Sau 25 năm mởcửa thịtrường và 5 năm gia nhập tổchức Thương mại thế
giới, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong đó nòng cốt là ngoại
thương tiến bộrõ rệt. Thịtrường được rộng mởtới hơn 150 nền kinh tếthành
viên. Các hợp đồng xuất nhập khẩu giữa các thương nhân Việt Nam và các
thương nhân nước ngoài càng nhiều hơn vềsốlượng và lớn hơn vềgiá trịhợp
đồng. Đặc biệt, lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá đã có bước tăng trưởng vượt
bậc và trởthành một trong những ngành chủchốt của các hoạt động ngoại
thương nói chung.
Với tình hình mua bán hàng hoá quốc tếdiễn ra nhộn nhịp nhưvậy, tính
chất và quy mô của các giao dịch này ngày càng đa dạng và phức tạp. Do vậy,
khi mà khoảng cách kinh tế, kỹthuật và văn hoá vẫn chưa được xoá bỏhoàn
toàn, rất nhiều các thương nhân Việt Nam gặp phải các trường hợp vi phạm dẫn
đến huỷhợp đồng gây thiệt hại lớn và quan trọng nhất là khiến cho mục đích khi
giao kết hợp đồng lúc ban đầu không được thực hiện. Một trong những nguyên
nhân phổbiến dẫn đến huỷhợp đồng chính là do hàng hoá không phù hợp với
hợp đồng.
Vậy thếnào là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng? Trường hợp nào
hàng hoá không phù hợp với đồng có thểdẫn đến huỷhợp đồng? Pháp luật hợp
đồng của Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụthểrõ ràng vềtrường hợp
này. Tuy nhiên, những nguồn luật khác nhưBộluật thương mại thống nhất Hoa
Kỳ, chỉthị44/99/EC của Nghịviện châu Âu
1
, Công ước Viên năm 1980 vềhợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế đều có những quy định liên quan, đặc biệt là
Công ước Viên năm 1980 - nguồn luật điều chỉnh phần lớn các hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tếtrên thếgiới.
81 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3824 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------***---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Luật kinh doanh quốc tế
HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA
KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN
NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ
Họ và tên sinh viên: Bạch Thị Hương Giang
Mã sinh viên: 0852020007
Lớp: Anh 2 – Khối 1 QT
Khóa: 47
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Hằng
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ VÀ CHẾ TÀI HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP
HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ............................................ 1
1.1. Khái quát chung về Công ước Viên năm 1980 và hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế................................................................................................... 1
1.1.1. Giới thiệu Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế (CISG) ....................................................................................................... 1
1.1.2. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo CISG................................ 4
1.2. Khái quát chung về chế tài huỷ hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế ............................................................................................................ 5
1.2.1. Điều kiện áp dụng chế tài huỷ hợp đồng trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế..................................................................................................... 5
1.2.2. Hậu quả pháp lý của việc huỷ hợp đồng ........................................... 11
1.3. Khái quát chung về tính phù hợp với hợp đồng của hàng hoá............... 12
1.3.1. Tính phù hợp của hàng hoá ............................................................... 12
1.3.2. Trách nhiệm của người bán về việc hàng hoá không phù hợp với hợp
đồng 16
1.3.3. Quyền khôi phục tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng của người
bán trước hạn giao hàng ....................................................................................... 19
1.3.4. Kiểm tra chất lượng hàng hoá và khiếu nại trong trường hợp hàng
hoá không phù hợp với hợp đồng ........................................................................ 19
CHƯƠNG 2: HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA
KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ................................................................ 21
2.1. Các trường hợp dẫn đến việc áp dụng chế tài huỷ hợp đồng do hàng hoá
không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế .......................................................................................................... 21
2.1.1. Các trường hợp hàng hoá không phù hợp cấu thành vi phạm cơ bản. .. 21
2.1.2. Trường hợp không thể khôi phục tính phù hợp của hàng hóa trong
khoảng thời gian mà người mua đã gia hạn thêm hoặc thời hạn mà người bán đã
yêu cầu người mua gia hạn thêm. ........................................................................ 31
2.2. Một số giới hạn về quyền huỷ hợp đồng của người mua do hàng hoá
không phù hợp với hợp đồng ............................................................................ 34
2.2.1. Trường hợp người mua không khiếu nại hoặc không kịp thời khiếu
nại về sự không phù hợp của hàng hóa. ............................................................... 34
2.2.2. Trường hợp người mua mất quyền huỷ hợp đồng do không thông báo
kịp thời. ................................................................................................................ 40
2.2.3. Khả năng người bán giảm giá hàng hoặc sửa chữa hàng hoá hoặc giao
hàng thay thế ........................................................................................................ 42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VIỆC HỦY HỢP ĐỒNG DO
HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ...................................................................... 46
3.1. Đánh giá các quy định và thực tiễn huỷ hợp đồng do hàng hoá không
phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế........................................................................................................................... 46
3.1.1. Đánh giá các quy định liên quan đến huỷ hợp đồng do hàng hoá
không phù hợp theo CISG.................................................................................... 46
3.1.2. Đánh giá thực tiễn huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo
CISG..................................................................................................................... 48
3.2. Giải pháp nhằm hạn chế việc hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
dẫn đến huỷ hợp đồng theo CISG .................................................................... 51
3.2.1. Các bên thỏa thuận cụ thể về tính phù hợp của hàng hoá và khả năng
áp dụng chế tài huỷ hợp đồng .............................................................................. 51
3.2.2. Sử dụng hợp lý các giới hạn về huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù
hợp với hợp đồng theo CISG ............................................................................... 52
3.2.3. Tạo điều kiện thiết lập giao dịch mới giữa các bên trên cơ sở hợp
đồng cũ đã bị huỷ ................................................................................................. 54
3.2.4. Kết hợp áp dụng các thói quen, tập quán thương mại, các quy phạm
tư pháp quốc tế trong các giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế .......................... 54
3.2.5. Bổ sung các quy định mới về các vấn đề pháp lý mới phát sinh ...... 56
3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ..................................................... 56
3.3.1. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam..................... 57
3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện thêm các quy định pháp luật của Việt Nam về
vấn đề hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp dẫn đến hủy hợp
đồng ..................................................................................................................... 61
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 67
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
CISG, Công ước
Viên năm 1980,
Công ước
Convention on Contracts for the
International Sale of Goods
Công ước Viên năm 1980
về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế
UCC Uniform Commercial Code Bộ luật thương mại thống
nhất Hoa Kỳ
PECL Principles of European on
contract law
Bộ nguyên tắc Châu Âu
về hợp đồng
UNCITRAL United Nations Commission on
International Trade Law
Ủy ban của Liên Hợp
Quốc về Luật thương mại
quốc tế
ICC International Chamber of
Commerce
Phòng thương mi quốc tế
i
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 25 năm mở cửa thị trường và 5 năm gia nhập tổ chức Thương mại thế
giới, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong đó nòng cốt là ngoại
thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường được rộng mở tới hơn 150 nền kinh tế thành
viên. Các hợp đồng xuất nhập khẩu giữa các thương nhân Việt Nam và các
thương nhân nước ngoài càng nhiều hơn về số lượng và lớn hơn về giá trị hợp
đồng. Đặc biệt, lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá đã có bước tăng trưởng vượt
bậc và trở thành một trong những ngành chủ chốt của các hoạt động ngoại
thương nói chung.
Với tình hình mua bán hàng hoá quốc tế diễn ra nhộn nhịp như vậy, tính
chất và quy mô của các giao dịch này ngày càng đa dạng và phức tạp. Do vậy,
khi mà khoảng cách kinh tế, kỹ thuật và văn hoá vẫn chưa được xoá bỏ hoàn
toàn, rất nhiều các thương nhân Việt Nam gặp phải các trường hợp vi phạm dẫn
đến huỷ hợp đồng gây thiệt hại lớn và quan trọng nhất là khiến cho mục đích khi
giao kết hợp đồng lúc ban đầu không được thực hiện. Một trong những nguyên
nhân phổ biến dẫn đến huỷ hợp đồng chính là do hàng hoá không phù hợp với
hợp đồng.
Vậy thế nào là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng? Trường hợp nào
hàng hoá không phù hợp với đồng có thể dẫn đến huỷ hợp đồng? Pháp luật hợp
đồng của Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể rõ ràng về trường hợp
này. Tuy nhiên, những nguồn luật khác như Bộ luật thương mại thống nhất Hoa
Kỳ, chỉ thị 44/99/EC của Nghị viện châu Âu1, Công ước Viên năm 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế đều có những quy định liên quan, đặc biệt là
Công ước Viên năm 1980 - nguồn luật điều chỉnh phần lớn các hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế trên thế giới. Chính vì vậy, người viết đã chọn Công ước
Viên năm 1980 nhằm làm rõ thêm vấn đề trên và chọn đề tài: “Huỷ hợp đồng
trong trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo Công ước Viên
1 Điều 2, chỉ thị 44/99/EC về mua bán hàng hoá và các biện pháp đảm bảo. Xem tại
ii
năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài khoá luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Bằng việc chọn đề tài “Huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không
phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp, người viết sẽ làm rõ trường hợp huỷ hợp
đồng do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng trong khuôn khổ các giao dịch áp
dụng Công ước Viên 1980 trên mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó người viết đưa ra
những giải pháp nhằm hạn chế trường hợp này và bài học kinh nghiệm đối với
các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp này là các quy định của
Công ước Viên 1980 về huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp
với hợp đồng và các tranh chấp cụ thể trong thực tiễn có liên quan đến vấn đề
này.
• Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là các trường hợp huỷ hợp đồng do
hàng hoá không phù hợp của các giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế trong
khuôn khổ Công ước Viên 1980.
Về mặt thời gian: Các tranh chấp diễn ra từ khi Công ước Viên năm 1980
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực cho đến nay.
Về mặt nội dung: Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng gồm có hai
dạng: Không phù hợp về mặt thực tế (sai lệch so với hợp đồng) và không phù
hợp về mặt pháp lý (sai lệch so với các chứng từ ngoài hợp đồng). Trong khoá
luận tốt nghiệp này xin phép chỉ phân tích các trường hợp hàng hoá không phù
hợp về mặt thực tế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh
để đánh giá các thông tin số liệu thu thập được có liên quan đến trường hợp huỷ
hợp đồng do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo Công ước Viên 1980.
iii
Ngoài ra phương pháp cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu luật học
như phương pháp so sánh luật học, phương pháp bình luận án lệ.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung khoá luận
được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và Chế tài
huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp theo công ước Viên
năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế.
- Chương 2: Huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp theo
Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế.
- Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế việc huỷ hợp đồng do hàng hoá không
phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế và bài học
kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Minh Hằng – người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa
luận. Em cũng bày tỏ sự biết ơn đối với tập thể giảng viên trường Đại học Ngoại
thương đã tận tình dạy dỗ và trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ VÀ CHẾ TÀI HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP
HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM
1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1. Khái quát chung về Công ước Viên năm 1980 và hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế
1.1.1. Giới thiệu Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế (CISG)
Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the
International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về
Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) là kết quả của một nỗ lực hướng tới việc
thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Được được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội
nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế, sau hơn 30 năm
CISG đã trở thành Công ước được áp dụng rộng rãi nhất trong số các điều ước
quốc tế đa phương về mua bán hàng hóa quốc tế. Cho đến hiện nay, ước tính
Công ước Viên năm 1980 đã điều chỉnh hơn ba phần tư thương mại hàng hóa
trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm tháng 2 năm 2012, đã có gần 80 quốc gia
tham gia Công ước.2
Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế bao gồm các nội dung chính sau:
Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (điều 1 – 13)
Phần này bao gồm các quy định về những trường hợp Công ước được áp
dụng (điều 1 – 6) cũng như những quy định diễn giải về tuyên bố, xử sự và việc
áp dụng tập quán thương mại của các bên. Đồng thời cũng nêu ra những vấn đề
liên quan hình thức hợp đồng.
Phần 2: Hình thành hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14-
24)
2 Tính đến ngày 01/01/2012 theo website của Uncitral, xem tại
2
Trong phần này, Công ước Viên đã đề cập đến các vấn đề pháp lý đặt ra
trong quá trình giao kết hợp đồng. CISG đã định nghĩa chào hàng, phân biệt chào
hàng với lời mời chào hàng và chỉ ra các đặc điểm của một chào hàng. Đồng thời
Công ước cũng quy định về hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng.
Song song với chào hàng, Công ước cũng có quy định tương đối chi tiết và rõ
ràng về chấp nhận chào hàng và các khía cạnh pháp lý liên quan bao gồm: nội
dung chấp nhận chào hàng; hiệu lực của chấp nhận và điều kiện cấu thành hợp
đồng cùng với chào hàng; thời hạn chấp nhận và chấp nhận muộn, kéo dài thời
hạn chấp nhận; thu hồi chấp nhận; thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88)
Phần 3 bao gồm các vấn đề pháp lý liên quan đến thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế và được xem là phần chính của Công ước Viên năm 1980.
Phần Mua bán hàng hóa bao gồm các chương:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Nghĩa vụ của người bán
Chương III: Nghĩa vụ của người mua
Chương IV: Chuyển rủi ro
Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người
mua.
Chương I bao gồm những quy định chung về các phạm trù khác nhau như
cách xác định “vi phạm cơ bản”, thông báo hủy hợp đồng, viện dẫn thông tin…
Các phạm trù này có tác dụng trong việc tạo cơ sở thực hiện hay làm rõ hơn một
số nội dung ở các chương sau.
Trọng tâm của phần 3 nằm ở các quy định về nghĩa vụ của người bán và
người mua trong chương II và chương III. Về nghĩa vụ của người bán, Công ước
quy định rất rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ
đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như về mặt
pháp lý). Song song với người bán, người mua cũng phải đảm bảo thực hiện
những nghĩa vụ chính của mình, bao gồm thanh toán và nhận hàng.
Công ước Viên không có chương riêng dành cho vi phạm hợp đồng và các
chế tài do vi phạm hợp đồng. Những nội dung này cũng được đề cập trong các
3
chương II, III và V. Theo đó, những chế tài khi xảy ra vi phạm hợp đồng bao
gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng.
Đồng thời, CISG cũng quy định thêm những biện pháp khác như giảm giá hàng,
gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Những biện pháp này không mang tính chế
tài, trừng phạt mà lại tạo điều kiện cho các bên, đặc biệt là bên vi phạm tiếp tục
hoàn thành các nghĩa vụ, thực hiện hợp đồng.
Công ước Viên cũng tách riêng vấn đề chuyển rủi ro thành chương IV của
phần III. Theo đó, tùy thuộc vào từng trường hợp và giai đoạn cụ thể, rủi ro được
quy định thuộc về bên nào. Đây là cơ sở để xác định phạm trách nhiệm và nghĩa
vụ của các bên đặc biệt trong trường hợp có xảy ra vi phạm hợp đồng.
Chương V của Phần 3 quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng, vi phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong
trường hợp giao hàng từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện
nghĩa vụ. Đặc biệt chương V còn những quy định cụ thể về chế tài “bồi thường
thiệt hại” – một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trong các
tranh chấp thuộc khuôn khổ CISG. Ngoài ra, các vấn đề về căn cứ miễn trách,
hậu quả do hủy hợp đồng, bảo quản hàng hóa khi xảy ra vi phạm cũng được đề
cập đến.
Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 - 101)
Phần này bao gồm các vấn đề mang tính thủ tục như thời điểm Công ước
có hiệu lực, hiệu lực của Công ước so với hiệu lực của các nguồn luật khác, thủ
tục gia nhập hay từ bỏ Công ước đối với các quốc gia và các vấn đề khác.
Như vậy, sau hơn 20 năm có hiệu lực, cùng với các quy định được đánh
giá là hiện đại, mềm dẻo và linh hoạt, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế được đánh giá là một trong những công ước thống
nhất về luật tư thành công nhất. Được Liên Hợp Quốc bảo trợ soạn thảo và thực
thi, CISG đã tạo ra được sự tin cậy từ phía các quốc gia (trong quá trình soạn
thảo) mà còn nhận được sự tin tưởng từ đông đảo doanh nghiệp (trong quá trình
thực thi). Sự thành công của Công ước Viên 1980 được khẳng định trong thực
tiễn với hơn 2500 vụ tranh chấp đã được Tòa án và trọng tài các nước/quốc tế
giải quyết có liên quan đến việc áp dụng và diễn giải Công ước Viên 1980 được
4
báo cáo. Không chỉ các nước thành viên mà các quốc gia chưa phải là thành viên
vẫn áp dụng Công ước, hoặc do các bên trong hợp đồng lựa chọn Công ước Viên
1980 như là luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc do các tòa án, trọng tài dẫn chiếu
đến để giải quyết tranh chấp. Nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia chưa phải là
thành viên CISG đã tự nguyện áp dụng CISG cho các giao dịch thương mại quốc
tế của mình, bởi vì họ thấy được những ưu việt của CISG so với luật quốc gia.
1.1.2. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo CISG
Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không
có điều khoản nào nêu ra định nghĩa pháp lý cụ thể cho hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế. Tuy nhiên, thông qua điều 31 và 53 của Công ước, ta có thể kết luận
một hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành trong trường hợp người bán
được quy định thực hiện nghĩa vụ giao hàng (và chứng từ) và người mua được
quy định thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Công ước cũng đưa ra tiêu chí để xác
định xem loại hàng hóa như thế nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước (từ
điều 2 đến điều 6 Công ước).
Ngoài ra, để xác định tính chất “quốc tế” (international character) cho hợp
đồng, điều 1 của Công ước có nêu: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các Quốc gia khác
nhau.” Như vậy, Công ước Viên đã đưa xem trụ sở thương mại là tiêu chí để xác
định hợp đồng ký kết giữa các bên có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
hay không. Trong trường hợp có nhiều trụ sở thương mại, bên giao dịch có thể
chọn ra trụ sở có mối liên quan chặt chẽ nhất tới hợp đồng. Trong trường hợp hai
bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyê