Khóa luận Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay thuật ngữ “rửa tiền” xuất hiện khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, khi nghe nói đến thuật ngữ này không phải ai cũng biết cụ thể vấn đề như thế nào. Trong quá trình tìm hiểu đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp, tác giả đã tìm thấy một số thông tin về hoạt động rửa tiền, thấy được một số ảnh hưởng nó gây ra về mặt kinh tế cũng như xã hội. Hoạt động rửa tiền là hoạt động của giới tội phạm nhằm làm xóa đi nguồn gốc bất hợp pháp của đồng tiền. Hoạt động rửa tiền thường gắn liền với nhiều hoạt động tội phạm khác như tham ô, buôn lậu, khủng bố và có thể nói tội phạm rửa tiền hỗ trợ cho các lo ại tội phạm trên phát triển. Hiện nay tội phạm rửa tiền đã xuất hiện trên phạm vi toàn thế giới và mặt trận phòng chống rửa tiền là một mặt trận chung của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong công cuộc phòng chống tội phạm rửa tiền, Mỹ là một trong những nước có nhiều thành công nhất. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là đem đến cho độc giả một cái nh ìn khái quát về hoạt động rửa tiền, diễn biến, xu hướng của loại tội phạm này cũng như những gì các quốc gia đã và đang làm để phòng chống rửa tiền. Đồng thời, tác giả muốn rút ra bài học kinh nghiệm mà Việt Nam đã học hỏi được từ Mỹ và một số khuyến nghị cho Việt Nam trong công cuộc phòng chống rửa tiền.

pdf106 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN Ở MỸ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp : Anh 12 Khóa : 45D Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tường Anh Hµ Néi - 05/2010 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN ............................................................................................ 3 1.1. Rửa tiền ...................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động rửa tiền ................................. 3 1.1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 3 1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động rửa tiền.................................................. 8 1.1.2. Hậu quả của nạn rửa tiền ................................................................ 16 1.1.2.1. Làm tổn thương các thị trường mới nổi ...................................... 17 1.1.2.2. Làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân .......................................... 18 1.1.2.3. Làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính ................................... 19 1.1.2.4. Làm mất sự kiểm soát của các chính sách kinh tế ...................... 19 1.1.2.5. Làm sai lệch và mất ổn định về mặt kinh tế ................................ 20 1.1.2.6. Gây tổn hại đến ngân sách quốc gia ........................................... 20 1.1.2.7. Gây rủi ro cho những nỗ lực tư nhân hóa .................................. 21 1.1.2.8. Gây nguy cơ tổn hại về mặt danh tiếng ...................................... 21 1.1.2.9. Gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội ........................................... 22 1.2. Phòng chống rửa tiền .............................................................................. 22 1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động phòng chống rửa tiền .......................... 22 1.2.2. Văn bản pháp lý cơ bản về phòng chống rửa tiền ........................... 23 1.2.2.1. Nhóm khuyến nghị về hệ thống pháp lý (từ khuyến nghị 1 đến khuyến nghị 3) .......................................................................................... 26 1.2.2.2. Nhóm khuyến nghị về các biện pháp được các định chế tài chính và phi tài chính thực hiện để ngăn ngừa rửa tiền và tài trợ cho khủng bố (từ khuyến nghị 4 đến 25)......................................................................... 26 1.2.2.3. Nhóm khuyến nghị liên quan đến việc tổ chức và những biện pháp cần thiết khác để chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố (từ khuyến nghị 26 đến 34)......................................................................................... 