Khóa luận Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930, năm 2008, thế giới một lần nữa đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Bắt nguồn từ Mỹ và bùng nổ ở thị trường bất động sản, khủng hoảng tài chính Mỹ đã được Charles Dallara, giám đốc điều hành Viện Tài chính Quốc tế IIF - đại diện cho hơn 375 ngân hàng và định chế tài chính chủ chốt của thế giới - gọi là “cuộc suy thoái xảy ra cùng lúc trên toàn thế giới và nghiêm trọng nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại”. Không mang tính khu vực như cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 hay cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ Latinh thập niên 1980; cũng không xảy ra trong bối cảnh đối lập giữa hai phe phái, như Chiến tranh Lạnh, mà trong đó nước nhỏ có thể được các nước lớn hơn trong phe hỗ trợ ; cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 lần này là cuộc khủng hoảng toàn cầu, có khả năng lây lan từ khu vực này sang khu vực khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Với mức thiệt hại khổng lồ vượt ngoài mọi khuôn khổ đã có, nên không có bất cứ tổ chức quốc tế hay một quốc gia nào có thể ra tay cứu giúp. Điều duy nhất các quốc gia có thể làm chính là tự cứu mình và hợp tác để chống đổ vỡ thêm. Cho đến thời điểm hiện tại, hậu quả của khủng hoảng tài chính vẫn chưa thể thống kê hết. Mọi khía cạnh của nền kinh tế từ sản xuất, tiêu dùng, thương mại, thu nhập cá nhân, thị trường lao động, lạm phát đều chịu ảnh hưởng xấu. Thực tế cho thấy các nước càng phụ thuộc vào xuất khẩu thì càng chịu tác động sâu sắc hơn, do sự sụt giảm nghiêm trọng của thương mại toàn cầu. Xuất nhập khẩu Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, xuất nhập khẩu của nước ta đã chịu rất nhiều khó khăn do những tác động xấu trên thị trường thế giới như tăng giá, nhu cầu nhập khẩu giảm, bảo hộ gia tăng, Xuất khẩu suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, vì vậy, việc tìm hiểu những tác độ ng tiêu cực của khủng hoảng tài chính đến xuất nhập khẩu cũng như tìm những giải pháp để hạn chế khó khăn trước mắt là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.

pdf102 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên Lớp Khoá Giáo viên hướng dẫn : T¹ H¶i Hµ : Anh 7 : 44 B : TS. §ç H•¬ng Lan Hà Nội, tháng 5 năm 2009 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ ii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ .......................4 I. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI ..................4 1. Vị trí của Mỹ trong nền kinh tế thế giới ...............................................................4 2. Vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới.............................................................6 II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN BIẾN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ............................7 1. Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính ..................................................7 1.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính .................................................................7 1.2. Các dấu hiệu của khủng hoảng tài chính .....................................................8 2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Mỹ ......................................................9 3. Diễn biến của khủng hoảng tài chính Mỹ .......................................................... 17 III. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI ..................................................................................................................... 18 1. Hậu quả của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế Mỹ.................................. 18 2. Hậu quả của khủng hoảng tài chính Mỹ đến nền kinh tế thế giới..................... 21 CHƢƠNG II. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM .................................................................. 27 I. ẢNH HƢỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ................................................................................................................... 27 1. Tác động đến thị trường tài chính ...................................................................... 28 2. Tác động đến thị trường bất động sản ................................................................ 30 3. Tác động đến thị trường chứng khoán ............................................................... 31 4. Tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................... 33 5. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu ........................................................... 34 II. ẢNH HƢỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ............................................................................... 35 1. Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam trước khủng hoảng tài chính Mỹ ............ 35 1.1. Tổng quan chung về hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam........................ 35 1.2. Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 ...................................... 