Trong vòng một thập kỷ qua, cùng với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ
thông tin, thương mại điện tử không còn là một khái niệm mới mẻ. Thương mại
điện tử mang lại cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân mở rộng khả năng
tìm kiếm, quảng bá, truyền thông; tiết kiệm chi phí; rút ngắn về mặt không gian
và thời gian. Xu thế ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong đời sống kinh tế-chính trị- xã hội đã phát triển trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu thế đó.
Tuy nhiên Việt Nam mới đang ở bước đầu của quá trình số học hoá nền kinh
tế. Internet và việc ứng dụng Thương mại điện tử mới chỉ xuất hiện trong vài nă m
gần đây và đang trong giai đoạn sơ khai của nó. Trong khi mà cả hiểu biết và
hành lang pháp lý về thương mại điện tử còn chưa hoàn thiện thì bài học kinh
nghiệm từ các nước đi trước là một thuận lợi vô cùng lớn của Việt Nam
93 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kinh nghiệm áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TÊ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----- -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP MỸ
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thu Huyền
Lớp : A11-KTNT
Khoá : K42
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Việt Hùng.
Hà nội tháng 11/2007
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TÊ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----- -----
TÊN ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP MỸ
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thu Huyền
Lớp : A11-KTNT
Khoá : K42
Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trần Việt Hùng.
Hà nội tháng 11/2007
1
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
MỤC LỤC
Lêi më ®Çu ..................................................................................................... 1
Ch•¬ng I ........................................................................................................ 6
Tæng quan vÒ th•¬ng m¹i ®iÖn tö ................................................................. 6
I/ Kh¸i niÖm chung vÒ Th•¬ng m¹i ®iÖn tö................................................... 6
1. Kh¸i niÖm vÒ TM§T ........................................................................ 6
2. Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña Th•¬ng m¹i ®iÖn tö ........................... 9
3. §Æc ®iÓm cña Th•¬ng m¹i ®iÖn tö ................................................... 13
4. §iÒu kiÖn cÇn thiÕt ®Ó ph¸t triÓn TM§T .......................................... 16
II/ Lîi Ých vµ h¹n chÕ cña TM§T ®èi víi doanh nghiÖp.............................. 20
1. Lîi Ých cña TM§T ®èi víi doanh nghiÖp ......................................... 20
2. H¹n chÕ cña TM§T ®èi víi doanh nghiÖp ....................................... 23
III/ C¸c m« h×nh kinh doanh TM§T phæ biÕn vµ xu h•íng ph¸t triÓn TM§T
trªn thÕ giíi ................................................................................................ 25
1. C¸c m« h×nh kinh doanh TM§T phæ biÕn ........................................ 25
2. Xu thÕ ph¸t triÓn TM§T trªn thÕ giíi .............................................. 32
Ch•¬ng II ..................................................................................................... 34
Thùc tr¹ng ¸p dông th•¬ng m¹i ®iÖn tö ë c¸c doanh nghiÖp Mü ............. 34
I/ Thùc tr¹ng ¸p dông th•¬ng m¹i ®iÖn tö ë c¸c doanh nghiÖp Mü ............. 34
1. T×nh h×nh sö dông Internet ë Mü ..................................................... 34
2. T×nh h×nh ph¸t triÓn TM§T ë Mü .................................................... 35
II/ C¸c doanh nghiÖp Mü ¸p dông thµnh c«ng TM§T ................................ 43
1. Amazon (M« h×nh B2C) .................................................................. 43
2. Dell (M« h×nh B2B) ......................................................................... 48
3. E-Bay (M« h×nh C2C) ...................................................................... 52
