Để kiểm soát hiệu quả rủi ro thị trường, đã có nhiều mô hình kinh tế - tài chính
được phát triển nhằm lượng hóa, dự báo tổn thất có thể xảy ra trong những điều kiện
nhất định của thị trường và của nền kinh tế. Tuy nhiên đối với thị trường chứng khoán
Việt Nam, rủi ro thị trường hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các quyết định
đầu tư dựa trên phân tích định tính là chính. Được xây dựng từ năm 1993, thước đo
Giá trị chịu rủi ro gọi tắt là VaR (Value at Risk) được xem là công cụ có tính đột phá
và nhanh chóng được giới khoa học tài chính công nhận và áp dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm
tra tính hiệu quả hay tính chính xác của các phương pháp ước lượng VaR trong điều
kiện thị trường ở Việt Nam, đặc biệt là trên phương diện sự ảnh hưởng của số lượng
dữ liệu quá khứ - một cách tiếp cận hoàn toàn mới so với các nghiên cứu trước đây.
Do đó, mục đích của nghiên cứu là xác định mối quan hệ giữa độ chính xác của
mô hình VaR với số lượng dữ liệu quá khứ sử dụng trong quá trình tính toán, cụ thể là
xem xét mối quan hệ này khi có sự khác biệt trong các phương pháp ước lượng và độ
tin cậy ước lượng. Từ đó đưa ra một số kiến nghị cho các nhà đầu tư trong việc sử
dụng mô hình VaR như một công cụ quản trị rủi ro thị trường.
Trên cơ sở tiếp cận về mặt lý thuyết và thực nghiệm, kết hợp với hệ thống hóa
các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, đề tài đã tiến hành ước
lượng và từ đó kiểm định mô hình VaR, cụ thể là trong trường hợp ứng dụng hai
phương pháp là phương pháp lịch sử và phương pháp phương sai – hiệp phương sai.
Nghiên cứu thực hiện với 10 cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ đầu năm 2002 đến đầu năm 2014.
Các dữ liệu giá lịch sử sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê STATA,
Eviews và Excel.
126 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kiểm định mô hình var (value at risk) dựa trên sự ảnh hưởng của số lượng dữ liệu quá khứ tại thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VAR (VALUE AT RISK)
DỰA TRÊN SỰẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LƯỢNG
DỮLIỆU QUÁ KHỨTẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nhật Ánh Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: K44A TCNH ThS. Đoàn Như Quỳnh
Niên khóa: 2010 - 2014
Huế, tháng 5 năm 2014
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến
thức chuyên ngành, các nghiên cứu trong và ngoài nước dưới sự hướng dẫn của
giảng viên ThS. Đoàn Như Quỳnh.
Những thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn
gốc và ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Những số liệu thu thập và tổng hợp
của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. Đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học hay khóa luận tốt nghiệp nào.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Nhật Ánh
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban
giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại hoc Huế, các thầy cô trong khoa Kế toán –
Tài chính, những người đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức,
phương pháp trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện vừa qua. Vốn kiến thức được
tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề
tài mà còn là hành trang quý giá để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Bên cạnh đó, em cũng xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Thừa Thiên
Huế, các anh chị đang công tác tại phòng Tín dụng đã tạo điều kiện giúp đỡ và chia
sẻ kinh nghiệm thực tế để em có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập cũng như đề
tài khóa luận này.
Đặc biêt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo ThS.
