Khóa luận Kiểm định lý thuyết ngang giá sức mua (ppp) đối với Việt Nam

Với sự phát triển nhanh mạnh và liên tục của các nền kinh tế trên thế giới, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của Việt Nam ngày càng được mở rộng ra các nước. Do đó, việc quan tâm đến vấn đề thanh toán, định giá, so sánh, phân tích đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả là rất quan trọng và ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đơn vị thanh toán không chỉ là đồng tiền của một quốc gia mà còn phải sử dụng đồng tiền ngoại tệ khác. Mặt khác, khi các hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển thì đòi hỏi Việt Nam phải có sự tính toán về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Nhờ đó, phạm trù tỷ giá được nảy sinh trong mối quan hệ với Lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP). Tỷ giá là một công cụ rất quan trọng và để đánh giá xem liệu tỷ giá có thực sự có hiệu quả và linh hoạt trong nền kinh tế hay không cần xem xét chặt chẽ với PPP. Nếu tỷ giá thực không tuân theo một lý thuyết nào hay tỷ giá thực đi theo một bước đi ngẫu nhiên thì thị trường sẽ trở nên khó kiểm soát và nguy cơ đối với nền kinh tế rất dễ xảy ra. Có thể nói, PPP là cơ sở cho hầu hết các mô hình tỷ giá, sẽ không còn giá trị gì nếu Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên đúng. Do vậy, việc kiểm định xem tỷ giá có tuân theo Lý thuyết PPP là thật sự quan trọng. Trên thực tế, việc kiểm định Lý thuyết PPP đối với nước trên thế giới không còn mấy xa lạ. Có rất nhiều tác giả, tác phẩm với cách này hay cách khác xem xét vấn đề này trên nhiều góc độ và khoảng thời gian khác nhau. Do đó, cũng có rất nhiều kết quả khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề đáng quan tâm này lại chưa được chú ý đến. Trong khi, kiểm định thực nghiệm của giá thuyết này có một ý nghĩa đặc biệt. Ngoài ra, bên cạnh việc kiểm định các mô hình, các nhà nghiên cứu trên thế giới còn tập trung quan tâm vào việc xác định giá trị hay thời gian để biến động tỷ giá trong ngắn hạn có thể để quay trở lại giá trị cân bằng trong dài hạn. Các kết quả từ những nghiên cứu này là những cơ sở tin cậy cho chính phủ, các nhà chức trách để xem xét, đưa ra các kết luận, chính sách quản lý - điều chỉnh tỷ giá hối đoái; cho các Trường Đại học Kinh tế HuếKiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam SV: Hà Thị Cẩm Tú 2 GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc nhà đầu tư trong nước và ngoài nước xem xét sự vận động và biến chuyển của tỷ giá để có cái nhìn tốt hơn và các quyết định tài chính đúng đắn. Xuất phát từ những yêu cầu trên và tầm quan trọng của việc đánh giá mô hình tỷ giá dựa trên Lý thuyết PPP, đồng thời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam, tôi quyết định chọn đề tài: “Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam

pdf74 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kiểm định lý thuyết ngang giá sức mua (ppp) đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KIỂM ĐỊNH LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨCMUA (PPP) ĐỐI VỚI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Hà Thị Cẩm Tú Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K44A Tài Chính Ngân Hàng TS. Trần Thị Bích Ngọc Niên khóa: 2010 - 2014 Huế, Tháng 05/2014 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, xuất phát từ quá trình làm việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của Giảng viên TS. Trần Thị Bích Ngọc. Các số liệu trong khóa luận này có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, ngày 19 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Hà Thị Cẩm Tú Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo trong khoa Kế toán - Tài chính, trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và làm khóa luận. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Giảng viên TS. Trần Thị Bích Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Trong quá trình làm khóa luận, do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm của một sinh viên, đồng thời do mức độ phức tạp của đề tài nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm đến đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn! Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2013. Sinh viên thực hiện: Hà Thị Cẩm TúTrư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam SV: Hà Thị Cẩm Tú GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc Mục lục Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ Danh mục chữ viết tắt Phần 1: Đặt vấn đề..........