Khóa luận Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – những vấn đề lí luận và thực tiễn

Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính nguy hiểm cao cho xã hội, mang tính lịch sử và bản chất giai cấp sâu sắc. Đấu tranh phòng chống tội phạm, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là nhiệm vụ của bất kỳ nhà nước nào trong bất kỳ xã hội nào. Một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước thực hiện nhiệm vụ đó là hình phạt. C. Mac đã từng viết: “Hình phạt chẳng qua là thủ đoạn tự vệ của xã hội với những hành vi xâm phạm những điều kiện tồn tại của xã hội đó” [4, 531]. Tuy nhiên, hiệu quả của hình phạt phụ thuộc rất nhiều vào việc quy định và áp dụng các quy định đó như thế nào trong thực tế. Tội phạm xảy ra trong xã hội rất khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, do đó đòi hỏi nhà làm luật phải quy định nhiều loại hình phạt khác nhau để xử lí cho phù hợp, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật vừa thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước. Do vậy, BLHS Việt Nam quy định nhiều loại hình phạt khác nhau phù hợp với từng loại tội phạm và hành vi phạm tội. Trong đó hình phạt tiền có vị trí và vai trò quan trọng. Hình phạt tiền được quy định từ khá sớm trong pháp luật hình sự Việt Nam và đang dần được hoàn thiện trong các quy định của BLHS hiện hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới. Hình phạt tiền được áp dụng rất phổ biến, đạt hiệu quả cao. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 đã có những sửa đổi bổ sung nhất định đối với các quy định về hình phạt tiền. Tuy nhiên, thực tế áp dụng hình phạt này còn cho thấy nhiều bất cập, hiệu quả áp dụng hình phạt tiền còn thấp, chưa tương xứng với vị trí và vai trò của hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt. Trong khi đó, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay xu hướng áp dụng hình phạt tiền ngày càng cao đặc biệt là ở các nước phát triển như: Pháp, Đức, Nhật Bản Tất cả những điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt tiền để hình phạt tiền thực sự phát huy vai trò của nó trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mà vẫn đảm bảo được ý nghĩa và mục đích của hình phạt. Chính vì vậy, em chọn đề tài “ Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – những vấn đề lí luận và thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

doc67 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4246 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – những vấn đề lí luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính nguy hiểm cao cho xã hội, mang tính lịch sử và bản chất giai cấp sâu sắc. Đấu tranh phòng chống tội phạm, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là nhiệm vụ của bất kỳ nhà nước nào trong bất kỳ xã hội nào. Một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước thực hiện nhiệm vụ đó là hình phạt. C. Mac đã từng viết: “Hình phạt chẳng qua là thủ đoạn tự vệ của xã hội với những hành vi xâm phạm những điều kiện tồn tại của xã hội đó” [4, 531]. Tuy nhiên, hiệu quả của hình phạt phụ thuộc rất nhiều vào việc quy định và áp dụng các quy định đó như thế nào trong thực tế. Tội phạm xảy ra trong xã hội rất khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, do đó đòi hỏi nhà làm luật phải quy định nhiều loại hình phạt khác nhau để xử lí cho phù hợp, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật vừa thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước. Do vậy, BLHS Việt Nam quy định nhiều loại hình phạt khác nhau phù hợp với từng loại tội phạm và hành vi phạm tội. Trong đó hình phạt tiền có vị trí và vai trò quan trọng. Hình phạt tiền được quy định từ khá sớm trong pháp luật hình sự Việt Nam và đang dần được hoàn thiện trong các quy định của BLHS hiện hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới. Hình phạt tiền được áp dụng rất phổ biến, đạt hiệu quả cao. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 đã có những sửa đổi bổ sung nhất định đối với các quy định về hình phạt tiền. Tuy nhiên, thực tế áp dụng hình phạt này còn cho thấy nhiều bất cập, hiệu quả áp dụng hình phạt tiền còn thấp, chưa tương xứng với vị trí và vai trò của hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt. Trong khi đó, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay xu hướng áp dụng hình phạt tiền ngày càng cao đặc biệt là ở các nước phát triển như: Pháp, Đức, Nhật Bản… Tất cả những điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt tiền để hình phạt tiền thực sự phát huy vai trò của nó trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mà vẫn đảm bảo được ý nghĩa và mục đích của hình phạt. Chính vì vậy, em chọn đề tài “ Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – những vấn đề lí luận và thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích của đề tài Trên cơ sở những nhận thức toàn diện, có hệ thống về hình phạt tiền trong BLHS Việt Nam và đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt tiền để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của hình phạt này trong thực tiễn áp dụng. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi cho phép của một khóa luận tốt nghiệp, em chủ yếu tập trung vào khái niệm, mục đích, ý nghĩa, nội dung, điều kiện áp dụng của hình phạt tiền trong BLHS Việt Nam, tìm hiểu lịch sử lập pháp về hình phạt tiền. Khóa luận cũng nghiên cứu cả những quy định về hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội và khảo sát thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên cả nước và hai địa bàn quan trọng là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê… 5. Cơ cấu của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận về hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam Chương 2: Hình phạt tiền theo quy định của BLHS năm 1999 Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt tiền. Thông qua việc nghiên cứu những quy định về hình phạt tiền trong BLHS hiện hành, đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt này trên cả nước, em mong muốn góp phần vào việc tạo ra nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, mục đích, ý nghĩa… của hình phạt tiền, đồng thời đưa ra một số giải pháp có tính chất tham khảo để nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt này. Đây là lần đầu tiên em thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, mặt khác do trình độ kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong quý thầy cô, các bạn sinh viên đóng góp, cho ý kiến để kiến thức của em được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TIỀN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm hình phạt tiền Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được luật hình sự quy định và do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội nhằm cải tạo, giáo dục họ cũng như nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm. BLHS đã quy định một hệ thống hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, trong đó có hình phạt tiền. Mặc dù được ghi nhận khá sớm trong pháp luật hình sự, song vẫn chưa có một khái niệm pháp lí chính thức nào về hình phạt tiền trong các Văn bản pháp luật hình sự và cho đến nay hình phạt tiền mới chỉ được ghi nhận trong các giáo trình, sách báo pháp lý chuyên ngành. Có thể kể đến một số quan điểm sau: “Phạt tiền là một loại hình phạt được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, khi hình phạt chính là loại hình phạt khác. Phạt tiền do Tòa án quyết định trong những trường hợp do luật định mà theo đó người bị kết án bị tước một số tiền tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm, đồng thời xem xét đến tình hình tài sản của người bị kết án và sự biến động của giá cả” [45, 11]. “Phạt tiền là hình phạt không tước tự do, nhẹ hơn hình phạt cải tạo không giam giữ, buộc người bị kết án phải nộp sung công quỹ nhà nước một khoản tiền nhất định” [12, 51]. “Phạt tiền là hình phạt tước của người phạm tội một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nước” [10 ,195]. Các khái niệm trên mặc dù đã cố gắng chỉ ra các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của hình phạt tiền nhưng còn dài dòng, chưa phù hợp với một khái niệm mang tính chất pháp lý. Khái niệm “Phạt tiền là hình phạt tước của người phạm tội một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nước” sử dụng thuật ngữ pháp lý “người phạm tội” để chỉ đối tượng bị áp dụng hình phạt tiền là chưa hợp lý vì chỉ những người bị Tòa án quyết định áp dụng hình phạt tiền mới bị tước một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nước. Do vậy, sẽ là chính xác hơn nếu sử dụng thuật ngữ “người bị kết án” thay cho thuật ngữ “người phạm tội”. “Phạt tiền là hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam tước đi của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nước” là khái niệm ngắn gọn phản ánh tương đối đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng cũng như nội dung pháp lý của hình phạt tiền. Là một hình phạt trong hệ thống hình phạt được quy định trong BLHS, hình phạt tiền cũng mang đầy đủ các đặc điểm đặc