Quả thể có dạng đầu, không có tán và cuống nấm. Trong tự nhiên thường mọc thành búi chồng chất lên nhau. Đôi khi mọc thành từng quả thể riêng rẽ hình tròn. Quả thể khi còn non có màu trắng kem (hình 4.2), khi già ngả sang màu vàng nâu (hình 4.3).
Quan sát quả thể cắt dọc nhận thấy mô thịt nấm có màu trắng kem, khi để lâu ngoài không khí ngả sang màu nâu đến nâu vàng, có hương thơm dễ chịu (hình 4.4).
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Khảo sát khả năng sử dụng nguồn cơ chất quen thuộc (mạt cưa, bã mía, rơm) để trồng nấm hầu thủ hericium erinaceum (bull.:fr.) pers, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 KẾT QUẢ QUAN SÁT VỀ HÌNH THÁI GIẢI PHẪU
Hình 4.1 Nấm hầu thủ trồng tại phòng thí nghiệm Vi Sinh - Khoa Sinh học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh
Quả thể có dạng đầu, không có tán và cuống nấm. Trong tự nhiên thường mọc thành búi chồng chất lên nhau. Đôi khi mọc thành từng quả thể riêng rẽ hình tròn. Quả thể khi còn non có màu trắng kem (hình 4.2), khi già ngả sang màu vàng nâu (hình 4.3).
Hình 4.2 Quả thể nấm hầu thủ còn non Hình 4.3 Quả thể nấm hầu thủ lúc già
Quan sát quả thể cắt dọc nhận thấy mô thịt nấm có màu trắng kem, khi để lâu ngoài không khí ngả sang màu nâu đến nâu vàng, có hương thơm dễ chịu (hình 4.4).
Hình 4.4 Mặt cắt ngang quả thể
Các tua nấm chính là tổ chức bào tầng (hymenium). Quả thể còn non tua ngắn, mỏng manh. Khi trưởng thành tua dài khoảng 5 – 6 cm, đường kính tương đối đồng đều (1,8 – 3 mm). (hình 4.5)
Tua không phân nhánh. Tua trưởng thành xuất hiện lớp lông mịn chính là lớp thụ tầng có mang các đảm và đảm bào tử.
Hình 4.5 Cấu trúc tua bào tầng ở nấm hầu thủ
Hình 4.6 Đảm và đảm bào tử của nấm hầu thủ
Đảm có dạng hình trụ hoặc hình chùy dài khoảng 26 – 36 µm. Ngọn đảm hơi tù và có bốn gai nhọn gọi là tiểu đính mang bốn bào tử hình cầu đến gần cầu (globose- subglobose), đường kính khoảng 5,5 – 7,8 µm. Bên trong có một giọt nội chất sáng. (hình 4.6).
Kết quả quan sát hình thái giải phẫu nấm thu được có thể tóm tắt theo bảng 4.1
Bảng 4.1 Tóm tắt hình thái giải phẫu nấm nuôi trồng
Đặc điểm
Quả thể
Có dạng đầu, không có tán và cuống nấm
Quả thể non màu trắng kem, già màu vàng nâu.
Tua bào tầng
Quả thể non tua ngắn, mỏng manh
Quả thể trưởng thành tua dài 5 - 6 cm, đường kính 1,8 – 3 mm
Không phân nhánh, tua trưởng thành xuất hiện lớp lông mịn.
Đảm
Hình trụ hoặc hình chùy
Dài khoảng 26 – 36 µm
Ngọn đảm hơi tù, có 4 gai nhọn.
Bào tử đảm
Màu trắng
Đường kính khoảng 5,5 – 7,8 µm
Bên trong có chứa một giọt nội chất sáng.
Sau khi quan sát hình thái giải phẫu nhận thấy đây chính là nấm hầu thủ Hericium erinaceum.
4.2 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CÁC NGUỒN CƠ CHẤT THÍ NGHIỆM KHÁC NHAU
4.2.1 Cơ chất không bổ sung dinh dưỡng
Bảng 4.2 Tốc độ lan tơ, năng suất của nấm hầu thủ trên cơ chất không bổ sung
Nghiệm thức
M0
B0
R0
Tốc độ lan tơ trung bình (mm/ngày)
3,53 ± 0,16
4,03 ± 0,25
4,42 ± 0,14
Năng suất trung bình (%)
11,86 ± 2,31
20,17 ± 2,31
8,13 ± 2,32
Ghi chú: M0, B0, R0: mạt cưa, bã mía, rơm không bổ sung dinh dưỡng
Biểu đồ 4.1 Tốc độ lan tơ, năng suất của nấm hầu thủ trên cơ chất không bổ sung
Nhận xét:
Tốc độ lan tơ: qua số liệu trên biểu đồ nhận thấy với cơ chất không bổ sung dinh dưỡng thì tốc độ lan tơ trung bình trên rơm là cao nhất (4,42 ± 0,14 mm/ngày) và thấp nhất là trên mạt cưa (3,53 ± 0,16 mm/ngày).