Đoàn Như Quỳnh, người đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Và xin được cảm ơn, chia sẻ niềm vui với gia đình, bạn bè, những người thân
đã luôn ở bên em, giúp đỡ và ủng hộ em về mặt tinh thần.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất
nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức và kinh nghiệm nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý
Thầy, Cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 17 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Nhật Ánh
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các ký hiệu
Danh mục các sơ đồ, đồ thị
Danh mục các biểu bảng
Tóm tắt nghiên cứu
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
5. Giới hạn của đề tài.................................................................................................5
6. Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài ..............5
7. Tính mới và những đóng góp của đề tài................................................................8
8. Bố cục của khóa luận.............................................................................................9
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................10
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ MÔ HÌNH
VAR ...........................................................................................................................10
1.1. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH.....................10
1.1.1. Khái niệm chung về rủi ro .....................................................................10
1.1.2. Rủi ro tài chính ......................................................................................11
1.1.3. Quản trị rủi ro tài chính..........................................................................12
1.2. GIÁ TRỊ CHỊU RỦI RO (VALUE AT RISK).............................................14
1.2.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển ...............................................14
1.2.2. Khái niệm VaR ......................................................................................15
1.2.3. Hạn chế của VaR ...................................................................................19
1.2.4. Các giả thiết của mô hình ......................................................................20
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
1.2.5. Các thông số chính trong phương pháp VaR.........................................21
1.2.6. Cách thức lựa chọn các thông số định lượng trong phân tích mô hình
VaR ................................................................................................................25
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH VAR.............................................................27
1.3.1. Phương pháp phương sai – hiệp phương sai..........................................27
1.3.2. Phương pháp lịch sử ..............................................................................30
1.4. KIỂM ĐỊNH VAR........................................................................................32
CHƯƠNG 2: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VAR TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HOSE) ................................................36
2.1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................36
2.1.1. Các khái niệm ........................................................................................36
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam......37
2.1.3. Rủi ro khi tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam ..................44
2.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................48
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn lựa...............................................................................48
2.2.2. Danh sách 10 loại cổ phiếu ....................................................................49
2.2.3. Nguồn dữ liệu ........................................................................................50
2.2.4. Tính toán những chỉ số cần thiết............................................................50
2.3. TÍNH TOÁN VAR .......................................................................................50
2.3.1. Các thông số được lựa chọn...................................................................51
2.3.2. Phương pháp mô phỏng lịch sử .............................................................51
2.3.3. Phương pháp phương sai - hiệp phương sai ..........................................52
2.4. KIỂM ĐỊNH VAR........................................................................................52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ..................................................................55
3.1. MÔ TẢ DỮ LIỆU ........................................................................................55
3.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ NHẬN XÉT ..................................................58
3.2.1. Phương pháp lịch sử ..............................................................................58
3.2.2. Phương pháp phương sai – hiệp phương sai..........................................61
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................64
1. KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC...............................................................................64
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................65
3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................66
4. ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI ............................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
CTCP Công ty Cổ phần
XNK Xuất nhập khẩu
SXKD Sản xuất kinh doanh
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
Ký hiệu Giải thích
Chỉ số z của phân phối chuẩn ứng với mức ý nghĩa
Tỷ lệ xảy ra thua lỗ thực tế
Kiểm định Chi – bình phương
c Độ tin cậy
n Thời gian tính toán
p Tỷ lệ xảy ra thua lỗ mong muốn
P Giá đóng cửa
P/L Profit/Loss – Lợi nhuận/Lỗ
Pr Xác suất
T Thời gian kiểm định
V0 Giá trị hiện tại
VaR Value at Risk – Giá trị chịu rủi ro
VaR-break Trường hợp xảy ra thua lỗ lớn hơn giá trị VaR
x Số ngày xảy ra VaR-break
Mức ý nghĩa
Tỷ suất sinh lợi trung bình
Phương sai
Kiểm định Tau
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Đồ thị minh họa giá trị VaR ..........................................................................16
Hình 1.2. Mô tả VaR với độ tin cậy 95% của chỉ số NASDAQ 100 ............................17
Hình 1.3. Phương pháp VaR..........................................................................................23
Hình 1.4. VaR với độ tin cậy 95% ................................................................................24
Hình 1.5. Mặt phẳng VaR tương ứng mức tin cậy và thời gian ....................................25
Hình 1.6. Minh họa VaR với độ tin cậy 95% của chỉ số NASDAQ 100 ......................28
Hình 1.7. Minh họa phân phối chuẩn và phân phối có hiện tượng fat-tail....................30
Hình 2.1. Hệ thống thị trường tài chính ........................................................................37
Hình 3.1. Hàm mật độ xác suất của phân phối chuẩn và phân phối Leptokurtic..........57
Hình 3.2. Kết quả kiểm định Kupiec với giá trị VaR 95% được tính bằng phương pháp
Lịch sử ...........................................................................................................................59
Hình 3.3. Kết quả kiểm định Kupiec với giá trị VaR 99% được tính bằng phương pháp
Lịch sử ...........................................................................................................................59
Hình 3.4. Kết quả kiểm định Kupiec với giá trị VaR 95% được tính bằng phương pháp
phương sai – hiệp phương sai........................................................................................61
Hình 3.5. Kết quả kiểm định Kupiec với giá trị VaR 99% được tính bằng phương pháp
phương sai – hiệp phương sai........................................................................................62
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan.........5
Bảng 1.2. Các công cụ định lượng rủi ro.......................................................................13
Bảng 1.3. Tần số xảy ra sự cố mất khả năng thanh toán ...............................................26
Bảng 2.1. Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2005 ................38
Bảng 2.2. Danh sách 10 cổ phiếu được lựa chọn ..........................................................49
Bảng 2.3. Các thông số sử dụng trong đề tài.................................................................51
Bảng 3.1. Các chỉ số thống kê đối với tỷ suất sinh lợi hằng ngày của 10 cổ phiếu ......55
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Để kiểm soát hiệu quả rủi ro thị trường, đã có nhiều mô hình kinh tế - tài chính
được phát triển nhằm lượng hóa, dự báo tổn thất có thể xảy ra trong những điều kiện
nhất định của thị trường và của nền kinh tế. Tuy nhiên đối với thị trường chứng khoán
Việt Nam, rủi ro thị trường hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các quyết định
đầu tư dựa trên phân tích định tính là chính. Được xây dựng từ năm 1993, thước đo
Giá trị chịu rủi ro gọi tắt là VaR (Value at Risk) được xem là công cụ có tính đột phá
và nhanh chóng được giới khoa học tài chính công nhận và áp dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm
tra tính hiệu quả hay tính chính xác của các phương pháp ước lượng VaR trong điều
kiện thị trường ở Việt Nam, đặc biệt là trên phương diện sự ảnh hưởng của số lượng
dữ liệu quá khứ - một cách tiếp cận hoàn toàn mới so với các nghiên cứu trước đây.
Do đó, mục đích của nghiên cứu là xác định mối quan hệ giữa độ chính xác của
mô hình VaR với số lượng dữ liệu quá khứ sử dụng trong quá trình tính toán, cụ thể là
xem xét mối quan hệ này khi có sự khác biệt trong các phương pháp ước lượng và độ
tin cậy ước lượng. Từ đó đưa ra một số kiến nghị cho các nhà đầu tư trong việc sử
dụng mô hình VaR như một công cụ quản trị rủi ro thị trường.
Trên cơ sở tiếp cận về mặt lý thuyết và thực nghiệm, kết hợp với hệ thống hóa
các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, đề tài đã tiến hành ước
lượng và từ đó kiểm định mô hình VaR, cụ thể là trong trường hợp ứng dụng hai
phương pháp là phương pháp lịch sử và phương pháp phương sai – hiệp phương sai.
Nghiên cứu thực hiện với 10 cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ đầu năm 2002 đến đầu năm 2014.
Các dữ liệu giá lịch sử sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê STATA,
Eviews và Excel.
Trư
ờn
Đạ
i họ
Kin
tế H
uế
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ước tính giá trị VaR bằng phương pháp lịch
sử ở cả hai độ tin cậy là 95% và 99% đều cho ra kết quả chính xác nhất với số mẫu
quan sát lịch sử tương đối nhỏ. Trong khi đó, với phương pháp phương sai – hiệp
phương sai, do chịu ảnh hưởng lớn từ đặc điểm phân phối của chuỗi lợi suất các tài sản
nên khi ước lượng với độ tin cậy 99%, mô hình biểu hiện nhiều sai lệch khi gặp hiện
tượng phân phối lợi suất quá nhọn, tuy nhiên kết quả thu được khả quan hơn khi sử
dụng độ tin cậy thấp hơn như 95%.
Kết quả thu được của đề tài cũng đồng nhất với một vài nghiên cứu trước đó
như Dargiri M. N. và cộng sự (2013) về thị trường chứng khoán Malaysia hay đối với
thị trường chứng khoán Ba Lan của Grzegorz Mentel và Jacek Brozyna (2014).
Với những kết quả nghiên cứu có được ở trên, ngoài việc cung cấp một bằng
chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa số lượng dữ liệu quá khứ và độ chính xác của
mô hình – một điều mà trước đây ít nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu cũng đưa ra một
số khuyến nghị cho các nhà đầu tư và nhà quản trị rủi ro trong việc ứng dụng mô hình
VaR để dự báo tổn thất một cách hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
[KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] 2014
SVTH: Nguyễn Nhật Ánh | PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự đổ bể tài chính trong những năm đầu thập niên 90 và những năm gần đây
xảy ra đối với hàng loạt các tổ chức tài chính lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới xuất
phát từ những biến động bất thường trong các điều kiện của thị trường. Hàng tỷ USD
đã bị tổn thất và nhiều bài học bổ ích được rút ra. Thực trạng này đã làm cho rủi ro thị
trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định, giới đầu tư và các
nhà làm luật.
Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam, việc đầu
tư vào thị trường chứng khoán trở thành một kênh đầu tư khá hấp dẫn. Nhưng với tình
hình chung của thế giới nói trên, cùng với bản chất là thị trường mới nổi, còn non trẻ
và chứa nhiều biến động thì việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam chứa
đựng nhiều rủi ro. Trước tình hình lên xuống thất thường của thị trường chứng khoán
như vậy, các nhà đầu tư làm thế nào để nhận dạng, đo lường và kiểm soát được những
rủi ro có thể phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro này, đó là vấn đề quản trị rủi ro.