trưng của hình phạt với tư cách là chế tài hình sự, đó là: - Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước. - Chỉ có thể áp dụng với người phạm tội. - Được quy định trong Bộ luật hình sự. - Được áp dụng theo trình tự riêng biệt. Ngoài ra hình phạt tiền còn mang một số điểm đặc trưng riêng so với các hình phạt khác trong hệ thống hình phạt: - Hình phạt tiền được luật hình sự quy định với nội dung pháp lí là tước bỏ một phần quyền lợi vật chất của người phạm tội. Do vậy, hình phạt tiền là hình phạt có khả năng tác động trực tiếp và mạnh mẽ về mặt kinh tế đối với người phạm tội, nó đặc biệt có hiệu quả trong việc đấu tranh với các loại tội có tính chất vụ lợi, các tội dùng tiền làm phương tiện hoạt động, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, an toàn công cộng, trật tự quản lí hành chính… mà chưa đến mức áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn, hạn chế hoặc tước tự do của người bị kết án. - Khi bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, ngoài khoản tiền nhất định phải nộp, người bị kết án còn phải mang án tích như các hình phạt chính khác nói chung. - Người bị kết án được giáo dục cải tạo, thi hành án trong một môi trường hoàn toàn bình thường và không bị cách ly khỏi xã hội. 1.2. Mục đích, ý nghĩa của hình phạt tiền 1.2.1. Mục đích của hình phạt tiền Là một loại hình phạt trong hệ thống hình phạt, khi áp dụng hình phạt tiền Tòa án cũng nhằm hướng tới những mục đích như trừng trị người phạm tội, đồng thời giáo dục, cải tạo họ và phòng ngừa tội phạm. Tước đi một khoản tiền nhất định của người bị kết án, làm cho họ nhận ra được hành vi sai lầm của họ và tính tất yếu của hình phạt đối với tội phạm mà họ đã thực hiện để giáo dục và tự giáo dục trở thành người có ích trong xã hội và đạt được mục đích phòng ngừa chung của hình phạt. Hình phạt tiền mặc dù là một loại hình phạt tác động trực tiếp về kinh tế đối với người phạm tội song loại hình phạt này không chỉ mang bản chất kinh tế thuần túy vì ngoài việc bị tước đi một khoản tiền nhất định người phạm tội còn bị mang án tích trong một thời gian nhất định và đây chính là đặc điểm cơ bản phân biệt hình phạt tiền với các biện pháp cưỡng chế khác như tịch thu tài sản, tịch thu vật tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, hay phạt tiền với tư cách là một hình thức xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy, khi quy định và áp dụng hình phạt tiền trên thực tế luật hình sự không đặt ra mục đích kinh tế với hình phạt tiền, không phải dùng hình phạt tiền để tăng thu cho ngân sách nhà nước mặc dù khoản tiền người bị kết án phải nộp được sung công quỹ nhà nước sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng “nguồn thu này chỉ là hệ quả của việc áp dụng hình phạt tiền, chứ không phải mục đích của hình phạt tiền” [46, 167]. 1.2.2. Ý nghĩa của hình phạt tiền Việc quy định hình phạt tiền trong luật hình sự nước ta đã góp phần đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. “Đa dạng hóa hình phạt trong hệ thống hình phạt là điều kiện đảm bảo tính thống nhất trong thực tiễn xét xử của các tòa án, đảm bảo cho việc xét xử được bình đẳng, công bằng” [14, 2]. Quy định hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ trong hệ thống hình phạt đã rút ngắn, thu hẹp khoảng cách về mức độ nghiêm khắc giữa hình phạt cảnh cáo và hình phạt tù có thời hạn giúp tòa án có cơ sở để thực hiện việc xét xử một cách công bằng. Áp dụng hình phạt tiền đối với người phạm tội sẽ tiết kiệm được những chi phí xã hội cho việc giáo dục, cải tạo, hạn chế mặt tiêu cực có thể phát sinh do áp dụng hình phạt tù mà vẫn đạt được mục đích cải tạo, giáo dục, phòng ngừa. Người phạm tội không bị cách ly khỏi xã hội, được sống và làm việc trong một môi trường hoàn toàn bình thường qua đó cũng thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự nhà nước ta. Hình phạt tiền tạo ra khả năng cá thể hóa hình phạt đối với các trường hợp phạm tội khác nhau về tính chất cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, góp phần thực hiện chính sách nghiêm trị kết hợp với khoan hồng của luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, hình phạt tiền còn là loại hình phạt vừa được áp dụng là hình phạt chính vừa được áp dụng là hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, hình phạt tiền không thể được áp dụng đồng thời vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung đối với một trường hợp phạm tội cụ thể với một loại tội cụ thể. Việc quy định về tính chất “lưỡng tính” của hình phạt tiền chỉ làm tăng sự linh hoạt