Năng suất: năng suất thu được trên cơ chất bã mía là cao nhất (20,17 ± 2,31 %) kế đến là trên mạt cưa (11,86 ± 2,31 %) và thấp nhất là trên rơm (8,13 ± 2,32 %). Nguyên nhân do tơ nấm hình thành trên rơm mảnh, thưa, không tích lũy được nhiều sinh khối nên không thu được năng suất cao. Trên bã mía, mạt cưa tơ dày, sợi tơ phân nhánh nhiều, tích lũy được nhiều sinh khối nên năng suất cao.
4.2.2 Ảnh hưởng chất dinh dưỡng bổ sung
4.2.2.1 Cám gạo
Tốc độ lan tơ
Bảng 4.3 Tốc độ lan tơ của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung cám gạo
Tỷ lệ cám gạo (%)
0
4
6
8
10
Mạt cưa
3,53 ± 0,16
2,97 ± 0,26
3,08 ± 0,21
3,18 ± 0,11
3,32 ± 0,18
Bã mía
4,03 ± 0,25
3,42 ± 1,44
3,47 ± 1,32
3,66 ± 0,37
3,76 ± 0,75
Rơm
4,42 ± 0,14
4,45 ± 2,15
4,64 ±1,34
5,17 ± 0,78
3,81 ± 1,21
Biểu đồ 4.2 Tốc độ lan tơ của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung cám gạo
Nhận xét:
Khi bổ sung cám gạo tốc độ lan tơ chậm hơn đối chứng (không bổ sung). Chỉ riêng ở rơm tơ lan nhanh hơn đối chứng.
Mạt cưa, bã mía tốc độ lan tơ tỉ lệ thuận với hàm lượng cám bổ sung chỉ có rơm bổ sung cám 8 % tơ lan nhanh nhất và chậm lại khi bổ sung cám 10 %.
Ghi chú: M4, M6, M8, M10 : mạt cưa bổ sung cám gạo 4 %, 6 %, 8 %, 10 %.
B4, B6, B8, B10 : bã mía bổ sung cám gạo 4 %, 6 %, 8 %, 10 %.
R4, R6, R8, R10 : rơm bổ sung cám gạo 4 %, 6 %, 8 %, 10 %.
M0
M10
M
8
M
6
M
4
B0
B10
B
8
B
6
B
4
R0
R10
R
8
R
6
R
4
Mạt cưa
Bã mía
Rơm
Hình 4.7 Tơ của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung cám gạo
Năng suất
Bảng 4.4 Năng suất của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung cám gạo
Tỷ lệ cám gạo (%)
0
4
6
8
10
Mạt cưa
11,86 ± 2,31
16,63 ± 3,12
17,24 ± 2,34
17,46 ± 5,12
18,56 ± 1,45
Bã mía
20,17 ± 2,31
24,83 ± 3,26
27,45 ± 5,35
28,88 ± 2,86
30,44 ± 1,63
Rơm
8,13 ± 2,32
8,26 ± 1,13
8,43 ± 2,09
8,79 ± 0,14
9,78 ± 2,01
Biểu đồ 4.3 Năng suất của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung cám gạo
Nhận xét:
Khi bổ sung cám gạo năng suất cao hơn đối chứng (không bổ sung). Năng suất tỉ lệ thuận với tỉ lệ cám bổ sung. Năng suất cao nhất ở bã mía và thấp nhất ở rơm. Khi bổ sung cám thì tơ tích lũy được nhiều sinh khối hơn nên thu được năng suất cao hơn.
