Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày, dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có
nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó được gây ra từ
nhiều nguyên nhân như các rủi ro do thiên nhiên gây ra: bão lụt, hạn hán, dịch
bệnh, Bất kể là do nguyên nhân gì, khi những rủi ro xảy ra thường gây cho
con người những khó khăn trong cuộc sống như tài sản bị phá hoại, sản xuất
bị ngừng trệ, ngoài ra còn có thể gây thương tích, thiệt m ạng và ảnh hưởng
đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung.
Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau
nhằ m kiể m soát cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra và bảo hiểm là
một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Bảo hiểm là một biện pháp kinh tế
nhằm đảm bảo bù đắp những tổn thất về tài sản của mỗi đơn vị kinh tế riêng
biệt do những rủi ro, biến cố gây ra bằng cách phân tán rủi ro này cho nhiều
đơn vị kinh tế bị chính rủi ro này đe dọa. Bên cạnh đó, bảo hiểm là chỗ dựa
tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức; giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh
hoạt, trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi chỉ với một giá khiêm tốn (phí
bảo hiểm) bảo hiểm có thể giúp đỡ các gia đình, các tổ chức khắc phục hậ u
quả những rủi ro khôn lường.
Đặc biệt khi nền kinh tế đất nước đang phát triển nhanh, quá trình lưu
thông, buôn bán hàng hóa giữa các nước gia tăng thì nhu cầu bảo hiểm cũng
đòi hỏi phải phát triển tương ứng. Bảo hiểm lúc này đã trở thành bạn đường
theo các nhà quản lý kinh tế, các chủ sản xuất kinh doanh. Với vai trò ngày
càng quan trọng trong đời sống sản xuất kinh doanh c ủa con người nên lĩnh
vực bảo hiểm được quan tâm và phát triển, thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn kinh
doanh. Các tổ chức bảo hiểm lớn mạnh không ngừng cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Kinh doanh bảo hiểm đã thực sự phát triển không những về mặt
2
quy mô tổ chức mà cả về loại hình bảo hiểm. Một trong những sản phẩm bảo
hiể m phát triển nhanh và mạnh nhất hiện nay là bảo hiểm hàng hải.
Bảo hiểm hàng hải là m ột loại bảo hiểm bao gồm tất cả các giá trị bảo
hiểm liên quan đến vận tải đường biển. Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển
cao, thiết bị của các đội tàu hiện đại, nhưng rủi ro hàng hải vẫn xảy ra, vẫn
gây thiệt hại lớn cho các chủ tàu, cho nền kinh tế nói chung. Vì thế bảo hiể m
hàng hải thực sự cần thiết đối với các chủ tàu và cũng là thị trường tiềm năng
có thể khai thác của các Công ty bảo hiểm.
Trong quá trình phát triển nóng của thị trường vận tải biển Việt Nam
hiện nay, việc nghiên cứu các loại hình bảo hiểm hàng hải càng có ý nghĩa
hơn. Do đó, em đã chọn đề tài về một loại hình bảo hiểm hàng hải để nghiên
cứu, đó là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I). Đề tài nghiên cứu
của em như sau:
“Hoạt động bảo hiểm P&I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam”
Kết cấu của bài viết được chia như sau:
Lời mở đầu
Chương I: Khái quát về bảo hiểm P&I
Chương II: Thực trạng hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bảo hiể m P&I
đối với các công ty vận tải biển Việt Nam
Kết luận
Vì đề tài này là nghiên cứu về bảo hiểm P&I đối với các Công ty vậ n
tải biển Việt Nam nên mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Tìm hiểu tình hình thực tế khai thác bảo hiểm P&I trên thị trường
Việt Nam
- Rút ra những khó khăn còn tồn tại trong việc tham gia bảo hiể m P&I
đối với các Công ty vận tải biển trong nước cũng như các Công ty bảo hiểm.