III/ Kinh nghiÖm ¸p dông TM§T cña c¸c doanh nghiÖp Mü .................. 57
2
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
1. Chñ ®éng n¾m b¾t c¬ héi do thêi ®¹i kü thuËt sè mang l¹i ............... 57
2. ChuÈn bÞ tèt cho c¬ së h¹ tÇng cña doanh nghiÖp ............................. 58
3. TËn dông triÖt ®Ó nh÷ng lîi thÕ s½n cã ............................................. 59
4. Coi träng vµ ®Æt vÊn ®Ò an ninh m¹ng, b¶o mËt lªn hµng ®Çu ........... 61
5. T×m hiÒu kü vµ quan t©m gãp ý cho khung ph¸p lý .......................... 62
6. T¨ng c•êng hîp t¸c gi÷a c¸c doanh nghiÖp trong n•íc vµ quèc tÕ ... 63
Ch•¬ng III ................................................................................................... 64
Bµi häc kinh nghiÖm ph¸t triÓn TM§T cho c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam 64
I/ Thùc tr¹ng TM§T ë c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam ................................... 64
1. T×nh h×nh ph¸t triÓn Internet vµ c«ng nghÖ th«ng tin ë ViÖt Nam..... 64
2. T×nh h×nh øng dông TM§T ë c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam .............. 67
II/ Bµi häc kinh nghiÖm cho c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam ........................... 78
1. Chñ ®éng t×m hiÓu râ vÒ TM§T vµ øng dông vµo ®iÒu kiÖn
ViÖt Nam ........................................................................................... 78
2. ThËn träng trong viÖc lùa chän vµ x©y dùng m« h×nh TM§T
phï hîp .............................................................................................. 80
3. Chñ ®éng häc hái c¸c n•íc ®i tr•íc ®Ó trau dåi kinh nghiÖm ........... 81
4. Chñ ®éng chuÈn bÞ, n¾m b¾t c¸c kü nghÖ tiªn tiÕn; tÝch cùc ®Çu t• cho
h¹ tÇng c«ng nghÖ vµ nh©n lùc cña doanh nghiÖp ................................ 82
5. Nghiªn cøu vµ tËn dông triÖt ®Ó nh÷ng c¬ héi ph¸t triÓn TM§T ...... 84
6. Coi träng vÊn ®Ò khai th¸c vµ ph¸t triÓn c¸c øng dông TM§T; ®Æt vÊn
®Ò an ninh, b¶o mËt lªn hµng ®Çu......................................................... 85
7. Chñ ®éng gãp ý c¸c chÝnh s¸ch vµ ph¸p luËt vÒ TM§T.................... 87
KÕt LuËn ...................................................................................................... 88
Tµi liÖu tham kh¶o ...................................................................................... 90
Danh môc tõ viÕt t¾t .................................................................................... 91
3
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
LỜI MỞ ĐẦU
Trong vòng một thập kỷ qua, cùng với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ
thông tin, thương mại điện tử không còn là một khái niệm mới mẻ. Thương mại
điện tử mang lại cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân mở rộng khả năng
tìm kiếm, quảng bá, truyền thông; tiết kiệm chi phí; rút ngắn về mặt không gian
và thời gian. Xu thế ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong đời sống kinh tế-
chính trị- xã hội đã phát triển trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu thế đó.
Tuy nhiên Việt Nam mới đang ở bước đầu của quá trình số học hoá nền kinh
tế. Internet và việc ứng dụng Thương mại điện tử mới chỉ xuất hiện trong vài năm
gần đây và đang trong giai đoạn sơ khai của nó. Trong khi mà cả hiểu biết và
hành lang pháp lý về thương mại điện tử còn chưa hoàn thiện thì bài học kinh
nghiệm từ các nước đi trước là một thuận lợi vô cùng lớn của Việt Nam.
1. Mục đích chọn đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Mỹ, phân tích
và đánh giá những thành tựu các doanh nghiệp Mỹ đạt được nhờ ứng dụng
thương mại điện tử; so sánh với bối cảnh và tình hình phát triển thương mại điện
tử ở Việt Nam; khoá luận sẽ đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh
nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng và phát triển thương mại
điện tử thành công hơn.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là kinh nghiệm áp dụng
thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với
các doanh nghiệp Việt Nam.