27 1.2.2.4. Nhóm khuyến nghị về hợp tác quốc tế (từ khuyến nghị 35 đến 40) .................................................................................................................. 27 1.2.2.5. Nhóm 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ cho khủng bố ..... 27 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN Ở MỸ VÀ VIỆT NAM .................................................. 29 2.1. Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền ở Mỹ.............................. 29 2.1.1. Khái quát chung về tình hình rửa tiền ở Mỹ ................................... 29 2.1.2. Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ ............................................ 35 2.1.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý then chốt ............................................... 35 2.1.2.2. Điều tra từ các giao dịch đáng ngờ ............................................ 37 2.1.2.3. Phối hợp trong công cuộc phòng chống rửa tiền trên phạm vi toàn cầu .................................................................................................... 39 2.1.3. Những thành tựu đạt được ............................................................... 40 2.1.3.1. Chiến dịch Casablanca ............................................................... 40 2.1.3.2. Vụ việc liên quan đến chuyển đổi đồng Peso chợ đen ................ 40 2.1.3.3. Các chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm El Dorado .................. 41 2.1.3.4. Chiến dịch Polar Cap ................................................................. 42 2.1.3.5. Một số cuộc điều tra khác ........................................................... 42 2.1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................. 43 2.2. Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. ................ 44 2.2.1. Khái quát chung về tình hình rửa tiền ở Việt Nam ......................... 44 2.2.1.1 Rửa tiền qua các giao dịch tiền mặt ............................................ 45 2.2.1.2. Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ............................................... 46 2.2.1.3. Rửa tiền qua mạng ...................................................................... 48 2.2.1.4. Rửa tiền qua tín dụng đen ........................................................... 51 2.2.2. Thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam ............ 53 2.2.2.1. Cơ sở pháp lý cho công cuộc phòng chống rửa tiền của Việt Nam .................................................................................................................. 53 2.2.2.2. Thành tựu trong công cuộc phòng chống rửa tiền của Việt Nam .................................................................................................................. 55 2.2.2.3. Những hạn chế trong công cuộc phòng chống rửa tiền ở Việt Nam và nguyên nhân ................................................................................ 57 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG CUỘC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TẠI VIỆT NAM ................................ 59 3.1. Những định hướng chung trong việc phòng chống rửa tiền ............... 59 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam .................................................................................................... 60 3.2.1. Thuận lợi ........................................................................................... 60 3.2.2. Những khó khăn ............................................................................... 60 3.3. Một số kiến nghị đối với Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả trong công cuộc phòng chống rửa tiền ................................................................... 62 3.3.1. Củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền ...................................................................................................................... 62 3.3.2. Phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ..................... 