Mặc dù khái niệm quản trị rủi ro đã ra đời từ lâu và được nghiên cứu, ứng dụng
phổ biến và kiểm nghiệm rất nhiều ở các nước phát triển, được coi như là một trong
những “chìa khóa vàng” cho việc đầu tư hiệu quả; Trong khi đó, ở Việt Nam, thì lý
thuyết về quản trị rủi ro vẫn còn là một khái niệm xa lạ với hầu hết nhà đầu tư cá nhân
và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, những mất mát và thất bại trong kinh
doanh vì sự tác động của khủng hoảng và bất ổn kinh tế, sự thay đổi của chính sách vĩ
mô, sự biến động giá của một số hàng hóa cơ bản, đã buộc những nhà quản lý phải
quan tâm đến rủi ro của các tài sản họ đang nắm giữ. Đó là một tín hiệu đáng mừng
của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Có rất nhiều phương pháp để quản trị rủi ro, và thước đo Giá trị chịu rủi ro
(Value at Risk, gọi tắt là VaR) là một trong những nền tảng lý thuyết để quản trị rủi ro.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
ế
[KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] 2014
SVTH: Nguyễn Nhật Ánh | PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
Được phát triển từ năm 1993, VaR được xem là một công cụ có tính đột phá và hiệu
quả trong đo lường. Hiệp định Basel sửa đổi bổ sung năm 1996 đã xem VaR là nền
tảng để xây dựng hành lang pháp lý, tạo sân chơi thống nhất cho các tổ chức tài chính.
Trong đầu tư cổ phiếu, mô hình VaR được sử dụng phổ biến để xác định và dự báo
mức độ tổn thất tối đa có thể xảy ra, tuy chỉ là một độ đo đơn giản, nhưng khó để mà
ước lượng một cách chính xác nhất.
Trong thời gian 5 năm trở lại đây, quản trị rủi ro tài chính trên cơ sở mô hình
giá trị chịu rủi ro Value at Risk dần dần trở thành một chủ đề học thuật nhận được sự
quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong nước. Tuy nhiên việc tiếp cận mô hình
VaR trên phương diện kiểm định sự chính xác dựa trên sự tác động của số lượng dữ
liệu quá khứ vẫn còn mới mẻ.
Cụ thể hơn, thực tế đã có nhiều nghiên cứu trong nước áp dụng mô hình VaR
như một công cụ tính toán và dự báo, và có một con số khá khiêm tốn hơn đối với
những nghiên cứu tiếp cận mô hình VaR để kiểm định trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. Tuy nhiên, hầu như vẫn chưa có nghiên cứu trong nước nào sử dụng mô
hình VaR với mục đích kiểm định trên phương diện mối quan hệ giữa số quan sát quá
khứ đã sử dụng và độ chính xác của mô hình VaR, mặc dù số lượng dữ liệu quá khứ sử
dụng là một trong những yếu tố tiên quyết quyết định đến sự chính xác của kết quả
ước lượng VaR. Trong khi đó, đã có nhiều đề tài nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu về
vấn đề này ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các nghiên cứu thực
nghiệm trên các thị trường chứng khoán mới nổi đã cho những kết quả vô cùng thiết
thực và hữu ích cho các nhà đầu tư.
Thông qua việc nghiên cứu các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
mục tiêu chính của đề tài là làm sáng tỏ vấn đề: Với từng phương pháp tính toán giá
trị VaR khác nhau thì nên sử dụng bao nhiêu dữ liệu quá khứ là thích hợp; Bởi vì nếu
sử dụng một số lượng lớn quan sát quá khứ, kết quả ước lượng sẽ bị phụ thuộc vào rất
nhiều thông tin lỗi thời và không liên quan, mặt khác, khi sử dụng quá ít số liệu thì kết
quả tính toán không đủ độ tin cậy.
T ư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
[KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] 2014
SVTH: Nguyễn Nhật Ánh | PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
Chính vì lí do đó, việc chọn đề tài: “Kiểm định mô hình VaR (Value at Risk)
dựa trên sự ảnh hưởng của số lượng dữ liệu quá khứ tại thị trường chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh” làm khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn đóng góp về
phương diện lý luận mối quan hệ giữa độ chính xác của mô hình VaR và số lượng dữ
liệu quá khứ, cũng là cơ sở tham khảo cho các nhà đầu tư trên phương diện thực tiễn
để giúp họ có thể lựa chọn cho mình phương án tối ưu nhất trong việc ước tính và
phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế