Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh mới được chia tách ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22 kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI. Với diện tích tự nhiên là: 9.554,107 km2, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông.
Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở Tây Bắc Việt Nam. Thành phố nằm trong khu thung lũng Mường Thanh với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km. Chính vì điều này mà có khi nó còn được gọi là "lòng chảo Điện Biên". Điện Biên Phủ được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biên giới với Lào khoảng 35 km. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 6 và 279. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên.
Thành phố Điện Biên Phủ có sông Nậm Rốm chảy qua, Thành phố còn là đầu mối giao thông quan trọng của 2 tuyến quốc lộ :
Quốc lộ 279 nối Thành phố Điện Biên với thị trấn Tuần Giáo ở phía Đông và nối với nư¬ớc Lào phía Tây qua Cửa khẩu Tây Trang.
Quốc lộ 12 nối Thành phố Điện Biên Phủ với thị xã Lai Châu đư¬ờng cấp 4 miền núi.
Thành phố Điện Biên Phủ là thành phố thuộc khu vực miền núi phía Bắc, là trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh Điên Biên. Hiện thành phố đang là đô thị loại III đang phấn đấu là đô thị loại II trong tương lai.
Theo điều chỉnh quy hoạch chung của Thành phố cần đáp ứng các yêu cầu phát triển là Đô thị loại II trong tương lai điều đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước và chiến lược phát triển kinh tế chung của tỉnh Điện Biên
Tuy nhiên các công trình về thoát nước, thu gom và xử lý nước thải hiện chưa được đầu tư xây dựng gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân trong khu vực dự án.
HÖ thèng tho¸t níc chung hiÖn nay ®îc x©y dùng tõ nh÷ng n¨m 1997 vµ 2000, không được nạo vét thường xuyên nên hệ thống thoát n¬ước hiện không đáp ứng đ¬ược khả năng tiêu thoát n¬ước. Vào mùa mưa xuất hiện tình trạng ngập úng, mất vệ sinh xảy ra trên địa bàn thành phố. Hệ thống thoát nước chung, n¬ước m¬ưa và n¬ước thải thoát chung vào cùng một mạng lưới cống, xả trực tiếp xuống sông Nậm Rốm. Do không có hệ thống tách nước thải, thu gom nước thải để xử lý, khử trùng gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng đồng thời n¬ước sông Nậm Rốm đã bị ô nhiễm, gây mùi hôi thối, khó chịu cho khu vực xung quanh đặc biệt là khi không có mư¬a hoặc khi không đ¬ược thau rửa từ nước của các sông nhánh đổ vào.
Ô nhiễm môi trường do nước thải tại thành phố Điên Biên Phủ đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống, môi trường tự nhiên và ảnh hưởng không nhỏ tới vẻ đẹp cảnh quan của thành phố vốn được coi là trong lành, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà vấn đề môi trường đang là mối quan tâm của toàn nhân loại.
Trong tương lai thành phố Điện Biên Phủ được công nhận là đô thị loại II, để tương xứng với vị trí chiến lược của mình, thành phố cần được xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, cải tạo, nạo vét và kè mới một số mương thoát nước chính của thành phố.
Vì các lý do trên, Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ sẽ đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của nhân dân địa phương cùng tất các các nghành các cấp, các ngành, nhằm cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thành phố Điện Biên Phủ nói riêng, và khu vực Tây Bắc nói chung.
144 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3887 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải Thành phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh mới được chia tách ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22 kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI. Với diện tích tự nhiên là: 9.554,107 km2, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông.
Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở Tây Bắc Việt Nam. Thành phố nằm trong khu thung lũng Mường Thanh với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km. Chính vì điều này mà có khi nó còn được gọi là "lòng chảo Điện Biên". Điện Biên Phủ được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biên giới với Lào khoảng 35 km. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 6 và 279. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên.
Thành phố Điện Biên Phủ có sông Nậm Rốm chảy qua, Thành phố còn là đầu mối giao thông quan trọng của 2 tuyến quốc lộ :
Quốc lộ 279 nối Thành phố Điện Biên với thị trấn Tuần Giáo ở phía Đông và nối với nước Lào phía Tây qua Cửa khẩu Tây Trang.
Quốc lộ 12 nối Thành phố Điện Biên Phủ với thị xã Lai Châu đường cấp 4 miền núi.
Thành phố Điện Biên Phủ là thành phố thuộc khu vực miền núi phía Bắc, là trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh Điên Biên. Hiện thành phố đang là đô thị loại III đang phấn đấu là đô thị loại II trong tương lai.
Theo điều chỉnh quy hoạch chung của Thành phố cần đáp ứng các yêu cầu phát triển là Đô thị loại II trong tương lai điều đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước và chiến lược phát triển kinh tế chung của tỉnh Điện Biên
Tuy nhiên các công trình về thoát nước, thu gom và xử lý nước thải hiện chưa được đầu tư xây dựng gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân trong khu vực dự án.
HÖ thèng tho¸t níc chung hiÖn nay ®îc x©y dùng tõ nh÷ng n¨m 1997 vµ 2000, không được nạo vét thường xuyên nên hệ thống thoát nước hiện không đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước. Vào mùa mưa xuất hiện tình trạng ngập úng, mất vệ sinh xảy ra trên địa bàn thành phố. Hệ thống thoát nước chung, nước mưa và nước thải thoát chung vào cùng một mạng lưới cống, xả trực tiếp xuống sông Nậm Rốm. Do không có hệ thống tách nước thải, thu gom nước thải để xử lý, khử trùng gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng đồng thời nước sông Nậm Rốm đã bị ô nhiễm, gây mùi hôi thối, khó chịu cho khu vực xung quanh đặc biệt là khi không có mưa hoặc khi không được thau rửa từ nước của các sông nhánh đổ vào.
Ô nhiễm môi trường do nước thải tại thành phố Điên Biên Phủ đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống, môi trường tự nhiên và ảnh hưởng không nhỏ tới vẻ đẹp cảnh quan của thành phố vốn được coi là trong lành, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà vấn đề môi trường đang là mối quan tâm của toàn nhân loại.
Trong tương lai thành phố Điện Biên Phủ được công nhận là đô thị loại II, để tương xứng với vị trí chiến lược của mình, thành phố cần được xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, cải tạo, nạo vét và kè mới một số mương thoát nước chính của thành phố.
Vì các lý do trên, Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ sẽ đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của nhân dân địa phương cùng tất các các nghành các cấp, các ngành, nhằm cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thành phố Điện Biên Phủ nói riêng, và khu vực Tây Bắc nói chung.
2.CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Cơ sở tài liệu pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 80 /2006/NĐ- CP ngày 09/06/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số: 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường.
- Thông tư 05/TT/BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường về hướng dẫn chi tiết hệ thống một số nội dung về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường ;
- Chỉ thị số 487/TTg ngày 30/6/1996 của Thủ tướng Chính Phủ: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với nguồn nước.
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 09 năm 2006 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2007 về thoát nước Đô thị và khu công nghiệp.
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BXD ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyên Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP của Chỉnh phủ: Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/CP ngày 03/06/2003 của Chính phủ về phí Bảo vệ Môi trường đối với nước thải.
- Quyết định số 1751/2005/BXD- VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 20/5/1998 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố vào ngày 1/6/1998.
- Quyết định số 18/2007/QDD-UBND ngày 2 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Điện Biên về việc Ban hành quy chế bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Quyết định số 19/2007/QDD-UBND ngày 2 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Điện Biên về việc Ban hành Quy chế quản lý sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Nghị định số 148/NDD-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc cấp phép thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước vào nguồn nước.
- Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004.
- Nghị định chính phủ số 197/2004/NDD-CP ngày 03/12/2004 về việc “ Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất”.
2.2 Cơ sở tài liệu kỹ thuật
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 1, 2, 3 ban hành theo quyết định số 682/BXD- CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN08:2008/BTNMTvề chất lượng nước,chất lượng nước mặt;
- Tiêu chuẩn ngành 20 TCN-51-84: Tiêu chuẩn thoát nước mạng lưới bên ngoài công trình;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6772- 2000: Chất lượng nước- Nước thải sinh hoạt- giới hạn ô nhiễm cho phép;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7222: 2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945- 2005: Nước thải công nghiệp và tiêu chuẩn thải;
- Căn cứ thông báo số 869/TTg-QHQT ngày 02/7/2007 của TT Chính Phủ về việc phê duyệt danh mục dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Phần Lan.
- Báo cáo kinh tế xã hội của UBND thành phố Điện Biên Phủ và các tài liệu về dân số, tình trạng y tế, sức khoẻ trong khu vực dự án;
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên thành phố Điện Biên Phủ và khu vực nghiên cứu .
- Các văn bản, tài liệu, số liệu điều tra hiện trạng mới nhất về: Cấp nước, bưu điện, điện lực và các vấn đề liên quan do địa phương cung cấp.
Bảng i. Danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM hoặc
Bản cam kết bảo vệ môi trường.
STT
Loại dự án
Quy mô
Điều kiện bắt buộc
1.
Dự án khai thác nước dưới đất
Công suất khai thác từ 10.000 m3 nước/ngày đêm trở lên
Lập ĐTM
Công suất khai thác dưới 10.000 m3 nước/ngày
Lập bản cam kết Bảo vệ môi trường.
2.
Dự án khai thác nước mặt
Công suất khai thác từ 50.000 m3 nước/ngày đêm trở lên.
Lập ĐTM
Công suất khai thác dưới 50.000 m3 /ngđ
Lập bản cam kết Bảo vệ môi trường.
3.
Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
Công suất thiết kế 1.000 m3 nước/ngày đêm trở lên
Lập ĐTM.
Công suất thiết kế nhỏ 1.000 m3 nước/ngày đêm.
Lập bản cam kết Bảo vệ môi trường.
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường và Thông tư 05/TT/BTNMT về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường thì dự án Xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải Thành phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) để đánh giá một cách tổng quát những tác động của dự án tới môi trường tự nhiên và đời sống xã hội của nhân dân Thành phố, từ đó có những biện pháp giảm thiểu trong từng giai đoạn khi dự án được thực thi.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
* Phương pháp tham vấn cộng đồng
Phổ biến thông tin:
Hoạt động tham vấn cộng đồng nhằm phổ biến các thông tin có liên quan đến dự án cho cộng đồng khu vực thực hiện dự án. Đặc biệt là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc xây dựng và trong quá trình vận hành dự án sau này.
Thu thập ý kiến của cộng đồng:
Về mức độ quan tâm và sự ủng hộ của cộng đồng đối với việc thực hiện dự án cũng như các phương án kỹ thuật được sử dụng.
Lắng nghe ý kiến của người dân về những tác động gây ra do dự án: Tác động đến môi trường, kinh tế và những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống.
Ghi nhận những đề xuất từ phía cộng đồng và lãnh đạo địa phương trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường và lợi ích cho nhân dân khu vực thực hiện dự án và những người bị ảnh hưởng trực tiếp.
* Phương pháp thống kê:
Nhằm thu thập tài liệu, thông tin kỹ thuật và xử lý số liệu về hiện trạng khu vực triển khai dự án.
Thu thập tài liệu, thông tin và xử lý số liệu đã có về điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa chất, thuỷ văn), kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án.
* Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm theo các quy định của TCVN:
Khảo sát chất lượng nước, thành phần nước của khu vực thực hiện dự án và môi trường xung quanh;
Khảo sát chất lượng không khí tại khu vực thực hiện dự án và môi trường xung quanh; Khảo sát mức ồn, độ rung tại khu vực thực hiện dự án và môi trường xung quanh.
Khảo sát môi trường đất tại khu vực thực hiện dự án;
Khảo sát hiện trạng hệ sinh thái khu vực thực hiện dự án và môi trường xung quanh.
* Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội
Được sử dụng trong quá trình phỏng vấn các cấp Chính quyền, các lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện dự án.
* Phương pháp so sánh
Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN).
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
4.1. Cơ quan tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Công ty Cổ phần Đầu tư, Công nghệ Môi trường và Hạ tầng Kỹ thuật Lạc Việt ( LAVIC):
Người đại diện: Ông Nguyễn Phản Ánh
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 9 – Đường Thành, Quận Hoàn Kiếm, HN
Điện thoại: (043) 8288952
Email: LAVIC@vnn.vn
4.2. Tổ chức thực hiện
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “ Đầu tư Xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên”, được thực hiện với sự chủ trì của các cán bộ Công ty Cổ phần Đầu tư, Công nghệ Môi trường và Hạ tầng kỹ thuật Lạc Việt ( LAVIC). Trong quá trình lập Báo cáo, có sự phối hợp của các cán bộ thuộc trung tâm công nghệ xử lý môi trường Bộ Quốc phòng. Nội dung chủ yếu như sau:
1- Khảo sát, đo đạc, đánh giá chất lượng hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án. Đây là số liệu “nền” để so sánh, đánh giá tác động của dự án đến môi trường trong các quá trình: chuẩn bị thi công, quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án cũng như trong quá trình vận hành dự án sau này.
2- Phân tích, đánh giá tác động môi trường của Dự án, dự báo những tác động có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài do hoạt động của Dự án đối với môi trường vật lý (không khí, nước, đất, tiếng ồn), đối với tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước - nguồn nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật - động vật và thực vật), đối với môi trường kinh tế - xã hội (sức khoẻ cộng đồng hoạt động kinh tế, sinh hoạt...)
3- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp kỹ thuật để hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi và tìm ra phương án tối ưu, vừa hạn chế tác động có hại, vừa phát huy cao nhất các lợi ích của Dự án khi đi vào hoạt động.
4- Xây dựng chương trình kiểm soát và Quan trắc chất lượng môi trường trong quá trình vận hành Dự án.
Bảng ii. Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM
STT
Họ và tên
Phần công việc
Nơi công tác
I
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT LẠC VIỆT (LAVIC)
1
Ths. Nguyễn Phản Ánh
Giám đốc dự án
LAVIC
2
Ks. Phan Hoành Sơn
Chủ nhiệm công trình
LAVIC
3
Ths. Đỗ Thị Kim Xuân
Chủ trì thực hiện – Tổng hợp báo cáo cuối cùng.
LAVIC
4
Ks. Nguyễn Công Minh
Chuyên gia môi trường nước – Đánh giá chất lượng môi trường nước
LAVIC
5
Ks. Lê Anh Tuấn
Chuyên gia môi trường không khí – Đánh giá chất lượng môi trường không khí
LAVIC
6
Ks. Đoàn Mạnh Hùng
Chuyên gia phân tích công nghệ cấp nước – Đánh giá công nghệ cấp nước
LAVIC
7
Ks. Đào Như Ý
Chuyên gia chất thải rắn – Đánh giá hiện trạng chất thải rắn
LAVIC
8
Ks. Đào Trang Nhung
Kỹ sư cấp thoát nước – Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp thoát nước
LAVIC
9
Cn. Nguyễn Tiến Dũng
Cử nhân môi trường – Tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội
LAVIC
10
Ths. Lê Viết Thành
Chuyên gia phân tích công nghệ thoát nước – Phân tích, đánh giá công nghệ xử lý nước
LAVIC
11
Ks. Vũ Văn Nam
Kỹ sư cấp thoát nước – Tham vấn cộng đồng
LAVIC
12
Ks. Hà Ngọc Minh
Kỹ sư cấp thoát nước – Tham vấn cộng đồng
LAVIC
13
Ks. Vũ Trường Sơn
Kỹ sư cấp thoát nước – Dự toán kinh phí môi trường
LAVIC
II
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG BỘ QUỐC PHÒNG
1
Ks. Nguyễn Đức Toàn
Kiểm định viên – Lấy mẫu, phân tích chất lượng không khí
Trung tâm công nghệ xử lý Môi trường – 282 – Lạc Long Quân – Hà Nội
2
Ks. Nguyễn Văn Hà
Kiểm định viên - Lấy mẫu, phân tích chất lượng không khí
Trung tâm công nghệ xử lý Môi trường – 282 – Lạc Long Quân – Hà Nội
3
Ks. Nguyễn Thị Phương
Cán bộ phòng thí nghiệm
Trung tâm công nghệ xử lý Môi trường – 282 – Lạc Long Quân – Hà Nội
4
Nguyễn Thị Nụ
Cán bộ phòng thí nghiệm
Trung tâm công nghệ xử lý Môi trường – 282 – Lạc Long Quân – Hà Nội
CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Dự án “ Đầu tư Xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải Thành phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên”.
1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
- Cơ quan Chủ quản: Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) Tỉnh Điện Biên
- Chủ đầu tư: BQL Dự án Chuyên nghành xây dựng tỉnh Điện Biên.
- Đại diện chủ đầu tư: Ông Nguyễn Đức Trung - Giám đốc Ban quản lý Dự án
+ Địa chỉ liên lạc: Phường Him Lam – Thành phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên
+ Điện thoại: 0913.253223 Fax: 0230.810584
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh mới được chia tách ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22 kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI. Với diện tích tự nhiên là: 9.554,107 km2, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông.
Điện Biên Phủ được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biên giới với Lào khoảng 35 km. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 6 và 279. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên.
Thành phố Điện Biên Phủ có sông Nậm Rốm chảy qua. Điện Biên là đầu mối giao thông quan trọng của 2 tuyến quốc lộ:
Quốc lộ 279 nối thành phố Điện Biên với thị trấn Tuần Giáo ở phía Đông và nối với nước Lào phía Tây qua Cửa khẩu Tây Trang.
Quốc lộ 12 nối Thành phố Điện Biên Phủ với thị xã Lai Châu đường cấp 4 miền núi.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau:
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường được nghiên cứu cho Thành phố Điện Biên Phủ cụ thể theo phạm vi thiết kế hợp phần thoát nước thải được giới hạn trong 6 phường nội thành của thành phố và một số vùng lân cận:
Phường Tân Thanh, Mường Thanh ở khu trung tâm thành phố, phường Him Lam, phường Nam Thanh, Noong Bua, Thanh Bình.
Phạm vi nghiên cứu theo nội dung của dự án sẽ bao gồm:
Thu gom, vận chuyển lưu lượng nước thải sinh hoạt: Xây dựng mới các tuyến cống thu gom nước thải bằng HDPE kích thước từ DN200-DN500 dọc theo các tuyến đường trong thành phố Điện Biên Phủ.
Kè một số kênh mương chính bao gồm: Kênh 1 kênh chạy qua khu trung tâm phường Nam Thanh qua cầu Bản Ten ra cửa xả số 12, tuyến kênh từ bệnh viện đa khoa đến Cầu Trắng ra cửa xả số 9, tuyến kênh chạy dọc phường Thanh Bình ra cửa xả số 13 và cải tạo, nạo vét toàn bộ hệ thống thoát nước mưa hiện có bao gồm các tuyến đường Trường Chinh, đường 279, tuyến đường sân vận động, tuyến đường Cầu Trắng.
Trạm xử lý nước thải sinh hoạt được đặt tại vị trí ngoại thành thuộc xã Bản Ten B, dưới chân cầu C4.
1.4. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Loại hình hệ thống thoát nước
Các phương án thoát nước:
Phương án 1: Hệ thống thoát nước riêng.
- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải hoàn toàn tách rời nhau.
- Hệ thống thoát nước thải: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất cùng chảy vào một hệ thống cống sau đó được làm sạch ở trạm xử lý.
- Hệ thống thoát nước mưa: nước mưa được thu vào hệ thống cống riêng, đổ thẳng vào sông suối không cần xử lý.
- Ưu điểm: Đảm bảo vệ sinh tốt nhất trong 3 phương án vì toàn bộ nước thải được làm sạch ở các trạm xử lý trước khi xả ra nguồn nước.
- Nhược điểm:
+ Mùa khô mạng lưới cống thoát nước mưa không hoạt động nên lãng phí.
+ Lưu lượng nước bẩn nhỏ ( khoảng 0,5 l/s,ha), đường kính cống nhỏ, độ dốc đặt cống lớn, độ sâu đặt cống lớn, phải có nhiều trạm bơm chuyển tiếp.
+ Không thu được nước mưa đợt đầu ( 5 – 10 phút đầu của trận mưa) để xử lý.
+ Quản lý phức tạp và chi phí cao.
Phương án 2:
- Toàn bộ nước thải sinh hoạt, sản xuất và nước mưa đề chảy vào chung một hệ thống cống.
- Ưu điểm:
+ Cả mùa khô và mùa mưa hệ thống đều được khai thác.
+ Kinh phí nhỏ nhất trong 3 phương án. Do lượng nước mưa rất lớn so với nước thải nên hệ thống cống chỉ cần xây dựng như hệ thống thoát nước mưa như ở phương án thoát nước riêng là đủ. Lưu lượng nước thoát lớn nên đường kính cống lớn, độ dốc nhỏ, độ sâu đặt cống giảm, tuyến cống ngắn.
+ Quản lý đơn giản
- Nhược điểm:
+ Mùa mưa nếu thu gom về xử lý thì lưu lượng trạm xử lý rất lớn không thể xử lý được.
+ Mùa khô nước thải không được xử lý sẽ xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là các hồ, sông suối gây ô nhiễm môi trường.
+ Chế độ làm việc của cống không ổn định, về mùa khô do lưu lượng nước thải nhỏ, vần tốc nước nhỏ dễ gây lắng cặn, tắc nghẽn cống. Cần phải thường xuyên nạo vét.
Phương án 3:
- Toàn bộ nước thải sinh hoạt, sản xuất và nước mưa đều chảy vào chung một hệ thống cống như phương án 2 nhưng tại các điểm xả trước khi chảy ra hồ, sông nước thải được hệ thống cống bao, giếng tách dẫn về trạm xử lý còn nước có lẫn nước thải đã được pha loãng sẽ chảy vào sông suối. Đối với các khu dân cư mới, các khu có vị trí đặt ống dễ dàng thì xây dựng mạn