64 3.3.3. Tăng cường các biện pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng .................................................................................................... 67 3.3.4. Một số kiến nghị khác ....................................................................... 72 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 75 PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: 40 KHUYẾN NGHỊ CỦA FATF VỀ CHỐNG RỬA TIỀN PHỤ LỤC II: 9 KHUYẾN NGHỊ ĐẶC BIỆT CỦA FATF VỀ CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay thuật ngữ “rửa tiền” xuất hiện khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, khi nghe nói đến thuật ngữ này không phải ai cũng biết cụ thể vấn đề như thế nào. Trong quá trình tìm hiểu đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp, tác giả đã tìm thấy một số thông tin về hoạt động rửa tiền, thấy được một số ảnh hưởng nó gây ra về mặt kinh tế cũng như xã hội. Hoạt động rửa tiền là hoạt động của giới tội phạm nhằm làm xóa đi nguồn gốc bất hợp pháp của đồng tiền. Hoạt động rửa tiền thường gắn liền với nhiều hoạt động tội phạm khác như tham ô, buôn lậu, khủng bố và có thể nói tội phạm rửa tiền hỗ trợ cho các loại tội phạm trên phát triển. Hiện nay tội phạm rửa tiền đã xuất hiện trên phạm vi toàn thế giới và mặt trận phòng chống rửa tiền là một mặt trận chung của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong công cuộc phòng chống tội phạm rửa tiền, Mỹ là một trong những nước có nhiều thành công nhất. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là đem đến cho độc giả một cái nhìn khái quát về hoạt động rửa tiền, diễn biến, xu hướng của loại tội phạm này cũng như những gì các quốc gia đã và đang làm để phòng chống rửa tiền. Đồng thời, tác giả muốn rút ra bài học kinh nghiệm mà Việt Nam đã học hỏi được từ Mỹ và một số khuyến nghị cho Việt Nam trong công cuộc phòng chống rửa tiền. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là hoạt động rửa tiền và hoạt động phòng chống rửa tiền. 2 Phạm vi của nghiên cứu được xác định là tại Mỹ và tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp: nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm của Mỹ, sưu tập các nghiên cứu liên quan của các tác giả trước đó sau đó phân tích, tổng hợp, đánh giá lại vấn đề. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị đối với công cuộc phòng chống rửa tiền ở Việt Nam. 5. Kết cấu của khóa luận Với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, tác giả sẽ giải quyết vấn đề trong 3 chương như sau Chương 1: Những vấn đề chung về rửa tiền và phòng chống rửa tiền Chương 2: Thực trạng hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền ở Mỹ và Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc phòng chống rửa tiền Do hạn chế về mặt thời gian cũng như nguồn tài liệu nên bài nghiên cứu tất yếu có nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Qua đây, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sỹ Nguyễn Thị Tường Anh, người đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành bài nghiên cứu này. 3 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN 1.1. Rửa tiền Muốn biết về hoạt động phòng chống rửa tiền thì trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là rửa tiền và tại sao chúng ta lại cần phải phòng chống rửa tiền. Vì vậy trong phân mục này tác giả sẽ cố gắng đưa ra một cái nhìn khái quát nhất thế nào là rửa tiền, đặc điểm của hoạt động rửa tiền và những hậu quả mà nạn rửa tiền mang lại. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động rửa tiền 1.1.1.1. Khái niệm a) Định nghĩa rửa tiền Trên thế giới, người ta quan niệm “rửa tiền” là một loạt hoạt động của bọn tội phạm tiến hành nhằm xóa nhòa nguồn gốc của những đồng tiền “bẩn”, thông qua một loạt các giao dịch để cho các cơ quan chức năng không thể lần tìm ra nguồn gốc phi pháp thực của số tiền đó. Công việc của tội phạm rửa tiền là làm thế nào để những đồng tiền không hợp pháp đó càng được tách xa khỏi nguồn gốc “bẩn” của nó càng tốt. Thực hiện hàng loạt các giao dịch lòng vòng qua các quốc gia, qua các định chế tài chính khác nhau sẽ giúp cho tiền “bẩn” mang nguồn