Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu lực trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Nó có vai trò tích cực đối với việc quản lý vốn, tài sản và việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng doanh nghiệp; và là nguồn cung cấp thông tin số liệu đáng tin cậy để nhà nước điều hành nền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các ngành, các khu vực. Với vai trò đó, kế toán đã và đang được các nhà quản lý quan tâm nhất là trong việc xác định kết quả kinh doanh, nó giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra được các quyết định kinh doanh tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, sự đổi mới và hoàn thiện không ngừng công tác kế toán đã trở thành một vấn đề bức xúc và cần thiết.
Trước bối cảnh đất nước đang trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ở nước ta đang đứng trước một thách thức rất lớn phải vượt qua. Đó là làm thế nào để có thể duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh để biết cách đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế do công tác hạch toán kế toán cung cấp mà còn phải đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả đó.
Từ những nhận định trên, em thấy được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh” trong từng doanh nghiệp, nên trong bài luận văn này em đã tập trung nghiên cứu về 2 vấn đề chính sau đây:
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh
89 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỖ THỊ YẾN TUYẾT
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CỬA HÀNG KINH DOANH THỨC ĂN GIA SÚC VÀ THUỐC THÚ Y AN GIANG
Chuyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 6 năm 2007
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CỬA HÀNG KINH DOANH THỨC ĂN GIA SÚC VÀ THUỐC THÚ Y AN GIANG
Chuyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
SVTH: ĐỖ THỊ YẾN TUYẾT
Lớp: DH4KT. MSSV: DKT030272
Người HD: Th.S NGUYỄN TRI NHƯ QUỲNH
Long Xuyên, tháng 6 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Tri Như Quỳnh
Người chấm, nhận xét 1:
Người chấm, nhận xét 2:
Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
PHẦN TÓM TẮT
Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu lực trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Nó có vai trò tích cực đối với việc quản lý vốn, tài sản và việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng doanh nghiệp; và là nguồn cung cấp thông tin số liệu đáng tin cậy để nhà nước điều hành nền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các ngành, các khu vực. Với vai trò đó, kế toán đã và đang được các nhà quản lý quan tâm nhất là trong việc xác định kết quả kinh doanh, nó giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra được các quyết định kinh doanh tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, sự đổi mới và hoàn thiện không ngừng công tác kế toán đã trở thành một vấn đề bức xúc và cần thiết.
Trước bối cảnh đất nước đang trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ở nước ta đang đứng trước một thách thức rất lớn phải vượt qua. Đó là làm thế nào để có thể duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh để biết cách đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế do công tác hạch toán kế toán cung cấp mà còn phải đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả đó.
Từ những nhận định trên, em thấy được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh” trong từng doanh nghiệp, nên trong bài luận văn này em đã tập trung nghiên cứu về 2 vấn đề chính sau đây:
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh
MỤC LỤC
@ & ?