98 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động bảo hiểm P&I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----------***----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM P&I ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY
VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Huyền Trang
Lớp : Anh 6 - KTĐN
Khóa : 45B
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hƣơng
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM P&I ............................................................. 4
I. Nguồn gốc và lịch sử phát triển Hội P&I.............................................. 4
1. Hội P&I ................................................................................................ 4
2. Nguồn gốc ra đời của Hội bảo hiểm P&I .............................................. 4
3. Cơ cấu tổ chức của Hội bảo hiểm P&I ................................................. 6
4. Sự giúp đỡ của Hội đối với các chủ tàu ............................................... 7
5. Nguyên tắc hoạt động của Hội P&I ...................................................... 8
5.1.Nguyên tắc tương hỗ ....................................................................... 8
5.2. Nguyên tắc gia nhập Hội ................................................................ 8
5.3. Nguyên tắc Hội không cho phép..................................................... 9
5.4. Nguyên tắc hết hạn hiệu lực ......................................................... 10
6. Nhóm quốc tế của các Hội bảo hiểm P&I .......................................... 10
II. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I....................................... 11
1. Khái niệm ........................................................................................... 11
2. Đối tượng bảo hiểm ............................................................................ 12
2.1. Trách nhiệm dân sự gây ra bởi bản thân con tàu ........................... 12
2.2. Trách nhiệm đối với con người .................................................... 12
2.3. Trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở ................................... 13
3. Phí bảo hiểm ..................................................................................... 13
3.1 Phương pháp tính phí đóng trước .................................................. 14
3.1.1Phương pháp tính phí theo tỉ lệ bồi thường .............................. 14
3.1.2 Phương pháp tính phí theo mức bồi thường của trọng tải tàu .. 16
3.2. Phương pháp tính phí đóng sau: .................................................. 17
3.3. Việc đóng phí và hoàn phí bảo hiểm ............................................ 18
4. Phạm vi bảo hiểm ............................................................................... 19
4.1 Trách nhiệm đối với người trên tàu ............................................... 20
4.1.1. Thuyền viên ............................................................................ 20
4.1.2. Hành khách ............................................................................ 20
4.1.3. Người tham gia làm hàng và người thứ ba khác ..................... 21
4.2. Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm
với tàu khác. ........................................................................................ 21
4.3. Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm
với vật thể khác. .................................................................................. 21
4.4. Trách nhiệm đối với xác tàu. ........................................................ 22
4.5 Trách nhiệm về ô nhiễm ................................................................ 22
4.6 Trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hóa chuyên chở. ................ 23
4.7. Tiền phạt của tòa án, chính quyền, cảng, hải quan… .................... 25
4.8. Các trách nhiệm khác ................................................................... 25
CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM P&I CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM……………. ……27
I. Sự cần thiết của bảo hiểm P&I ........................................................... 27
1. Đối với Công ty vận tải biển............................................................... 27
2. Đối với các Công ty bảo hiểm ............................................................ 28
II. Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại thị trƣờng Việt Nam
.................................................................................................................. 29
1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam................... 29
2. Phương thức tham gia bảo hiểm P&I của đội tàu Việt Nam ............... 31
3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm .......................................................... 32
3.1 Trách nhiệm đối với bên thứ ba ..................................................... 32
3.2. Trách nhiệm đối với các phương tiện do tàu lai kéo theo. ............. 34
3.3. Trách nhiệm đối với hàng hóa chở trên tàu và/hoặc trên các phương
tiện lai dắt theo .................................................................................... 34
4. Hợp đồng bảo hiểm ............................................................................ 35
4.1. Ký kết hợp đồng ........................................................................... 35
4.2 Trách nhiệm các bên trong bảo hiểm P&I ..................................... 36
4.2.1. Trách nhiệm của người được bảo hiểm ................................. 36
4.2.2. Trách nhiệm của người bảo hiểm ........................................... 37
5. Phí bảo hiểm ...................................................................................... 37
6. Giám định và bồi thường tổn thất ....................................................... 38
6.1 Giám định tổn thất ......................................................................... 38
6.2 Hồ sơ khiếu nại bồi thường ........................................................... 39
6.3. Khấu trừ tiền bồi thường tổn thất.................................................. 40
6.4. Thời hạn thanh toán bồi thường .................................................... 40
III. Tình hình thực hiện bảo hiểm P&I của các Công ty vận tải biển. . 40