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết ...........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 5. Kết cấu luận văn......................................................................................................2 Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu........................................................................3 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Lý thuyết PPP và tỷ giá hối đoái ................................3 1.1 Giới thiệu chung về PPP ......................................................................................3 1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................3 1.1.2 Luật 1 giá....................................................................................................3 1.1.3 Phân loại .....................................................................................................4 1.1.3.1 PPP tuyệt đối.........................................................................................4 1.1.3.2 PPP tương đối .......................................................................................4 1.1.4 Vai trò của lý thuyết Ngang giá sức mua PPP ...........................................5 1.2 Tỷ giá hối đoái, vai trò và tầm quan trọng ............................................................5 1.2.1 Khái niệm ...................................................................................................5 1.2.2 Phân loại ......................................................................................................7 1.2.3 Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở .........................................9 1.2.3.1 So sánh sức mua giữa các đồng tiền .....................................................9 1.2.3.2 Vai trò kích thích và điều chỉnh xuất nhập khẩu ..................................9 1.2.3.3 Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại ...........................9 1.2.3.4 Cạnh tranh thương mại..........................................................................9 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam SV: Hà Thị Cẩm Tú GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc 1.2.3.5 Tác động của tỷ giá đến các quan hệ kinh tế quốc tế............................9 1.2.4 Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái ...........................................................10 1.2.5 Các yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái .........................................11 1.2.5.1 Tình hình cán cân thanh toán quốc tế .................................................11 1.2.5.2. Mức độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế............................11 1.2.5.3. Sự chênh lệch lạm phát của đồng tiền quốc gia.................................11 1.2.5.4. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước..............................................11 1.2.5.5. Các nhân tố khác................................................................................12 1.2.6 Các chính sách nhà nước sử dụng để bình ổn tỷ giá hối đoái....................12 1.2.6.1 Chính sách lãi suất (Lãi suất tái chiết khấu) .......................................12 1.2.6.2. Chính sách hối đoái............................................................................13 1.2.6.3. Lập quỹ bình ổn hối đoái ...................................................................14 1.2.6.4. Phá giá tiền tệ.....................................................................................14 1.3Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và Lý thuyết PPP...........................................................................................................15 1.4 Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................20 1.4.1 Các giả thiết cơ bản của phương pháp bình phương nhỏ nhất ..................20 1.4.2 Mô hình sử dụng ........................................................................................21 1.4.3 Kiểm định mô hình ....................................................................................22 Chương 2: Kiểm định PPP đối với Việt Nam...........................................................22 2.1 Thực trạng chế độ tỷ giá ở Việt Nam.................................................................22 