1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng, hoạt động ngoại thương đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia. Tỷ giá hối đoái, với tư cách là thước đo tương quan kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới được coi là một công cụ chính sách vĩ mô quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu như thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định giá trị nội tệ, đảm bảo cân bằng đối nội và đối ngoại, kích thích xuất khẩu Chính vì vậy, việc điều chỉnh tỷ giá nhằm đạt được những thành quả kinh tế nhất định trong vài thập niên gần đây đã và đang là một vấn đề hết sức quan trọng. Đây cũng là đề tài được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra chính sách điều hành tỷ giá tối ưu nhất cho nền kinh tế của một quốc gia.
Phá giá tiền tệ là một biện pháp điều chỉnh tỷ giá trong đó nó làm giảm giá đồng nội tệ, do đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, phát triển sản xuất hướng ngoại, tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp Tuy nhiên phá giá đồng nội tệ là một quyết định hết sức khó khăn và nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân nói chung. Đồng thời nó cũng là một biện pháp mạnh đối với nền kinh tế, vì vậy nếu không có những biện pháp điều hành hợp lý sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu vấn đề phá giá một cách kỹ lưỡng về cả mặt lý luận và thực tiễn.
Do phá giá tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia nên một câu hỏi thường được đặt ra cho các nhà kinh tế và hoạch định chính sách là: “Liệu phá giá tiền tệ có giúp cải thiện tình hình Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai?” Có nhiều lý thuyết khác nhau về phá giá tiền tệ đã nỗ lực trả lời cho câu hỏi này, trong đó không thể không kể đến một lý thuyết đã xuất hiện khá sớm và giải thích câu hỏi này một cách khá đơn giản nhưng hợp lý – đó là lý thuyết về hiệu ứng tuyến J (J – curve effect).
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên em đã lựa chọn đề tài “Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ: Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam” làm nội dung của khóa luận tốt nghiệp này.
2. Mục đích nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, khóa luận xin đi vào nghiên cứu những lý thuyết cơ bản xoay quanh vấn đề hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ như tỷ giá hối đoái, phá giá, Cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là lý thuyết về hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ.
Về mặt thực tiễn, thông qua việc nghiên cứu thực tiễn phá giá tại một số quốc gia trên thế giới cụ thể là phá giá tại Mexico năm 1994, tại Thái Lan năm 1997 và tại Trung Quốc năm 1994 khóa luận xin rút ra một số nhận xét về lý thuyết hiệu ứng tuyến J trong thực tiễn phá giá đồng thời tổng kết một số bài học kinh nghiệm về phá giá cho Việt Nam.
Cuối cùng, dựa trên những nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn về phá giá và hiệu ứng tuyến J khóa luận xin đưa ra khuyến nghị một số điều kiện để Việt Nam có thể phá giá thành công đồng thời trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề liệu Việt Nam có nên tiến hành phá giá trong thời điểm hiện tại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
Phạm vi nghiên cứu: Thực tiễn phá giá tiền tệ và hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ trong một số cuộc phá giá điển hình tại một số nước đang phát triển: Mexico năm 1994, Thái Lan năm 1997 và Argentina năm 2002.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, phân loại, so sánh
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu
- Lý thuyết kinh tế vĩ mô
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về phá giá tiền tệ và hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
Chương II: Thực tiễn về hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ tại một số quốc gia trên thế giới
Chương III: Những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam trên cơ sở phân tích hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
97 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5610 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ: Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng, hoạt động ngoại thương đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia. Tỷ giá hối đoái, với tư cách là thước đo tương quan kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới được coi là một công cụ chính sách vĩ mô quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu như thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định giá trị nội tệ, đảm bảo cân bằng đối nội và đối ngoại, kích thích xuất khẩu… Chính vì vậy, việc điều chỉnh tỷ giá nhằm đạt được những thành quả kinh tế nhất định trong vài thập niên gần đây đã và đang là một vấn đề hết sức quan trọng. Đây cũng là đề tài được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra chính sách điều hành tỷ giá tối ưu nhất cho nền kinh tế của một quốc gia.
