Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan
trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong
nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát
triển của ngân hàng. Nhưng hoạt động tín dụng mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối
với các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp cũng được xác định có hệ số rủi ro. Rủi
ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và
phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ
thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy việc kiểm soát rủi ro trong hoạt
động tín dụng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng.
Vì vậy việc kiểm soát rủi ro cho vay sẽ giúp cho ngân hàng đảm bảo phạm vi
rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu
quả hơn trong hoạt động cho vay, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng
và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động kinh
doanh hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và kiểm soát rủi ro trong giới hạn cho
phép sẽ tạo được niềm tin ở khách hàng, nâng cao được vị thế và uy tín đối với các tổ
chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
94 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Hương thủy, Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN
--------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HƢƠNG THỦY,
THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
HOÀNG THÙY DUNG
Lớp: K46C Kiểm toán
Niên khóa: 2012 – 2016
Giáo viên hướng dẫn:
THS. LÊ THỊ HOÀI ANH
Huế, Tháng 5 năm 2016
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung
Đæu tiên tôi xin gởi lời câm ơn chån thành và såu sắc nhçt tới cô giáo
Th.S Lê Thị Hoài Anh. Đã giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình, cho tôi những
góp ý quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin được gởi lời câm ơn đến các thæy cô giáo cûa Trường Đäi học kinh
tế - Đäi học Huế đã truyền đät kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm học tập,
rèn luyện và nghiên cứu.
Tôi cüng xin câm ơn đến các cô, các chú, các anh chị Phòng Kinh
doanh Ngån hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Hương
Thûy, Thừa Thiên Huế đã tận tình giúp đỡ hỗ trợ tôi trong suốt thời gian
thực tập.
Và cuối cùng, xin câm ơn gia đình, bän bè đã luôn động viên, chia sẽ và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Huế, tháng 06 năm 2016
Sinh viên
Hoàng Thùy Dung
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.6 Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................................................... 4
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của NHTM .......... 4
1.1.1 Ngân hàng thương mại ................................................................................ 4
1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM ................................................................... 6
1.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng .............................................................................. 8
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng ....................................................................... 8
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng .............................................................................. 9
1.2.3 Những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng .......................... 10
1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng ..................................................................... 13
1.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ......................................... 14
1.3.1 Khái niệm về kiểm soát rủi ro tín dụng ..................................................... 14
1.3.2 Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay .................................... 15
1.3.3. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM ................ 15
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay của NHTM ................................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI
NHÁNH HƢƠNG THỦY – THỪA THIÊN HUẾ ................................................ 23
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh
Hương Thủy – Thừa Thiên Huế ............................................................................. 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Hương Thủy, Thừa Thiên Huế .............. 23
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................ 24
2.1.3 Tình hình nhân sự ...................................................................................... 25
2.2 Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam –
CN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế ........................................................................ 28
2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT
– CN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. ................................................................ 28
2.2.2 Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT – CN
Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. .......................................................................... 37
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CN HƢƠNG THỦY – THỪA THIÊN HUẾ ...... 56
3.1 Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn – CN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế .................................... 56
3.1.1 Những kết quả đạt được ............................................................................ 56
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - CN Hương Thủy,
Thừa Thiên Huế .................................................................................................. 57
3.1 Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - CN Hương Thủy, Thừa Thiên
Huế ......................................................................................................................... 62
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng ...................................................... 62
3.2.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ .................................... 66
3.2.3 Tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm phân tán rủi ro, chuyển giao
rủi ro ................................................................................................................... 67
3.2.4 Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng .................................... 69
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 71
1. Kết luận ......................................................................................................... 71
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 71
3. Hướng nghiên cứu đề tài trong tương lai ..................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
CN Chi nhánh
CBTD Cán bộ tín dụng
CNTT Công nghệ thông tin
CIC Trung tâm Thông tin tín dụng