2.1.1 Trước những năm 1990..............................................................................22 2.1.2 Từ năm 1990 đến nay: ...............................................................................23 2.2 Kết quả của mô hình...........................................................................................27 2.2.1 Cho USD/VND ..........................................................................................30 2.2.1.1 Kết quả mô hình hồi quy ....................................................................30 2.2.1.2 Đo lường giá trị quay trở lại trạng thái cân bằng................................34 2.2.2 Cho EUR/VND và JPY/VND .....................................................................36 Trư ờn Đạ i ọ c K inh tế H uế Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam SV: Hà Thị Cẩm Tú GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc 2.2.2.1 Kết quả mô hình hồi quy ....................................................................36 2.2.2.2 Đo lường giá trị quay trở lại trạng thái cân bằng................................41 Chương 3: Thảo luận kết quả....................................................................................43 Phần 3: Kết luận ...........................................................................................................45 1. Kết quả đạt được....................................................................................................45 2. Ưu điểm và nhược điểm ........................................................................................45 3. Hướng phát triển....................................................................................................46 Tài liệu tham khảo Phụ Lục Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam SV: Hà Thị Cẩm Tú GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các dữ liệu đưa vào mô hình ............................................. 27 Bảng 2.2: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến...................................... 30 Bảng 2.3: Kết quả hồi quy đối với tỷ giá USD/VND...................................... 31 Bảng 2.4: Kết quả kiểm định tính dừng cho Ut (USD/VND) ......................... 32 Bảng 2.5: Kết quả kiểm định tự tương quan (USD/VND).............................. 33 Bảng 2.6: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi (USD/VND) .......... 33 Bẳng 2.7: Kết quả kiểm định PPP đối với tỷ giá USD/VND ......................... 34 Bảng 2.8: Kết quả mô hình ECM với trường hợp I (USD/VND) ................... 35 Bảng 2.9: Kết quả mô hình ECM với trường hợp II (USD/VND).................. 36 Bảng 2.10: Kết quả hồi quy đối với tỷ giá EUR/VND và JPY/VND ............. 37 Bảng 2.11: Kết quả kiểm định tính dừng cho Ut (EUR/VND và JPY/VND) . 37 Bảng 2.12: Kết quả kiểm định tự tương quan (EUR/VND)............................ 38 Bảng 2.13: Kết quả kiểm định tự tương quan (JPY/VND) ............................. 38 Bảng 2.14: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi (EUR/VND) ........ 39 Bảng 2.15: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi (JPY/VND).......... 39 Bảng 2.16: Kết quả kiểm định PPP đối với tỷ giá EUR/VND và JPY/VND.. 40 Bảng 2.17: Kết quả mô hình ECM trường hợp I (EUR/VND và JPY/VND) . 40 Bảng 2.18: Kết quả mô hình ECM trường hợp II (EUR/VND và JPY/VND) 41 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam SV: Hà Thị Cẩm Tú GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc DANH MỤC BIỂU ĐỒ Đồ thị 1: logarit tự nhiên của tỷ giá USD/VND ............................................. 28 Đồ thị 2: logarit tự nhiên của tỷ giá EUR/VND.............................................. 28 Đồ thị 3: logarit tự nhiên của tỷ giá JPY/VND ............................................... 28 Đồ thị 4: logarit tự nhiên của giá hàng hóa (USD) ......................................... 28 Đồ thị 5: logarit tự nhiên của giá hàng hóa (EUR) ......................................... 28 Đồ thị 6: logarit tự nhiên của giá hàng hóa (JPY)........................................... 28 Đồ thị 7: logarit tự nhiên của giá hàng hóa (VND)......................................... 