Trang
Chương 1: MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu 1
Phạm vi nghiên cứu 2
Nội dung nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
Kế toán xác định kết quả kinh doanh 3
Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh 3
Nội dung của kế toán xác định kết quả kinh doanh 3
2.1.2.1 Kế toán Doanh Thu Bán Hàng 3
2.1.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 4
2.1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán 5
2.1.2.4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 6
2.1.2.5 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính 7
2.1.2.6 Kế toán thu nhập và chi phí khác 8
2.1.2.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 9
Phân tích kết quả kinh doanh 11
Lợi nhuận 11
Mục đích phân tích lợi nhuận 12
Nội dung phân tích 12
2.2.3.1 Phân tích chung về tình hình LN dựa vào BCKQHĐKD 12
2.2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận 12
2.2.3.3 Phân tích nhóm hệ số khả năng sinh lời 14
2.2.4 Phương pháp phân tích 14
Chương 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CỬA HÀNG THỨC ĂN GIA SÚC VÀ THUỐC THÚ Y AN GIANG
Quá trình hình thành và phát triển 16
Bộ máy tổ chức nhân sự và tổ chức bộ máy kế toán tại Cửa hàng 17
Bộ máy tổ chức nhân sự 17
Tổ chức công tác kế toán 18
Các phương thức bán hàng 19
3.2.1 Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng 19
3.2.2 Phương thức bán hàng qua đại lý 19
3.2.3 Tiêu thụ nội bộ 20
Thuận lợi và khó khăn 20
Thuận lợi 20
Khó khăn 20
Chương 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CỬA HÀNG THỨC ĂN GIA SÚC VÀ THUỐC THÚ Y AN GIANG
Kế toán xác định kết quả kinh doanh 21
4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng 21
4.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 22
4.1.2.1 Đối với khoản hàng bán bị trả lại 22
4.1.2.2 Đối với khoản giảm giá hàng bán 23
4.1.3 Kế toán xác định doanh thu thuần 24
4.1.4 Kế toán giá vốn hàng bán 26
4.1.4.1 Đối với sản phẩm 26
4.1.4.2 Đối với hàng hóa 27
4.1.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 29
4.1.6 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính 31
4.1.7 Kế toán thu nhập và chi phí khác 32
4.1.7.1 Thu nhập khác 32
4.1.7.2 Chi phí khác 33
4.1.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 34
4.2 Phân tích kết quả kinh doanh 36
4.2.1 Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của Cửa hàng dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 37
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận trước thuế của Cửa hàng 38
4.2.2.1 Phân tích những ảnh hưởng của HĐBH đến tổng lợi nhuận 38
4.2.2.2 Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận 45
4.2.2.3 Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận 46
4.2.3 Phân tích nhóm hệ số khả năng sinh lời 47
4.2.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 47
4.2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 47
4.2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 48
Chương 5: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ
5.1 Nhận xét 50
5.1.1 Công tác quản lý và điều hành 50
5.1.2 Công tác tổ chức kế toán 50
5.1.3 Việc áp dụng các chế độ kế toán 51
5.1.4 Hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của Cửa hàng 52
5.1.4.1 Về hoạt động kinh doanh 52
5.1.4.2 Về khả năng sinh lời 52
5.2 Giải pháp 53
5.2.1 Giải pháp về công tác tổ chức kế toán 53
5.2.2 Giải pháp tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh 53
5.2.2.1 Tăng doanh thu 53
5.2.2.2 Giảm chi phí 54
5.2.2.3 Trình độ của nhà quản lý 54
5.3 Kiến nghị 55
PHẦN KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
@&?
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BTC Bộ Tài Chính
CNV Công nhân viên
CP Chi phí
DT Doanh thu
GTGT Giá trị gia tăng
HĐ Hoạt động
HĐBH Hoạt động bán hàng
KPCĐ Kinh phí công đoàn
KQKD Kết quả kinh doanh
LN Lợi nhuận
LNBH Lợi nhuận bán hàng
QĐ Quyết định
TĂ ĐĐ Thức ăn đậm đặc
TĂGS Thức ăn gia súc
TK Tài khoản
TP Thành phố
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TSCĐ Tài sản cố định
TSTTR Tỷ suất tự tài trợ
TT Thông tư
TTS Tổng tài sản
TTY Thuốc thú y
UB Ủy ban
VCSH Vốn chủ sở hữu
VTS Số vòng quay tài sản
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC SƠ ĐỒ & BIỂU ĐỒ
@&?
Trang
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức nhân sự tại Cửa hàng TĂGS và TTY An Giang 17
Sơ đồ 3.2: Hình thức kế toán tại Cửa Hàng kinh doanh TĂGS và TTY AG 18
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ kế toán xác định doanh thu bán hàng 22
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ kế toán xác định khoản hàng bán bị trả lại 23
Sơ đồ 4.3: Sơ đồ kế toán xác định khoản giảm giá hàng bán 24
Sơ đồ 4.4: Sơ đồ kế toán xác định doanh thu thuần 25
Sơ đồ 4.5: Sơ đồ kế toán xác định giá vốn hàng bán 29
Sơ đồ 4.6: Sơ đồ kế toán xác định chi phí bán hàng 31
Sơ đồ 4.7: Sơ đồ kế toán xác định chi phí tài chính 32
Sơ đồ 4.8: Sơ đồ kế toán xác định thu nhập khác 33
Sơ đồ 4.9: Sơ đồ kế toán xác định chi phí khác 34
Sơ đồ 4.10: Sơ đồ kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh 35
Biểu đồ 4.1: Biểu đổ thể hiện kết cấu lợi nhuận giai đoạn 2005 – 2006 37
DANH MỤC BẢNG
@&?