1. Công ty vận tải biển – Người được bảo hiểm ..................................... 40
2. Các công ty bảo hiểm – Người bảo hiểm ............................................ 41
3. Thực trạng thị trường bảo hiểm P&I................................................... 43
4. Sự biến động của phí bảo hiểm P&I ................................................... 48
4.1. Mức biến động chung của phí Hội ................................................ 48
4.2 Tình hình phí trên thị trường Việt Nam ......................................... 50
5. Tình hình bồi thường và tổn thất ........................................................ 53
IV. Khó khăn, hạn chế trong hoạt động bảo hiểm P&I đối với các Công
ty vận tải biển .......................................................................................... 56
1. Phí bảo hiểm cao ............................................................................... 56
1.1 Không trực tiếp tham gia Hội P&I quốc tế .................................... 57
1.2. Chất lượng tàu yếu kém................................................................ 57
1.3. Tỷ lệ tàu bị bắt giữ cao ................................................................. 58
1.4. Nhận thức kém của người đi biển dẫn đến tai nạn hàng hải lớn. ... 60
2. Khó khăn trong công tác giám định, bồi thường, khiếu nại................. 63
2.1 Khó khăn do không tham gia trực tiếp Hội P&I ............................ 63
2.2. Hạn chế về nghiệp vụ của người bảo hiểm ................................... 63
3. Khó khăn trong việc huy động các chủ tàu tham gia bảo hiểm P&I .... 64
3.1 Hạn chế trong nghiệp vụ của người bảo hiểm ................................ 64
3.2. Hạn chế trong nhận thức của người được bảo hiểm ...................... 65
4. Một số khó khăn khác ........................................................................ 65
CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
BẢO HIỂM P&I ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
..................................................................................................................... 67
I. Xu hƣớng phát triển của bảo hiểm P&I trên thị trƣờng Việt Nam .. 67
1. Xu hướng phát triển chung của toàn thị trường bảo hiểm ................... 67
2. Xu thế phát triển của thị trường bảo hiểm P&I ................................... 68
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bảo hiểm P&I đối với
các công ty vận tải biển Việt Nam .......................................................... 69
1. Đối với các chủ tàu và thuyền viên ..................................................... 69
1. 1.Thực hiện tốt các quy định về chất lượng tàu, an toàn hàng hải .... 69
1.2. Nâng cao trình độ nhận thức của chủ tàu về công tác khiếu nại, bồi
thường ................................................................................................. 70
1.3. Nâng cao trình độ, ý thức của thuyền viên .................................... 71
2. Đối với các công ty bảo hiểm ............................................................. 73
2.1. Giải pháp thu hút khách hàng tiềm năng ....................................... 73
2.1.1. Nâng cao khả năng của đội ngũ nhân viên tư vấn .................. 73
2.1.2. Phát triển các hoạt động marketing ........................................ 74
2.2. Giải pháp về phí bảo hiểm. .............................................................. 76
2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác giám định, bồi thường,
khiếu nại ................................................................................................ 78
3. Đối với các cơ quan chức năng ........................................................... 80
3.1. Cơ quan đăng kiểm.......................................................................... 80
3.2. Cục Hàng hải Việt Nam .................................................................. 81
III. Kiến nghị ........................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1: Thống kê kết quả hoạt động của thị trường bảo hiểm P&I từ năm
2005 đến năm 2009 ...................................................................................... 43
Bảng 2: Chi tiết mức tăng chung phí bảo hiểm P&I của các Hội .................. 49
Bảng 3: Thống kê tai nạn hàng hải 2004 - 2007............................................ 53
Bảng 4: Thống kê lượng tàu bắt giữ từ năm 2007 – 2009 ............................. 59
Hình 1: Tổng phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ toàn thị trường 2003 -
2009 ............................................................................................................. 42
Hình 2: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2006 ................... 44
Hình 3: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2008 ................... 45
Hình 4: Thị phần các công ty bảo hiểm P&I Việt Nam theo tấn dung tích .... 46
Hình 5: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2009 ................... 48
Hình 6: Tổng phí bảo hiểm P&I các năm 2003 – 2008 ................................. 50
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày, dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có
nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó được gây ra từ
nhiều nguyên nhân như các rủi ro do thiên nhiên gây ra: bão lụt, hạn hán, dịch
bệnh,…Bất kể là do nguyên nhân gì, khi những rủi ro xảy ra thường gây cho
con người những khó khăn trong cuộc sống như tài sản bị phá hoại, sản xuất
bị ngừng trệ, ngoài ra còn có thể gây thương tích, thiệt mạng …và ảnh hưởng
đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung.
Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau
nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra và bảo hiểm là
một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Bảo hiểm là một biện pháp kinh tế
nhằm đảm bảo bù đắp những tổn thất về tài sản của mỗi đơn vị kinh tế riêng
biệt do những rủi ro, biến cố gây ra bằng cách phân tán rủi ro này cho nhiều
đơn vị kinh tế bị chính rủi ro này đe dọa. Bên cạnh đó, bảo hiểm là chỗ dựa
tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức; giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh
hoạt, trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi chỉ với một giá khiêm tốn (phí
bảo hiểm) bảo hiểm có thể giúp đỡ các gia đình, các tổ chức khắc phục hậu
quả những rủi ro khôn lường.
Đặc biệt khi nền kinh tế đất nước đang phát triển nhanh, quá trình lưu
thông, buôn bán hàng hóa giữa các nước gia tăng thì nhu cầu bảo hiểm cũng
đòi hỏi phải phát triển tương ứng. Bảo hiểm lúc này đã trở thành bạn đường
theo các nhà quản lý kinh tế, các chủ sản xuất kinh doanh. Với vai trò ngày
càng quan trọng trong đời sống sản xuất kinh doanh của con người nên lĩnh
vực bảo hiểm được quan tâm và phát triển, thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn kinh
doanh. Các tổ chức bảo hiểm lớn mạnh không ngừng cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Kinh doanh bảo hiểm đã thực sự phát triển không những về mặt
1
quy mô tổ chức mà cả về loại hình bảo hiểm. Một trong những sản phẩm bảo
hiểm phát triển nhanh và mạnh nhất hiện nay là bảo hiểm hàng hải.
Bảo hiểm hàng hải là một loại bảo hiểm bao gồm tất cả các giá trị bảo
hiểm liên quan đến vận tải đường biển. Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển
cao, thiết bị của các đội tàu hiện đại, nhưng rủi ro hàng hải vẫn xảy ra, vẫn
gây thiệt hại lớn cho các chủ tàu, cho nền kinh tế nói chung. Vì thế bảo hiểm
hàng hải thực sự cần thiết đối với các chủ tàu và cũng là thị trường tiềm năng
có thể khai thác của các Công ty bảo hiểm.
Trong quá trình phát triển nóng của thị trường vận tải biển Việt Nam
hiện nay, việc nghiên cứu các loại hình bảo hiểm hàng hải càng có ý nghĩa
hơn. Do đó, em đã chọn đề tài về một loại hình bảo hiểm hàng hải để nghiên
cứu, đó là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I). Đề tài nghiên cứu
của em như sau:
“Hoạt động bảo hiểm P&I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam”
Kết cấu của bài viết được chia như sau:
Lời mở đầu
Chương I: Khái quát về bảo hiểm P&I
Chương II: Thực trạng hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bảo hiểm P&I
đối với các công ty vận tải biển Việt Nam
Kết luận
Vì đề tài này là nghiên cứu về bảo hiểm P&I đối với các Công ty vận
tải biển Việt Nam nên mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Tìm hiểu tình hình thực tế khai thác bảo hiểm P&I trên thị trường
Việt Nam
- Rút ra những khó khăn còn tồn tại trong việc tham gia bảo hiểm P&I
đối với các Công ty vận tải biển trong nước cũng như các Công ty bảo hiểm.
2
- Tìm ra những giải pháp cho thị trường bảo hiểm P&I trong thời gian
tới.
Khóa luận tốt nghiệp này hoàn thành được ngoài sự nỗ lực phấn đấu
của bản thân em còn được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, TS.
Trịnh Thị Thu Hương. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với cô đã
nhiệt tình chỉ bảo cho em trong quá trình làm khoá luận này. Vì thời gian thực
hiện khoá luận có hạn, kiến thức thực tế không có nhiều, nội dung khoá luận
chủ yếu là dựa trên cơ sở lý thuyết nên khó có thể tránh khỏi được những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý kiến đóng góp của các thầy cô
để khóa luận này giàu tính thực tiễn hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM P&I
I. Nguồn gốc và lịch sử phát triển Hội P&I
1. Hội P&I
P&I club là Hội bảo hiểm của các chủ tàu, là Hội do các chủ tàu thành
lập để bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu với người thứ 3.
P: Protection nghĩa là sự phục vụ và giúp đỡ của Hội đối với các Hội
viên trong các lĩnh vực như bảo lãnh, giải thoát khỏi bị bắt giữ, giúp đỡ chủ
tàu giải quyết các tranh chấp với người khiếu nại, tổ chức các lớp chuyên đề
về bảo hiểm P&I.
I: Indemnity là sự bồi thường của Hội đối với các rủi ro của tàu được
bảo hiểm.
Club: nghĩa là các Hội viên đóng góp chi phí trên cơ sở tương hỗ để
duy trì hoạt động của Hội và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm.
