➢ Cây có múi là loại cây ăn quả được ưa chuộng trên thế giới.
➢ Bệnh Vàng lá thối rễ hiện đang là một trong những
bệnh nguy hiểm nhất, kết hợp với bệnh Vàng lá greening
chúng gây thiệt hại rất nặng nề cho ngành trồng cây có
múi. Bệnh do nhiều loại nấm và tuyến trùng trong đất gây ra.
➢ Sử dụng gốc ghép chống chịu bệnh được xem là biện
pháp hữu hiệu, mở ra một hướng đi mới trong công tác
phòng trừ hiện nay
41 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kiểm chứng tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi và xác định giống chống chịu bệnh trong điều kiện nhà lưới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM CHỨNG TÁC NHÂN GÂY BỆNH
VÀNG LÁ THỐI RỄ TRÊN CÂY CÓ MÚI VÀ
XÁC ĐỊNH GIỐNG CHỐNG CHỊU BỆNH
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
BÁO CÁO TÓM TẮT
GVHD: TS. Võ Thị Thu Oanh
KS. Nguyễn Ngọc Anh Thư
SVTH: Đỗ Ái My
Đề tài:
*
NỘI DUNG BÁO CÁO
Phần 1. GIỚI THIỆU
Phần 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Phần 3. KẾT QUẢ
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
*
Phần 1
GIỚI THIỆU
*
➢ Cây có múi là loại cây ăn quả được ưa chuộng trên thế
giới.
➢ Bệnh Vàng lá thối rễ hiện đang là một trong những
bệnh nguy hiểm nhất, kết hợp với bệnh Vàng lá greening
chúng gây thiệt hại rất nặng nề cho ngành trồng cây có
múi. Bệnh do nhiều loại nấm và tuyến trùng trong đất gây
ra.
➢ Sử dụng gốc ghép chống chịu bệnh được xem là biện
pháp hữu hiệu, mở ra một hướng đi mới trong công tác
phòng trừ hiện nay.
❖ Đặt vấn đề
*
→ Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài:
“Kiểm chứng tác nhân gây bệnh Vàng lá
thối rễ trên cây có múi và xác định giống
chống chịu bệnh trong điều kiện nhà
lưới” được thực hiện.
*
❖ Mục tiêu
Kiểm chứng tác nhân gây bệnh Vàng lá thối rễ trên
cây có múi và xác định giống chống chịu bệnh trong điều
kiện nhà lưới.
❖ Yêu cầu
❖ Nhân sinh khối 3 loại nấm Fusarium solani, Phytophthora
sp. và Pythium sp. trong môi trường nhân tạo.
❖ Xác định tác nhân gây bệnh Vàng lá thối rễ từ 3 dòng nấm
Fusarium solani, Phytophthora sp., Pythium sp. trên cây
chanh Volka trong điều kiện nhà lưới.
❖ Đánh giá khả năng chống chịu bệnh Vàng lá thối rễ của 11
giống cây có múi trong điều kiện nhà lưới
*
Phần 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
*
❖ Thời gian và địa điểm
Các thí nghiệm đã được thực hiện từ tháng 3/2011
đến 7/2011 trong nhà lưới tại Bộ môn Bảo vệ thực vật
của Viện Cây Ăn Quả Miền Nam tại ấp Đông, xã Long
Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
*
❖Phương tiện
❖Vật liệu:
-11 giống cây có múi: bưởi Lông Cổ Cò, cam Mật, bưởi Thúng,
bưởi Bung, bưởi Tứ quý, bưởi Đường Lá Quéo, cây Chấp, bưởi
Ngang, bưởi Đỏ, chanh Tàu và chanh Volka.
- Đất, cát và tro trấu.
- Nấm Fusarium solani, Phytophthora sp. và Pythium sp.
❖Dụng cụ: cân điện tử, đĩa petri, bình tam giác, chậu nhựa,
bịch nilon, ống bơm,
❖Thiết bị: nồi hấp tự động, máy xay sinh tố, tủ sấy, tủ cấy, máy
ảnh kĩ thuật số, kính hiển vi,
*
❖Phương pháp thí nghiệm
❖Phương pháp lây bệnh nhân tạo bệnh Vàng lá thối rễ
❖Chuẩn bị vật liệu nấm
Nấm Fusarium solani
Nấm Phytophthora sp.
Nấm Pythium sp.