29 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PPP : Lý thuyết Ngang giá sức mua ECM : Mô hình hiệu chỉnh sai số CPI : Chỉ số giá tiêu dùng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam SV: Hà Thị Cẩm Tú GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc1 Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết Với sự phát triển nhanh mạnh và liên tục của các nền kinh tế trên thế giới, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của Việt Nam ngày càng được mở rộng ra các nước. Do đó, việc quan tâm đến vấn đề thanh toán, định giá, so sánh, phân tích đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả là rất quan trọng và ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đơn vị thanh toán không chỉ là đồng tiền của một quốc gia mà còn phải sử dụng đồng tiền ngoại tệ khác. Mặt khác, khi các hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển thì đòi hỏi Việt Nam phải có sự tính toán về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Nhờ đó, phạm trù tỷ giá được nảy sinh trong mối quan hệ với Lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP). Tỷ giá là một công cụ rất quan trọng và để đánh giá xem liệu tỷ giá có thực sự có hiệu quả và linh hoạt trong nền kinh tế hay không cần xem xét chặt chẽ với PPP. Nếu tỷ giá thực không tuân theo một lý thuyết nào hay tỷ giá thực đi theo một bước đi ngẫu nhiên thì thị trường sẽ trở nên khó kiểm soát và nguy cơ đối với nền kinh tế rất dễ xảy ra. Có thể nói, PPP là cơ sở cho hầu hết các mô hình tỷ giá, sẽ không còn giá trị gì nếu Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên đúng. Do vậy, việc kiểm định xem tỷ giá có tuân theo Lý thuyết PPP là thật sự quan trọng. Trên thực tế, việc kiểm định Lý thuyết PPP đối với nước trên thế giới không còn mấy xa lạ. Có rất nhiều tác giả, tác phẩm với cách này hay cách khác xem xét vấn đề này trên nhiều góc độ và khoảng thời gian khác nhau. Do đó, cũng có rất nhiều kết quả khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề đáng quan tâm này lại chưa được chú ý đến. Trong khi, kiểm định thực nghiệm của giá thuyết này có một ý nghĩa đặc biệt. Ngoài ra, bên cạnh việc kiểm định các mô hình, các nhà nghiên cứu trên thế giới còn tập trung quan tâm vào việc xác định giá trị hay thời gian để biến động tỷ giá trong ngắn hạn có thể để quay trở lại giá trị cân bằng trong dài hạn. Các kết quả từ những nghiên cứu này là những cơ sở tin cậy cho chính phủ, các nhà chức trách để xem xét, đưa ra các kết luận, chính sách quản lý - điều chỉnh tỷ giá hối đoái; cho các Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam SV: Hà Thị Cẩm Tú GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc2 nhà đầu tư trong nước và ngoài nước xem xét sự vận động và biến chuyển của tỷ giá để có cái nhìn tốt hơn và các quyết định tài chính đúng đắn. Xuất phát từ những yêu cầu trên và tầm quan trọng của việc đánh giá mô hình tỷ giá dựa trên Lý thuyết PPP, đồng thời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam, tôi quyết định chọn đề tài: “Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam. - Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về Ngang giá sức mua (PPP) và tỷ giá hồi đoái. - Đo lường tốc độ quay trở lại trạng thái cân bằng của tỷ giá. - So sánh kết quả với các nghiên cứu thực nghiệm khác trên thế giới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: kiểm định Lý thuyết PPP đối với tỷ giá USD/VND, EUR/VND và JPY/VND ở Việt Nam thông qua tỷ giá danh nghĩa và chỉ số giá. Thời gian: từ tháng 1/2004 đến tháng 12/2013. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin và số liệu từ các trang web: www.imf.org, www.bls.gov, www.rateinflation.com, www.vietcombank.com.vn và www.gso.gov.vn, trên các tạp chí, sách báo từ đó hệ thống lại và viết thành bài chuyên đề.  Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê mô tả và so sánh với những số liệu thực tế, các bảng biểu cũng như đồ thị minh hoạ; phương pháp phân tích hồi quy; các mô hình hồi quy tổng thể, sử dụng các kiểm định: Dickey-Fuller (ADF), Breusch –Godfrey (BG), White – test, kiểm định ECM thông qua sử dụng các phần mềm eviews, excel để xử lý số liệu. 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời cám ơn, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, bài nghiên cứu có 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Lý thuyết PPP và tỷ giá hối đoái Chương 2: Kiểm định Lý thuyết PPP đối với tỷ giá USD/VND ở Việt Nam Chương 3: Thảo luận kết quả Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam SV: Hà Thị Cẩm Tú GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc3 Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Lý thuyết PPP và tỷ giá hối đoái 1.1 Giới thiệu chung về PPP 1.1.1 Khái niệm Thuyết ngang giá sức mua ban đầu được phát triển bởi nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo vào thế kỉ 19. Nhưng chính Gustar Cassel, một nhà kinh tế người Thụy Điển mới là người phổ biến rộng rãi PPP vào những năm 20 của thế kỉ XX. Lý thuyết ngang giá sức mua chủ yếu dựa trên “Luật một giá” và giả định rằng trong một thị trường hiệu quả, mỗi loại hàng hóa nhất định chỉ có một mức giá. Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa được xem là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài khi chuyển đổi từ đơn vị nội tệ sang ngoại tệ và ngược lại. Ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền chỉ đơn thuần là sự so sánh mức giá hàng hóa tính bằng nội tệ và ngoại tệ ở hai nước mà không đề cập đến chi phí vận chuyển quốc tế, thuế quan, Một cách tổng quan, Lý thuyết Ngang giá sức mua xem xét mối quan hệ giữa chỉ số giá và tỷ giá hối đoái, cụ thể lý thuyết này giải thích tỷ giá hối đoái thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi trong chỉ số giá của các nước. Khi nghiên cứu học thuyết ngang giá sức mua ta sẽ giải thích được cơ sở nào để hình thành tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia và xu hướng biến động của tỷ giá, cũng như mối quan hệ giữa tỷ giá và ngang giá sức mua. 1.1.2 Luật 1 giá - Định nghĩa: Khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo và bỏ qua các rào cản thương mại, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thì các hàng hóa giống hệt nhau trên các thị trường khác nhau sẽ có giá như nhau khi quy về một đồng tiền. Ví dụ: 1 tấn dầu thô ở Nam Phi sẽ có giá bán bằng với giá bán ở Việt Nam. Hay 1 tấn gạo ở Thái Lan sẽ có giá bằng 1 tấn gạo cùng loại ở Việt Nam. Trư ờng Đạ i họ c K i tế H uế Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam SV: Hà Thị Cẩm Tú GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc4 - Công thức: Pi = S . Pi* Trong đó: Pi – giá hàng hóa i ở trong nước Pi* - giá hàng hóa i ở nước ngoài S – tỷ giá giao ngay - Trong chế độ tỷ giá cố định: “Trạng thái cân bằng của luật một giá thiết lập thông qua quá trình chu chuyển hàng hóa từ nơi thấp đến nơi cao, làm cho giá cả ở các thị trường khác nhay thay đổi và trở nên cân bằng với nhau.” Giả sử: Pi > S . Pi* : giá trong nước cao hơn nước ngoài và do S cố định nên kinh doanh chênh lệch giá hàng hóa làm giá cân bằng ở hai quốc gia. - Trong chế độ tỉ giá thả nổi: “Trạng thái cân bằng của luật một giá thiết lập trở lại thông qua sự thay đổi tỉ giá hơn là giá cả. Quá trình này nhanh và hiệu quả hơn.” Giả sử: Pi > S . Pi* : giá trong nước cao hơn nước ngoài. Lúc này, tỷ giá S sẽ điều chỉnh theo hướng tăng lên. 1.1.3 Phân loại 1.1.3.1 PPP tuyệt đối Nếu đẳng thức Pi = S . Pi* đúng cho mọi hàng hóa, dịch vụ thì khi tính giá một rổ hàng hóa và dịch vụ giống nhau ta cũng có: S = ∗ Trong đó: P – giá rổ hàng hóa, dịch vụ ở trong nước P* - giá rổ hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài S – tỷ giá giao ngay - Ưu điểm: Giải thích sự thay đổi tỷ giá một cách đơn giản. - Nhược điểm: Độ chính xác khó kiểm chứng vì rổ hàng hóa ở mỗi quốc gia là khác nhau và tỷ trọng hàng hóa trong rổ hàng hóa cũng khác nhau. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Kiểm định lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam SV: Hà Thị Cẩm Tú GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc5 1.1.3.2 PPP tương đối ∆S – tỷ lệ % tỷ giá thay đổi sau 1 năm ∆P – tỷ lệ % thay đổi giá cả trong nước ∆P* – tỷ lệ % thay đổi giá cả ở nước ngoài - Giả sử: P = S . P* được duy trì tại một thời điểm nhất định Sau 1 năm: P(1 + ∆P) = S(1 + ∆S) . P*(1 + ∆P*) (1 + ∆P) = (1 + ∆S) . (1 + ∆P*) Ta có: ∆S = ∆ ∆ ∗ ∆ ∗ 1.1.4 Vai trò của lý thuyết Ngang giá sức mua PPP - Tỷ giá hối đoái theo ngang giá sức mua sẽ cân bằng sức mua của hai loại tiền tệ khác nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hóa nhất định. - Loại tỷ giá đặc biệt này thường được sử dụng để so sánh chất lượng cuộc sống của người dân tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau. - Điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền sẽ cho kết quả khả quan hơn là chỉ đơn thuần so sánh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia sử dụng các đồng tiền đó. (Tuy nhiên việc điều chính tỷ giá hối đoái cũng gây nhiều tranh cãi vì việc tạo ra một giỏ hàng hóa để so sánh sức mua tiền tệ giữa các quốc gia là vô cùng khó k
Luận văn liên quan