4.2.2.2 Urê
Tốc độ lan tơ
Bảng 4.5 Tốc độ lan tơ của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê
Nồng độ urê (‰)
0
0.5
1
Mạt cưa
3,53 ± 0,16
2,68 ± 0,16
2,76 ± 0,12
Bã mía
4,03 ± 0,25
3,16 ± 1,98
3,29 ± 2,13
Rơm
4,42 ± 0,14
-
-
Ghi chú: ” – “ : không mọc, không ghi nhận được
Biểu đồ 4.4 Tốc độ lan tơ của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê
B
0
B
0.5
B
1
M
0
M
0.5
M
1
R
0
R
0.5
R
1
Bã mía
Mạt cưa
Rơm
Hình 4.8 Tơ của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê
Ghi chú:
M 0.5, M1: mạt cưa bổ sung urê 0,5 ‰, 1 ‰
B 0.5, B1 : bã mía bổ sung urê 0,5 ‰, 1 ‰
R 0.5, R1 : rơm bổ sung urê 0,5 ‰, 1 ‰
Nhận xét
Qua biểu đồ nhận thấy khi bổ sung urê bã mía và mạt cưa tơ lan chậm hơn so với đối chứng. Riêng đối với rơm tơ hầu như không mọc.
Đối với mạt cưa và bã mía tốc độ lan tơ tỉ lệ thuận với nồng độ urê bổ sung.
Qua kết quả tốc độ lan tơ nhận thấy đối với nấm hầu thủ bổ sung urê không thích hợp.
Năng suất
Bảng 4.6 Năng suất của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê
Nồng độ urê (‰)
0
0.5
1
Mạt cưa
11,86 ± 2,31
13,42 ± 1,32
13,59 ± 0,12
Bã mía
20,17 ± 2,31
21,54 ± 1,68
21,83 ± 2,56
Rơm
8,13 ± 2,32
-
-
Biểu đồ 4.5 Năng suất của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê
Nhận xét:
Khi bổ sung urê , trên cơ chất mạt cưa và bã mía cho năng suất cao hơn so với đối chứng (không bổ sung dinh dưỡng). Năng suất tỉ lệ thuận với nồng độ urê bổ sung. Năng suất của nấm trồng trên bã mía cao hơn so với trồng trên mạt cưa.
Đối với rơm khi bổ sung urê tơ không mọc nên không tính được năng suất.
4.2.2.3 Công thức tối ưu trên 3 loại cơ chất
Theo những kết quả ở trên nhận thấy ở rơm nghiệm thức bổ sung 10 % cám (R10) cho kết quả tốt nhất về năng suất nên chọn R10 làm nghiệm thức để so sánh với bã mía và mạt cưa. Đối với mạt cưa và bã mía cũng vậy, nghiệm thức B10 và M10 là tốt nhất. So sánh tốc độ lan tơ trung bình và năng suất trung bình ở công thức phối trộn tối ưu trên 3 loại cơ chất và lấy M0 làm đối chứng.
Bảng 4.7 Tốc độ lan tơ và năng suất của nấm hầu thủ ở công thức tối ưu trên 3 loại cơ chất
Nghiệm thức
M10
B10
R10
M0
Tốc độ lan tơ (mm/ngày)
3,32 ± 0,18
3,76 ± 0,75
3,81 ± 1,21
3,53 ± 0,16
Năng suất trung bình (%)
18,56 ± 1,45
30,44 ± 1,63
9,78 ± 2,01
11,86 ± 2,31
Biểu đồ 4.6 Tốc độ lan tơ và năng suất của nấm hầu thủ ở công thức tối ưu trên 3 loại cơ chất
Nhận xét:
Qua biểu đồ nhận thấy trên môi trường rơm bổ sung 10 % cám cho tốc độ lan tơ nhanh nhất (3,81 ± 1,21 mm/ngày), đạt 107,9 % so với đối chứng (M0). Tuy nhiên năng suất trên môi trường này thấp nhất (9,78 ± 2,01 %), đạt 82,46 % so với đối chứng. Trên môi trường bã mía bổ sung 10 % cám tốc độ lan tơ chậm hơn nhưng năng suất cao nhất, đạt 256,66 % so với đối chứng. Trên mạt cưa bổ sung 10 % cám tốc độ lan tơ chậm nhất (3,32 ± 0,18 mm/ngày), đạt 94,05 % so với đối chứng nhưng năng suất cao hơn đối chứng, đạt 156,49 % so với đối chứng. Qua kết quả thu được cho thấy, cơ chất rơm không thích hợp cho trồng nấm hầu thủ.
4.2.3 Phân tích một vài chỉ tiêu dinh dưỡng của nấm nuôi trồng
Kết quả nghiên cứu trong đề tài này cho thấy mạt cưa và bã mía thích hợp cho trồng nấm hầu thủ. Trong sản xuất chúng ta không những quan tâm đến năng suất mà còn quan tâm đến dinh dưỡng của nấm. Dinh dưỡng của nấm bao gồm nhiều yếu tố như: tỉ lệ đường, đạm (protein), béo (lipid), khoáng (tro); các chỉ tiêu về nguyên tố đa lượng, vi lượng, … Dinh dưỡng nấm trồng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: loại cơ chất, dinh dưỡng bổ sung, nước tưới, điều kiện nuôi trồng (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng)… Tuy nhiên, trong điều kiện của đề tài nên chỉ chọn phân tích một vài chỉ tiêu dinh dưỡng (đường, khoáng (tro), đạm (protein), béo (lipid) ) của nấm.
Vì những nghiệm thức khác không có giá trị trong nuôi trồng do đó chỉ chọn những nghiệm thức có giá trị để khảo sát chỉ tiêu dinh dưỡng là B10, M10.
Bảng 4.8 Hàm lượng một vài chỉ tiêu dinh dưỡng của nấm hầu thủ (tỉ lệ % tính trên nấm khô)
Nghiệm thức
Protein
Lipid
Đường
Tro
M10
20,18
6,64
0,52
5,54
B10
21,26
5,45
0,48
5,12
ĐC
18,49
5,72
0,51
6,12
Ghi chú: ĐC : nấm do Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội nuôi trồng
Biểu đồ 4.7 Hàm lượng một vài chỉ tiêu dinh dưỡng của nấm hầu thủ
Qua biểu đồ nhận thấy
+ Về hàm lượng protein: cao nhất ở nghiệm thức B10 (21,26 %), thấp nhất ở nghiệm thức ĐC (18,49 %).
+ Về hàm lượng lipid: cao nhất ở nghiệm thức M10 (6,64 %), nghiệm thức B10 và đối chứng chênh lệch không đáng kể.
+ Về hàm lượng đường: trên tất cả các nghiệm thức đều ngang nhau, sự khác biệt không đáng kể. Điều này cho thấy hàm lượng đường gần như không thay đổi khi nuôi trồng trên các cơ chất khác nhau.
+ Về hàm lượng tro: cao nhất ở nghiệm thức ĐC (6,12 %), thấp nhất ở nghiệm thức B10 (5,12 %).
4.2.4 Phân tích tinh dầu nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ khi làm khô có mùi tôm hùm rất đặc trưng. Để tìm hiểu thêm về khả năng tạo hương của nấm, chúng tôi thử phân tích thành phần tinh dầu của nấm. Kết quả thu nhận ở bảng 4.9 và bảng 4.10
Bảng 4.9 Hàm lượng tinh dầu có trong nấm hầu thủ (tỉ lệ % tính trên nấm khô)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Trung bình
Hàm lượng tinh dầu (%)
0,0298
0,0531
0,0365
0,0398
Qua 3 lần ly trích tinh dầu nấm hầu thủ (mỗi lần sử dụng 100 g nấm khô), nhận thấy rằng hàm lượng tinh dầu trung bình trong nấm hầu thủ khô là 0,0398 % .
Qua đánh giá cảm quan nhận thấy tinh dầu có mùi đặc trưng của nấm hầu thủ (mùi tôm hùm), vị chát, màu vàng nhạt, trong suốt. Lượng tinh dầu thu được phân tích bằng kỹ thuật sắc kí khí ghép khối phổ (GC – MS) cho kết quả về thành phần hóa học như sau.
Bảng 4.10 Thành phần hóa học của tinh dầu nấm hầu thủ
STT
Tên các chất
Thời gian xuất hiện (phút)
Tỷ lệ % trong tinh dầu
1
Benzene acetaldehyd
13.80
0,09
2
1,2-Benzene dicarboxylic acid, dibutyl ester
50.60
0,89
3
Hexadecanoic acid
Tetradecanoic acid
51.66
31,96
4
Z-9,17-Octadecadienal
Z,Z-9,12-Octadecadienoic acid
55.88
39,44
5
Z-9-Octadecenoic acid
55.95
17,09
6
Octadecanoic acid
9,12-Octadecadienal
56.14
4.01
7
Octadecanoic acid, ethyl ester
Hexadecanoic acid, ethyl ester
56.34
3,24
8
1-Docosene
1-Dotriacontanol
59.02
0,29
Trong phạm vi đề tài và điều kiện có hạn, kết quả chỉ là bước đầu nghiên cứu về hương nấm. Cần có những nghiên cứu sâu thêm để xác định những chất chính tạo hương ở nấm hầu thủ và các tác nhân chi phối đến khả năng tạo hương ở nấm.