Quản trị là tất yếu khách quan của nền sản xuất xã hội, nhưng muốn quản lý
được cần phải có các thông tin và thông tin hữu ích. Đối với các doanh nghiệp
thông tin nói chung và thông tin chi phí nói riêng đóng vai trò quan trọng không thể
thiếu của hoạt động quản lý.
Đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay, khi các doanh nghiệp Việt Nam nỗ
lực tìm ra lợi thế cạnh tranh nhất định cho riêng mình để đảm bảo có được vị thế
vững chắc trong một sân chơi chung đã và đang tồn tại những đối thủ cạnh tranh
nặng ký thật không đơn giản, và càng đòi hỏi phải quản lý hiệu quả hơn. Bởi chính
các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ tạo ra được những lợi thế cạnh tranh tương tự. Vì vậy
theo các chuyên gia, một trong những “ nước cờ” mà doanh nghiệp nào cũng phải
tính đến là việc quản lý chi phí và tiết kiệm chi phí ngày càng hiệu quả hơn để sản
phẩm, dịch vụ của mình có giá cả phù hợp với khách hàng nhưng chất lượng luôn
được đảm bảo và không ngừng được cải thiện quản lý chi phí là một cách để kiểm
soát hoạt động doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Và chính trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, loại
hình công ty cổ phần được đánh giá là loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu điểm nổi
bật và là xu hướng phát triển tất yếu trong thời kỳ này. Chính vì vậy Nhà nước ta đã
có rất nhiều chính sách khuyến khích cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và
tạo điều kiện để loại hình công ty này phát triển. Số lượng công ty cổ phần được
hình thành và hoạt động ngày càng nhiều, cùng cạnh tranh bình đẳng với các loại
hình doanh nghiệp khác góp phần tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất
nước. Trong điều kiện đó việc để các công ty cổ phần hoạt động ngày càng hiệu quả
để bắt kịp và giữ vững vị thế trong nền kinh tế hội nhập thì việc nâng cao chất
lượng quản lý chi phí ở mỗi công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Từ thực tiễn trên em đã chọn đề tài : “ Hoạt động quản lý chi phí tại các công
ty cổ phần Việt Nam”.
81 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***------- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI PHÍ
TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Tuyết Nhung
Lớp : Anh 4
Khóa : 45B - QTKD
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ ........................................................................................................ 3
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại chi phí: ........................................ 3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm: ..................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm của chi phí: .................................................................... 3
1.2. Quản lý chi phí và các biện pháp quản lý chi phí ............................. 9
1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý chi phí: ............................................ 9
1.2.2. Nội dung và vai trò của quản lý chi phí ........................................ 10
1.2.3. Các biện pháp quản lý chi phí ...................................................... 11
1.2.4. Xây dựng trung tâm quản lý chi phí ............................................. 17
CHƢƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN VIỆT NAM ..................................................................................... 30
2.1. Tổng quan về các công ty cổ phần Việt Nam .................................. 30
2.1.1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của công ty Cổ phần ......... 30
2.1.2. Những lợi thế và hạn chế của công ty cổ phần ............................. 32
2.1.3. Quá trình hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam ....................... 34
2.1.4. Lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần. ..................................... 39
2.1.5. Đặc điểm cơ chế quản lý kinh tế tài chính ảnh hưởng đến công tác
quản lý chi phí ....................................................................................... 39
2.2. Thực trạng quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt Nam ....... 41
2.2.1. Nhận thức về chi phí và tầm quan trọng của quản lý chi phí trong
hoạt động kinh doanh ............................................................................ 42
2.2.2. Cách thức quản lý chi phí............................................................. 44
2.2.3. Thực trạng về thu thập thông tin chi phí ....................................... 49
2.2.4. Thực trạng xử lý thông tin............................................................ 49
CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM ............ 54
3.1. Giải pháp từ phía Nhà nƣớc ............................................................ 55
3.1.1. Xây dựng mô hình kinh tế quản trị tại Việt Nam .......................... 55
3.1.2. Một số giải pháp cho việc xây dựng kế toán quản trị trong doanh
nghiệp .................................................................................................... 58
3.2. Giải pháp từ phía các công ty cổ phần Việt Nam ........................... 60
3.2.1. Xây dựng dự toán ngân sách cho các công ty cổ phần Việt Nam có
quy mô nhỏ và vừa ................................................................................ 60
3.2.2.Áp dụng phương pháp ABC cho các doanh nghiệp nhỏ ................ 63
3.2.3. Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí ................................................ 69
KẾT LUẬN ................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 73
PHỤ LỤC.................................................................................................... 74
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1. Số lượng công ty cổ phần theo các năm........................................... 36
Bảng 2 . Số công ty cổ phần theo quy mô vốn tại thời điểm 31/12/2009 ...... 37
Sơ đồ 1 : Hệ thống dự toán chi phí sản xuất kinh doanh ............................... 16
Sơ đồ 2. Quản trị chi phí theo Sakurai .......................................................... 21
Sơ đồ 3. Chi phí mục tiêu và các giai đoạn sản xuất sản phẩm ..................... 22
Sơ đồ 4. Phương pháp chi phí mục tiêu ở Toyota được trình bày bởi Sakurai ........ 23
Sơ đồ 5. Doanh thu thuần của các công ty cổ phần Việt Nam ....................... 38
Sơ đồ 6: Cơ cấu bộ phận kế toán trong doanh nghiệp ................................... 58
Sơ đồ 7. Hai giai đoạn của phương pháp ABC ............................................. 65
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo, tới khoa Quản Trị Kinh
Doanh trường Đại học Ngoại Thương đã dìu dắt và dạy dỗ em trong suốt 4 năm học
qua. Đặc biệt là em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo hướng dẫn, Th.S
Nguyễn Thị Thu Hằng đã giúp em tận tình để em hoàn thành bản khóa luận này.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Tuyết Nhung
1
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Quản trị là tất yếu khách quan của nền sản xuất xã hội, nhưng muốn quản lý
được cần phải có các thông tin và thông tin hữu ích. Đối với các doanh nghiệp
thông tin nói chung và thông tin chi phí nói riêng đóng vai trò quan trọng không thể
thiếu của hoạt động quản lý.
Đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay, khi các doanh nghiệp Việt Nam nỗ
lực tìm ra lợi thế cạnh tranh nhất định cho riêng mình để đảm bảo có được vị thế
vững chắc trong một sân chơi chung đã và đang tồn tại những đối thủ cạnh tranh
nặng ký thật không đơn giản, và càng đòi hỏi phải quản lý hiệu quả hơn. Bởi chính
các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ tạo ra được những lợi thế cạnh tranh tương tự. Vì vậy
theo các chuyên gia, một trong những “ nước cờ” mà doanh nghiệp nào cũng phải
tính đến là việc quản lý chi phí và tiết kiệm chi phí ngày càng hiệu quả hơn để sản
phẩm, dịch vụ của mình có giá cả phù hợp với khách hàng nhưng chất lượng luôn
được đảm bảo và không ngừng được cải thiện quản lý chi phí là một cách để kiểm
soát hoạt động doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Và chính trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, loại
hình công ty cổ phần được đánh giá là loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu điểm nổi
bật và là xu hướng phát triển tất yếu trong thời kỳ này. Chính vì vậy Nhà nước ta đã
có rất nhiều chính sách khuyến khích cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và
tạo điều kiện để loại hình công ty này phát triển. Số lượng công ty cổ phần được
hình thành và hoạt động ngày càng nhiều, cùng cạnh tranh bình đẳng với các loại
hình doanh nghiệp khác góp phần tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất
nước. Trong điều kiện đó việc để các công ty cổ phần hoạt động ngày càng hiệu quả
để bắt kịp và giữ vững vị thế trong nền kinh tế hội nhập thì việc nâng cao chất
lượng quản lý chi phí ở mỗi công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Từ thực tiễn trên em đã chọn đề tài : “ Hoạt động quản lý chi phí tại các công
ty cổ phần Việt Nam”.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Lý luận chung về chi phí và quản lý chi phí.
2
- Nghiên cứu thực trạng quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt Nam (
chủ yếu các công ty có quy mô vốn vừa và nhỏ ), từ đó đưa ra một số đề xuất để các
công ty cổ phần áp dụng các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả hơn.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp biện chứng duy vật
- Phương pháp logic
- Phương pháp tổng hợp phân tích
- Phương pháp khảo sát
Kết cấu của luận văn
Chương I: Những lý luận chung về chi phí và quản lý chi phí
Chương II: Đánh giá thực trạng quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt Nam
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chi
phí tại các công ty cổ phần Việt Nam.
Vì thời gian nghiên cứu tìm hiểu có hạn cũng như những hiểu biết còn hạn
chế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để nhận thức của em ngày càng hoàn thiện
hơn cũng như luận văn của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo.
3
CHƢƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ VÀ
QUẢN LÝ CHI PHÍ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại chi phí:
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung,
đoạn V, chi phí được định nghĩa như sau:
Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán
dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các
khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho
cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Từ định nghĩa như vậy, phân tích qua khái niệm về chi phí, có thể thấy ngay
kiểm soát và tiết kiệm chi phí tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Chi
phí là một trong những thông tin quan trọng hàng đầu trong quá trình tổ chức điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị và đứng trên góc độ kế
toán, các thông tin mà các nhà quản trị cần hầu hết đều liên quan đến chi phí.
Dưới góc độ quản lý hay dưới góc độ kế toán quản trị, chi phí không đơn
giản được nhận thức theo quan điểm của kế toán tài chính như trên, mà nó được
nhìn nhận theo nhiều phương diện khác nhau để đáp ứng thông tin một cách toàn
diện cho các nhà quản trị trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định. Theo
đó chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, chi phí cũng có thể là những phí tổn ước
tính để thực hiện một dự án hoặc những lợi nhuận bị mất đi do lựa chọn phương án,
hy sinh cơ hội kinh doanh.
1.1.2. Đặc điểm của chi phí:
Có nhiều tiêu thức phân loại chi phí, mỗi tiêu thức đều có ý nghiã khác nhau
đối với quá trình quản trị doanh nghiệp.
a. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:
4
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mối quan hệ của chi phí và kết quả sản
xuất kinh doanh, chi phí chia thành 2 dạng cơ bản:
* Chi phí biến đổi hay còn gọi là biến phí là các khoản chi phí biến đổi theo
kết quả sản xuất hay quy mô hoạt động, các khoản chi phí này thường tỷ lệ thuận
với kết quả sản xuất hay quy mô hoạt động, ví dụ chi phí vật liệu chính dùng để sản
xuất sản phẩm…
Chi phí biến đổi có đặc điểm là tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản
xuất, nhưng khi tính cho một đơn vị kết quả thì cố định. Do vậy để kiểm soát các
khoản chi phí biến đổi các nhà quản trị doanh nghiệp thường xây dựng định mức
chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị kết quả sản xuất.
Chi phí biến đổi của doanh nghiệp có thể chia thành 2 dạng: chi phí biến đổi
tuyến tính và chi phí biến đổi cấp bậc.
- Chi phí biến đổi tuyến tính đó là các khoản chi phí biến đổi hoàn toàn tỷ lệ
thuận với kết quả sản xuất, ví dụ chi phí vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm,
hoa hồng cho người bán hàng tính theo doanh thu. Hoạch định, xây dựng và hoàn
thiện định mức biến phí tuyệt đối sẽ là tiền đề tiết kiệm, kiểm soát biến phí một
cách chặt chẽ hơn.
5
- Chi phí biến đổi cấp bậc đó là các khoản chi phí cũng thay đổi nhưng gắn
với phạm vi và quy mô của hoạt động. Ví dụ chi phí vật liệu phụ dùng đề bảo
dưỡng máy móc thiết bị. Những chi phí này cũng thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ
hoạt động của doanh nghiệp nhưng chúng chỉ thay đổi khi quy mô sản xuất, mức độ
hoạt động của máy móc thiết bị đạt đến một phạm vi nhất định.
* Chi phí cố định: hay còn gọi là định phí đó là các khoản chi phí thường
không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động.