4
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, khoá luận có sử
dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, thống kê, so sánh,
sơ đồ minh hoạ.
4. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận được chia làm 3
phần:
Chương I : Tổng quan về TMĐT.
Chương II : Thực trạng áp dụng TMĐT ở các doanh nghiệp Mỹ.
Chương III: Bài học kinh nghiệm phát triển TMĐT cho các doanh nghiệp
Việt Nam.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế của bản thân về lĩnh vực
công nghệ thông tin và pháp luật cũng như những khó khăn trong việc thu thập
và tổng hợp tài liệu nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót cần được
điều chỉnh, bổ sung. Chính vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cô giáo và bạn bè để đề tài này có thể hoàn thiện và mang giá
trị thực tế hơn.
Cuối cùng em xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô
giáo trong khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế đã cung cấp cho em những kiến
thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin được cảm ơn
chân thành tới thầy giáo, Tiến sỹ Trần Việt Hùng, người đã tận tình hướng dẫn
để em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày ...tháng...năm...
Sinh viên.
5
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
Lê Thị Thu Huyền.
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I/ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1/ Khái niệm về TMĐT
Tuy mới phát triển mạnh mẽ trong vòng một thập kỷ qua, nhưng thương
mại điện tử đã khẳng định được vị thế và xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện
đại. Internet và thương mại điện tử đã mở ra một thị trường không biên giới khắp
toàn cầu, khái niệm thương mại điện tử (TMĐT) từ đó dần dần được hình thành
và ứng dụng ngày càng phổ biến. Thương mại điện tử được biết đến với nhiều
tên gọi như: thương mại trực tuyến (Online Trade), thương mại điều khiển học
(Cyber Trade) nhưng phổ biến nhất vẫn là TMĐT (Electronic Commerce).
Nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra các khái niệm khác nhau về thương
mại điện tử với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng hiểu theo 1 nghĩa tổng
quát thì thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động
thương mại bằng những phương tiện điện tử. Thương mại điện tử vẫn mang bản
chất như các hoạt động thương mại truyền thống, song thông qua các phương
tiện điện tử, hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn.
1.1. Theo nghĩa rộng
Theo nghĩa rộng, TMĐT là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng các
phươ ng tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá.
Theo Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại
Quốc tế (UNCITRAL) năm 1996: “Thương mại điện tử là việc sử dụng thông tin
6
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại”
(Điều 1), trong đó, theo điều 2(a) thì: "thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo
ra, gửi đi, tiếp nhận, lưu trữ bằng phương tiện quang học và các phương tiện t-
ương tự, bao gồm nhưng không hạn chế ở trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư
điện tử, điện tín, điện báo hoặc fax”.
Thuật ngữ “thương mại” (commerce) bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi
mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan
hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm các giao dịch sau
đây: giao dịch trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại;
uỷ thác hoa hồng (factoring); cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công
trình; tư vấn; kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn; Ngân hàng; bảo
hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về
hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách
bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.
Theo Đại hội đồng WTO: “Thương mại điện tử là việc sản xuất
(production), phân phối (distribution), marketing, bán (sale), hoặc chuyển giao
(distribution) hàng hoá và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”.
Phương tiện điện tử được quy định là các phương tiện truyền tin như: điện
thoại, telex, fax, điện tín, truyền hình, thư điện tử và các phương tiện điện tử
khác.
UN đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn,
tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử phù hợp:
+ Phản ánh các bước TMĐT, theo chiều ngang: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ
hoạt động kinh doanh, bao gồm marketing (M), bán hàng (S), phân phối (D) và
thanh toán (P) thông qua các phương tiện điện tử”.
+ Phản ánh góc độ quản lý Nhà nước, theo chiều dọc thì TMĐT bao gồm:
7
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
- Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT.
- Thông điệp.
- Các quy tắc cơ bản.
- Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực.
- Các ứng dụng.
Mô hình IMBSA đề cập đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển TMĐT.