Hình 2.1 Vật liệu nấm dùng để chủng bệnh sau 10 ngày nuôi cấy
*
a b
c
a: bọc bào tử động của nấm Phytophthora sp.
b: động bào tử của nấm Phytophthora sp được phóng thích
c: bọc bào tử động của nấm Pythium sp.
d: bào tử đính của nấm Fusariumsolani
Hình 2.2 Các loại bào tử nấm dùng để chủng bệnh
*
d
*Hình 2.3: Phương pháp
chủng nấm gây bệnh vào đất
o Chủng nấm gây bệnh vào đất
- Bầu đất gồm có đất, cát và tro trấu
được hấp khử trùng 2 lần, trộn với
tỷ lệ 1:1:1
- Liều lượng: 80 ml dung dich
huyền phù nấm/cây, chia làm 2 lần
chủng, mỗi lần 40 ml, lần sau cách
lần trước 15 ngày.
- Cách chủng: dùng ống bơm hút
40 ml dung dịch huyền phù nấm,
bơm đều vào 4 hướng xung quanh
gốc cây, kết hợp với lắc nhẹ gốc
cây, sau đó lấp đất lại và phủ bao
mủ lên.
➢Thí nghiệm 1: Kiểm chứng tác nhân gây bệnh
Vàng lá thối rễ trên cây có múi trong điều kiện
nhà lưới
o Bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên
đơn yếu tố
o 10 nghiệm thức
o 3 lần lặp lại, 4 cây/lần lặp lại,
thực hiện trên 120 cây chanh
Volka (Citrus volkameriana)
Hình 2. 4: Toàn cảnh khu bố trí
thí nghiệm 1 *
o Nghiệm thức:
NT1: Đối chứng
NT2: Ngập nước 10 ngày
NT3: Chủng Phytophthora sp.
NT4: Chủng Fusarium solani
NT5: Chủng Pythium sp.
NT6: Chủng Phytophthora sp. + Fusarium solani
NT7: Chủng Phytophthora sp.+ Pythium sp.
NT8: Chủng Fusarium solani + Pythium sp.
NT9: Chủng Phytophthora sp.+ Fusarium solani +
Pythium sp.
NT10: Ngập nước 10 ngày + chủng Fusarium solani
*
o Thời gian chủng bệnh: chanh Volka sau khi giâm cành
5 tuần thì cho ngập nước ở NT2 và NT10 trong 10 ngày,
sau đó tiến hành chủng nấm ở các nghiệm thức có xử lí
nấm. 15 ngày sau chủng tiếp lần 2.
o Thời điểm theo dõi: 4 tháng sau chủng
o Chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ cây bệnh (%), tỷ lệ rễ thối (%) và mức độ thối rễ
(chỉ số bệnh trên rễ) (%).
- Chiều cao cây (cm), chiều dài rễ (cm) và số lượng rễ
nhánh (rễ/cây).
- Trọng lượng tươi (gr) và trọng lượng khô (gr) của thân
và rễ.
*
+ Công thức tính tỷ lệ bệnh (TLB):
TLB (%) = (Tổng số cây bị bệnh x 100) / Tổng số cây quan sát
+ Công thức tính tỷ lệ rễ thối (TLRT):
TLRT (%) = (Diện tích rễ bị thối x 100/ Diện tích toàn bộ rễ)
+ Công thức tính chỉ số bệnh (CSB%):
CSB (%) = [∑ ( a x b) x 100] / (N x T)
a: Số lượng cây bị bệnh
b: Trị số cấp bệnh của mỗi cấp tương ứng
∑ ( a x b): Tổng số của các tích a x b
T: Tổng số cây điều tra
N: Trị số cấp bệnh cao nhất trong bảng phân cấp
*
Mức độ thối rễ được đánh giá theo phương pháp của
Ahmed và ctv. (2010), gồm 5 cấp:
0 = không có rễ thối
1 = 1 – 25% rễ thối
2 = 26 – 50% rễ thối
3 = 51 – 75% rễ thối
4 = 76 – 100% rễ thối
*
➢ Thí nghiệm 2: Xác định giống chống chịu bệnh
Vàng lá thối rễ trên cây có múi trong điều kiện nhà
lưới.
o Bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên
đơn yếu tố
o 11 nghiệm thức
o 3 lần lặp lại, 3 cây/lần lặp lại
o Chủng riêng biệt 3 loại nấm
F.solani, Phytophthora sp.
và Pythhium sp.
Hình 2. 5: Toàn cảnh khu bố trí thí nghiệm 2
*
o Nghiệm thức: 11 nghiệm thức tương ứng với 11 giống:
bưởi Lông Cổ Cò, cam Mật, bưởi Thúng, bưởi Bung, bưởi
Tứ quý, bưởi Đường Lá Quéo, cây Chấp, bưởi Ngang,
bưởi Đỏ, chanh Tàu và chanh Volka, mỗi giống 27 cây.
o Thời gian chủng bệnh: cây trồng được 6 tháng tuổi tiến
hành chủng nấm lần 1 đối với từng loại nấm ở tất cả các
giống. Sau đó 15 ngày chủng tiếp lần 2.
o Thời điểm theo dõi: 3 tháng sau chủng
o Chỉ tiêu theo dõi:
Tỷ lệ cây bệnh (%), tỷ lệ rễ thối (%) và mức độ thối rễ
(%) của 11 giống cây có múi đối với 3 loại nấm Fusarium
solani, Phytophthora sp. và Pythium sp.
*
❖Phương pháp xử lí số liệu.
Số liệu sau khi thu thập sẽ được nhập vào EXCEL.
Số liệu % (tỷ lệ rễ thối và mức độ thối rễ) được chuyển
đổi sang dạng arcsin (x)½ trước khi xử lý thống kê
ANOVA-1 và trắc nghiệm phân hạng LSD (ở thí
nghiệm 1) và DUNCAN (ở thí nghiệm 2) bằng phần
mềm MSTATC.
*
Phần 3
KẾT QUẢ
*
➢Kiểm chứng tác nhân gây bệnh Vàng lá
thối rễ từ 3 dòng nấm Fusarium solani,
Phytophthora sp. và Pythium sp. trên cây
chanh Volka trong điều kiện nhà lưới.
*
Hình 3.1:Triệu chứng bệnh trên lá và rễ của cây chanh Volka
ở thời điểm 4 tháng sau chủng
a: triệu chứng bệnh trên lá (lá vàng, gân vàng)
b: triệu chứng bệnh trên rễ (thối rễ, vỏ rễ tuột khỏi ruột rễ)
a b
*
Bảng 3.1: Mức độ nhiễm bệnh của cây chanh Volka ở
4 tháng sau chủng trong điều kiện nhà lưới
Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi sang hàm arcsine (x)½ trước khi phân tích thống kê. Trong cùng một cột các giá trị có cùng kí tự
theo sau thì không khác biệt ở mức 1% qua trắc nghiệm LSD.
Mức ý nghĩa: **: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
F: Fusarium solani, Ph: Phytophthora sp. và P: Pythium sp.
*
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của các loại nấm đến sinh trưởng
của cây chanh Volka ở 4 tháng sau chủng trong điều kiện
nhà lưới
Ghi chú: Trong cùng một cột các gia trị có cùng kí tự theo sau thì không khác biệt ở mức 1% (α), 5% (β) qua trắc nghiệm LSD.
Mức ý nghĩa: ns: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
*: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
**: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
F: Fusarium solani, Ph: Phytophthora sp. và P: Pythium sp.
*
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các loại nấm đến trọng lượng tươi
và trọng lượng khô của thân và rễ của cây chanh Volka ở
4 tháng sau chủng trong điều kiện nhà lưới
Ghi chú: Trong cùng một cột các giá trị có cùng kí tự theo sau thì không khác biệt ở mức 1% (α), 5% (β) qua phép thử LSD.
Mức ý nghĩa: *: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
**: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
F: Fusarium solani, Ph: Phytophthora sp. và P: Pythium sp
*
a b c
Hình 3.2: Thân và rễ của cây chanh Volka trước và sau khi sấy ở 500C
đến trọng lượng không đổi (sau 3 tuần)
a: cây chanh Volka trước khi sấy ở thời điểm 4 tháng sau chủng
b: thân, lá sấy khô của cây chanh Volka
c: rễ sấy khô của cây chanh Volka
*
*Hình 3.3: Tổng thể 10 nghiệm thức ở 4 tháng sau chủng
*Hình 3.4:Triệu chứng bệnh của 3 nghiệm thức NT6, NT9
và NT10 so sánh với đối chứng ở thí nghiệm 1
*Hình 3.5:Triệu chứng bệnh của 6 nghiệm thức
so sánh với đối chứng ở thí nghiệm 1
➢Xác định giống cây có múi chống chịu bệnh
Vàng lá thối rễ trong điều kiện nhà lưới.
*
Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi sang hàm arcsine (x)½ trước khi phân tích thống kê. Trong cùng một cột các giá trị có cùng kí
tự theo sau thì không khác biệt ở mức 1% qua trắc nghiệm DUNCAN.
Mức ý nghĩa: **: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1% *
Bảng 3.5: Mức độ nhiễm bệnh của 11 giống cây có múi
đối với nấm Fusarium solani ở 3 tháng sau chủng trong
điều kiện nhà lưới.
Hình 3.6: Triệu chứng bệnh do nấm Fusarium solani gây ra trên 11 giống cây có múi.
Bưởi Lông Cổ Cò Cam Mật Bưởi Thúng Bưởi Bung
Bưởi Tứ Quý Bưởi Đường Lá Quéo Cây Chấp Bưởi Ngang
Bưởi Đỏ Chanh Tàu Chanh
Volka
*
Bảng 3.5: Mức độ nhiễm bệnh của 11 giống cây có múi
đối với nấm Phytophthora sp. ở 3 tháng sau chủng trong
điều kiện nhà lưới.
Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi sang hàm arcsine (x)½ trước khi phân tích thống kê. Trong cùng một cột các giá trị có cùng kí tự
theo sau thì không khác biệt ở mức 1% qua trắc nghiệm DUNCAN.
Mức ý nghĩa: **: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1% *
Hình 3.7: Triệu chứng bệnh do nấm Phytophthora sp. gây ra trên 11 giống cây có múi.
Bưởi Lông Cổ Cò Cam Mật Bưởi Thúng Bưởi Bung
Bưởi Tứ Quý Bưởi Đường Lá Quéo Cây Chấp Bưởi Ngang
Bưởi Đỏ Chanh Tàu Chanh
Volka
*
Bảng 4.6: Mức độ nhiễm bệnh của 11 giống cây có múi đối
với nấm Pythium sp. ở 3 tháng sau chủng trong điều kiện
nhà lưới.
Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi sang hàm arcsine (x)½ trước khi phân tích thống kê. Trong cùng một cột các giá trị có cùng kí
tự theo sau thì không khác biệt ở mức 1% qua trắc nghiệm DUNCAN.
Mức ý nghĩa: **: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
*
Hình 3.8: Triệu chứng bệnh do nấm Pythium sp gây ra trên 11 giống cây có múi.
Bưởi Lông Cổ Cò Cam Mật Bưởi Thúng Bưởi Bung
Bưởi Tứ Quý Bưởi Đường Lá Quéo Cây Chấp Bưởi Ngang
Bưởi Đỏ Chanh Tàu Chanh
Volka
*
Phần 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
*
❖Kết luận
❖ Cả 3 loại nấm Fusarium solani, Phytophthora sp. và
Pythium sp. đều gây ra triệu chứng Vàng lá thối rễ trên cây
chanh Volka trong nhà lưới, nhưng khả năng gây hại của
chúng khác nhau trong những điều kiện khác nhau, trong đó:
❖ Nấm Phytophthora sp. là tác nhân gây hại chính trong điều
kiện tự nhiên của nhà lưới.
❖ Nấm Fusarium solani là tác nhân gây hại chính trong điều
kiện đất trồng cây bị ngập nước lâu ngày.
❖ Nấm Pythium sp. gây hại nhẹ nhất nên chỉ là tác nhân phụ.
❖ Bưởi Bung được xem là giống có khả năng chống chịu tốt
nhất với cả 3 tác nhân gây bệnh Vàng lá thối rễ trên cây có
múi trong điều kiện nhà lưới.
*
❖Đề nghị
❖ Cần tiến hành thêm thí nghiệm kiểm chứng tác nhân
gây bệnh Vàng lá thối rễ trên cây có múi với sự tương
tác giữa nấm và tuyến trùng gây bệnh.
❖ Nghiên cứu thêm về tính chống chịu của bưởi Bung
với sự lây bệnh kết hợp của cả 3 tác nhân Fusarium
solani, Phytophthora sp. và Pythium sp. trong nhà
lưới để đánh giá tổng quát hơn về sức chống chịu của
giống bưởi này đối với bệnh Vàng lá thối rễ.
*
*