Chi phí cố định có đặc điểm là xét trong giới hạn của quy mô hoạt động thì
tổng chi phí không thay đổi, nhưng trong giới hạn đó mà sản lượng sản phẩm sản
xuất thay đôỉ thì chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm thay đổi. Định phí
tính trên một đơn vị mức độ hoạt động ( sản phẩm) tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt
động càng cao thì định phí cho một đơn vị mức độ hoạt động càng giảm. Như vậy
dù doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì vẫn tồn tại định phí. Do vậy
các nhà quản trị doanh nghiệp muốn giảm chi phí cần khai thác hết công suất của
các tài sản cố định đã đầu tư ,vì hầu như các tài sản cố định đều tạo ra các khoản chi
phí cố định.
Chi phí cố định của doanh nghiệp có thể chia thành 2 dạng: Định phí thuộc
tính và định phí bắt buộc.
6
- Định phí thuộc tính đó là các khoản chi phí cố định thường gắn với hoạt
động của các bộ phận trong tổ chức doanh nghiệp, ví dụ như chi phí thuê nhà xưởng
của các phân xưởng, chi phí quảng cáo, nghiên cứu, giao dịch,… Do vậy khi các bộ
phận không tồn tại thì định phí thuộc tính cũng mất đi.
- Định phí bắt buộc là các khoản chi phí thường gắn với cấu trúc của một
tổ chức kinh tế, do vậy khi các bộ phận không tồn tại thì định phí bắt buộc vẫn phát
sinh, ví dụ tiền thuê văn phòng hoạt động của doanh nghiệp. Hai đặc điểm cơ bản
của định phí bắt buộc:
+ Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Chúng không thể cắt giảm đến bằng không trong một thời gian ngắn.
Các nhà quản trị kinh doanh muốn kiểm soát các khoản chi phí cố định
thường căn cứ vào mức độ của quy mô hoạt động và công suất của các tài sản đang
sử dụng.
* Chi phí hỗn hợp đó là các khoản chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và
định phí. Thường ở mức độ hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp thể hiện định phí,
khi vượt khỏi mức độ hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp bao gồm cả biến phí.
Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí hỗn hợp thường thể
hiện như chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp.
Việc phân loại chi phí theo cách ứng xử giúp:
- Doanh nghiệp thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ
giữa chi phí - khối lượng – lợi nhuận.
- Phân tích chi phí, phân tích điểm hòa vốn để ra quyết định kinh doanh
nhanh chóng.
- Xác định đúng đắn phương hướng sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng
các loại chi phí.
b. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
Theo chức năng hoạt động của doanh nghiệp, chi phí chia thành 2 dạng cơ
bản:
7
- Chi phí sản xuất đó là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi sản xuất
của các doanh nghiệp, thuộc chi phí sản xuất bao gổm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ,
nhiên liệu… trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Khi nhận diện khoản mục chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp chúng ta thường dễ nhầm lẫn về chi phí nguyên vật liệu
phụ. Bởi chi phí nguyên vật liệu phụ không những liên quan trực tiếp đến quá trình
sản xuất sản phẩm mà còn bao gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình
sản xuất sản phẩm mà còn bao gồm những chi phí liên quan với quá trình phục vụ
quản lý sản xuất, công việc văn phòng, công việc hành chính. Trong quản lý chi phí,
để dễ dàng nhận diện chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chúng ta có thể xem xét trên
giá thành định mức từng loại trong chế tạo từng sản phẩm, còn chi phí nguyên vật
liệu phụ rất khó thiết lập định mức theo từng loại mà đòi hỏi phải tập hợp chung rồi
mới phân bổ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền
công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân… trực tiếp
cho từng đối tựng chịu chi phí. Chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu mang tính chất
biến phí do vậy các nhà quản trị kinh doanh xây dựng định mức cho các khoản chi
phí này để góp phần kiểm soát chi phí.