Phá giá tiền tệ là một biện pháp điều chỉnh tỷ giá trong đó nó làm giảm giá đồng nội tệ, do đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, phát triển sản xuất hướng ngoại, tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp… Tuy nhiên phá giá đồng nội tệ là một quyết định hết sức khó khăn và nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân nói chung. Đồng thời nó cũng là một biện pháp mạnh đối với nền kinh tế, vì vậy nếu không có những biện pháp điều hành hợp lý sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu vấn đề phá giá một cách kỹ lưỡng về cả mặt lý luận và thực tiễn.
Do phá giá tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia nên một câu hỏi thường được đặt ra cho các nhà kinh tế và hoạch định chính sách là: “Liệu phá giá tiền tệ có giúp cải thiện tình hình Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai?” Có nhiều lý thuyết khác nhau về phá giá tiền tệ đã nỗ lực trả lời cho câu hỏi này, trong đó không thể không kể đến một lý thuyết đã xuất hiện khá sớm và giải thích câu hỏi này một cách khá đơn giản nhưng hợp lý – đó là lý thuyết về hiệu ứng tuyến J (J – curve effect).
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên em đã lựa chọn đề tài “Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ: Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam” làm nội dung của khóa luận tốt nghiệp này.
Mục đích nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, khóa luận xin đi vào nghiên cứu những lý thuyết cơ bản xoay quanh vấn đề hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ như tỷ giá hối đoái, phá giá, Cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là lý thuyết về hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ.
Về mặt thực tiễn, thông qua việc nghiên cứu thực tiễn phá giá tại một số quốc gia trên thế giới cụ thể là phá giá tại Mexico năm 1994, tại Thái Lan năm 1997 và tại Trung Quốc năm 1994 khóa luận xin rút ra một số nhận xét về lý thuyết hiệu ứng tuyến J trong thực tiễn phá giá đồng thời tổng kết một số bài học kinh nghiệm về phá giá cho Việt Nam.
Cuối cùng, dựa trên những nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn về phá giá và hiệu ứng tuyến J khóa luận xin đưa ra khuyến nghị một số điều kiện để Việt Nam có thể phá giá thành công đồng thời trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề liệu Việt Nam có nên tiến hành phá giá trong thời điểm hiện tại.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
Phạm vi nghiên cứu: Thực tiễn phá giá tiền tệ và hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ trong một số cuộc phá giá điển hình tại một số nước đang phát triển: Mexico năm 1994, Thái Lan năm 1997 và Argentina năm 2002.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, phân loại, so sánh
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu
Lý thuyết kinh tế vĩ mô
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về phá giá tiền tệ và hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
Chương II: Thực tiễn về hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ tại một số quốc gia trên thế giới
Chương III: Những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam trên cơ sở phân tích hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
Các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ của một quốc gia thường là những vấn đề hết sức phức tạp, nhất là trong xu thế quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng và phức tạp như hiện nay. Thêm vào đó, do hạn chế về kinh nghiệm, thời gian và nguồn tài liệu nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được sự phê bình góp ý từ phía thày cô và bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Đặng Thị Nhàn, người đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thày cô giáo trường Ngoại Thương trong 4 năm qua đã tận tâm giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức hết sức bổ ích cho sự nghiệp sau này.
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VÀ HIỆU ỨNG TUYẾN J
I. Những vấn đề cơ bản về phá giá tiền tệ
1. Tỷ giá hối đoái
1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái được định nghĩa một cách căn bản như sau: “Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai quốc gia với nhau”.
Khi quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia ngày càng đa dạng và phức tạp, tỷ giá được định nghĩa một cách đơn giản hơn là “giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia này thể hiện bằng giá cả một đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác”.
