Khóa luận Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu An Giang ANGIMEX

Sau gần hai thập kỷ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sản xuất hàng hoá đã có bước phát triển mạnh đáp ứng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, trong đó có mặt hàng gạo đạt mức xuất khẩu cao và được đánh giá là có triển vọng lớn trong thời gian tới. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO đã mở ra một thị trường rộng lớn cho hàng nông sản Việt Nam nhưng đồng thời cũng làm gia tăng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt giữa DN Việt Nam với DN nước ngoài. Các DN nước ngoài có ưu thế là nguồn vốn lớn, sản phẩm sản xuất trên nền tảng CNH – HĐH, nên chất lượng và giá cả phù hợp cộng với kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường đã tạo nên những thách thức to lớn cho các DN trong nước, đặc biệt là các DN xuất nhập khẩu Việt Nam. Các DN xuất nhập khẩu với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH đất nước.Ý thức được tầm quan trọng đó, Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang chẳng những đã hoàn thành vai trò của mình mà còn không ngừng phát triển, nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, Công ty đã phải sử dụng đồng vốn đầu tư của mình một cách thật hiệu quả. Vì chỉ có như vậy, Công ty mới có thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài có nguồn vốn đầu tư lớn hơn. Chính vì vậy mà nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của bản thân Công ty. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng nguồn vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, tôi đã chọn thực hiện chuyên đề tốt nghiệp là “HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX)”. Thông qua việc thực hiện chuyên đề này tôi sẽ có được những kiến thức hữu ích về cách sử dụng và quản lý nguồn vốn, một trong những cách thức quan trọng đã đưa Công ty đạt đến những thành tựu như ngày hôm nay. Chuyên đề thực hiện bao gồm 5 chương: - Chương 1 là chương giải thích lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu là gì, phương pháp nghiên cứu để đạt đến những kết luận được rút ra và giới hạn của đề tài nghiên cứu. - Chương 2 là chương cơ sở lý thuyết, đây là chương xây dựng nền tảng lý luận cho việc phân tích và đánh giá để đưa ra những kết luận ở chương 4. - Chuơng 3 là chương giới thiệu tóm tắt về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, tình hình hoạt động kinh doanh và những thông tin có liên quan làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trong 3 năm gần đây. - Chương 4 là chương quan trọng nhất của chuyên đề. Thông qua nội dung trong chương này chúng ta sẽ có được các nhận định về tình hình sử dụng nguồn vốn tại Công ty, đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như sức khỏe tài chính của Công ty, đặc biệt là khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Đồng thời phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu mà đưa ra các giải pháp đề xuất lên Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa. - Chương 5 là chương đúc kết lại tất cả những thông tin đã được phát hiện ở chương 4, từ đó bản thân người thực hiện đưa ra một số kiến nghị cho Công ty.

doc71 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu An Giang ANGIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH  NGUYỄN THỊ THÚY VÂN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG ANGIMEX Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long xuyên, tháng 6 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG ANGIMEX Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thuý Vân Lớp: DH4KT; Mã số SV: DKT030276 Người hướng dẫn: NGÔ VĂN QUÍ Long xuyên, tháng 6 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: NGÔ VĂN QUÍ Người chấm, nhận xét 1: …………………….. Người chấm, nhận xét 2: …………………… Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh ngày….tháng….năm……. LỜI MỞ ĐẦU Sau gần hai thập kỷ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sản xuất hàng hoá đã có bước phát triển mạnh đáp ứng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, trong đó có mặt hàng gạo đạt mức xuất khẩu cao và được đánh giá là có triển vọng lớn trong thời gian tới. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO đã mở ra một thị trường rộng lớn cho hàng nông sản Việt Nam nhưng đồng thời cũng làm gia tăng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt giữa DN Việt Nam với DN nước ngoài. Các DN nước ngoài có ưu thế là nguồn vốn lớn, sản phẩm sản xuất trên nền tảng CNH – HĐH, nên chất lượng và giá cả phù hợp cộng với kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường đã tạo nên những thách thức to lớn cho các DN trong nước, đặc biệt là các DN xuất nhập khẩu Việt Nam. Các DN xuất nhập khẩu với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH đất nước.