận đều được trang bị máy vi tính làm việc tại công ty và nhiều nhân viên có khả năng làm việc tại nhà với công nghệ Internet kết nối toàn cầu.
PHÂN TÍCH YÊU CẦU
Hệ thống cần nghiên cứu
- Tên gọi: Hệ thống bán hàng điện tử thông minh
- Tên tiếng Anh: Intelligent Electrical Selling System – IESS
- Mục đích: Quản lý bán hàng và Hỗ trợ khách hàng
Các vấn đề đặt ra
- Nhìn dưới góc độ các nhà quản lý có liên quan:
Hệ thống phải tạo ra sự đột biến thực sự hiệu quả công tác bán hàng của tổ chức. Đặc biệt là phải quản lý thống nhất quá trình kinh doanh đồng thời nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có tính chất khác nhau.
Hệ thống phải là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các lãnh đạo và nhà quản lý có thể theo dõi chính xác và đưa ra các quyết định kịp thời, hiệu quả.
Hệ thống sẽ là cầu nối hiện đại giữa các nhân viên trong đơn vị, đặc biệt là các nhân viên có nhiệm vụ công tác liên hệ mật thiết với nhau (Ví dụ như: Nhân viên Kế toán – Bán hàng - Thủ kho – Giao hàng)
- Nhìn dưới góc độ nhà phân tích:
Hệ thống phải được thiết kế hiện đại: Giao diện đẹp và khách hàng có thể cài đặt tuy nghi thích hợp; Các mẫu Form nhập hay xuất dữ liệu phải được bố trí phù hợp với các mẫu hoá đơn hay báo cáo mà doanh nghiệp đã thực hiện trên các công cụ xử lý trước đây theo quy định của ngành hay của riêng doanh nghiệp; Có thể tích hợp và liên kết với các chương trình, công cụ mà đơn vị đã và đang sử dụng đồng thời có thể đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong tương lai.
Hệ thống phải được thiết kế sao cho giúp tất cả người sử dụng khi thực hiện nghiệp vụ của mình một cách nhanh chóng nhất và ít gặp phải sai sót nhất.
Hệ thống cần đảm bảo được tính phân quyền theo cơ cấu phân cấp của tổ chức. Các bộ phận chức năng có thể sử dụng những Module riêng biệt, không phụ thuộc chờ đợi hay không dễ xảy ra sự cố phá hại vô ý hoặc cố ý trong đơn vị. Đồng thời các module trong một dây chuyền xử lý nghiệp vụ phải đảm bảo thống nhất và liên kết chặt chẽ với nhau để tận dụng lợi thế của quá trình tự động hoá điện tử.
Hệ thống cần đạt được tính bảo mật dữ liệu đồng thời lại hỗ trợ việc truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Việc sử dụng các kết nối mạng LAN và mạng Internet tạo ra sự liên hệ mật thiết trong môi trường cả bên ngoài lẫn bên trong của hệ thống nhưng phải đảm bảo tính bảo mật, tính mở và tính hệ thống.
ĐÁNH GIÁ KHẢ THI
Khả thi về tổ chức
Hệ thống phần mềm được thiết kế dựa trên những kết quả phân tích của các phần mềm, tài liệu đã được khảo sát, phân tích và thiết kế của công ty VISTCO cùng một số sản phẩm tương tự đang được kinh doanh trên thị trường. Với những yêu cầu của ban lãnh đạo và các nhân viên tham gia công tác bán hàng, hệ thống phần mềm bán hàng IESS tôn trọng những chính sách, quy tắc quản lý bán hàng của doanh nghiệp, đồng thời được các nhân viên sẵn sàng tham gia vào sự phát triển hệ thống.
Khả thi về kỹ thuật
Hiện nay, giá thành của các thiết bị máy tính và kết nối mạng đã không còn là vấn đề khó khăn đối với nhiều công ty và cửa hàng kinh doanh hàng hoá. Vì thế mà chi phí cho một mạng máy tính bán hàng tuỳ theo quy mô cửa hàng, công ty có thể nằm trong sự quyết định của lãnh đạo hay chủ cửa hàng. Trên thực tế có rất nhiều đơn vị đã và đang tin học hoá từng phần cũng như số lượng nhân viên có thể sử dụng máy tính ở mức cơ bản hay có thể được đào tạo trong thời gian ngắn đã khá đông đảo nên việc áp dụng hệ thống có thể dễ dàng triển khai trong đơn vị.
Khả thi về thời gian
Đối với việc phát triển hệ thống bán hàng điện tử IESS thì với mô hình phần mềm cho trước, các kỹ thuật viên chỉ cần mất khoảng một tuần kể từ khi nhà lãnh đạo quyết định khởi động dự án ứng dụng, để có thể cài đặt lại và thêm các cấu hình theo nhu cầu người sử dụng cũng như sao cho phù hợp với quy mô và tính chất kinh doanh của đơn vị. Việc cài đặt không quá phức tạp cũng như việc đào tạo kỹ thuật sử dụng cho nhân viên sẽ không mất nhiều thời gian. Việc chuyển đổi dữ liệu có thể diễn ra nhanh chóng nhằm giúp đơn vị có thể sớm ổn định quá trình ứng dụng hệ thống quản lý bán hàng mới để thực hiện thành công các chiến lược phát triển của mình.
Khả thi về tài chính
Đối với một đơn vị kinh doanh thì việc ứng dụng một phần mềm quản lý bán hàng sẽ tạo ra rất nhiều lợi ích và doanh thu cho đơn vị, vì quá trình quản lý sẽ được đẩy cao tốc độ và quá trình phục vụ khách hàng sẽ đạt được chất lượng hơn. Mặt khác chi phí để xây dựng một hệ thống bán hàng điện tử riêng của doanh nghiệp hay mua một sản phẩm phần mềm mang tính phổ biến thích nghi cho các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nhiều đơn vị không còn là vấn đề khó khăn.
* Kết luận: Như vậy, sau đợt thực tập tổng hợp, đề tài được định hình cụ thể là:
Hệ thống bán hàng điện tử thông minh
= Quản lý bán hàng hiện đại + Hỗ trợ khách hàng thông minh
CHƯƠNG II
QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG
IESS - HỆ THỐNG BÁN HÀNG ĐIỆN TỬ THÔNG MINH
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý
Tầm quan trọng của thông tin đối với doanh nghiệp
Cấp chiến thuật
Cấp tác nghiệp
Xử lý giao dịch
Cấp
chiến
lược
Quyết định
Quyết định
Quyết định
Thông tin
Thông tin
Thông tin
Dữ liệu
Dữ liệu
Dữ liệu
Tháp quản lý thể hiện tính chất thông tin theo cấp quyết định:
Hình 1: Tháp quản lý
Các đầu mối thông tin của tổ chức doanh nghiệp:
Nhà nước và cấp trên
Khách hàng
Doanh nghiệp cạnh tranh
Doanh nghiệp có liên quan
Doanh nghiệp sẽ cạnh tranh
Nhà cung cấp
DOANH NGHIỆP
Nhà nước và cấp trên
Nhà nước và cấp trên
Doanh nghiệp
Ngân hàng
Nhà cung cấp
Cơ quan hành chính
Nhà thầu
Khách hàng
Đại lý
Nguyên vật liệu,
Nhiên liệu, dịch vụ
Dịch vụ tài chính
Thanh toán
Thanh toán chi phí
Bán thành phẩm
Dịch vụ
Thanh toán
Thanh toán
Thanh toán
Sản phẩm cuối cùng
Sản phẩm cuối cùng
Thanh toán
Sản phẩm cuối cùng
Hình 2.a, 2.b: Mối quan hệ giữa hệ thống và môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp
* Khái niệm cơ bản:
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về hệ thống thông tin tuy nhiên theo cách hiểu của các nhà tin học thì : Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu …thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường.
Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và các thiết bị tin học hoặc không tin học. Đầu vào (Inputs) cua hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn (Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng vời các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào kho lưu trữ dữ liệu.
Nguồn
Kho dữ liệu
Phân phát
Thu thập
Xử lý và
lưu trữ
Đích
Hình 3: Mô hình hệ thống thông tin
* Phân loại các hệ thống thông tin trong tổ chức
Phân theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra
Hệ thống thông tin xử lý giao dịch TPS (Transaction Processing System)
Hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information System)
Hệ thống trợ giúp ra quyết định DSS (Decision Support System
Hệ thống chuyên gia ES (Expert System)
Hệ thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh ISCA (Information System for Competitive Advantage)
Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp
Tài chính
Kế toán
Marketing
Nhân lực
Kinh doanh
Sản xuất
Văn phòng
Chiến lược
Chiến thuật
Tác nghiệp
Hình 4: Phân loại hệ thống thông tin
* Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin
Cùng một hệ thống thông tin có thể được mô tả khác nhau tuỳ theo quan điểm của người mô tả. Có ba mô hình đã được đề cập tới để mô tả cùng một hệ thống thông tin: mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong.
Mô hình logic
(Góc nhìn quản lý)
Mô hình vật lý ngoài
(Góc nhìn sử dụng)
Mô hình vật lý trong
(Góc nhìn ký thuật)
Mô hình ổn định nhất
Cái gì? Để làm gì?
Cái gì ở đâu? Khi nào?
Như thế nào?
Mô hình hay thay đổi nhất
Hình 5: Các mô hình của hệ thống thông tin
* Tầm quan trọng của hệ thống thông tin hoạt động tốt
Việc xây dựng hệ thống thông tin thực sự là giải pháp cứu cánh trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trước đối thủ và là giải pháp hữu hiệu