Có hai phương pháp yết giá tỷ giá hối đoái, phương pháp yết giá trực tiếp và phương pháp yết giá gián tiếp. Đối với từng phương pháp yết giá sẽ có cách định nghĩa tỷ giá hối đoái thích hợp.
Theo phương pháp yết giá gián tiếp: “Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng nội tệ tính theo đơn vị ngoại tệ”. Khái niệm này được sử dụng ở một số ít quốc gia như Anh, Mỹ (những quốc gia có đồng nội tệ mạnh). Yết giá theo phương pháp này, giá ngoại tệ sẽ không được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài mà được thể hiện gián tiếp qua đồng nội tệ.
Theo phương pháp yết giá trực tiếp: “Tỷ giá hối đoái là giá của đồng ngoại tệ tính theo đơn vị nội tệ”. Đa số các quốc gia trên thế giới sử dụng phương pháp yết giá này, trong đó có Việt Nam. Theo phương pháp này, giá ngoại tệ thể hiện trực tiếp qua đồng nội tệ.
Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL – UBTVQH11 định nghĩa: “tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam". Trong phạm vi đề tài, nếu không có ghi chú gì thêm thì các thuật ngữ “tỷ giá hối đoái”, “tỷ giá ngoại tệ”, “tỷ giá” (e) được sử dụng với cùng một nội dung đó là số đơn vị nội tệ mua được một đơn vị ngoại tệ hay tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị ngoại tệ tính bằng đồng nội tệ.
1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái
Có nhiều cơ sở để phân loại tỷ giá hối đoái, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ đề cập đến cách phân loại dựa trên tính chất tác động của tỷ giá tới thương mại quốc tế. Đó là tỷ giá hối đoái là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (nominal exchange rate) và tỷ giá hối đoái thực tế (real exchange rate).
1.2.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa thể hiện số đơn vị nội tệ đổi được bằng một đơn vị ngoại tệ. Ví dụ, nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 110 JPY trên một USD tức người ta có thể dùng 1 USD để đối lấy 110 JPY.
Những giao dịch về tiền tệ diễn ra trên thị trường ngoại hối (foreign exchange market), trong đó tỷ giá hối đoái danh nghĩa (hay thường gọi đơn giản là tỷ giá hối đoái) được ký hiệu là ℮, tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ.
1.2.2. Tỷ giá hối đoái thực tế
Tỷ giá hối đoái thực tế thể hiện số đơn vị hàng hóa quốc tế có thể đổi được bằng một đơn vị hàng hóa trong nước.
Nói cách khác, tỷ giá hối đoái thực tế là mức tương quan giữa giá cả hàng hóa trong nước so với giá cả hàng hóa quốc tế.
Có thể tính tỷ giá hối đoái thực tế theo công thức sau:
℮r ═ ℮×P / P*
Trong đó: - ℮r là tỷ giá hối đoái thực tế
P là giá hàng hóa trong nước
P* là giá hàng hóa quốc tế
Như vậy, khi tỷ giá hối đoái thực tế tăng nghĩa là hàng hóa quốc gia đó sản xuất đắt lên một cách tương đối so với hàng hóa nước ngoài. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia.
1.3. Các chế độ tỷ giá hối đoái
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình trong mối liên hệ với các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, nhưng nhìn chung về cơ bản có ba loại là chế độ tỷ giá “thả nổi” theo đó những biến động trong tỷ giá hoàn toàn do tác động của thị trường, chế độ tỷ giá hối đoái “cố định” theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng tiền của (các) quốc gia khác không đổi và một chế độ tỷ giá kết hợp nằm giữa hai chế độ trên theo các mức độ khác nhau.
1.3.1. Chế độ tỷ giá cố định
Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá trong đó Ngân hàng Trung Ương (NHTW) hay các nhà làm chính sách tiền tệ công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định NHTW buộc phải mua vào hoặc bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trong biên độ định trước đó. Để tiến hành những can thiệp này, NHTW buộc phải có một nguồn dự trữ ngoại hối nhất định.