Ý thức được tầm quan trọng đó, Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang chẳng những đã hoàn thành vai trò của mình mà còn không ngừng phát triển, nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, Công ty đã phải sử dụng đồng vốn đầu tư của mình một cách thật hiệu quả. Vì chỉ có như vậy, Công ty mới có thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài có nguồn vốn đầu tư lớn hơn. Chính vì vậy mà nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của bản thân Công ty. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng nguồn vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, tôi đã chọn thực hiện chuyên đề tốt nghiệp là “HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX)”. Thông qua việc thực hiện chuyên đề này tôi sẽ có được những kiến thức hữu ích về cách sử dụng và quản lý nguồn vốn, một trong những cách thức quan trọng đã đưa Công ty đạt đến những thành tựu như ngày hôm nay. Chuyên đề thực hiện bao gồm 5 chương: - Chương 1 là chương giải thích lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu là gì, phương pháp nghiên cứu để đạt đến những kết luận được rút ra và giới hạn của đề tài nghiên cứu. - Chương 2 là chương cơ sở lý thuyết, đây là chương xây dựng nền tảng lý luận cho việc phân tích và đánh giá để đưa ra những kết luận ở chương 4. - Chuơng 3 là chương giới thiệu tóm tắt về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, tình hình hoạt động kinh doanh và những thông tin có liên quan làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trong 3 năm gần đây. - Chương 4 là chương quan trọng nhất của chuyên đề. Thông qua nội dung trong chương này chúng ta sẽ có được các nhận định về tình hình sử dụng nguồn vốn tại Công ty, đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như sức khỏe tài chính của Công ty, đặc biệt là khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Đồng thời phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu mà đưa ra các giải pháp đề xuất lên Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa. - Chương 5 là chương đúc kết lại tất cả những thông tin đã được phát hiện ở chương 4, từ đó bản thân người thực hiện đưa ra một số kiến nghị cho Công ty. Chuyên đề thực hiện có thể sẽ hay hơn nếu khắc phục được các hạn chế. Hạn chế ở đây chính là người thực hiện đã không tìm được đối tượng khác để so sánh với Công ty được nghiên cứu nhằm gia tăng thêm sự khách quan trong việc đánh giá. Các thông số trong bài phân tích chỉ được đánh giá trong mối quan hệ với các thông số trong quá khứ. Nếu các thông số được đánh giá thêm trong mối quan hệ với các công ty tương tự (do Công ty ANGIMEX, ngoài kinh doanh lương thực ra còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nên rất khó trong việc tìm kiếm một công ty khác có hình thức kinh doanh tương tự để so sánh), với chỉ tiêu bình quân ngành (hiện nay ở Việt Nam thông tin về ngành còn rất hạn chế nên việc so sánh bên ngoài gần như ít có ý nghĩa). Chính những điều này đã làm hạn chế đi sự so sánh và đánh giá các chỉ số tài chính. Chuyên đề đã hoàn thành tốt đẹp với sự hỗ trợ và giúp đỡ từ Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang và Trường Đại Học An Giang, đặc biệt là thầy Ngô Văn Quí và sự cố gắng của chính bản thân người thực hiện. MỤC LỤC Nội dung Trang Chương 1: Mở đầu 1 1.1.Lý do chọn đề tài 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3.Phạm vi nghiên cứu 1 1.4.Phương pháp nghiên cứu 2 1..4.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 2 1.4.2.Phương pháp phân tích 2 Chương 2: Cơ sở lý thuyết 3 2.1.Khái niệm và phân loại vốn của doanh nghiệp 3 2.1.1.Khái niệm vốn của doanh nghiệp 3 2.1.2.Phân loại vốn 3 2.1.3.Nguyên tắc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 4 2.1.4.Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hiệu quả sử dụng vốn 4 2.2.Tài sản cố định. 4 2.2.1.Khái niệm 4 2.2.2.Phân loại. 5 2.2.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSCĐ. 5 2.2.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 5 2.3.Tài sản lưu động. 6 2.3.1.Khái niệm 6 2.3.2.Phân loại TSLĐ. 6 2.3.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSLĐ. 7 2.3.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 7 2.4.Giới thiệu về các chỉ tiêu tài chính. 7 2.4.1.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán. 7 2.4.2.Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động 8 2.4.3.Tỷ số đòn bẩy tài chính. 10 2.4.4.Tỷ suất sinh lợi. 11 2.4.5.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu 12 2.5.Giới thiệu về phương pháp phân tích Dupoint. 