Trang
Bảng 4.1: Tình hình nhập – xuất – tồn của sản phẩm TĂ A04, tháng 12/2006 26
Bảng 4.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 36
Bảng 4.3: Bảng phân tích chung lợi nhuận 37
Bảng 4.4: Bảng xác định lợi nhuận hoạt động bán hàng 38
Bảng 4.5: Phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán 39
Bảng 4.6: Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi gộp 40
Bảng 4.7: Bảng phân tích theo kết cấu mặt hàng tiêu thụ 41
Bảng 4.8: Phân tích sự biến động của chi phí bán hàng 44
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng 45
Bảng 4.10: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận 45
Bảng 4.11: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận 46
Bảng 4.12: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 47
Bảng 4.13: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 48
Bảng 4.14: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 48
Chương 1: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hội nhập như nước ta hiện nay, các doanh nghiệp phải không ngừng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường (nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng) thông qua quá trình bán hàng với mục tiêu là lợi nhuận.
Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa gắn với phần lợi ích và rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Quá trình bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó lợi nhuận thu được từ quá trình bán hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó là yếu tố quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp, đồng thời nó cũng giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện quá trình bán hàng, các doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí: đó là tổng giá trị làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ dưới hình thức các khoản tiền đã chi ra, các khoản khấu trừ vào tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng thu được các khoản doanh thu và thu nhập khác: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ phát sinh từ các hoạt động góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Việc phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết, vì căn cứ vào kết quả này các doanh nghiệp sẽ biết được thực trạng hoạt động kinh doanh của mình và có cơ sở để kiểm tra, so sánh giữa doanh thu với chi phí của từng hoạt động trong quá trình kinh doanh. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra được những biện pháp nhằm quản lý và sử dụng chi phí hợp lý hơn để tăng lợi nhuận. Để việc xác định kết quả kinh doanh đạt hiệu quả và chính xác, đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng đúng và đầy đủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán trong công tác hạch toán của mình.
Mặt khác, để duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao các doanh nghiệp cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh nhằm biết cách đánh giá các kết quả vừa đạt được và hiệu quả của hoạt động kinh doanh, biết cách xác định và phân tích có hệ thống các nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi đến hoạt động kinh doanh. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các nhân tố tích cực, hạn chế và loại bỏ các nhân tố có ảnh hưởng xấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Nhận thấy được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “ Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Cửa Hàng Kinh Doanh Thức Ăn Gia Súc và Thuốc Thú Y An Giang “, qua đó em còn có thể hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển của ngành chuyên sản xuất để phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của hầu hết những người dân sống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Mục tiêu nghiên cứu
Giúp em vận dụng được lý thuyết đã học vào thực tiễn.
Hiểu rõ hơn về các phương thức bán hàng, cách hạch toán và xác định kết quả kinh doanh. Qua đó, tìm ra những điểm khác biệt trong cách hạch toán của Cửa hàng kinh doanh TĂGS và TTY An Giang so với lý thuyết đã học.
Nắm vững và vận dụng được vào thực tiễn những kiến thức cơ bản nhất về phân tích hoạt động kinh doanh để có những cách ứng xử phù hợp nhất, tốt nhất trong từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y An Giang.
Số liệu dùng cho việc xác định kết quả kinh doanh là các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/2006.
Phân tích và đánh giá lợi nhuận đạt được của Cửa Hàng năm 2006 so với năm 2005.
Phân tích sự tác động của các nhân tố có ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận.
Nội dung nghiên cứu
Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp tại Cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y An Giang, thông qua:
Quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế của cơ quan thực tập.
Các báo cáo và tài liệu do cơ quan thực tập cung cấp.
Các thông tin khác có liên quan đến nội dung đề tài trên sách, báo.
Phân tích số liệu
Tổng hợp và so sánh các kết quả đạt được qua các năm để đánh giá xu hướng phát triển của Cửa Hàng. Qua đó, tìm hiểu và phân tích những mặt tích cực và tiêu cực có tác động đến kết quả vừa đạt được.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh
Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.
Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.
Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước và tình hình phân phối kết quả các hoạt động.
Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả.
Nội dung của kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kế toán Doanh Thu Bán Hàng
Khái niệm
Doanh thu bán hàng là giá trị hợp lý của các khoản đã thu được tiền hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ.
Điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ các giao dịch bán hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Nguyên tắc kế toán
Trong kế toán việc xác định doanh thu phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán cơ bản sau:
Cơ sở dồn tích: Doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.
Phù hợp: Khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù hợp.
Thận trọng: Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
Tài khoản sử dụng
Để hạch toán doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng TK 511 - Doanh Thu Bán Hàng và Cung Cấp Dịch Vụ và TK 512 - Doanh Thu Nội Bộ.
Tại Cửa Hàng TK 511 và TK 512 được sử dụng chi tiết như sau:
TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm
TK 5121 – Doanh thu bán hàng hóa nội bộ
TK 5122 – Doanh thu bán thành phẩm nội bộ
Cuối kỳ kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu bán hàng;
Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911- Xác Định Kết Quả Kinh Doanh.
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ.
TK 511, 512
Không có số dư cuối kỳ
Kế toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.
Chiết khấu thương mại: là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại.(Đã ghi trên hợp đồng mua bán hoặc các cam kết mua bán hàng.)
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 521 - Chiết Khấu Thương Mại
TK 521
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần trong kỳ.
Không có số dư cuối kỳ
Hàng bán bị trả lại: là giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị của số hàng đã bán bị trả lại (tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hóa đơn).
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 531 – Hàng Bán Bị Trả Lại
TK 531
Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng.
Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào TK 511 hoặc TK 512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ.
Không có số dư cuối kỳ
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp nhận giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn (giảm giá ngoài hóa đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất…
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 532 - Giảm Giá Hàng Bán
TK 532
Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng.
Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang TK 511 hoặc TK 512.
Không có số dư cuối kỳ
Kế toán Giá Vốn Hàng Bán
Khái niệm
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa bán ra trong kỳ. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho gồm cả chi phí mua hàng đã phân bổ cho số hàng hóa bán ra. Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho.
Tài khoản sử dụng
Để hạch toán giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng TK 632 – Giá Vốn Hàng Bán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 632:
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ.
Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá đã bán trong kỳ sang TK 911;
Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
TK 632
Không có số dư cuối kỳ
Kế toán Chi Phí Bán Hàng và Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp
Khái niệm
Chi phí bán hàng là chi phí biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa và lao động sống trực tiếp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ. Chi phí bán hàng bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, vận chuyển, bảo quản…chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí được biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa và lao động sống dùng trong quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác liên quan đến hoạt động chung khác của doanh nghiệp
Nguyên tắc kế toán
Bảo đảm tính chất pháp lý của chứng từ chứng minh sự phát sinh của chi phí được hạch toán đúng.
Tuân thủ đúng nguyên tắc chi phí phù hợp với doanh thu để tính và phân bổ chi phí cuối kỳ nhằm xác định kết quả kinh doanh hợp lý.
Kế toán cần phải mở các khoản mục chi tiết cho từng loại chi phí phát sinh (càng chi tiết càng tốt), cần phân loại các chi tiết chi phí phục vụ cho việc tính kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán và các chi phí hợp pháp, hợp lệ tính trừ vào thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập hiện hành.
Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phi bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 641 – Chi Phí Bán Hàng và TK 642 – Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 641:
Tại Cửa Hàng TK 641 được sử dụng chi tiết như sau:
TK 6411 – Chi phí nhân viên
TK 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì
TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6417