1.3.2. Chế độ tỷ giá thả nổi
Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, NHTW hay các nhà quản lý không can thiệp mua hay bán đồng tiền của mình trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá hối đoái hình thành và biến động hoàn toàn tự do theo sự biến động cung cầu trên thị trường. Bản chất của tỷ giá thả nổi là tỷ giá điều chỉnh để bắt kịp với những thay đối của cung và cầu tiền tệ. Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá hối đoái là không có giới hạn và luôn phản ánh quan hệ cung – cầu thực tế của thị trường. Chính phủ tham gia vào thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên độc lập, nghĩa là Chính phủ có thể mua vào hoặc bán ra một đồng tiền nhất định để phục vụ hoạt động của mình chứ không nhằm mục đích can thiệp điều chỉnh hay cố định tỷ giá trên thị trường.
Hiện nay, nhiều quốc gia theo chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết (managed floating) trong đó tỷ giá được thả nổi, tự do biến động theo thị trường nhưng vẫn có sự điều tiết của Chính phủ nhằm định hướng tỷ giá biến động sao cho phù hợp và có lợi nhất cho nền kinh tế.
1.3.3. Chế độ tỷ giá hỗn hợp
NHTW có can thiệp vào việc quyết định tỷ giá hối đoái nhưng không ấn định nó mà chỉ can thiệp ở một mức độ nào đó. Về bản chất, đây chính là chế độ kết hợp giữa chế độ cố định và chế độ thả nổi theo nhiều mức độ khác nhau. Mức độ can thiệp của Chính phủ trong chế độ này có thể khác nhau với những biện pháp khác nhau, tùy theo tình hình thực tế của thị trường và mục tiêu chính sách của quốc gia đó.
Tỷ giá là một biến số kinh tế tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động khác nhau là rất khác nhau. Trong đó, hiệu quả tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng, chính vì vậy trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, hội nhập và tự do hóa thương mại quốc tế như hiện nay, các quốc gia luôn sử dụng tỷ giá trước hết như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình.
Trong số các chính sách điều chỉnh tỷ giá, phá giá là một công cụ khá hiệu quả nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Vậy phá giá tiền tệ là gì? Tại sao phá giá tiền tệ lại có tác động tích cực đến tình hình xuất khẩu của một quốc gia? Trong các phần tiếp theo khóa luận xin đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
2. Định nghĩa phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ (devaluation) là việc một quốc gia làm giảm giá đồng nội tệ của mình so với đồng ngoại tệ, khiến đồng nội tệ mất giá ở một mức độ nào đó. Biểu hiện bên ngoài của phá giá tiền tệ là sự tăng lên của tỷ giá danh nghĩa. Bản chất của vấn đề này chính là một quốc gia đánh tụt sức mua danh nghĩa đồng nội tệ so với các ngoại tệ.
Hiện nay, có hai thuật ngữ trong tiếng Anh cùng mô tả hiện tượng một đồng tiền bị giảm giá so với một đồng ngoại tệ là devaluation và depreciation. Theo cách sử dụng thông dụng, thuật ngữ devaluation được sử dụng nhằm thể hiện sự giảm giá chính thức đồng nội tệ của một quốc gia trong chế độ tỷ giá cố định khi cơ quan điều hành tiền tệ (thường là NHTW) công bố một mức tỷ giá cố định mới đối với một đồng ngoại tệ. Trong khi đó, thuật ngữ depreciation được sử dụng để mô tả sự giảm giá của đồng nội tệ một cách không chính thức trong chế độ tỷ giá thả nổi. Nhưng sự khác nhau này chỉ còn mang tính thuật ngữ. Trên thực tế, hai thuật ngữ này đang được sử dụng với cùng một ý nghĩa chỉ sự mất giá của một đồng tiền hay sự tăng lên của tỷ giá danh nghĩa giữa đồng tiền ấy so với một đồng ngoại tệ.