Người thứ 3: là những người ngoài Hội và ngoài các chủ tàu được bảo
hiểm như công nhân xếp dỡ, chính quyền cảng, thuyền viên, chủ hàng…
2. Nguồn gốc ra đời của Hội bảo hiểm P&I
Tổ tiên của các Hội bảo hiểm P&I là các Hội bảo hiểm vỏ tàu. Thời
gian đầu được thành lập để chống lại sự độc quyền của hãng Lloyd’s và một
số Công ty bảo hiểm London cỡ lớn khác mà thông qua sự độc quyền của
mình, các Công ty này đòi phí bảo hiểm rất cao dẫn đến các chủ tàu phải tìm
đến một thị trường bảo hiểm có mức phí bảo hiểm rẻ hơn ở nơi khác. Để đạt
được mức phí bảo hiểm như mong muốn, con đường duy nhất của các chủ tàu
thời đó là tổ chức lại tự bảo hiểm dưới hình thức chia sẻ một cách tương hỗ
những tổn thất mà họ phải chịu đựng trong quá trình quản lý và kinh doanh
khai thác tàu. Đến năm 1810, đã có trên 20 Hội bảo hiểm vỏ tàu tương hỗ
được thành lập, phần lớn được tập trung ở London và ngoài ra có hai Hội ở
Đông Bắc và miền Tây nước Anh.
4
Năm 1824, Nghị viện Anh xóa bỏ sự độc quyền và vì thế lại một lần
nữa có sự cạnh tranh về bảo hiểm vỏ tàu. Các chủ tàu không còn cần đến các
Hội bảo hiểm vỏ tàu tương hỗ nữa và thị trường bảo hiểm lúc này đã được mở
rộng. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian này và những thập kỷ tiếp sau đó lại
phát sinh một số rủi ro khác không thuộc hoặc chỉ thuộc một phần trách
nhiệm của bảo hiểm vỏ tàu, dẫn đến các chủ tàu buộc phải tự bảo hiểm bằng
cách thành lập các Hội bảo hiểm tương hỗ. Rủi ro thứ nhất là rủi ro đâm va
tàu. Vào khoảng thời gian này đã có một số vụ đâm va tàu xảy ra nhưng trong
điều khoản bảo hiểm vỏ tàu vẫn chưa quy định rõ về trách nhiệm của bảo
hiểm trong việc bồi thường cho chủ tàu khác do hậu quả hai tàu đâm va nhau
và chủ tàu ấy có lỗi. Do vậy, bảo hiểm tàu đã khước từ bồi thường phần trách
nhiệm của chủ tàu đối với chủ tàu khác. Một số chủ tàu đã kiện Công ty bảo
hiểm vỏ tàu nhưng không đạt được kết quả gì. Cho đến năm 1836, tòa án Anh
vẫn bênh vực cho quyền lợi của Công ty bảo hiểm.
Tuy nhiên, do sự đấu tranh của các chủ tàu, các Công ty bảo hiểm vỏ
tàu đã mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với rủi ro về đâm va tàu. Nhưng họ chỉ
nhận bảo hiểm 3/4 trách nhiệm của chủ tàu đối với chủ tàu khác trong trường
hợp đâm va tàu. Các nhà bảo hiểm hy vọng rằng để chủ tàu phải gánh 1/4
trách nhiệm đâm va thì họ sẽ thận trọng hơn trong công việc điều hành và
quản lý con tàu. Tuy vậy, 1/4 trách nhiệm đâm va không được bảo hiểm này
lại quá lớn so với khả năng tài chính của các chủ tàu. Do vậy, họ phải tìm nơi
nào đó để mua bảo hiểm. Rủi ro thứ hai là rủi ro thương tật, chết chóc của
người đi biển bao gồm thuyền viên và hành khách đi tàu cũng không được
bảo hiểm. Đến năm 1846, Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật về trách
nhiệm của chủ tàu với rủi ro này.
Năm 1855, hai Hội bảo trợ chủ tàu đầu tiên được thành lập nhằm mục
đích bảo hiểm 1/4 trách nhiệm đâm va của chủ tàu và 100% trách nhiệm của
chủ tàu đối với thương tật, chết chóc của người đi biển, không nhằm mục đích
5
lợi nhuận. Hội thứ nhất là Hội The Britaina Steamship Insurance Association,
Hội thứ hai là Hội Shipowner’s Protection Association - Hội này chính là tiền
thân của Hội West of England hiện nay chúng ta đang tham gia.
Sang đầu thế kỷ 20, các Hội bảo hiểm P&I đã trở thành một bộ phận
quan trọng của bảo hiểm hàng hải. Trong thời gian đầu, vì nước Anh là nơi
phát sinh ra loại bảo hiểm này, nên