gốc hợp pháp, trở nên “sạch” hơn. Theo lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (Financial Action Task Force), hoạt động rửa tiền là:  Việc giúp đỡ đối tượng phạm pháp lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật  Việc cố ý che giấu nguồn gốc, bản chất, việc cất giấu, di chuyển hay chuyển quyền sở hữu tài sản phạm pháp 4  Việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụng tài sản phạm pháp Tại Việt Nam, trong nghị định số 74 về chống rửa tiền ban hành năm 2005, rửa tiền được chỉ ra trong điều 3 khoản 1 như sau “Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:  Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;  Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;  Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có. Trong quá khứ, rửa tiền đã được dùng để chỉ các giao dịch tài chính có liên quan đến tổ chức tội phạm. Ngày nay, định nghĩa rửa tiền được mở rộng ra đối với tất cả các giao dịch tài chính nào phát sinh tài sản hay một giá trị như kết quả một hành vi phạm pháp ví dụ như hoạt động trốn thuế hoặc kế toán sai. Như vậy, hiểu một cách khái quát thì rửa tiền là toàn bộ các hoạt động được tiến hành một cách cố ý nhằm hợp thức hóa nguồn gốc số tiền và tài sản phạm pháp. Vậy câu hỏi đặt ra là nguồn gốc số tiền “bẩn” ấy là từ đâu mà tại sao bọn tội phạm lại phải rửa tiền? Lý do là số tiền bọn tội phạm này có được từ các nguồn thu không chính thống, không được xã hội thừa nhận là có nguồn gốc hợp pháp. Nếu bị các cơ quan chức năng phát hiện ra nguồn gốc thực ấy của tiền thì sẽ bị tịch thu và xử lý vi phạm. Số tiền cần rửa là số tiền có nguồn gốc từ các hoạt động buôn bán ma túy, buôn lậu hàng hóa, buôn bán vũ khí trái phép, tiền do 5 tham nhũng mà có hoặc cũng có thể là tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh hợp pháp chính thống nhưng các doanh nghiệp không muốn khai báo để trốn thuế,… Nhìn bề ngoài, người ta có thể nghĩ rửa tiền rất đơn giản và vô hại, nhưng thực chất, nó là hoạt động nguy hiểm và có tổ chức. Rửa tiền vừa là công cụ vừa là động lực của các tổ chức tội phạm. Khi tiền “bẩn” được đem đi rửa thì tức là trước đó đã xuất hiện hoạt động phạm pháp và việc rửa được tiền “bẩn” thành tiền “sạch” trở thành động lực thúc đẩy bọn tội phạm tích cực kiếm lợi bất chính nhiều hơn nữa. Rửa tiền được coi là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong những hoạt động phạm pháp nhằm đem lại những tài khoản kếch xù mang “thân thế trong sạch”. Vậy những đối tượng nào thì bị coi là tội phạm rửa tiền và có liên quan đến tội phạm rửa tiền? Tội phạm rửa tiền không phải chỉ là những kẻ trực tiếp kiếm ra những đồng tiền bẩn ấy rồi mang tiền đi rửa mà còn bao gồm cả những kẻ tiếp tay cho bọn tội phạm nói trên. Những luật sư, nhân viên ngân hàng, kế toán,… nếu giúp đỡ tội phạm rửa tiền tiến hành rửa tiền thì cũng bị coi là mang tội rửa tiền. Như vậy kể cả kẻ trực tiếp rửa tiền hay những người gián tiếp giúp đỡ cũng sẽ bị xem xét trách nhiệm liên quan trong hoạt động rửa tiền. Như vậy chúng ta đã có thể hình dung sơ lược được hoạt động rửa tiền là như thế nào, trong phần tới, chúng ta sẽ tìm hiểu xem hoạt động rửa tiền có lịch sử như thế nào để thấy được sự phát triển của vấn nạn này. b) Lịch sử nạn rửa tiền Thực sự rửa tiền không phải vấn nạn mới mà nó đã xuất hiện từ rất lâu. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết rửa tiền cách đây ba nghìn năm để tránh việc đánh thuế của triều đình. Khi xã hội phát triển, giao thương, giao lưu giữa các quốc gia cũng vì thế mà phát triển theo, các hoạt động tội phạm cũng theo đó mà có cơ hội bùng phát và lan ra toàn thế giới. Các loại tội phạm về buôn lậu hàng hóa, vũ khí, buôn bán ma túy, tham nhũng, trốn thuế 6 phát triển một cách mạnh mẽ đã thúc đẩy tội phạm rửa tiền phải tìm mọi cách để “rửa” được những nguồn thu bất chính ấy. Trên báo chí Mỹ, thuật ngữ “rửa tiền” lần đầu tiên xuất hiện từ vụ bê bối tài chính Watergate năm 1973 nhưng phải đến 5 năm sau thuật ngữ này mới chính thức được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án Mỹ. Tùy vào nguồn gốc của