3. Tác động của phá giá tiền tệ lên nền kinh tế
3.1. Tác động tích cực
Phá giá nội tệ có những tác động tích cực lên nền kinh tế, Chính phủ một quốc gia thường tiến hành phá giá tiền tệ nhằm mục đích cải thiện tình trạng Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai hoặc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp.
Trước tiên, do sự thay đổi tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất nhập khẩu, phá giá sẽ giúp tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và cải thiện tình trạng của Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai. Khi đồng nội tệ mất giá, cầu về hàng xuất khẩu của quốc gia đó tại thị trường nước ngoài sẽ tăng lên do giá cả rẻ đi một cách tương đối, còn cầu về hàng nhập khẩu tại thị trường nội địa giảm do giá hàng nhập khẩu đắt lên một cách tương đối khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các hàng hóa thay thế nhập khẩu được sản xuất trong nước (rẻ hơn). Tuy nhiên, tác động này cần một khoảng thời gian mới phát huy tác dụng.
Ngoài ra, phá giá cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phá giá sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu trong nước mở rộng sản xuất. Đồng thời, với lợi thế cạnh tranh của phá giá tiền tệ là sự rẻ đi tương đối của hàng hóa xuất khẩu sẽ dẫn đến xuất khẩu ròng tăng và tổng cầu tăng. Nếu nền kinh tế đang sản xuất dưới mức sản lượng tiềm năng, các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động làm tổng cung tăng lên, nền kinh tế tăng trưởng.
3.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh các tác động tích cực, phá giá tiền tệ cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Khi phá giá tiền tệ, một quốc gia sẽ phải đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao, người dân mất lòng tin vào chính sách tỷ giá của Chính phủ, đồng thời gánh nặng nợ nước ngoài cũng tăng lên do đồng tiền quốc gia bị mất giá…
Thứ nhất, do độ trễ về mặt thời gian khiến trong ngắn hạn giá hàng nhập khẩu tăng cao, giá trị hàng nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng còn giá trị hàng xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm. Điều này có thể gây ra phản ứng xấu đi của Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai trong thời gian đầu sau khi phá giá.
Thứ hai, phá giá nội tệ khiến rủi ro lạm phát của quốc gia đó tăng cao. Ngay sau khi phá giá, giá cả các hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng cao. Thêm vào đó là chi phí đầu vào có nhiều nguy cơ tăng đối với các doanh nghiệp sản xuất phải nhập khẩu đầu vào. Hơn nữa, nếu nền kinh tế đã sản xuất ở mức sản lượng tiềm năng (tức không còn nhiều nguồn lực nhàn rỗi), mức tăng không đáng kể trong tổng cung không đáp ứng đủ mức tăng trong tổng cầu do lợi thế cạnh tranh của phá giá đem lại. Kết quả là mức giá sẽ tăng lên, lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp xuất khẩu có được khi phá giá không còn. Thông thường, một quốc gia thường phải đánh đổi một giá trị thấp của đồng nội tệ bằng một tỷ lệ lạm phát cao.
Tổng cầu tăng cao còn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của động thái phá giá. Do vậy, Chính phủ cần phải thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt (giảm chi tiêu Chính phủ hoặc tăng thuế) kèm theo nhằm hạn chế sự tăng lên của tổng cầu, theo đó ngăn chặn sự tăng giá trong nước.
Trong dài hạn, giá cả trong nước vẫn có nguy cơ tăng do các áp lực từ phía tổng cung. Một là, giá cả hàng nhập khẩu đắt lên khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu tăng dẫn đến tăng giá. Hai là, người tiêu dùng sử dụng hàng nhập khẩu giá cao hơn sẽ có nhu cầu tăng lương gây áp lực tiền lương tăng. Cuối cùng, việc tăng giá và tiền lương sẽ triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của phá giá. Có thể nói, phá giá đồng tiền danh nghĩa không thể ảnh hưởng đến các biến số thực tế của nền kinh tế trong dài hạn.
Thứ ba, phá giá mạnh đồng nội tệ sẽ khiến gánh nặng nợ nước ngoài của quốc gia đó tăng lên do cần nhiều nội tệ hơn để trả các khoản nợ nước ngoài.
Ngoài ra, phá giá tiền tệ còn có thể khiến người dân mất lòng tin vào giá trị đồng nội tệ và chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ. Kết quả là hiện tượng đầu cơ vào các ngoại tệ mạnh (thường là USD) hay hiện tượng đô la hóa trở nên phổ biến gây mất ổn định thị trưởng tiền tệ.
4. Nguyên nhân Chính phủ thực hiện phá giá tiền tệ
Đối với một quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn hoặc có quản lý, Chính phủ có thể sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp lên tỷ giá hối đoái và tiến hành phá giá đồng tiền. Cụ thể Chính phủ có thể giảm cung ngoại tệ và tăng cung nội tệ trên thị trường nhằm làm giảm giá trị đồng nội tệ bằng cách in thêm nội tệ để mua vào ngoại tệ. Đối với một quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định, Chính phủ muốn phá giá đơn giản chỉ cần tuyên bố một mức tỷ giá mới cao hơn mức tỷ giá cũ.
Phá giá tiền tệ có tác động không nhỏ đến nền kinh tế, cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Và có rất nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ thực hiện phá giá tiền tệ, cả nguyên nhân chủ quan cũng như nguyên nhân khách quan.
4.1. Nguyên nhân chủ quan
Chính phủ chủ động muốn phá giá đồng tiền nhằm thực hiện một mục tiêu kinh tế, xã hội nhất định nào đó. Trong trường hợp này, Chính phủ thường lựa chọn giải pháp phá giá khi quốc gia đang ở trong tình trạng kém tăng trưởng, thất nghiệp cao hoặc đồng nội tệ của quốc gia đó đang được định giá quá cao so với giá trị thực, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Như vậy, có hai nguyên nhân chính khiến Chính phủ muốn chủ động phá giá đồng tiền nước mình.
Thứ nhất, Chính phủ muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế quốc gia kém tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp cao Chính phủ tiến hành phá giá nhằm tạo ra động lực tăng trưởng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và giảm thất nghiệp. Phá giá tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia, thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng quy mô sản xuất, cùng với đó là các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu trong nước tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên của bộ phận người tiêu dùng thường sử dụng hàng nhập khẩu trước phá giá. Nhờ đó, tình trạng thất nghiệp trong nước sẽ phần nào được cải thiện, nền kinh tế từng bước tăng trưởng.
Thứ hai, Chính phủ muốn cải thiện Cán cân thương mại của quốc gia. Đồng nội tệ bị định giá quá cao trong một thời gian dài gây tác động không tốt đến tình hình xuất nhập khẩu và sự phát triển kinh tế, do vậy Chính phủ muốn phá giá nhằm mục đích cải thiện Cán cân thương mại và lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu của quốc gia. Lý do đồng nội tệ bị định giá quá cao có thể do Chính phủ đã duy trì một chế độ tỷ giá cố định trong một khoảng thời gian dài khiến tỷ giá hối đoái không còn phản ánh chân thực nhu cầu và giá trị thực của đồng tiền trên thị trường, nhập khẩu hàng hóa nước ngoài ồ ạt (do giá cả rẻ một cách tương đối so với hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước) còn hàng xuất khẩu không có khả năng cạnh tranh về giá cả với hàng hóa tương tự từ các nước khác có mức giá tương đối rẻ hơn. Chính phủ do lo ngại tình trạng Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai thâm hụt liên tục nên quyết định tiến hành phá giá.
4.2. Nguyên nhân khách quan
Chính phủ cũng có thể buộc phải tiến hành phá giá do cầu ngoại tệ trên thị trường đột ngột tăng mạnh. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp Chính phủ cố ghìm giữ một mức tỷ giá thấp, đẩy giá trị đồng nội tệ lên cao hơn nhiều so với giá