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DPRR Dự phòng rủi ro
IPCAS Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng
KH Khách hàng
NH Ngân hàng
NHNo, NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
RRTD Rủi ro tín dụng
SXKD Sản xuất kinh doanh
QTRR Quản trị rủi ro
TSĐB Tài sản đảm bảo
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
XHTD Xếp hạng tín dụng
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy ................................................................................. 24
Biểu đồ 2. 1 Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam - CN Hương Thủy, Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2013 -2015 ................................................................................... 27
Biểu đồ 2. 2 Nợ các nhóm trong tổng nợ xấu tại NHNo& PTNT Việt Nam - CN
Hương Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015 .................................................. 36
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự tại NHNo&PTNT Việt Nam - CN Hương Thủy, Thừa
Thiên Huế qua 03 năm (2013-2015) ............................................................................. 25
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam - CN Hương Thủy, Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2013 -2015 ................................................................................... 26
Bảng 2.3 Chỉ tiêu phân tích dư nợ và cơ cấu dư nợ tại NHNo&PTNT Việt Nam - CN
Hương Thủy, Thừa Thiên Huế qua 03 năm (2013 - 2015) ........................................... 30
Bảng 2.4 Chỉ tiêu phân tích dư nợ và cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế và theo
ngành kinh tế qua 3 năm (2013-2015) ........................................................................... 31
Bảng 2.5 Tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam - CN Hương Thủy, Thừa
Thiên Huế qua 03 năm (2013-2015) ............................................................................. 34
Bảng 2. 6 Phân loại nợ theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ..................................... 41
Bảng 2.7 Tình hình trích lập DPRR và xử lý nợ bằng Qũy DPRR tại NHNo&PTNT
Việt Nam – CN Hương Thủy, Huế qua 03 năm (2013-2015) ....................................... 50
Bảng 2. 8 Tình hình tái cơ cấu các khoản nợ tại NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh
Hương Thủy, Thừa Thiên Huế qua 03 năm (2013 - 2015) ........................................... 52
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đối với các Ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại
nguồn lợi nhuận lớn nhất và cũng tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Trong giai đoạn nền kinh tế
nhiều biến động và khó khăn hiện nay, việc kiểm soát những rủi ro tín dụng lại càng
quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. Do vậy luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác
kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – CN
Hương Thủy, Thừa Thiên Huế” được thể hiện với 3 nội dung chính. Thứ nhất. hệ
thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
tại các ngân hàng. Tiếp theo, đề tài tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng công tác
kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – CN
Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Cuối cùng, dựa trên cơ sở những đánh giá, đề xuất một
số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – CN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung Trang 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan
trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong
nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát
triển của ngân hàng. Nhưng hoạt động tín dụng mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối
với các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp cũng được xác định có hệ số rủi ro. Rủi
ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và
phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ
thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy việc kiểm soát rủi ro trong hoạt
động tín dụng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng.
Vì vậy việc kiểm soát rủi ro cho vay sẽ giúp cho ngân hàng đảm bảo phạm vi
rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu
quả hơn trong hoạt động cho vay, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng
và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động kinh
doanh hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và kiểm soát rủi ro trong giới hạn cho
phép sẽ tạo được niềm tin ở khách hàng, nâng cao được vị thế và uy tín đối với các tổ
chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Trong những năm qua tại NHNo&PTNT nói chung và tại NHNo&PTNT Việt
Nam - CN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế nói riêng đã rất chú trọng tới công tác kiểm
soát rủi ro tín dụng và đang từng bước hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của
mình đáp ứng kịp thời nhu cầu thay đổi của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, bên
cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề: cơ chế phòng ngừa, kiểm soát rủi ro tín dụng vẫn
còn nhiều hạn chế, do đó việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng
hạn theo cam kết cho ngân hàng ngày càng có xu hướng gia tăng.
Nhận thức được tầm quan trọng trong rủi ro tín dụng từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm góp phần khắc phục những vấn đề còn tồn tại tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện
công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn – chi nhánh Hƣơng Thủy, Thừa Thiên Huế” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung Trang 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm 3 mục tiêu sau:
Thứ nhất. hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong
hoạt động cho vay tại các ngân hàng.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
trong tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – CN Hương Thủy, Huế.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm
soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn – CN Hương Thủy, Huế.
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – CN Hương Thủy, Huế.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Sử dụng số liệu từ chi nhánh của NHNo & PTNT – CN Hương
Thủy, Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: Số liệu được sử dụng cho đề tài được thu thập của năm 2015.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài tài
nghiên cứu thông qua các tài liệu như sách báo, thông tin qua mạng Internet, các tài
liệu tập huấn của Ngân hàng, tham khảo các tài liệu khóa luận các khóa trước tại thư
viện trường và các tài liệu liên quan khác.
Phương pháp quan sát và phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành trao đổi hỏi trực tiếp
các cán bộ trong ngân hàng và khách hàng nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến
đề tài.
