Khóa luận Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển

Trong lịch sử kinh tế thế giới, bảo hiể m là một ngành đã hình thành từ lâu đời và phát triển mạnh mẽ. Hoạt động bảo hiểm thâm nhập vào mọi lĩnh vực và có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, công ty bảo hiểm là một tổ chức trung gian tài chính lớn, có chức năng huy động các nguồn vốn và cung ứng vốn trung, dài hạn cho đầu tƣ phát triển. Ngành kinh doanh bảo hiểm đóng góp 5% đến 10% GDP của các nƣớc đó. 1 So với thế giới, ngành bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ. Các công ty bảo hiể m ở Việt Nam mới chỉ thực sự hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh một vài nă m trở lại đây. Vai trò của các công ty bảo hiể m đối với nền kinh tế còn hạn chế. Trong bối cảnh Nhà nƣớc đang tập trung mọi nguồn lực có thể để thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì nguồn vốn mà các công ty bảo hiểm đang quản lý đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên hầu hết các công ty bảo hiể m ở Việt Nam hiện nay đều sử dụng chƣa hiệu quả nguồn vốn này. Dù đã có những thay đổi trong cách nhìn nhận về vai trò, cách thức cũng nhƣ phƣơng pháp tiến hành nhƣng hoạt động đầu tƣ - đặc biệt là hoạt động đầu tƣ tài chính vốn đƣợc coi là hoạt động then chốt của công ty bảo hiểm vẫn chƣa thực sự xứng đáng với tầ m quan trọng của nó. Vì vậy, em đã chọn đề tài : “Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” là m đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

pdf99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ------***------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Họ và tên sinh viên : PHẠM THỊ HẠNH Lớp : TRUNG 1 Khoá : K41E - KTNT Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HOA Hà Nội, 11/2006 Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Phạm Thị Hạnh - Trung1 - K41E - KTNT 1 LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. Trong lịch sử kinh tế thế giới, bảo hiểm là một ngành đã hình thành từ lâu đời và phát triển mạnh mẽ. Hoạt động bảo hiểm thâm nhập vào mọi lĩnh vực và có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, công ty bảo hiểm là một tổ chức trung gian tài chính lớn, có chức năng huy động các nguồn vốn và cung ứng vốn trung, dài hạn cho đầu tƣ phát triển. Ngành kinh doanh bảo hiểm đóng góp 5% đến 10% GDP của các nƣớc đó. 1 So với thế giới, ngành bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ. Các công ty bảo hiểm ở Việt Nam mới chỉ thực sự hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh một vài năm trở lại đây. Vai trò của các công ty bảo hiểm đối với nền kinh tế còn hạn chế. Trong bối cảnh Nhà nƣớc đang tập trung mọi nguồn lực có thể để thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì nguồn vốn mà các công ty bảo hiểm đang quản lý đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên hầu hết các công ty bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay đều sử dụng chƣa hiệu quả nguồn vốn này. Dù đã có những thay đổi trong cách nhìn nhận về vai trò, cách thức cũng nhƣ phƣơng pháp tiến hành nhƣng hoạt động đầu tƣ - đặc biệt là hoạt động đầu tƣ tài chính vốn đƣợc coi là hoạt động then chốt của công ty bảo hiểm vẫn chƣa thực sự xứng đáng với tầm quan trọng của nó. Vì vậy, em đã chọn đề tài : “Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Khóa luận xác định đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động đầu tƣ tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2005. Hoạt động đầu tƣ tài chính của các công ty bảo hiểm mà khóa luận đề cập bao 1 Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 2/2005. Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Phạm Thị Hạnh - Trung1 - K41E - KTNT 2 gồm: gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cho vay có thế chấp, đầu tƣ chứng khoán và kinh doanh bất động sản. Khóa luận cũng sẽ chỉ đề cập đến khái niệm bảo hiểm với tƣ cách là một hoạt động kinh doanh mang tính chất thƣơng mại trên thị trƣờng gọi là thị trƣờng bảo hiểm chứ không đề cập đến nghiệp vụ bảo hiểm xã hội do cơ quan an sinh xã hội thực hiện. 3.Kết cấu của khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận đƣợc trình bày trong 3 chƣơng nhƣ sau: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về công ty bảo hiểm và hoạt động đầu tƣ tài chính của công ty bảo hiểm. Chương 2. Thực trạng hoạt động đầu tƣ tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam. Chương 3. Một số giải pháp phát triển hoạt động đầu tƣ tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam. Do đây là hoạt động khá mới mẻ đối với các công ty bảo hiểm ở Việt Nam nên số liệu thống kê chƣa thật đầy đủ. Hơn nữa do những hạn chế về kiến thức nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn Thị Việt Hoa đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 11/2006. Phạm Thị Hạnh Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Phạm Thị Hạnh - Trung1 - K41E - KTNT 3 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM I. Công ty bảo hiểm. 1.Khái niệm. Bảo hiểm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ bản thân và tài sản của con ngƣời trƣớc những bất hạnh của số phận. Mặc dù bảo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời nhƣng do tính đặc thù của loại hình này, đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm. Nhìn chung, bảo hiểm đƣợc hiểu là một dịch vụ tài chính dựa trên cơ sở tính toán khoa học, áp dụng biện pháp huy động nhiều ngƣời, nhiều đơn vị cùng tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm bằng tiền để bồi thƣờng thiệt hại về tài chính do tài sản hoặc tính mạng của ngƣời đƣợc bảo hiểm gặp phải rủi ro bất ngờ. Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa : “Bảo hiểm là một cơ chế mà theo cơ chế này nếu một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.” Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam ban hành ngày 9 tháng 12 năm 2000 thì “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.” Nhƣ vậy, các chuyên gia bảo hiểm Việt Nam quan niệm Bảo hiểm là hoạt động kinh doanh mà theo đó trên cơ sở những thỏa thuận, ngƣời bảo Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Phạm Thị Hạnh - Trung1 - K41E - KTNT 4 hiểm sẽ chấp nhận rủi ro có thể xảy ra và thuộc phạm vi bảo hiểm của ngƣời đƣợc bảo hiểm, đồng thời ngƣời đƣợc bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm. Khi rủi ro xảy ra nằm trong phạm vi bảo hiểm thì ngƣời bảo hiểm bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm hoặc thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. Xét một cách chung nhất thì bảo hiểm có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.” 2 Bảo hiểm gồm bảo hiểm thƣơng mại và bảo hiểm xã hội. Nhƣ đã trình bày, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp này, em chỉ xin đề cập đến bảo hiểm thƣơng mại. Theo dòng lịch sử, bản hợp đồng bảo hiểm cổ nhất còn lƣu lại đƣợc phát hành tại thành phố cảng Genoa-Italia năm 1347. Bảo hiểm hàng hải là loại bảo hiểm có lịch sử lâu đời nhất, nó ra đời đầu tiên và đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm. Ngày nay, bảo hiểm đã phát triển nhanh và trở thành một ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với tƣ cách là một trung gian tài chính, một nhà đầu tƣ tiềm năng lớn, đảm bảo an toàn cho nền kinh tế vận hành ổn định và phát triển bền vững. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam ban hành ngày 9/12/2000 : “Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này (Luật kinh doanh bảo hiểm) và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.” Các quy định khác của pháp luật mà Luật kinh doanh bảo hiểm muốn nói đến ở đây chính là Luật Doanh nghiệp và các văn bản dƣới Luật có liên quan khác. 2.Đặc điểm của công ty bảo hiểm 2 PGS.TS Hoàng Văn Châu, PGS.TS Nguyễn Nhƣ Tiến, TS Vũ Sĩ Tuấn (2002), Bảo hiểm trong kinh doanh. Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Phạm Thị Hạnh - Trung1 - K41E - KTNT 5 Công ty bảo hiểm là một loại doanh nghiệp đặc biệt. Ngoài những đặc điểm của một doanh nghiệp kinh doanh thông thƣờng, công ty bảo hiểm mang những đặc điểm riêng biệt do tính đặc thù của sản phẩm bảo hiểm. 2.1.Công ty bảo hiểm là doanh nghiệp chuyên ngành. Công ty bảo hiểm là doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng nhƣ các doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, công ty bảo hiểm mang đặc trƣng của một doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ pháp lý nhất định. Kinh doanh bảo hiểm là một ngành đặc thù, ngoài quy định của Luật Doanh nghiệp và hành lang pháp lý chung, công ty bảo hiểm còn hoạt động dƣới sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm và những văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành luật này. Công ty bảo hiểm còn chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể ở Việt Nam là Vụ Bảo hiểm thuộc Bộ tài chính. 2.2. Công ty bảo hiểm là trung gian tài chính. Trên thị trƣờng tài chính, các dòng vốn chuyển từ ngƣời cho vay sang ngƣời đi vay theo hai kênh: - Kênh tài chính trực tiếp: các chủ thể dƣ thừa vốn trực tiếp chuyển vốn cho các chủ thể thiếu vốn bằng cách mua các tài sản tài chính trực tiếp do các chủ thể thiếu vốn phát hành thông qua thị trƣờng tài chính. - Kênh tài chính gián tiếp: các chủ thể thừa vốn không trực tiếp cung ứng vốn cho ngƣời thiếu vốn mà gián tiếp thông qua các trung gian tài chính nhƣ các ngân hàng thƣơng mại, các công ty bảo hiểm hay các tổ chức tài chính tín dụng khác. Hoạt động của công ty bảo hiểm mang đầy đủ những đặc trƣng cơ bản của một trung gian tài chính. Những nét đó biểu hiện cụ thể nhƣ sau: - Thứ nhất, bản chất hoạt động kinh doanh bảo hiểm thể hiện vai trò trung gian tài chính của công ty bảo hiểm. Phí bảo hiểm không trở thành tài sản mà chính là khoản nợ của công ty đối với khách hàng nhằm đảm bảo Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Phạm Thị Hạnh - Trung1 - K41E - KTNT 6 những cam kết trong hợp đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm mà công ty bảo hiểm thu đƣợc từ khách hàng sẽ đƣợc phân thành nhiều phần: + Một phần giữ lại công ty bảo hiểm, căn cứ vào mức giữ lại đối với từng hợp đồng bảo hiểm. + Một phần đƣợc chuyển tái bảo hiểm theo những hợp đồng tái bảo hiểm cố định hoặc tạm thời. Một công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm hàng ngàn dịch vụ khác nhau, mỗi dịch vụ chỉ đƣợc giữ một tỷ lệ phí ở mức giữ lại thích hợp nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Phần còn lại đƣợc chuyển tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm khác nhằm chia sẻ rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính. Khi chuyển tái bảo hiểm, các công ty bảo hiểm gốc sẽ nhận đƣợc hoa hồng nhƣợng tái bảo hiểm. + Một phần đƣợc dùng để thanh toán hoa hồng cho môi giới bảo hiểm hoặc chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất. + Một phần đƣợc sử dụng để thanh toán những chi phí hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm. Sau khi trừ đi tất cả những khoản chi phí, các khoản còn lại đƣợc trích lập những quỹ dự phòng nghiệp vụ. Những quỹ này đƣợc sử dụng để thực hiện trách nhiệm thanh toán cho khách hàng. Phí bảo hiểm là một khoản phải trả cho khách hàng. - Thứ hai, hoạt động kinh doanh bảo hiểm chỉ là cách thức huy động nguồn vốn đầu tƣ cho công ty bảo hiểm còn hoạt động then chốt, mang ý nghĩa sống còn đối với công ty bảo hiểm chính là hoạt động đầu tƣ. Theo các cam kết của hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng. Đặc biệt đối với bảo hiểm nhân thọ, tổng số phí bảo hiểm đóng trong thời hạn bảo hiểm bao giờ cũng nhỏ hơn số tiền bảo hiểm. Vì thế công ty bảo hiểm phải tiến hành các hoạt động đầu tƣ thì mới có thể thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng và duy trì hoạt động của mình. Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Phạm Thị Hạnh - Trung1 - K41E - KTNT 7 - Thứ ba, công ty bảo hiểm thực hiện những hoạt động đặc trƣng của trung gian tài chính. Thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các công ty bảo hiểm tập trung nguồn vốn từ quy mô nhỏ, phân tán thành nguồn vốn quy mô lớn, tập trung. Từ nguồn phí bảo hiểm thu định kỳ trong những thời hạn khác nhau, công ty bảo hiểm có thể chuyển thành những nguồn vốn lớn đƣợc đầu tƣ theo thời hạn cụ thể thông qua hoạt động đầu tƣ. Tài sản bằng tiền từ những quỹ dự phòng nghiệp vụ sẽ đƣợc chuyển thành những tài sản tài chính (nếu đầu tƣ tài chính) và tài sản thực (nếu góp vốn liên doanh sản xuất). Vậy nên công ty bảo hiểm là trung gian về quy mô nguồn vốn, về thời gian và tài sản. - Thứ tư, tài sản chủ yếu của công ty bảo hiểm là tài sản tài chính bao gồm : các loại giấy tờ có giá nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng quyền chọn, các khoản vay có thể chuyển đổi … - Thứ năm, công ty bảo hiểm có khả năng tích tụ và tập trung vốn cao. Xét về độ lớn của nguồn vốn đầu tƣ thì công ty bảo hiểm chỉ đứng sau ngân hàng thƣơng mại. Hơn nữa, quy mô vốn của công ty bảo hiểm không ngừng tăng lên; vì thế mà công ty bảo hiểm cần quản lý và đầu tƣ có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn. 2.3.Công ty bảo hiểm thường không vay vốn phục vụ kinh doanh bảo hiểm. Khi thành lập, công ty bảo hiểm có mức vốn điều lệ nhất định. Thông thƣờng công ty bảo hiểm sẽ ký quỹ một phần để đảm bảo khả năng thanh toán. Khi bắt đầu hoạt động, công ty bảo hiểm đã có những khoản thu từ phí bảo hiểm. Trừ những trƣờng hợp đặc biệt, khi có những tổn thất xảy ra trên diện rộng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà toàn bộ quỹ của công ty bảo hiểm không gánh vác nổi chi phí bồi thƣờng thì công ty bảo hiểm mới phải vay vốn để bù đắp nhằm đảm bảo cam kết với khách hàng. Tuy nhiên điều này chƣa từng xảy ra trong lịch sử ngành bảo hiểm thế giới cũng nhƣ ngành bảo hiểm Việt Nam. Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Phạm Thị Hạnh - Trung1 - K41E - KTNT 8 2.4.Hoạt động của công ty bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Công ty bảo hiểm chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ngƣời ta có thể nói rằng : “ Tỷ lệ bảo hiểm trong nền kinh tế là thƣớc đo mức độ phát triển của nền kinh tế đó”. Trên khía cạnh kinh tế, các công ty bảo hiểm có vai trò đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tƣ. Có thể nói không có các công ty bảo hiểm thì không thể có những tòa nhà cao tầng, những dàn khoan hàng tỷ đôla ngoài biển khơi vì không nhà đầu tƣ nào dám đầu tƣ những khoản tiền khổng lồ nhƣ thế nếu không có sự đảm bảo của các công ty bảo hiểm. Trên khía cạnh xã hội, các công ty bảo hiểm đảm tạo công ăn việc làm cho một lực lƣợng lớn ngƣời lao động; bảo đảm sự an toàn về thu nhập và gia sản cho các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp ... góp phần ổn định xã hội. 2.5.Hoạt động của công ty bảo hiểm được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động của công ty bảo hiểm có ảnh hƣởng lớn tới sự hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, Nhà nƣớc phải kiểm soát chặt chẽ nhằm 3 mục tiêu: Thứ nhất là để bảo vệ quyền lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm. Sự quản lý của nhà nƣớc đảm bảo cho công ty bảo hiểm bảo toàn đƣợc nguồn vốn đầu tƣ, tránh thất thoát vốn, đảm bảo cho các công ty bảo hiểm có thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngƣời tham gia bảo hiểm, mục đích cuối cùng cũng là để bảo vệ quyền lợi của ngƣời đƣợc bảo hiểm. Thứ hai, Nhà nƣớc quản lý hoạt động của các công ty bảo hiểm là để định hƣớng sự lƣu chuyển của các quỹ đầu tƣ. Quỹ đầu tƣ của các công ty bảo hiểm rất lớn và luân chuyển theo nguyên tắc từ lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ thấp sang lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ cao. Việc luân chuyển này có thể ảnh hƣởng tới cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế. Nhà nƣớc cần can Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Phạm Thị Hạnh - Trung1 - K41E - KTNT 9 thiệp để điều chỉnh hoạt động của các quỹ đầu tƣ này, đảm bảo cân đối đầu tƣ cho nền kinh tế. Thứ ba, Nhà nƣớc kiểm soát hoạt động của công ty bảo hiểm nhằm giảm nguy cơ tập trung quyền lực trong lĩnh vực tài chính. Các quỹ đầu tƣ của công ty bảo hiểm chỉ đứng sau các ngân hàng thƣơng mại cho nên Nhà nƣớc cần kiểm soát sự đa dạng hóa của danh mục đầu tƣ nhằm ngăn chặn sự kiểm soát và khống chế của công ty bảo hiểm đối với những tổ chức tài chính khác hoặc với một ngành kinh tế cụ thể, chống tình trạng độc quyền. 