+ Chi phí sản xuất chung thường bao gồm nhiều yếu tố chi phí như: chi phí
nguyên, nhiên liệu dùng cho máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tại phân xưởng; chi
phí lao động gián tiếp phục vụ quản lý sản xuất tại phân xưởng; chi phí công cụ
dụng cụ dùng trong sản xuất; chi phí dịch vụ mua ngoài…
- Chi phí ngoài sản xuất đó là các khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi
sản xuất của doanh nghiệp, chi phí này thường bao gồm chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng là những phí tổn cần thiết nhằm thúc đẩy quá trình lưu
thông hàng hóa, nhằm đảm bảo đưa hàng đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán hàng
thường bao gồm nhiều yếu tố chi phí như: chi phí lương nhân viên bán hàng; chi phí
nguyên nhiên vật liệu dùng trong bộ phận bán hàng …
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm nhiều yếu tố chi phí – tất cả
8
những chi phí liên quan đến công việc hành chính, quản trị ở phạm vi toàn
doanh nghiệp.
Cách phân chia chi phí theo chức năng hoạt động và từng yếu tố chi phí có ý
nghĩa đối với các nhà quản trị kinh doanh trong việc xây dựng các dự toán chi phí
nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh.
c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh:
- Chi phí sản phẩm đó là các khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất
hay quá trình mua hàng. Đối với một đơn vị sản xuất chi phí sản phẩm chính là chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Đối với một đơn vị kinh doanh thương mại chi phí sản phẩm chính là giá mua và
chi phí mua hàng. Chi phí sản phẩm phát sinh và ảnh hưởng đến nhiều kỳ báo cáo,
nói cách khác, sự phát sinh và khả năng bù đắp của chi phí sản phẩm trải qua nhiều
kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau. Vì vậy khi xác định chi phí sản phẩm, chúng ta
cần xem xét đến các giai đoạn chuyển tiếp và mức độ chuyển tiếp của chúng.
- Chi phí thời kỳ thường liên quan và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp trong một thời kỳ. Chi phí thời kỳ không phải là một phần của giá trị sản
phẩm sản xuất hoặc hàng hóa mua vào mà chúng là những dòng chi phí được khấu
trừ vào kỳ tính lợi nhuận. Chi phí thời kỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp tồn tại khá phổ biến như chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí quảng
cáo…
Cách phân chia này giúp các nhà quản trị kinh doanh xác định tương đối
chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
d. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí:
- Chi phí trực tiếp đó là các khoản chi phí mà kế toán có thể tập hợp trực
tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Ví dụ, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp…
Một đối tượng chịu chi phí mà có tỷ trọng chi phí trực tiếp cao thì độ chính xác của
chỉ tiêu giá thành, kết quả của các đối tượng càng cao.
- Chi phí gián tiếp đó là các khoản chi phí mà kế toán không thể tập hợp
trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí, do vậy đối với từng yếu tố chi phí gián tiếp
kế toán phải phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Ví dụ, tiền lương của nhân
9
viên phân xưởng… Độ chính xác của chi phí gián tiếp cần phân bổ còn phụ thuộc
vào tiêu thức phân bổ. Tiêu thức phân bổ phải lựa chọn cho phù hợp và thường dựa
vào những căn cứ khoa học như: Thuận tiện cho việc tính toán, thống nhất cả kỳ
hạch toán, có tính đại diện cao cho chi phí gián tiếp cần phân bổ.
- Chi phí chìm: là những chi phí phát sinh trong quá khứ mà doanh nghiệp
phải chịu và vẫn còn phải chịu trong tương lai bất kể doanh nghiệp lực chọn phương
án kinh doanh nào.
1.2. Quản lý chi phí và các biện pháp quản lý chi phí
1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý chi phí:
Quản lý đó là một quy trình gồm các bước: lập kế hoạch; tổ chức thực hiện
kế hoạch; và kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đó để ra quyết định.
Các quyết định này lại được cụ thể hóa vào các kế hoạch của giai đoạn tiếp theo.
Để thực hiện tốt quy trình hay công tác quản lý điều cốt lõi là phải có thông
tin. Thông tin là cơ sở để ra quyết định.
Quản lý chi phí là một trong những phạm trù nhỏ của quản lý nói chung, vì
vậy quản lý chi phí cũng không nằm ngoài quy trình quản lý chung.
Nếu hiểu một cách đơn thuần, quản lý chi phí là việc nắm được đầy đủ các
thông tin về chi phí, hiểu được “ hành vi” hay bản chất, cũng