Phương pháp thu thập số liệu: Là phương pháp thu thập số liệu cho bài nghiên
cứu. Số liệu được thu thập trực tiếp từ chi nhánh ngân hàng trong khoản thời gian từ
năm 2013 đến năm 2015.
Phương pháp phân tích: Dựa trên những số liệu có sẵn để phân tích những
biến động, đánh giá các vấn đề liên quan đến phạm vi đề tài, xác định nguyên nhân của
biến động để tìm ra giải pháp.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung Trang 3
1.6 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác
kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi
nhánh Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung Trang 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại và hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1 Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010
nêu rõ: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên
là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho
vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
1.1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng thương mại
Dựa vào khái niệm ở trên ta dễ dàng thấy NHTM có các đặc điểm cơ bản sau:
NHTM thực hiện kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng nhằm mục
đích tìm kiểm lợi nhuận. Kinh doanh tiền tệ được hiểu là “đi vay để cho vay”. NHTM
tiến hành huy động vốn bằng nhiều hình thức như: tiền gửi, phát hành giấy tờ có
giá,rồi chuyển vốn đó đến những chủ thể cần vốn trên thị trường. NHTM được
thành lập chủ yếu để kinh doanh tiền tệ và cung ứng dịch vụ cho thị trường với mục
đích cuối cùng là lợi nhuận.
Với đặc thù riêng nên tiền tệ vừa là nguyên liệu đầu vào cũng là sản phẩm
đầu ra trong quá trình hoạt động của NHTM. Khách hàng là người cung cấp nguyên
liệu cho hoạt động của ngân hàng như: gửi tiền, mua các giấy tờ có giá,..và chính họ
cũng là người tiêu dùng sản phẩm của ngân hàng. Trong quan hệ đó tiền tệ chính là
nguyên liệu đầu vào nhưng cũng là sản phẩm đầu ra. Tiền tệ chịu sự chi phối bởi nhiều
yếu tố khách quan: sự quản lý của nhà nước, yếu tố chính trị, xã hội, tâm lý,...
Với đặc thù riêng biệt nên sản phẩm mà NHTM cung cấp cũng có những
đặc điểm riêng biệt:
- Sản phẩm mà NHM cung cấp cho xã hội là loại hàng hoá không bao giờ tồn kho.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung Trang 5
- Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn có tính không đồng nhất về không
gian thời gian thực hiện, cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện.
- Sản phẩm của NHTM là thống nhất, không thể tách biệt. Điều đó làm cho hoạt
động kinh doanh của NHTM không có sản phẩm dở dang.
- Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là các sản phẩm vô hình. Nó đòi hỏi trình độ
chuyên môn của của người thực hiện cũng như lòng tin của khách hàng.
1.1.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
Hoạt động huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân Ngân
hàng thương mại cũng như đối với xã hội. Đây là nguồn tài nguyên to lớn nhất,
bao gồm:
Tiền gửi:
- Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản để dành của cá nhân dân cư gửi vào để tích luỹ và
một phần mong muốn sinh lợi. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là: tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Hoạt động phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng:
- Đây là hoạt động huy động vốn không thường xuyên, Ngân hàng chỉ thực hiện
khi thiếu hụt vốn.
Đi vay Ngân hàng Trung Ương và các Ngân hàng thương mại khác:
- Ngân hàng Trung Ương sẽ tiếp vốn cho Ngân hàng thương mại thông qua biện
pháp chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố. Ngoài ra, Ngân hàng Trung Ương còn cho vay
dưới hình thức bảo lãnh vay vốn.
- Vay các Ngân hàng thương mại khác thông qua thị trường liên Ngân hàng.
Hoạt động sử dụng vốn
Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ tài sản Có quan trọng nhất, quyết định đến khả
năng tồn tại và hoạt động của Ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay rất phong
phú, đa dạng, nó bao gồm các loại hình sau: tín dụng chiết khấu, cho vay từng lần, tín
dụng tiêu dùng, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án, cho vay thuê mua,
cho vay đồng tài trợ, cho vay bằng chữ ký, cho vay dưới dạng mua bán nợ,
Hoạt động kinh doanh khác
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Thùy Dung Trang 6
Ngân hàng thương mại còn cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ như:
dịch vụ thu hộ, chi hộ, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế,..nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, mặt khác làm gia tăng lợi nhuận và phát triển
toàn diện các hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng thương mại cũng thực hi