38 2. Xuất nhập khẩu Việt Nam trong khủng hoảng tài chính Mỹ............................. 43 2.1. Tình hình xuất khẩu ................................................................................... 44 2.2. Tình hình nhập khẩu ................................................................................. 48 3. Những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến hoạt động thương mại hai chiều Việt Nam – Mỹ ............................................................................................... 51 4. Đánh giá chung về những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam ............................................................................. 54 CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ .................................................................................................................. 63 I. DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM VÀ MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 63 1. Dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2010 ............................. 63 2. Mục tiêu và định hướng của hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam từ nay đến năm 2010 ................................................................................................................. 65 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ................... 70 1. Một số giải pháp từ phía Nhà nước .................................................................... 71 1.1. Cơ cấu lại thị trường xuất khẩu .................................................................. 71 1.2. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại ............................................. 77 1.3. Tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu .................................... 78 1.4. Tăng cường công cụ ngân hàng để hỗ trợ bổ sung nguồn vốn cho các doanh nghiệp ...................................................................................................... 81 1.5. Giảm nhập khẩu, hạn chế nhập siêu........................................................... 82 2. Một số giải pháp với doanh nghiệp xuất nhập khẩu .......................................... 83 2.1. Chủ động đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu .............................................. 83 2.2. Tăng cường hệ thống phân phối nhằm hạn chế tối đa hình thức xuất khẩu qua trung gian .................................................................................................... 83 2.3. Tìm hiểu và nắm bắt sát nhu cầu và dung lượng thị trường ....................... 85 2.4. Triển khai tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới...................................... 85 2.5. Tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị. ...................................................................................................... 85 2.6. Rà soát lại các hợp đồng đã ký .................................................................... 85 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 88 i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á BTA: Hợp đồng thương mại Việt – Mỹ CDS: Hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi CEMAC: Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Châu Phi CTCK: Công ty chứng khoán EPA: Hiệp định hợp tác toàn diện song phương Việt – Nhật FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FED: Cục dự trữ liên bang Mỹ GCC: Các nước thuộc hợp đồng hợp tác vùng vịnh GDCK: Giao dịch chứng khoán GDP: Tổng sản phẩm quốc nội IIF: Viện tài chính quốc tế ILO: Tổ chức Lao động quốc tế IMF: Tổ chức tiền tệ thế giới MBS: Chứng khoán phái sinh UAE: Tiểu vương quốc Arap thống nhất USDA: Bộ Nông nghiệp Mỹ WB: Ngân hàng thế giới WTO: Tổ chức Thương mại thế giới ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Giá trị GDP của Mỹ giai đoạn 2004 – 2008 (đơn vị: nghìn tỷ USD) Hình 1.1: 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2007 (tính theo GDP/năm) Hình 1.2: Mô hình chứng khoán OTH Hình 1.3: Mô hình chứng khoán OTD Hình 1.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ giai đoạn 2000 – 2008 (đơn vị: %) Hình 2.1: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 (đơn vị: %) Bảng 2.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2007 (đơn vị: triệu USD) Hình 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Việt Nam năm 2008 (đơn vị: %) Bảng 2.2: Danh sách 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2008 (đơn vị: tỷ USD) Hình 2.3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu 12 tháng năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009 (đơn vị: tỷ USD) Bảng 2.3: Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2009 (đơn vị: triệu USD) Hình 2.4: Giá trị kim ngạch nhập khẩu 12 tháng năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009 (đơn vị: tỷ USD) Hình 2.5: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (đơn vị: %) Bảng 2.4: Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2009 (đơn vị: triệu USD) Bảng 2.5: Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2008 (đơn vị: tỷ USD) Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều và kim ngạch xuất khẩu Việt – Mỹ (đơn vị: %) iii Bảng 2.6: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường lớn qua các năm (đơn vị: %) Bảng 2.7: Thu hút và thực hiện vốn FDI giai đoạn 2001 – 2008 (đơn vị: tỷ USD) Bảng 3.1: Dự báo mức độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 (đơn vị: %) Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2009 – 2010 (đơn vị: triệu USD, %) Phụ lục: Danh sách một số tổ chức tài chính lớn bị phá sản hoặc bị sát nhập trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930, năm 2008, thế giới một lần nữa đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Bắt nguồn từ Mỹ và bùng nổ ở thị trường bất động sản, khủng hoảng tài chính Mỹ đã được Charles Dallara, giám đốc điều hành Viện Tài chính Quốc tế IIF - đại diện cho hơn 375 ngân hàng và định chế tài chính chủ chốt của thế giới - gọi là “cuộc suy thoái xảy ra cùng lúc trên toàn thế giới và nghiêm trọng nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại”. Không mang tính khu vực như cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 hay cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ Latinh thập niên 1980; cũng không xảy ra trong bối cảnh đối lập giữa hai phe phái, như Chiến tranh Lạnh, mà trong đó nước nhỏ có thể được các nước lớn hơn trong phe hỗ trợ; cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 lần này là cuộc khủng hoảng toàn cầu, có khả năng lây lan từ khu vực này sang khu vực khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Với mức thiệt hại khổng lồ vượt ngoài mọi khuôn khổ đã có, nên không có bất cứ tổ chức quốc tế hay một quốc gia nào có thể ra tay cứu giúp. Điều duy nhất các quốc gia có thể làm chính là tự cứu mình và hợp tác để chống đổ vỡ thêm. Cho đến thời điểm hiện tại, hậu quả của khủng hoảng tài chính vẫn chưa thể thống kê hết. Mọi khía cạnh của nền kinh tế từ sản xuất, tiêu dùng, thương mại, thu nhập cá nhân, thị trường lao động, lạm phát đều chịu ảnh hưởng xấu. Thực tế cho thấy các nước càng phụ thuộc vào xuất khẩu thì càng chịu tác động sâu sắc hơn, do sự sụt giảm nghiêm trọng của thương mại toàn cầu. Xuất nhập khẩu Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, xuất nhập khẩu của nước ta đã chịu rất nhiều khó khăn do những tác động xấu trên thị trường thế giới như tăng giá, nhu cầu nhập khẩu giảm, bảo hộ gia tăng,… Xuất khẩu suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, vì vậy, việc tìm hiểu những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính đến xuất nhập khẩu cũng như tìm những giải pháp để hạn chế khó khăn trước mắt là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này. 2 Bắt đầu từ năm 2007, khi khủng hoảng tài chính mới bắt đầu lộ diện, đã có khá nhiều những sách, báo, đề tài, bài viết, hay những cuộc hội thảo bàn về nguyên nhân, diễn biến, ảnh hưởng cũng như những giải pháp khắc phục những hậu quả mà khủng hoảng mang lại cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, do tính khách quan của khủng hoảng, các đề tài này chỉ tập trung vào những tác động tổng thể mà chưa khai thác đến những lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam” với mục đích có được cái nhìn bao quát hơn về khủng hoảng cũng như những tác động trực tiếp mà xuất nhập khẩu Việt Nam đang phải đối mặt trong bối cảnh sụt giảm của thương mại toàn cầu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tương nghiên cứu: khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động cụ thể của khủng hoảng vào hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu và phân tích những tác động của khủng hoảng vào hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên lý luận cơ bản của kinh tế học hiện đại, phép biện chứng duy vật và căn cứ vào đường lối chính sách định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Khóa luận sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và đánh giá tài liệu. 3 5. Bố cục khóa luận Ngoài lời mở đầu, phụ lục, kết luận, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt, tài liệu tham khảo; nội dung khóa luận gồm có 3 chương: Chƣơng I: Tổng quan về khủng hoảng tài chính Mỹ Chƣơng II: Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam Chƣơng III: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 4 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ I. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 1. Vị trí của Mỹ trong nền kinh tế thế giới Trải qua hơn 230 năm kể từ khi chính thức thành lập (năm 1776), nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI với một nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới. Đối mặt với những biến động và trở ngại to lớn trong suốt chiều dài lịch sử của mình – như hai cuộc chiến tranh thế giới, sự suy thoái toàn cầu nửa đầu thế kỷ XX, cuộc chiến tranh Lạnh trong 40 năm với Liên Xô, chiến tranh tại Iraq và Apganixtan, hay những đợt lạm phát sâu sắc, thất nghiệp cao, sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, sự trượt dốc thảm hại của bất động sản và thâm hụt ngân sách nặng nề của chính phủ trong nửa cuối thế kỷ XX – nước Mỹ vẫn giữ vững được vị trí số một của mình, tiếp tục duy trì là quốc gia thịnh vượng nhất hành tinh và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới. Theo các báo cáo xếp hạng của phòng Thương mại Việt - Mỹ, nền kinh tế này luôn là một trong những quốc gia giữ được các vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực [1]:  Đứng đầu thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Với dân số khoảng 302 triệu người (chưa đến 5% dân số thế giới), nước Mỹ đã đóng góp 20 đến 30% vào GDP của toàn thế giới. Theo bản danh sách 10 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới dựa trên số liệu GDP hàng năm do Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố trong 3 năm liên tiếp, kể từ năm 2004, Mỹ cũng luôn là quốc gia đứng đầu với GDP lớn nhất thế giới, cao hơn gấp 2 đến 3 lần nước đứng thứ hai – Nhật Bản. Bảng 1.1: Giá trị GDP của Mỹ giai đoạn 2004 - 2008 Đơn vị: nghìn tỷ USD Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị GDP 11,66 12,36 13,13 13,80 14,26 Nguồn: Phòng thương mại Việt – Mỹ 5 0 2 4 6 8 10 12 14 Mỹ Nhật Đức Tquốc Anh Pháp Italy TBNha Canada Brazil Hình 1.1: 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2007 (tính theo GDP/năm) Giá trị GDP/năm Nguồn: Phòng thương mại Việt – Mỹ  Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đôla, gấp 3 lần kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức (năm 2006).  Đứng thứ hai về xuất khẩu hàng hóa, khoảng 1 nghìn tỷ đôla sau Đức và đứng thứ nhất về xuất khẩu dịch vụ với 422 tỷ đôla (năm 2006).  Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại với 785,5 tỷ đôla, chiếm 5,7% GDP, lớn hơn rất nhiều lần so với các quốc gia khác (năm 2006).  Đứng đầu trong các quốc gia thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản, đạt khoảng 177,3 tỷ đôla (năm 2006).  Đứng thứ năm về tài sản dự trữ quốc gia với 188,3 tỷ đôla, chiếm 4% thị phần thế giới (năm 2007) sau Nhật Bản (18%), Trung Quốc (18%), Đài Loan, Hàn Quốc và Liên Bang Nga.  Đứng thứ ba về môi trường kinh doanh thông thoáng, sau Singapore và New Zealand (năm 2007).  Đứng đầu về nợ nước ngoài, khoảng hơn 10 nghìn tỷ đôla (năm 2006) và khoảng 12 nghìn tỷ đôla (năm 2007) tương đương 88% GDP của nước này. 6  Đứng thứ 20 trên 163 về các chỉ số Minh bạch quốc tế (năm 2007). Đây là các chỉ số nhằm đo lường mức độ tham nhũng (chỉ số càng thấp được xem là ít tham nhũng hơn). 2. Vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới Là một trong nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada; nền kinh tế Mỹ chiếm vị trí quan trọng và có vai trò lãnh đạo nền kinh tế toàn thế giới. Về thương mại, đây là thị trường xuất khẩu chính của hơn 200 nước, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu. Thương mại Mỹ chiếm gần 50% sản lượng công nghiệp, gần 20% trị giá xuất khẩu của thế giới [1]. Hàng năm Mỹ xuất khẩu gần 900 tỷ USD, nhập khẩu gần 1300 tỷ USD. Về chính trị, Mỹ nắm giữ vai trò quyết định, chi phối hoạt động của các định chế tài chính và thương mại quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) hay Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),… Có thể nói, Mỹ là nền kinh tế giao thương của các nền kinh tế, là nơi tập trung sản phẩm, công nghệ hàng đầu và luôn có tầm ảnh hưởng nhất định đến chính sách cũng như kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới, nhất là trong bối cảnh các quốc gia đều tự đặt cho mình những mối quan hệ song phương, đa phương trên diện rộng. Sự đổ vỡ của bất kỳ quốc gia nào cũng có nguy cơ tạo thành sự sụp đổ của cả "ván bài đomino" trên quy mô lớn, đặc biệt khi sự đổ vỡ lại bắt nguồn từ quốc gia có vai trò chủ chốt như Mỹ. Bài học từ cuộc khủng hoảng công nghệ giai đoạn 2000 – 2001 là một ví dụ điển hình. Bắt nguồn tại Mỹ, nhưng hậu quả của nó đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển tại Châu Âu cũng như Châu Á, tạo ra một làn sóng phá sản của các công ty công nghệ và tin học trên thế giới, dẫn đến sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2001. Qua gần một thập kỷ, năm 2008, thế giới một lần nữa phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng mà hậu quả của nó vẫn chưa lường hết được cho đến thời điểm này. Đó là cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ sự đổ vỡ của thị trường bất động sản tại Mỹ và đang trở thành một cuộc suy thoái toàn cầu. 7 II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN BIẾN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 1. Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính Khái niệm khủng hoảng tài chính Năm 2008, thế giới phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp cùng hàng trăm tỷ đôla tiêu tan đã kéo theo sự đóng băng nhiều khu vực của thị trường tài chính và làm đình trệ một nền kinh tế được coi là hùng mạnh nhất thế giới – Hoa Kỳ. Khác với những cuộc khủng hoảng theo chu kỳ vẫn ảnh hưởng tới các phân khúc nhất định của hệ thống tài chính từ những năm 1930 – như cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng quốc tế vào năm 1982, khủng hoảng quỹ tín dụng vào năm 1986, sụp đổ bảo hiểm danh mục đầu tư vào năm 1987, khủng hoảng các thị trường mới nổi năm 1997, thất bại của Quỹ Quản lý Vốn Dài hạn năm 1998, và bong bóng công nghệ năm 2000; cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có một đặc điểm hoàn toàn khác. Nếu những khủng hoảng theo chu kỳ là một phần của quá trình bùng vỡ thì khủng hoảng hiện tại lại là đỉnh điểm của
Luận văn liên quan