3. Phân loại công ty bảo hiểm. 3.1.Theo tính chất sở hữu. Đây là cách phân loại theo Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam ban hành ngày 9/12/2000. Cụ thể các loại hình công ty bảo hiểm theo tiêu thức phân loại này bao gồm: - Công ty bảo hiểm Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nƣớc thành lập, đầu tƣ vốn và quản lý với tƣ cách là chủ sở hữu. Doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nƣớc là một pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trƣớc pháp luật với các loại hình doanh nghiệp khác. Ở Việt Nam hiện nay có 4 doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nƣớc là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt, Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh, Công ty bảo hiểm Dầu khí. - Công ty cổ phần bảo hiểm là loại hình doanh nghiệp do các cổ đông tham gia đóng góp vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Đây là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tƣơng ứng với số vốn góp. - Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tƣ cách pháp nhân đƣợc thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Phạm Thị Hạnh - Trung1 - K41E - KTNT 10 thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tƣơng hỗ vừa là chủ sở hữu, vừa là bên mua bảo hiểm. 3 - Công ty bảo hiểm liên doanh đƣợc thành lập trên cơ sở góp vốn của các doanh nghiệp (trong nƣớc và nƣớc ngoài). Vị trí của các bên phụ thuộc mức vốn góp. Các thành viên trong doanh nghiệp hƣởng lợi nhuận cũng nhƣ chịu thua lỗ trên cơ sở tƣơng ứng mức vốn góp. - Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài do nƣớc ngoài đầu tƣ, hoạt động tại nƣớc sở tại theo pháp luật của nƣớc sở tại, đồng thời chịu sự chỉ đạo của công ty mẹ ở chính quốc. 3.2.Theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đây là tiêu thức phân loại chủ yếu đối với các công ty bảo hiểm hiện nay. Các công ty bảo hiểm ở Việt Nam đƣợc đề cập đến trong khóa luận cũng đã đƣợc phân loại theo tiêu chí này. Cụ thể có 3 loại hình là: - Công ty bảo hiểm gốc. Các công ty bảo hiểm gốc là công ty bảo hiểm cung cấp những dịch vụ bảo hiểm trực tiếp cho khách hàng. Công ty bảo hiểm gốc gồm công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. + Công ty bảo hiểm nhân thọ thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Đặc trƣng của bảo hiểm nhân thọ là ngoài đặc tính của bảo hiểm sinh mạng còn mang tính chất tiết kiệm. Các nghiệp vụ cơ bản của công ty bảo hiểm nhân thọ là: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ. + Công ty bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện những nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến tài sản, trách nhiệm và tính mạng của ngƣời tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm phi nhân thọ không mang tính tiết kiệm. Ngƣời tham gia bảo hiểm khi hết hạn hợp đồng bảo hiểm sẽ không đƣợc hoàn trả lại số phí bảo 3 Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành ngày 9/12/2000, Điều 70. Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Phạm Thị Hạnh - Trung1 - K41E - KTNT 11 hiểm dã đóng dù tổn thất có hay không xảy ra đối với đối tƣợng đƣợc bảo hiểm. Các nghiệp vụ cơ bản của công ty bảo hiểm phi nhân thọ là: bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con ngƣời; bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển, đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng hàng không; bảo hiểm hàng không; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu; bảo hiểm trách nhiệm chung; bảo hiểm tín dụng và rủi
Luận văn liên quan