13 Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty ANGIMEX 15 3.1.Lịch sử hình thành và phát triển. 15 3.2.Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. 15 3.2.1.Xuất khẩu 15 3.2.2.Nhập khẩu 17 3.2.3.Thương mại 17 3.2.4.Dịch vụ công nghệ thông tin 17 3.3.Cơ cấu tổ chức công ty, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 17 3.3.1.Mạng lưới tổ chức Công ty ANGIMEX 17 3.3.2.Các đơn vị thành viên 17 3.3.3.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 17 3.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 18 3.4.1.Tình hình hoạt động kinh doanh 18 3.4.2.Cơ cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ 20 3.5.Kế hoạch phát triển năm 2007 20 Chương 4: Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX 22 4.1.Tình hình sử dụng vốn trong chính sách đầu tư tài sản 22 4.1.1.Tình tình thanh toán của Công ty 22 4.1.2.Hiệu quả trong đầu tư tài sản lưu động 23 4.1.2.1.Số vòng quay khoản phải thu 23 4.1.2.2.Số vòng quay hàng tồn kho 24 4.1.2.3.Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 26 4.1.3.Hiệu quả trong đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn 28 4.1.3.1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ 28 4.1.3.2.Hiệu quả trong đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác 29 4.1.4.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 29 4.2.Lợi thế của vốn CSH trong việc gia tăng đòn bẩy tài chính 30 4.2.1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản 30 4.2.2.Tỷ số nợ dài hạn trên vốn 31 4.3.Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản 32 4.3.1.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu 32 4.3.1.1.Vốn luân lưu 32 4.3.1.2.Nhu cầu vốn luân lưu. 34 4.3.2.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 37 4.3.3.Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) 39 4.4.Một số giải pháp đề nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 44 Chương 5: Kết luận và kiến nghị 46 5.1.Kết luận 46 5.2.Kiến nghị 48 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BIẾU BẢNG Sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân tích Dupont 14 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mạng lưới tổ chức Công ty ANGIMEX 17 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ biểu hiện vốn luân lưu dương ở Công ty 32 Sơ đồ 4.2: Mối quan hệ giữa NC VLL, VLL và vốn bằng tiền 36 Biểu bảng Bảng 3.1: Cơ cấu hình thức tiêu thụ 16 Bảng 3.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo 16 Bảng 3.3: Bảng tóm tắt báo cáo lưu chuyển tiền tệ 20 Bảng 4.1: Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh 22 Bảng 4.2: Số vòng quay KPT 23 Bảng 4.3: Số vòng quay HTK 24 Bảng 4.4: Hiệu suất sử dụng TSLĐ 26 Bảng 4.5: So sánh tốc độ tăng (giảm) DT, NV và số vòng luân chuyển TSLĐ 27 Bảng 4.6: Hiệu suất sử dụng TSCĐ 28 Bảng 4.7: Đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác 29 Bảng 4.8: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 29 Bảng 4.9: Hệ số nợ 30 Bảng 4.10: Tỷ số nợ trên vốn CSH và tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH 31 Bảng 4.11: Vốn luân lưu 33 Bảng 4.12: Nhu cầu vốn luân lưu 34 Bảng 4.13: Vốn bằng tiền 35 Bảng 4.14: Khả năng sinh lời của tổng tài sản. 37 Bảng 4.15: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp 38 Bảng 4.16: Khả năng sinh lời của vốn CSH 39 Bảng 4.17: Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH theo phương pháp Dupont 40 Bảng 4.18: Ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE 43 Bảng 4.19: Khả năng sinh lợi căn bản của Công ty 43 Bảng 4.20: So sánh khả năng sinh lời của vốn CSH với khả năng sinh lời của TTS 44 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Thị trường tiêu thụ năm 2006 16 Biểu đồ 3.2: Thị trường xuất khẩu năm 2006. 16 Biểu đồ 3.3: Doanh thu. 19 Biểu đồ 3.4: Lợi nhuận. 19 Biểu đồ 4.1: Tỷ số thanh toán 22 Biểu đồ 4.2: Số vòng quay KPT 23 Biểu đồ 4.3: Số vòng quay HTK 25 Biểu đồ 4.4: Hiệu suất sử dụng TSLĐ 26 Biểu đồ 4.5: Hiệu suất sử dụng TSCĐ 28 Biểu đồ 4.6: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 29 Biểu đồ 4.7: Tỷ số nợ trên tổng tài sản 31 Biểu đồ 4.8: Tình hình tài trợ bằng vốn vay bên ngoài so với vốn CSH 32 Biểu đồ 4.9: Vốn luân lưu 33 Biểu đồ 4.10: Nhu cầu vốn luân lưu 34 Biểu đồ 4.11: Vốn bằng tiền 35 Biểu đồ 4.12: Sự tài trợ nhu cầu vốn luân bằng vốn luân lưu 36 Biểu đồ 4.13: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 37 Biểu đồ 4.14: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp 38 Biểu đồ 4.15: Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) 39 GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT . ANGIMEX  Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang   CSH  Chủ sở hữu   DH  Dài hạn   DN  Doanh nghiệp   DT  Doanh thu   DTT  Doanh thu thuần   ĐTDH  Đầu tư dài hạn   ĐTNH  Đầu tư ngắn hạn   EBIT  Lợi nhuận ròng trước thuế và lãi vay   HĐĐT  Hoạt động đầu tư   HĐKD  Hoạt động kinh doanh   HĐTC  Hoạt động tài chính   HTK  Hàng tồn kho   KPT  Khoản phải thu   LN  Lợi nhuận   LNR  Lợi nhuận ròng   NC VLL  Nhu cầu vốn luân lưu   NH  Ngắn hạn   NV  Nguồn vốn   ROA  Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản   ROE  Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu   TS  Tài sản   TSCĐ  Tài sản cố định   TSLĐ  Tài sản lưu động   TTS  Tổng tài sản   VCSH  Vốn chủ sở hữu   VLL  Vốn luân lưu   WTO  Tổ chức thương mại thế giới   ROE  Chênh lệch tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu   >  Lớn hơn   <  Nhỏ hơn   =  Bằng   Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài ANGIMEX kinh doanh rất nhiều mặt hàng như: điện thoại, xe máy, công nghệ thông tin… Một trong những lĩnh vực kinh doanh quan trọng của ANGIMEX là thu mua lúa gạo trong nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài. Do tính chất thời vụ nên sự vận động của một khối lượng lớn vật tư hàng hoá và tiền tệ thường không khớp với nhau về thời gian, có lúc thu nhiều chi ít, có lúc thu ít chi nhiều… nên giữa nhu cầu và khả năng về vốn tiền tệ thường không cân đối nhau. Vì vậy, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, đòi hỏi phải tổ chức vốn tốt. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian qua như thế nào? Công ty có đảm bảo tổ chức vốn tốt, thoả mãn nhu cầu vốn và giúp cho vốn luân chuyển ngày càng nhanh. Bởi thực hiện tốt chức năng tổ chức vốn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ANGIMEX và trở nên cấp thiết trong tình hình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO. Muốn thực hiện tốt việc tổ chức vốn cần phải đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn trong công ty trong những năm qua, để từ đó phát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu mà đưa ra giải pháp khắc phục. Chính vì tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nên tôi quyết định chọn đề tài “HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ANGIMEX” để làm chuyên đề tốt nghiệp. Tuy đề tài này đã được các anh chị khoá trước nghiên cứu song chỉ dừng lại ở thời điểm năm 2005, trong khi đó năm 2006 là một năm đầy biến động mang lại nhiều thời cơ lẫn thách thức cho công ty. Ngoài việc mang lại tính kịp thời, hy vọng chuyên đề này sẽ đóng góp một phần vào các quyết định tài chính của các nhà quản trị công ty. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn của công ty thông qua việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như: hiệu quả sử dụng TS và NV, chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi đạt được trong việc đầu tư vốn CSH và TS vào sản xuất kinh doanh, sự hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho các tài sản DH và tài sản NH. - Đề nghị một số giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty. 1.3.Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Nghiên cứu 3 năm hoạt động gần nhất của Công ty từ 2004 – 2005 – 2006. - Không gian: + Do thời gian nghiên cứu ngắn và hoạt động của Công ty rất đa dạng nên người thực hiện rất khó tìm được Công ty khác để so sánh với Công ty được nghiên cứu nên việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ yếu xuất phát từ phạm vi nghiên cứu trong nội bộ Công ty. + Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các yếu tố liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn thông qua mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính cơ bản. 1.4.Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. Dựa trên các số liệu, dữ liệu thứ cấp: - Các báo cáo do công ty cung cấp: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2004 - 2005 – 2006. - Các tài liệu giới thiệu chung về lịch sử, văn hóa…do công ty cung cấp. - Các nghiên cứu trước đây. 1.4.2.Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tích cơ cấu, so sánh (chiều ngang, chiều dọc): thông qua sự biến động tăng giảm về giá trị cũng như tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn, từng khoản mục trong tài sản và nguồn vốn; về vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động nhằm có cái nhìn tổng quát về tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn, xác định ảnh hưởng của các nhân tố, đánh giá khả năng thanh toán và đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh đồng thời xác định cơ cấu nguồn vốn, cách tài trợ cho TSLĐ và TSCĐ. - Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính: sử dụng các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, về hiệu quả hoạt động, về cơ cấu tài chính và về lợi nhuận để đánh giá khả năng thanh toán, khả năng hoạt động của TSCĐ và TSLĐ, cấu trúc vốn, rủi ro tài chính và khả năng sinh lợi. - Phương pháp số chênh lệch (biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn): xác định mức độ ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay TTS và tỷ lệ vốn CSH trên TTS đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH dựa trên số chênh lệch giữa chỉ tiêu của năm sau với năm trước. - Phương pháp phân tích Dupont: Đây là phương pháp xác định ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, tách một tỷ số thành tích của một vài tỷ số tài chính khác để thấy được mối quan hệ và tác động của các nhân tố (các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn), từ đó đề ra quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lợi. Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.Khái niệm và phân loại vốn của doanh nghiệp. 2.1.1.Khái niệm vốn của doanh nghiệp. Vốn là lượng giá trị doanh nghiệp phải ứng ra để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Bởi vậy ta có thể nói, vốn là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp luân chuyển vận động và không ngừng thay đổi hình thái tạo thành quá trình luân chuyển vốn. 2.1.2.Phân loại vốn. - Vốn của doanh nghiệp xét từ nguồn hình thành có thể chia ra thành vốn của chủ sở hữa DN và các khoản nợ phải trả. + Vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần; Vốn mà chủ sở hữu của doanh nghiệp phải ứng ra để mua sắm, xây dựng các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn của chủ sở hữu khi mới thành lập chỉ có vốn điều lệ (nguồn vốn kinh doanh). Vốn điều lệ là số vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động vốn chủ sở hữu còn tăng thêm từ các quỹ doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá. Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu còn bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp. + Các khoản nợ phải trả bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng; các khoản phải trả khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả như: các khoản phải trả khách hàng, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải trả công nhân viên…Các khoản phải trả khác này tuy không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng vì là các khoản nợ hợp pháp nên doanh nghiệp có thể sử dụng coi như nguồn vốn của mình. - Vốn của DN xét từ mặt sử dụng: Có thể chia ra làm vốn kinh doanh và vốn đầu tư. + Vốn kinh doanh là số vốn doanh nghiệp đang trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh doanh. + Vốn đầu tư là số vốn doanh nghiệp đã hoặc đang ứng ra nhưng chưa đem lại hiệu quả. Số vốn này nằm trong các hạng mục công trình còn dở dang và các chứng khoán có giá, chúng sẽ phát huy hiệu quả trong tương lai. - Căn cứ vào đối tượng đầu tư : vốn chia làm 2 loại: + Vốn đầu tư vào bên trong DN tạo nên các loại TSLĐ và TSCĐ. + Vốn đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp gồm cả đầu tư ngắn hạn và đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khác hay của Nhà nước. 2.1.3.Nguyên tắc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Vốn sản xuất kinh doanh là tiền đề, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, cho nên bảo toàn vốn là yêu cầu cần thiết để thực hiện trong mọi quá trình sản xuất. Biểu hiện về mặt kinh tế là quy mô kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, đời sống của cán bộ, công nhân viên được cải thiện, khả năng thanh toán đối với khách hàng và nghĩa vụ đóng góp với nhà nước cũng được đầy đủ và nâng cao. Vì vậy bảo toàn vốn luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nguy cơ phá sản của mỗi doanh nghiệp được thể hiện trước hết ở dấu hiệu vốn sản xuất bị hao hụt, khả năng thanh toán khó khăn. Yêu cầu bảo toàn vốn được thể hiện trong công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp là phải lựa chọn các phương án tối ưu trong việc tạo lập nguồn tài chính; tổ chức các biện pháp hữu hiệu nhằm tăng nhanh vòng quay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sao cho trong mọi thời điểm, kể cả khi giá cả thị trường có biến động thì doanh nghiệp vẫn giữ vững và mở rộng được quy mô sản xuất. 2.1.4. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hiệu quả sử dụng vốn. - Mục tiêu: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn để thấy tình hình sử dụng vốn của công ty qua các năm có tốt không, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó khi phân tích về vốn sẽ phát hiện được các điểm mạnh và điểm yếu của công ty để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục, giúp công ty ngày một sử dụng hiệu quả hơn đồng vốn của mình.