Trong xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc
mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại là một xu thế tất yếu và khách
quan. Đây là quá trình khai thác các nguồn lực phát triển bên ngoài để phát
huy nội lực của nền kinh tế quốc gia. Quá trình này đòi hỏi tất cả các nước
phải nỗ lực xây dựng những nền tảng căn bản phục vụ cho quá trình hội nhập
với nền kinh tế thế giới và khu vực. Một trong những cơ sở căn bản đó là một
hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, không chỉ phục vụ cho hoạt động thương mại
trong nước mà còn phục vụ cho quá trình tham gia vào hoạt động thương mại
quốc tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản bao gồm các lĩnh vực: viễn thông,
năng lượng, giao thông vận tải và cấp nước
Việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đặt ra rất nhiều khó
khăn đối với các quốc gia đang phát triển. Thứ nhất, việc huy động vốn gặp
nhiều khó khăn vì trên thực tế các dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi một khối lượng
vốn khổng lồ mà nguồn vốn ngân sách Nhà nước của các quốc gia thường
không đủ để đáp ứng. Thứ hai, các quốc gia đang phát triển khó khăn về trình
độ chuyên môn, năng lực xây dựng, vận hành, khai thác, bảo trì và quản lý hệ
thống cơ sở hạ tầng. Để giải quyết những khó khăn này, cần phải có sự tham
gia của khu vực tư nhân cả trong nước và quốc tế vào các dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng. Thông qua sự tham gia này Nhà nước sẽ tận dụng nguồn tài chính
khổng lồ cũng như năng lực quản lý trình độ chuyên môn kỹ thuật của khu
vực tư nhân thông thường cao hơn của khu vực Nhà nước. Tuy nhiên, mục
tiêu theo đuổi của khu vực tư nhân chủ yếu là lợi nhuận. Để đảm bảo sự quản
lý của Nhà nước đối với các dự án cơ sở hạ tầng, để đảm bảo các cơ sở hạ
tầng đó phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, lợi ích kinh tế và đảm bảo chủ
quyền quốc gia, đồng thời vẫn khuyến khích được khu vực tư nhân tham gia
2
vào lĩnh vực này, Nhà nước đã có các quy định pháp luật về hợp đồng BOT,
nhưng các văn bản pháp luật về hợp đồng BOT này liệu đã đi vào thực tiễn và
áp dụng hiệu quả hay chưa thì đó vẫn là một dấu hỏi. Vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài “hợp đồng BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) theo quy định của
pháp luật Việt Nam- thực trạng và giải pháp” là hết sức cấp thiết trong bối
cảnh hiện nay. Từ đó, khóa luận xin đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật hợp đồng BOT, tháo gỡ những khó khăn trong công tác áp dụng và
triển khai hợp đồng BOT tại Việt Nam.
100 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hợp đồng bot (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) theo quy định của pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HỢP ĐỒNG BOT (XÂY DỰNG – KINH DOANH – CHUYỂN
GIAO) THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Vũ Trường Thọ
Lớp : Luật KDQT - Khóa 46
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Minh Hằng
Hà Nội, 2011
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo
Khoa Quản trị kinh doanh đã nhiệt tình dạy dỗ và cung cấp cho tác giả
những kiến thức cần thiết và bổ ích trong quá trình học tập tại trường Đại
học Ngoại thương.
Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS.
Nguyễn Minh Hằng- giảng viên Trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành bài khóa luận
tốt nghiệp.
Dù đã có nhiều rất cố gắng, song khoá luận không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn từ các thầy,
cô giáo, và bạn đọc.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2011
Tác giả
Vũ Trường Thọ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG BOT ................................ 4
1.1 Khái niệm hợp đồng BOT ........................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm hợp đồng BOT trên thế giới ............................................ 4
1.1.1.1 Nguồn gốc của hợp đồng BOT ................................................... 4
1.1.1.2 Định nghĩa hợp đồng BOT .......................................................... 7
1.1.2 Khái niệm hợp đồng BOT tại Việt Nam ........................................... 9
1.1.2.1 Nguồn gốc hợp đồng BOT .......................................................... 9
1.1.2.2.Định nghĩa hợp đồng BOT ........................................................ 10
1.2. Đặc điểm của hợp đồng BOT ................................................................................... 12
1.2.1 Hợp đồng BOT mang các đặc điểm của hợp đồng thương mại ..... 12
1.2.2 Điểm đặc thù của hợp đồng BOT ................................................... 14
1.2.3 So sánh hợp đồng BOT với một số loại hợp đồng tương tự ........... 15
1.3 Ưu và nhược điểm của hợp đồng BOT .................................................................... 16
1.3.1 Ưu điểm của hợp đồng BOT ........................................................... 16
1.3.2 Nhược điểm của hợp đồng BOT. .................................................... 18
1.4. Vai trò của hợp đồng BOT ....................................................................................... 19
1.4.1 Vai trò của hợp đồng BOT trên khía cạnh kinh tế .......................... 21
1.4.2 Vai trò của hợp đồng BOT xét trên khía cạnh xã hội ..................... 24
CHƢƠNG 2:CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỢP ĐỒNG BOT ...................................................................................... 26
2.1. Tiến trình phát triển của pháp luật về hợp đồng BOT tại VN .............................. 26
2.1.1. Pháp luật về hợp đồng BOT áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài . 28
2.1.2. Pháp luật về hợp đồng BOT áp dụng cho nhà đầu tư trong nước . 29
2.1.3. Giai đoạn pháp luật về hợp đồng BOT áp dụng cho cả nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài. ....................................................................... 29
2
2.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng BOT theo quy định của pháp luật Việt Nam .... 30
2.3 Các quy định về tài chính và biện pháp bảo đảm đầu tư ........................................ 42
2.3.1 Các quy định về tài chính ................................................................ 42
2.3.1.1 Nguồn vốn thực hiện hợp đồng BOT ........................................ 42
2.3.1.2 Các ưu đãi tài chính áp dụng đối với nhà đầu tư và doanh
nghiệp dự án ......................................................................................... 44
2.3.2 Các biện pháp bảo đảm đầu tư ........................................................ 46
2.3.2.1 Bảo lãnh nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án .......... 46
2.3.2.2 Bảo đảm quyền mua ngoại tệ .................................................... 47
2.3.2.3 Bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cộng ................................ 48
2.3.2.4 Bảo đảm về vốn và tài sản của nhà đầu tư ............................... 48
2.4 Trình tự giao kết hợp đồng BOT ............................................................................... 49
2.4.1 Lựa chọn nhà đầu tư ........................................................................ 49
2.4.2 Đàm phán đi đến ký tắt trong hợp đồng dự án và các hợp đồng khác
liên quan. .................................................................................................. 54
2.4.3. Thẩm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đầu tư và đi đến kí kết chính
thức cho hợp đồng dự án và các hợp đồng liên quan. ............................. 55
2.5 Thực hiện, chuyển giao và chấm dứt hợp đồng dự án ........................................... 56
2.5.1 Thực hiện hợp đồng dự án .............................................................. 56
2.5.2 Chuyển giao và chấm dứt hợp đồng dự án ..................................... 57
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BOT ................................................................... 59
3.1 Cơ sở và phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT tại
Việt Nam ........................................................................................... 59
3.1.1 Đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng BOT tại Việt Nam. .... 59
3.1.1.1 Những thành công ..................................................................... 59
3.1.1.2 Những hạn chế còn tồn tại ........................................................ 60
3.1.2 Đánh giá thực trạng về việc giao kết và thực hiện hợp đồng BOT tại
Việt Nam. ................................................................................................. 61
3
3.1.2.1 Những thành tựu đạt được trong việc giao kết và thực hiện hợp
đồng BOT tại Việt Nam ......................................................................... 61
3.1.2.2 Những khó khăn gặp phải trong việc giao kết và thực hiện hợp
đồng BOT tại Việt Nam ......................................................................... 67
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT ................. 73
3.2 Một số kiến nghị và giải pháp .................................................................................... 74
3.2.1 Giải pháp đối với Nhà nước nhằm hoàn thiện Pháp luật về hợp đồng
BOT .......................................................................................................... 74
3.2.1.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự giao kết hợp đồng BOT .... 74
3.2.1.2 Hoàn thiện ưu đãi đầu tư đối với hợp đồng BOT ..................... 77
3.2.1.3 Các giải pháp khác ................................................................... 78
3.2.2 Giải pháp đối với nhà đầu tư ............................................................. 85
3.2.2.1 Nghiên cứu kỹ về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và
tiến độ của hợp đồng dự án .................................................................. 86
3.2.2.2 Tìm hiểu rõ pháp luật về hợp đồng BOT nhằm giảm thiểu rủi ro
pháp lý khi thực hiện hợp đồng BOT .................................................... 87
3.2.2.3 Nghiên cứu kỹ khả năng thu hồi vốn và khả năng sinh lời của
hợp đồng dự án ..................................................................................... 88
KẾT LUẬN ................................................................................................ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 90
4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
BẢNG
Bảng 3.1: Danh sách các dự án cơ sở hạ tầng giao thông kêu gọi dự án
BOT giai đoạn 2006-2010 ........................................................................... 63
BIỂU
Biểu đồ 1.1: Dự án BOT và PPI ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 1990-
2006(tỷ đô la Mỹ) ................................................................................................ 20
Biểu đồ 1.2: Số dự án BOT và PPI tại các nước đang phát triển trong giai đoạn
1990-2006............................................................................................................. 20
Biểu đồ 2.1: Tiến trình phát triển của quy định pháp luật về hợp đồng BOT ..... 27
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP Chính Phủ
BKH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
NĐ Nghị định
TT Thông tư
TCTXD Tổng công ty xây dựng
BOT Hợp đồng xây dựng, kinh doanh chuyển giao
BTO Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh
BT Hợp đồng xây dựng, chuyển giao
BTO Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh
BOOT Hợp đồng xây dựng, sở hữu, kinh doanh, chuyển giao
BTO Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh
BRT Hợp đồng xây dựng, cho thuê, chuyển giao
ROT Hợp đồng cải tạo, hoạt động, chuyển giao
ROO Hợp đồng cải tạo, sở hữu, kinh doanh
UBND Ủy Ban Nhân dân
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc
mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại là một xu thế tất yếu và khách
quan. Đây là quá trình khai thác các nguồn lực phát triển bên ngoài để phát
huy nội lực của nền kinh tế quốc gia. Quá trình này đòi hỏi tất cả các nước
phải nỗ lực xây dựng những nền tảng căn bản phục vụ cho quá trình hội nhập
với nền kinh tế thế giới và khu vực. Một trong những cơ sở căn bản đó là một
hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, không chỉ phục vụ cho hoạt động thương mại
trong nước mà còn phục vụ cho quá trình tham gia vào hoạt động thương mại
quốc tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản bao gồm các lĩnh vực: viễn thông,
năng lượng, giao thông vận tải và cấp nước…
Việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đặt ra rất nhiều khó
khăn đối với các quốc gia đang phát triển. Thứ nhất, việc huy động vốn gặp
nhiều khó khăn vì trên thực tế các dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi một khối lượng
vốn khổng lồ mà nguồn vốn ngân sách Nhà nước của các quốc gia thường
không đủ để đáp ứng. Thứ hai, các quốc gia đang phát triển khó khăn về trình
độ chuyên môn, năng lực xây dựng, vận hành, khai thác, bảo trì và quản lý hệ
thống cơ sở hạ tầng. Để giải quyết những khó khăn này, cần phải có sự tham
gia của khu vực tư nhân cả trong nước và quốc tế vào các dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng. Thông qua sự tham gia này Nhà nước sẽ tận dụng nguồn tài chính
khổng lồ cũng như năng lực quản lý trình độ chuyên môn kỹ thuật của khu
vực tư nhân thông thường cao hơn của khu vực Nhà nước. Tuy nhiên, mục
tiêu theo đuổi của khu vực tư nhân chủ yếu là lợi nhuận. Để đảm bảo sự quản
lý của Nhà nước đối với các dự án cơ sở hạ tầng, để đảm bảo các cơ sở hạ
tầng đó phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, lợi ích kinh tế và đảm bảo chủ
quyền quốc gia, đồng thời vẫn khuyến khích được khu vực tư nhân tham gia
1
vào lĩnh vực này, Nhà nước đã có các quy định pháp luật về hợp đồng BOT,
nhưng các văn bản pháp luật về hợp đồng BOT này liệu đã đi vào thực tiễn và
áp dụng hiệu quả hay chưa thì đó vẫn là một dấu hỏi. Vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài “hợp đồng BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) theo quy định của
pháp luật Việt Nam- thực trạng và giải pháp” là hết sức cấp thiết trong bối
cảnh hiện nay. Từ đó, khóa luận xin đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật hợp đồng BOT, tháo gỡ những khó khăn trong công tác áp dụng và
triển khai hợp đồng BOT tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khoá luận sẽ tìm hiểu những quy định pháp lý hiện hành về hợp đồng
BOT và từ đó nêu lên những điểm còn hạn chế, tiến bộ của những quy định
pháp lý này so với những quy định pháp lý trước đây về hợp đồng BOT.
Đồng thời khóa luận cũng nghiên cứu thực trạng giao kết và thực hiện hợp
đồng BOT theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trên những cơ sở đó, khoá
luận sẽ đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT
và tháo gỡ những khó khăn trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng đồng
BOT tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định pháp lý hiện
hành về hợp đồng BOT tại Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận dựa trên các văn bản pháp luật về
hợp đồng BOT bao gồm: Luật Đầu tư năm 2005, Nghị định 108/2009/NĐ-
CP, Thông tư số 03/2011/TT-BKH. Ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật
liên quan như: Bộ Luật Dân Sự năm 2005, Luật Thưong Mại năm 2005, Luật
Đấu Thầu năm 2005. Để việc nghiên cứu được sâu sắc hơn, khoá luận có mở
2
rộng phạm vi nghiên cứu trên cơ sở là có so sánh điểm tiến bộ với các văn
bản pháp luật cũ về hợp đồng BOT như Nghị định 78/2007/NĐ-CP.
Vì thế trong khuôn khổ nghiên cứu, khóa luận chỉ giới hạn tập trung
nghiên cứu pháp luật về hợp đồng BOT trong khoảng thời gian từ 2005 – 2011.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong việc thực hiện khóa luận
này là phương pháp nghiên cứu tổng hợp như phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh dựa trên các tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật, các
số liệu thống kê từ website của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.... và tài liệu thứ cấp
thu thập được thông qua các bài báo điện tử, giáo trình, sách tham khảo...
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài các phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hợp đồng BOT
Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng BOT
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
BOT
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG BOT
1.1 Khái niệm hợp đồng BOT
1.1.1 Khái niệm hợp đồng BOT trên thế giới
1.1.1.1 Nguồn gốc của hợp đồng BOT
Trên thế giới, hợp đồng đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ khi có sự phân
công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng hóa. Nhờ hợp đồng mà
loài người đã đảm bảo được quan hệ trao đổi, mua bán tài sản, đồng thời cổ
xúy, thúc đẩy được sự vận động, lưu thông của hàng hóa, tiền tệ. Hợp đồng
được coi là một cam kết thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để
làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Cùng với
thời gian thì pháp luật quy định về hợp đồng ngày càng phát triển một cách
tích cực. Theo đó, sự ràng buộc các bên trong hợp đồng ngày càng chặt chẽ
và cụ thể hơn. Trên thế giới hợp đồng được phân ra thành nhiều loại khác
nhau như: hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, hợp đồng bảo hiểm...
Hợp đồng BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) ra đời muộn hơn so
với các loại hợp đồng khác. Hợp đồng BOT mang đầy đủ bản chất của một hợp
đồng thông thường bên cạnh những đặc thù riêng của nó. Trên thế giới, hợp
đồng BOT được sinh ra với mục đích huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân
để tài trợ, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng vốn thuộc trách nhiệm của Nhà
nước như đường sá, cầu cống… Điều này làm giảm gánh nặng cho ngân sách
Nhà nước, tạo ra cơ chế hữu hiệu trong việc đầu tư từ lĩnh vực tư nhân phục vụ
lợi ích xã hội.
Hợp đồng BOT hình thành từ kết quả của quá trình phát triển kinh tế từ
những năm cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Khi sự tích tụ tư bản tăng lên, nền
kinh tế phát triển ở một mức độ nhất định thì nhu cầu xây dựng và phát triển
4
cơ sở hạ tầng mới được đặt vào tình thế cấp thiết. Nhà nước với vai trò quản
lý xã hội của mình, phải có nhiệm vụ thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng
công cộng. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu về cơ sở hạ tầng ngày càng đặt ra
gay gắt để đáp ứng xu thế phát triển của toàn thế giới thì nguồn ngân sách
Nhà nước lại hạn hẹp, không đủ đáp ứng. Hơn nữa, hiệu quả từ việc đầu tư
của cơ quan Nhà nước vào cơ sở hạ tầng không cao. Chính vì vậy, khi chủ
nghĩa tư bản phát triển, thế giới trải qua cuộc cách mạng công nghiệp cũng là
lúc hợp đồng BOT ra đời, do đó hợp đồng BOT có thể được coi là đứa con
của cuộc cách mạng công nghiệp. Đồng thời, sự phát triển kinh tế vượt bậc ở
khu vực tư nhân, cùng sự tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực tư nhân
vào tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có nhiều lĩnh vực
trước đây chỉ có duy nhất Nhà nước mới có quyền tham gia đã chứng tỏ vai
trò kinh tế của lĩnh vực tư nhân trong đời sống xã hội1.
Trong những năm cuối thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19, hợp đồng BOT
đã ra đời tại Vương quốc Anh bắt nguồn từ việc xây dựng những con đường
quốc lộ và đường ray xe lửa. Kế tiếp là tại Mỹ, khái niệm hợp đồng BOT xuất
hiện từ các thỏa thuận nhằm xây dựng công trình 15000 dặm đường thu phí vào
giữa thế kỷ 19 của những doanh nhân giàu có. Trong suốt 4 thập kỷ đầu thế kỷ
19 đã có khoảng 450 tuyến đường đã được xây dựng trên khắp nước Mỹ được
thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT giữa một bên là các bang nước Mỹ và
một bên là các nhà đầu tư tư nhân. Còn tại Pháp, năm 1782 anh em nhà Perier
đã trở thành những nhà đầu tư thực hiện theo hình thức BOT đầu tiên tại Pháp
với hợp đồng xây dựng đường giao thông tại Paris. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, năm 1844
dự án đầu tiên theo hình thức BOT cũng được thực hiện. Đặc biệt đối với Ai
Cập, ý tưởng về hợp đồng BOT cũng xuất hiện từ khá sớm với việc xây dựng
kênh đào Suez năm 1869 dựa trên nguồn vốn kết hợp giữa nhà đầu tư tư nhân
1 Emmanuelle Auriol and Pierre M. Picard (2009), Theory of BOT Concession Contracts, tr1-2
5
Châu Âu và Chính Phủ Ai Cập nhằm thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển
giao kênh đào Suez phía Đông Bắc Ai Cập, thuộc triều đại nhà vua Pasha
Muhammad Ali2.
Trong nửa sau của thế kỷ 19, hệ thống đường ray xe lửa, đường hầm,
sân bay, nhà ga, bến cảng… tiếp tục được phát triển trên cơ sở hỗ trợ tài chính
của khu vực kinh tế tư nhân. Công việc xây dựng cơ sở hạ tầng vốn thuộc về
trách nhiệm của Nhà nước, nay với sự xuất hiện của hợp đồng BOT đã dần
được chuyển giao sang khu vực tư nhân. Với lợi ích rất lớn từ hợp đồng BOT,
cuối thế kỷ 19, các dự án theo hình thức hợp đồng BOT đã xuất hiện hầu hết
ở tất cả các nước Châu Âu như Đức, Tây Ban Nha và Ý… rồi lan sang các
nước Châu Á như Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc và Ấn Độ, chưa kể
một số quốc gia ở Châu Mỹ-La tinh và Châu Phi cũng gia nhập vào phong
trào này. Ở các quốc gia này, pháp luật đã được sửa đổi và ban hành nhằm kịp
thời điều chỉnh một loại hợp đồng có nhiều đặc thù và mới mẻ như hợp đồng
BOT mà cụ thể là Phi-lip-pin đã ban hành luật mới số 7718 cho phép việc xây
dựng cơ sở hạ tầng tại Phi-lip-pin theo phương thức hợp đồng BOT3.
Vào đầu thế kỷ 20, nhân loại đã chứng kiến sự phát triển ngày càng sâu
rộng các cơ sở hạ tầng ký kết theo phương thức BOT rộng khắp trên thế giới.
Nguyên nhân một phần do sự phát triển cơ sở hạ tầng này là do nhu cầu giải
quyết ùn tắc giao thông, sự bùng nổ của các phương tiện đi lại, điều này thúc
đẩy các nước tăng cường huy động các quỹ đầu tư tư nhân thông qua thỏa
thuận BOT. Trên thực tế, đã có một số nước vẫn còn quan niệm truyền thống
rằng các dự án cơ sở hạ tầng phải do Nhà nước thực hiện song từ những thập
niên 1950 chính những quan niệm này cũng đã phải dần thay đổi, theo đó, nhà
đầu tư thuộc khu vực tư nhân được phép xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lợi
2
3
6
ích công chúng. Cũng vào đầu thế kỷ 20, các nước Châu Á cũng đã trải qua
cuộc cách mạng kinh tế, bắt nhịp với sự văn minh nhân loại, thúc đẩy các
hình thức đầu tư mới với sự ra đời của hợp đồng BOT dựa trên xu hướng tư
nhân hóa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Các dự án BOT thành công
đã xuất hiện ngày càng nhiều. Tại Hong Kong đã có nhiều dự án BOT thành
công như đường hầm, cầu cảng Harbour-Crossing năm 1999. Còn tại Trung
Quốc