số tiền cần rửa, tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế cũng như đặc điểm xã hội, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà bọn tội phạm có thể sử dụng phương thức rửa tiền nhất định cho phù hợp. Ví dụ ở Mỹ, hầu hết các giao dịch đều thực hiện qua thẻ thanh toán, qua hệ thống ngân hàng nên tội phạm rửa tiền muốn rửa được tiền phải tìm cách lách luật đưa tiền qua hệ thống ngân hàng một cách êm thấm. Ngược lại, ở Việt Nam, nền kinh tế tiền mặt, hầu như các giao dịch tiền mặt chưa được kiểm soát nên tội phạm có thể dùng tiền mặt đầu tư bất động sản, chứng khoán, mua các tài sản giá trị lớn,… Càng ngày càng có nhiều ngành nghề, lĩnh vực để bọn chúng lợi dụng thực hiện hành vi rửa tiền. Hình thức rửa tiền sơ khai nhất được nhắc đến đó là việc rửa tiền qua các trường đua ngựa, các trò xổ số, đến các sòng bạc,… và tinh vi, phức tạp nhất hiện nay là rửa tiền qua hệ thống ngân hàng, qua các công cụ và thị trường tài chính khác như chứng khoán, bất động sản. Một điều dễ nhận thấy đó là hoạt động rửa tiền có xu hướng ít dựa vào tiền mặt mà chuyển qua dùng nhiều các công cụ và thị trường tài chính khác như chứng khoán, bất động sản hoặc dùng hình thức hàng đổi hàng (ma túy đổi lấy vũ khí). Mặc dù có không ít các đối tượng trực tiếp rửa tiền cho chính bản thân mình nhưng chính vì sự gia tăng của số tiền bẩn cần phải rửa mà đã xuất hiện một ngành công nghiệp “rửa tiền”. Đội ngũ chủ chốt của ngành này càng được tăng cường với sự góp mặt của các luật sư cao giá, những người giao dịch chứng khoán, những người mua bán bất động sản, những người cố vấn thuế vụ, các kế toán viên,… Bộ máy rửa tiền ngày càng biến tướng và thâm nhập vào nhiều lĩnh 7 vực kinh doanh, ngành nghề có uy tín trong xã hội như là các ngân hàng lớn, các hiệp hội thể thao, các cơ sở văn hóa, thậm chí là cả các cơ quan từ thiện và khiến cho việc phát hiện, nhận dạng loại tội phạm này trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Từ thập kỷ 90, ngành công nghiệp rửa tiền có thêm những cú hích mới do có sự thay đổi về thể chế, chính sách tài chính cũng như những tiến bộ về mặt công nghệ. Thứ nhất, hầu hết mọi quốc gia đều nới nỏng kiểm soát ngoại hối đặc biệt là từ đầu thập niên 90. Tại nhiều nước việc đổi tiền ra ngoại tệ và ngược lại là hoàn toàn tự do. Lượng tiền hoán đổi hàng ngày tăng lên từ 590 tỷ USD năm 1989 lên tới 1880 tỷ USD năm 2004. Đồng thời một số quốc gia đã thống nhất cùng sử dụng một đồng tiền chung (đồng euro của khối cộng đồng kinh tế châu Âu) hoặc một số nước còn thừa nhận đồng đô la Mỹ hay euro như là nội tệ bán chính thức của nước mình. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các hợp đồng mua bán chứng khoán phức tạp, số lượng lớn cũng được hình thành. Chính vì những lý do trên mà một lượng tiền khổng lồ có thể dễ dàng chuyển dịch từ nước này sang nước khác trong phút chốc, nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan kiểm soát có thẩm quyền. Trong những năm gần đây chúng ta thấy nổi lên khá nhiều thiên đường tài chính, nơi lý tưởng cho hoạt động rửa tiền. Khi nhắc đến ví dụ điển hình chúng ta không thể không nhắc tới thiên đường tài chính Thụy Sỹ. Trong những năm qua, với chính sách bảo mật chặt chẽ thông tin cho khách hàng, các ngân hàng Thụy Sỹ đã giúp bọn tội phạm che giấu, cất giữ một lượng tiền khổng lồ. Tuy nhiên, gần đây do mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của tội phạm rửa tiền, các ngân hàng Thụy Sỹ đang bị buộc phải cung cấp thông tin chi tiết của một số tài khoản đáng ngờ. Thứ hai, trong những năm gần đây, các nước tham gia hội nhập với tốc độ nhanh chóng, tiến độ mở cửa ở các nước đã tăng vọt. Các thị trường tài chính đặc biệt là thị trường vốn trở nên thông thoáng hơn, do đó số lượng tiền lưu hành 8 toàn cầu đã tăng từ 6.800 tỷ USD năm 1990 lên đến 19.900 tỷ USD năm 20051. Rõ ràng rằng, càng nhiều loại hình tài chính thì càng lắm cơ hội cho bọn tội phạm rửa tiền hợp thức hóa nguồn gốc cho những đồng tiền phi pháp. Thứ ba, sự cạnh tranh thu hút vốn giữa các nước, các công ty phát hành chứng khoán, các
Luận văn liên quan