trong việc áp dụng hình phạt tiền đối với các loại tội trong các trường hợp cụ thể khác nhau. Với tư cách là hình phạt chính, xét theo thứ tự từ nặng đến nhẹ, hình phạt tiền được xếp ở vị trí thứ hai, nặng hơn hình phạt cảnh cáo nhưng lại nhẹ hình phạt cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Như vậy hình phạt tiền đóng vai trò làm cầu nối giữa hình phạt cảnh cáo, biện pháp ít nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt với cải tạo không giam giữ là biện pháp xử lý nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn tạo ra sự liên tục theo hướng tăng dần mức độ nghiêm khắc của các hình phạt tạo ra tính thống nhất trong hệ thống hình phạt. Với tư cách là hình phạt bổ sung, phạt tiền cùng với các hình phạt bổ sung khác trong hệ thống hình phạt (Điều 28 khoản 2 BLHS) đã làm phong phú các biện pháp hình sự được áp dụng nhằm thực hiện chức năng xã hội của hình phạt. 1.3. khái quát lịch sử lập pháp về hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam 1.3.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tiền giai đoạn 1945 – 1975 Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã mở ra trang sử mới cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng đặt ra lúc này là phải bảo vệ chính quyền nhà nước non trẻ trước các thế lực phản động, chống phá cách mạng và tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đưa dân tộc ta đi đến thắng lợi cuối cùng. Nhiệm vụ đó đặt ra yêu cầu nhà nước ta phải xây dựng được hệ thống pháp luật đủ mạnh đặc biệt là pháp luật hình sự để trấn áp các lực lượng phản động và duy trì trật tự xã hội. Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp năm 1946 ghi nhận chế độ xã hội, các nguyên tắc pháp lý của nền dân chủ nhân dân… Trên cơ sở đó hàng loạt các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hình sự đã được ban hành như: Sắc lệnh số 27 SL ngày 28/2/1946 quy định việc trừng trị những hành vi bắt cóc, tống tiền và ám sát; Sắc lệnh số 223 SL ngày 17/11/1946 về trừng trị các tội hối lộ; Sắc lệnh số 61 SL ngày 5/7/1947 cấm xuất cảng tư bản…ngoài ra, giai đoạn này nhà nước ta cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về hình phạt đối với các tội phá hoại tiền tệ, phá hoại giá trị bạc Việt Nam như Sắc lệnh số 150 ngày 20/12/19950 hay Sắc lệnh số 001 SL ngày 19/4/1957 cấm mọi hành vi đầu cơ kinh tế. Đặc biệt giai đoạn này Ủy ban thường vụ quốc hội nước ta còn cho ban hành 4 pháp lệnh quan trọng: Pháp lệnh ngày 30/7/1967 trừng trị các tội phản cách mạng, Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN, Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, Pháp lệnh ngày 6/9/1972 quy định về việc bảo vệ rừng. Đồng thời, Nhà nước ta còn cho phép áp dụng một số quy định của pháp luật hình sự phong kiến như một số điều luật của Bộ luật hình sự Bắc Kỳ, Bộ luật hình sự Trung Kỳ và Bộ luật hình sự Nam Kỳ. Theo Sắc lệnh số 47 SL ngày 10/10/1945 “giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Nam, Trung bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc”. Điều 12 của Sắc lệnh cũng quy định chỉ cho phép giữ lại “ những điều khoản mà nội dung không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa”. Tuy nhiên, ngày 10/7/1959 Tòa án nhân dân tối cao đã có chỉ thị số T2-TATC về đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc và phong kiến. Mặc dù đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật hình sự nhưng trong giai đoạn này vẫn chưa có một văn bản nào quy định về hệ thống hình phạt. Căn cứ vào các đạo luật, lệnh, pháp lệnh, nghị định… quy định việc trừng trị các tội phạm có thể kết luận trong giai đoạn này hình phạt gồm các loại sau đây: - Hình phạt chính: Tử hình, Tù chung thân, tù có thời hạn (6 ngày đến 20 năm), Cảnh cáo. - Hình phạt phụ: Tước một số quyền lợi của công dân, tịch thu tài sản, cư trú bắt buộc và cấm cư trú từ 1 – 5 năm, cấm thực hành một số nghề nghiệp nhất định hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan trực tiếp đến tài sản XHCN. - Các hình phạt vừa áp dụng là hình phạt chính vừa áp dụng là hình phạt phụ (tùy trường hợp): Quản chế (từ 1 – 5 năm), phạt tiền. Trong các loại hình phạt nêu trên, hình phạt tiền vừa có thể là hình phạt chính hoặc là hình phạt phụ theo quy định của pháp luật đối với từng tội phạm cụ thể. Hình phạt tiền được áp dụng chủ yếu đối với các tội phạm có tính chất vụ lợi trong trường hợp phạm tội không thật nguy hiểm (ít nghiêm trọng), nhân thân người phạm tội tương đối tốt đáng được chiếu cố khoan hồng nhằm tước đoạt các món lợi bất chính mà người phạm tội