Sự ra đời của đồng EURO là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thúc
đẩy quá trình liên kết giữa các quốc gia Châu Âu về kinh tế chính trị, tiến tới một
cộng đồng Châu Âu thống nhất về mọi mặt. Đồng tiền chung ra đời đã khẳng định
được vị thế của nó trong việc hoàn thiện thị trường chung Châu Âu, góp phần xóa
bỏ những hàng rào phi thuế quan còn lại, tác động tích cực đến kinh tế, tài chính,
đầu tư của các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong suốt hơn một thập kỉ tồn tại, đồng tiền chung Châu Âu cũng
bộc lộ không ít yếu kém và có nguy cơ sụp đổ và nguy cơ này có thể trở thành hiện
thực khi khủng hoảng nợ công đang lan ra. Nguyên nhân chính xuất phát từ các
quốc gia trong khối eurozone với tỉ lệ nợ công cao khiến cho các nước này đang
phải chống chọi với một cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng và có thể vượt ra
ngoài tầm kiểm soát. Sự đổ vỡ của đồng tiền chung có thể không kéo theo sự sụp đổ
của EU nhưng cũng làm đảo lộn cán cân kinh tế chính trị và môi trường hòa bình
của các quốc gia Châu Âu và rất có thể một cuộc suy thoái mới lại bắt đầu. Không
những thế, sự sụp đổ của eurozone sẽ tạo ra một cú sốc lớn cho nền kinh tế toàn thế
giới bởi mức độ liên kết tài chính, ngân hàng, đầu tư và thương mại ngày càng
mạnh. Như vậy, nguy cơ sụp đổ đồng tiền chung Châu Âu xuất phát từ cuộc khủng
hoảng nợ công đang lan rộng trong khối eurozone sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
toàn cầu. Vậy những biện pháp mà cộng đồng Châu Âu cũng như quốc tế đã thực
hiện để cứu sống đồng euro cũng như vực dậy nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng
hoảng nợ công là gì? Liệu ASEAN có nên theo đuổi mô hình phát triển dựa trên
đồng tiền chung. Những bài học mà Việt Nam rút ra được trong việc kiểm soát
khủng hoảng nợ sẽ như thế nào?
91 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3615 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kiểm soát nguy cơ khủng hoảng nợ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Ngân hàng
KHỦNG HOẢNG KHU VỰC ĐỒNG TIỀN
CHUNG CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC KIỂM SOÁT
NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG NỢ
Họ và tên sinh viên : Hà Thu Trang
Mã sinh viên : 0853030177
Lớp : Anh 2 - Khối 1 TC
Khóa : 47
Người hướng dẫn khoa học : ThS. Trần Ngọc Hà
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG................................................... 3
1.1. Khái niệm và đặc điểm của khủng hoảng nợ công...................................... 3
1.1.1. Khái niệm nợ công và khủng hoảng nợ công............................................. 3
1.1.1.1. Khái niệm nợ công...............................................................................3
1.1.1.2. Khái niệm khủng hoảng nợ công......................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của khủng hoảng nợ công.......................................................... 9
1.2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công............................................. 10
1.2.1. Thâm hụt ngân sách nhà nước................................................................. 11
1.2.1.1. Sự gia tăng mạnh trong chi tiêu từ ngân sách của chính phủ............ 11
1.2.1.2.Các nguồn thu cho ngân sách nhà nước tăng chậm hơn nhu cầu chi. 12
1.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn vay thấp................................................................ 13
1.2.3.Sự thiếu minh bạch về quản lý nợ công.....................................................14
1.3. Tác động của khủng hoảng nợ công đối với nền kinh tế...........................15
1.3.1.Tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô.......................................................15
1.3.1.1. Lạm phát............................................................................................ 15
1.3.1.2.Tốc độ tăng trưởng GDP.....................................................................16
1.3.1.3. Đầu tư quốc tế.................................................................................... 17
1.3.1.4. Xuất nhập khẩu.................................................................................. 18
1.3.2.Tác động đến hệ thống tài chính............................................................... 19
1.3.2.1.Tăng trưởng tín dụng.......................................................................... 19
1.3.2.2.Thị trường chứng khoán......................................................................20
1.3.2.3.Thị trường bất động sản...................................................................... 22
1.3.3. Tác động lên các lĩnh vực khác................................................................ 22