đã thu được, tác động về kinh tế đối với người phạm tội và ngăn ngừa họ phạm tội mới. Mức tiền phạt được quy định với mức tối đa và tối thiểu tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm, tiền phạt cũng có thể được quy định bằng một số lần giá trị hàng phạm pháp: Ví dụ: Phạm tội đầu cơ: “…những người phạm pháp bị truy tố trước tòa án có thể bị phạt tiền từ 10 vạn đồng đến 100 triệu đồng và phạt tù từ 1 tháng đến 5 năm, hoặc 1 trong 2 hình phạt trên” [21]. Phạm tội nấu rượu trái phép: “Ai vi phạm điều 1 trên đây sẽ bị xử lý như sau: 1. Bị xử phạt hành chính từ 20 đồng đến 100 đồng 2. Bị truy tố trước tòa án và có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm và bị phạt tiền từ 100 đồng đến 500 đồng hoặc 1 trong 2 hình phạt đó… Trong trường hợp phạm pháp có nhiều tình tiết nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù đến 2 năm và phạt tiền đến 1000 đồng hoặc một trong hai hình phạt đó” [48]. Số tiền phạt cụ thể có thay đổi qua các thời điểm khác nhau theo mệnh giá đồng bạc ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đó. Điểm đặc biệt trong việc quy định hình phạt tiền trong giai đoạn này là tiền phạt được ấn định theo một số lượng gạo khi tuyên án và khi thi hành sẽ quy đổi số lượng gạo thành tiền. “…Tiền phạt vi cảnh tối đa bằng giá 5 kg gạo; riêng về tội đánh bạc, tiền phạt ấn định ở điều 2 sắc lệnh số 168 SL ngày 14/4/1948 bằng giá 200 đến 100 kg gạo đối với các con bạc, về việc bảo vệ công trình thủy nông tiền phạt tối đa ấn định ở điều 8 Sắc lệnh số 68 SL ngày 18/6/1949 bằng giá 1000 kg gạo” [1]. Phạt tiền được áp dụng vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Luật hình sự trước đây không có văn bản nào quy định biện pháp dân sự như: tịch thu tiền bạc, vật trực tiếp liên quan đến vụ án. Do vậy, hình phạt tiền được coi như hình phạt bổ sung nhằm thu hồi lại số tài sản bị thiệt hại, số lãi bất chính mà người phạm tội thu được. Áp dụng hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung nhằm chủ yếu loại trừ các điều kiện vật chất để người phạm tội không phạm tội mới: “…cần phạt tiền (dưới cả 2 hình thức chính và hình phạt phụ) với mức cao nhất mới đảm bảo tác dụng thiết thực ngăn ngừa, giáo dục trong những trường hợp phạm pháp nghiêm trọng…phạt tiền có thể là hình phạt chính, hoặc là hình phạt phụ…trong đại đa số trường hợp phạt tiền là hình phạt phụ đi kèm với án tù giam hoặc án treo. Phạt tiền là hình phạt chính hay phụ đều nhằm vào mục đích sau đây: đánh vào động cơ tham lam vụ lợi của bị cáo, bổ sung cho cho biện pháp tịch thu tiền, tang vật…” [ 39]. Tòa án nhân dân tối cao đã có nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng hình phạt tiền, mức tiền phạt trong từng trường hợp cụ thể phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, phạt tiền phải căn cứ các điều kiện, hoàn cảnh, khả năng kinh tế của người đó, không xử phạt liên đới. Phạt tiền chỉ áp dụng trong những trường hợp có điều khoản pháp luật quy định cụ thể “…khi xử lý cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, ngoài việc chú ý đến quy mô phạm tội…còn cần phải xét đến cả khả năng kinh tế, tránh khuynh hướng phạt tiền quá nhiều làm cho bản án không thể chấp hành được, ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình người bị kết án. Căn cứ vào hoàn cảnh của người phạm tội, Tòa án có thể không phạt tiền, hoặc phạt dưới mức tối thiểu…” [40]. Chỉ nên xử phạt tiền như hình phạt chính trong những trường hợp cá biệt: “tội phạm nhẹ, hoàn cảnh bản thân hoặc gia đình đáng được chiếu cố đặc biệt (tuổi già, bệnh tật…) phạt tiền đến mức nào phải tùy tính chất hành vi và đối tượng và cũng cần xem xét đến khả năng kinh tế …để bản án có thể thi hành được và việc phạt tiền không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của gia đình người phạm tội…” [41]. Tòa án nhân dân tối cao cũng có văn bản quy định trong bất cứ trường hợp nào cũng không đổi hình phạt tiền thành hình phạt tù và ngược lại. 1.3.3. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về hình phạt tiền Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng, đất nước thống nhất và bắt tay vào nhiệm vụ mới là xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Có rất nhiều hoạt động được tiến hành trong đó đặc biệt quan trọng là xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất có thể thi hành trong cả nước. Theo đó các văn bản pháp luật hiện hành của hai miền đều được áp dụng trong phạm vi cả nước, các văn bản về Hình sự trước đây được ban hành ở miền Bắc vẫn được tiếp tục áp dụng ở mi
Luận văn liên quan