1.3.3.1. Đời sống xã hội.................................................................................. 22
1.3.3.2. Lĩnh vực khác.....................................................................................23
CHƯƠNG 2 : KHỦNG HOẢNG KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU
...................................................................................................................................25
2.1. Diễn biến của khủng hoảng nợ công Châu Âu...........................................25
2.1.1.Giai đoạn trước khủng hoảng nợ công 2010............................................ 25
2.1.1.1.Tình hình phát triển kinh tế từ năm 2002 đến 2009............................25
2.1.1.2. Những dấu hiệu của khủng hoảng nợ công Châu Âu 2010.............. 27
2.1.2. Giai đoạn khi khủng hoảng nợ công 2010 bùng nổ đến nay....................30
2.1.2.1. Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp......................................................31
2.1.2.2.Ireland................................................................................................. 33
2.1.2.3. Tây Ban Nha...................................................................................... 36
2.1.2.4. Một số nước khác...............................................................................37
2.2. Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công Châu Âu 2010........................... 39
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan............................................................................. 39
2.2.1.1.Cơ chế quản lý các thành viên lỏng lẻo.............................................. 39
2.2.1.2. Thâm hụt ngân sách........................................................................... 40
2.2.1.3. Đầu tư kém hiệu quả.......................................................................... 42
2.2.1.4.Quản lý nợ công kém hiệu quả........................................................... 43
2.2.2.Nguyên nhân khách quan.......................................................................... 44
2.2.2.1. Điều kiện tín dụng dễ dàng................................................................ 44
2.2.2.2. Ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới 2008............................. 45
2.3.Tác động của khủng hoảng nợ công Châu Âu............................................ 45
2.3.1. Đối với các quốc gia thành viên...............................................................45
2.3.1.1. Khủng hoảng hệ thống ngân hàng..................................................... 45
2.3.1.2. Sự mất lòng tin của nhà đầu tư vào hệ thống tài chính......................48
2.3.1.3. Sự trượt giá của đồng Euro so với các đồng tiền khác...................... 49
2.3.1.4. Đời sống xã hội.................................................................................. 49
2.3.2. Đối với thế giới.........................................................................................50
2.3.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu................................................................. 50
2.3.2.2.Hoạt động đầu tư nước ngoài..............................................................51
2.3.2.3. Hoạt động sát nhập và mua lại ( M&A).............................................51
2.3.3.Đối với Việt Nam....................................................................................... 52
2.3.3.1.Xuất nhập khẩu................................................................................... 52
2.3.3.2. Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam......................................................... 53
2.3.3.3.Tỷ giá hối đoái.................................................................................... 54
2.3.3.4.Thị trường chứng khoán......................................................................55
2.4. Các biện pháp khắc phục hậu quả khủng hoảng nợ công Châu Âu 2010
................................................................................................................................55
2.4.1. Đối với các quốc gia thành viên...............................................................55
2.4.1.1.Tăng cường hoạt động trên thị trường mở..........................................55
2.4.1.2.Chính sách thắt chặt chi tiêu............................................................... 56
2.4.1.3.Giải quyết bất ổn trong ngành ngân hàng........................................... 56
2.4.2. Đối với các quốc gia thành viên...............................................................57
2.4.2.1. Hỗ trợ của IMF và EU....................................................................... 57
2.4.2.2.Hỗ trợ từ các nước lớn........................................................................ 57
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC
KIỂM SOÁT NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG NỢ.................................................59
3.1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng nợ công
Châu Âu 2010...................................................................................................... 59
3.1.1. Duy trì tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô............................................... 59
3.1.1.1. Kiềm chế lạm phát............................................................................. 59
3.1.1.2. Giữ mức tăng trưởng ổn định.............................................................60
3.1.1.3. Minh bạch tài chính công...................................................................60
3.1.2.Thắt chặt hoạt động tài khóa.....................................................................61
3.1.2.1. Kiểm soát và quản lý nợ công............................................................61
3.1.2.2. Đầu tư hợp lý và hiệu quả.................................................................. 62
3.1.3. Quản lý chặt chẽ hệ thống ngân hàng......................................................62
3.1.3.1. Kiểm soát hoạt động tín dụng............................................................ 62
3.1.3.2.Thiết lập cơ cấu phục hồi tối đa nợ xấu.............................................. 63
3.2. Thực trạng nợ công của Việt Nam.............................................................. 63
3.2.1. Nợ công của Việt Nam trong thời gian qua............................................. 63
3.2.1.1. Tỷ lệ nợ công..................................................................................... 63
3.2.1.2.Vấn đề sử dụng nguồn vốn đi vay.......................................................70
3.2.2. Đánh giá thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam................................71
3.2.2.1.Ưu điểm...............................................................................................71
3.2.2.2.Nhược điểm và nguyên nhân.............................................................. 72
3.3. Một số giải pháp để kiểm soát nguy cơ khủng hoảng nợ công tại Việt
Nam....................................................................................................................... 73
3.3.1.Tăng cường quản lý nhà nước về nợ công................................................ 73
3.3.1.1.Xây dựng chính sách vay nợ công hợp lý...........................................74
3.3.1.2. Đảm bảo tính bền vững trong quy mô và tốc độ tăng trưởng hợp lý.... 75
3.3.1.3. Kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả việc sử dụng các khoản nợ công......75
3.3.2. Đảm bảo chính sách tài khóa bền vững................................................... 76
3.3.2.1.Trong ngắn hạn................................................................................... 76
3.3.2.2.Trong dài hạn...................................................................................... 76
3.3.3.Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng...............................................................77
3.3.3.1. Quản lý nợ xấu ngân hàng................................................................. 77
3.3.3.2. Mua lại và sáp nhập ngân hàng..........................................................78
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................83
PHỤ LỤC................................................................................................................. 84
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
IMF Qũy tiền tệ quốc tế
EUR Đồng tiền chung Châu Âu Euro
USD Đô la Mỹ
VND Việt Nam Đồng
GBP Bảng Anh
JPY Yên Nhật
EU Liên minh Châu Âu
Eurozone Các nước sử dụng đồng tiền chung Châu Âu
ERM Hệ thống tỷ giá Châu Âu
ECB Ngân hàng trung ương Châu Âu
FED Cục dự trữ liên bang
ICOR Hệ số sử dụng vốn
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
DANHMỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP thực tế từ năm 2000 đến 2010 ( % thay đổi so với năm
trước)......................................................................................................................... 27
Bảng 2.2: Thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công ở một số quốc gia..........................31
Bảng 3.1: Cơ cấu nợ công Việt Nam từ 2006 đến 2011........................................... 68
Biểu đồ
Hình 2.1: Tỷ lệ lạm phát tại eurozone từ 1999 đến 2010..........................................28
Hình 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp tại eurozone năm 2000 đến 2010.................................. 29
Hình 2.3: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp từ 2009 đến 2011........................... 33
Hình 2.4. Tỷ lệ nợ công trên GDP của Ireland từ 2009 đến 2011............................ 36
Hình 2.5: Giá trị M&A toàn cầu từ năm 2000 đến năm 2010.................................. 52
Hình 2.6: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam vào EU.......................................... 53
Hình 2.7: FDI từ EU vào Việt Nam và một số quốc gia thuộc ASEAN...................54
Hình 2.8: Tỷ giá EUR/USD...................................................................................... 55
Hình 3.1: Tăng trưởng GDP tại Việt Nam từ 2004 đến 2011...................................64
Hình 3.2: Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam từ 2007 đến 2011...............................65
Hình 3.3:Cơ cấu nợ công Việt Nam từ năm 2006 đến 2010.....................................66
Hình 3.4: Tỷ trọng nợ nước ngoài và nợ trong nước trong tổng nợ chính phủ.........66
Hình 3.5: cơ cấu nợ Việt Nam năm 2011..................................................................67
Hình 3.6: Cơ cấu nợ trong nước và nước ngoài trong tổng nợ chính phủ năm 2011
...................................................................................................................................67
1LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời của đồng EURO là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thúc
đẩy quá trình liên kết giữa các quốc gia Châu Âu về kinh tế chính trị, tiến tới một
cộng đồng Châu Âu thống nhất về mọi mặt. Đồng tiền chung ra đời đã khẳng định
được vị thế của nó trong việc hoàn thiện thị trường chung Châu Âu, góp phần xóa
bỏ những hàng rào phi thuế quan còn lại, tác động tích cực đến kinh tế, tài chính,
đầu tư của các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong suốt hơn một thập kỉ tồn tại, đồng tiền chung Châu Âu cũng
bộc lộ không ít yếu kém và có nguy cơ sụp đổ và nguy cơ này có thể trở thành hiện
thực khi khủng hoảng nợ công đang lan ra. Nguyên nhân chính xuất phát từ các
quốc gia trong khối eurozone với tỉ lệ nợ công cao khiến cho các nước này đang
phải chống chọi với một cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng và có thể vượt ra
ngoài tầm kiểm soát. Sự đổ vỡ của đồng tiền chung có thể không kéo theo sự sụp đổ
của EU nhưng cũng làm đảo lộn cán cân kinh tế chính trị và môi trường hòa bình
của các quốc gia Châu Âu và rất có thể một cuộc suy thoái mới lại bắt đầu. Không
những thế, sự sụp đổ của eurozone sẽ tạo ra một cú sốc lớn cho nền kinh tế toàn thế
giới bởi mức độ liên kết tài chính, ngân hàng, đầu tư và thương mại ngày càng
mạnh. Như vậy, nguy cơ sụp đổ đồng tiền chung Châu Âu xuất phát từ cuộc khủng
hoảng nợ công đang lan rộng trong khối eurozone sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
toàn cầu. Vậy những biện pháp mà cộng đồng Châu Âu cũng như quốc tế đã thực
hiện để cứu sống đồng euro cũng như vực dậy nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng
hoảng nợ công là gì? Liệu ASEAN có nên theo đuổi mô hình phát triển dựa trên
đồng tiền chung. Những bài học mà Việt Nam rút ra được trong việc kiểm soát
khủng hoảng nợ sẽ như thế nào?
Tại Việt Nam, nợ công đã đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn và cân đối
chi tiêu ngân sách nhà nước.Tình trạng nợ công của Việt Nam vẫn đang nằm trong
giới hạn cho phép tuy nhiên không thể chỉ nhìn vào tỉ lệ nợ công so với GDP để
đánh giá sự an toàn của nền kinh tế mà quan trọng là đánh giá dựa trên sức khỏe
của nền kinh tế.
2Trong những năm trở lại đây, tỉ lệ nợ công liên tục tăng làm cho yêu cầu
nâng cao chất lượng quản lí nợ của Việt Nam cũng trở nên cấp thiết. Hơn nữa, cuộc
khủng hoảng nợ công Châu Âu cũng có tác động lan truyền đến Việt Nam. Đứng
trước những thách thức đó, Việt Nam nên áp dụng chính sách và biện pháp gì để
ngăn chặn ảnh hưởng xấu của khủng hoảng nợ công Châu Âu đến Việt Nam cũng
như kiểm soát khủng hoảng nợ công tại Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã diễn ra gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho nền kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Chính vì
vậy, nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng là đối tượng nghiên cứu chính
trong bài để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Các nước trong cộng đồng chung Châu Âu đặc biệt các nước có tỉ lệ nợ công
cao.Thời gian nghiên cứu: cuộc khủng hoảng nợ công chính thức bùng nổ từ cuối
năm 2009 nên đề tài sẽ tập trung nghiên cứu cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu từ
thời điểm năm 2010 đến nay.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu để tài là làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về tác động
của khủng hoảng nợ Châu Âu, rút ra bài học và đề xuất những giải pháp giúp Việt
Nam kiểm soát khủng hoảng nợ.
5. Kết cấu của bài
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ công
CHƯƠNG 2: Khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Châu Âu
CHƯƠNG 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kiểm soát nguy cơ
khủng hoảng nợ.
3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm của khủng hoảng nợ công
1.1.1. Khái niệm nợ công và khủng hoảng nợ công
1.1.1.1. Khái niệm nợ công
Trước hết, nợ công liên quan chặt chẽ đến thâm hụt ngân sách nhà nước.
Thâm hụt ngân sách là khi các khoản thu vào ngân sách chính phủ không đủ
để bù đắp những khoản chi ra. Như vậy, ngân sách thâm hụt, nhà nước phải tài trợ
bằng nhiều cách khác nhau.
Nợ công là khoản nợ mà chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm
chi trả khoản nợ đó. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, nợ công không chỉ bao gồm những
khoản tiền mà nhà nước chính thức đi vay mà còn cả những khoản nợ tiềm tàng đối
với dân chúng như các khoản lương hưu, khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội hay các
khoản nợ do các tổ chức, công ty được nhà nước bảo lãnh.
Có nhiều cách tiếp cận về nợ công, trong đó, theo ngân hàng thế giới (WB),
nợ công được hiểu là nghĩa vụ của bốn nhóm chủ thể sau:
+ Nợ của ngân hàng trung ương
+ Nợ của chính phủ trung ương và các bộ, ban ngành
+ Nợ của các cấp chính quyền địa phương
+ Nợ của các tổ chức độc lập mà chính phủ sở hữu trên 50% vốn hay sự phê
duyệt ngân sách phải thông qua chính phủ, chính phủ là người chịu trách nhiệm trả
nợ khi tổ chức đó vỡ nợ.
Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công được hiểu là nợ của
khu vực tài chính công và nợ của khu vực phi tài chính công. Trong đó, khu vực tài
chính công bao gồm các tổ chức tiền tệ trực thuộc nhà nước, các tổ chức phi tiền tệ,
các doanh nghiệp quốc doanh. Khu vực phi tài chính công bao gồm chính phủ,
chính quyền địa phương và các doanh nghiệp phi tài chính của nhà nước.
Theo luật quản lý nợ công của Việt Nam, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ
được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Trong đó:
4Nợ chính phủ là các khoản nợ phát sinh trong các khoản vay trong nước,
nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh nhà nước, chính phủ hoặc các khoản
vay khác do bộ tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của
pháp luật được nhà nước thông qua. Tuy nhiên, nợ công không bao gồm khoản nợ
mà ngân hàng nhà nước phát hành để thực hiện chính sách trong từng thời kỳ.
Nợ được chính phủ bảo lãnh : là khoản nợ do doanh nghiệp, tổ chức tài chính,
tín dụng vay trong nước và nước ngoài dưới sự bảo lãnh của chính phủ. Như vậy,
nếu như các tổ chức này không trả được nợ thì chính phủ sẽ phải đứng ra trả nợ thay
thế. Do vậy, đây được coi như một khoản nợ công tiềm ẩn.
Nợ của chính quyền địa phương: là khoản nợ do ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc được ủy quyền phát hành. Tất cả
các khoản nợ này phải được nhà nước phê duyệt.
Như vậy, qua 3 nhận định của Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới và của
Việt Nam, nợ công được hiểu một cách khái quát nhất là tổng khoản tiền do nhà
nước đi vay hoặc bảo lãnh đi vay trong nước và nước ngoài nhằm tài trợ cho các
khoản thâm hụt ngân sách và các hoạt động . Dù ở