Như vậy, theo cách tiếp cận theo nghĩa rộng nói trên, thương mại trong
thương mại điện tử không chỉ là buôn bán hàng hoá (trade) theo cách truyền
thống thông thường mà ở phạm vi rộng hơn nhiều trong đó buôn bán hàng hoá,
dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
1.2. Theo nghĩa hẹp
TM ĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua mạng Internet và
các mạng viễn thông khác.
Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Thương mại điện tử
được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua
mạng truyền thông như Internet”.
Như vậy, theo nghĩa hẹp TMĐT là các hoạt động gắn liền với duy nhất
mạng Internet. Tuy rằng có rất nhiều loại hình phương tiện điện tử nhưng trên
thực tế thì mạng Internet là được sử dụng phổ biến và quen thuộc nhất, định
nghĩa theo nghĩa hẹp bắt nguồn từ thực tế đó.
1.3. Theo Luật giao dịch điện tử Việt Nam
Luật giao dịch điện tử của Việt Nam số 51/2005/QH11 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 03 năm 2006 không đưa ra khái niệm thương mại điện tử. Luật
chỉ quy định khái niệm về giao dịch điện tử nhằm quản lý, điều chỉnh các hợp
đồng thương mại điện tử và các hoạt động không có tính chất thương mại (như
8
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
giao dịch dân sự). Theo đó, “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng
phương tiện điện tử” (Điều 4 khoản 6 Luật giao dịch điện tử Việt Nam năm
2005) và cũng quy định cụ thể: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động
dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây,
quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”.
Được xây dựng dựa trên Luật mẫu của UNCITRAL về Thương mại điện tử,
Luật giao dịch điện tử Việt Nam cũng có cách tiếp cận theo nghĩa rộng, tuy
nhiên chú trọng vào định nghĩa giao dịch điện tử thay vì thương mại điện tử.
Việc định nghĩa theo cách “mở” như vậy sẽ tạo ra khả năng ứng dụng cao hơn
rất nhiều trong điều kiện thương mại điện tử còn khá mới lạ đối với các doanh
nghiệp và người tiêu dùng trong nước.
2. Sự hình thành và phát triển của Thƣơng mại điện tử
2.1. Lịch sử hình thành TMĐT
130 năm trước với việc sử dụng điện báo để truyền tin liên quan đến tài
chính như hệ thống chuyển tiền Western Union của Mỹ. Giai đoạn đầu tiên của
TMĐT dưới hình thức điện thoại diễn ra vào năm 1889. Sự hình thành và phát
triển của TMĐT gắn liền với sự hình thành và phát triển của Internet. Internet bắt
nguồn từ một một dự án do Bộ quốc phòng Mỹ khởi xướng vào năm 1969 với
mục tiêu tạo ra mạng máy tính tin cậy kết nối giữa Bộ quốc phòng với nhà thầu
nghiên cứu khoa học quân sự, một khi một liên kết bị phá hỏng thì các máy tính
vẫn có thể kết nối với nhau bằng các mối liên kết khác. Dự án này do cơ quan
quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp (ARPA- Advanced Research Project
Agency). Điều này dẫn tới việc nghiên cứu các công nghệ chuyển mạch gói. Kết
quả là, tới năm 1977, hai giao thức chuyển mạch gói là Giao thức điều khiển
truyền thông (TCP) và Giao thức Internet (IP) được phát minh và trở thành hai
9
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
giao thức cơ bản của Internet. Mạng ARPANET- tiền thân của Internet đã ra đời.
Năm 1973, ARPANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường Đại
học London. Đầu những năm 1980, Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF-National
Science Foundation) thiết lập mạng NSFnet nhằm tạo ra một chuỗi mạng khu
vực, liên kết những ngừơi sử dụng trong khu vực. Năm 1989, mạng Eunet (Châu
Âu) và Aussibnet (Úc) kết nối Internet. Trong thời gian đó, các mạng kỹ thuật IP
cũng xuất hiện ở nhiều nước. Đến năm 1985, mạng NSFnet kết nối hệ thống máy
tính cao tốc xuyên quốc gia ở Mỹ, đánh dấu sự bùng nổ của Internet. Một loạt
các hệ thống đặt hàng từ xa trên máy tính cá nhân xuất hiện mà đầu tiên phải kể
đến là EDI (Electronic Data Interchange- Trao đổi dữ liệu điện tử). Các chuẩn
EDI cho phép các công ty có thể trao đổi các chứng từ và tiến hành giao dịch
thương mại thông qua mạng cá nhân (Private Network), truyền thông tin tài
chính và thanh toán dưới dạng điện tử EFT (Electronic Funds Transfer- chuyển
tiền điện tử). Sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi máy tính cá
nhân được sử dụng rộng rãi không những ở công sở mà ở cả gia đình, nhiều tổ
chức tài chính đã mở rộng công nghệ và mang đến cho khách hàng ngày càng
nhiều dịch vụ. Năm 1993, trình duyệt Web đầu tiên xuất hiện. Đến tháng 10
năm 1994, những quảng cáo banner đầu tiên trên Internet. Việc mua bán không
gian trên trang Web để đặt quảng cáo được tiến hành từ đầu năm 1995. Năm
1995, trên toàn thế giới có 3,2 triệu máy tính và 42 triệu ngưươì kết nối Internet,
từ đây Internet được chính thức công nhận là mạng toàn cầu. Với tính chất quốc
tế và những tiện ích của các dịch vụ Internet, các nhà quảng cáo và sau đó là các
doanh nghiệp đã không bỏ lỡ cơ hội làm ăn trên Internet. Từ đó, một phương
thức kinh doanh mới của thương mại toàn cầu xuất hiện và khái niệm TMĐT ra
đời.
10
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
Sau đó, vào năm 1996, Đạo luật mẫu về TMĐT do UNCITRAL soạn thảo
đã được Liên Hợp Quốc chính thức thông qua, trở thành một cơ sở pháp lý chính
thức cho TMĐT trên thế giới.
2.2. Các giai đoạn phát triển của TMĐT
Dù hình thức trao đổi dữ liệu điện tử- EDI đã có từ đầu những năm 80,
nhưng TMĐT chỉ thực sự bùng nổ cùng với sự tăng tốc của Internet, do đó giai
đoạn phát triển TMĐT được hiểu là TMĐT trên Internet. Căn cứ vào mô hình và
các loại ứng dụng điện tử đặc trưng: Trang Web giới thiệu (Brochureware),
TMĐT (e-commerce), kinh doanh điện tử (e-Business), doanh nghiệp điện tử (e-
Enterprise). Tuy vậy tất cả các giai đoạn đều chỉ có thời gian bắt đầu mà không
có thời gian kết thúc.
a) Giai đoạn “Trang Web giới thiệu” (bắt đầu khoảng giữa năm 1995)
Tuy còn hạn chế về công nghệ, nhưng các công ty đã sớm nhận ra giá trị
của Internet nói chung và Web nói riêng. Cho đến cuối năm 1995, khoảng 34%
trong số 500 công ty hàng đầu thế giới trong danh sách Fortune đã lập trang Web
riêng. Một năm sau, con số này đã lên tới gần 80%.
Các trang Web thế hệ đầu tiên chủ yếu chỉ có dạng tĩnh và chức năng
multimedia đơn giản, mọi giao dịch liên lạc vẫn qua các phương tiện truyền
thống.
b) Giai đoạn “TMĐT” (bắt đầu khoảng giữa năm 1997)
Giai đoạn này bước đầu là tập trung vào các ứng dụng cho phép tiến hành
giao dịch và tương tác giữa công ty với khách hàng là ngươì tiêu dùng qua
Internet. Như vậy, TMĐT mới chỉ dừng lại ở việc mua bán trên mạng. Các hãng
lớn như e-Toys, e-Trade, Reel.com đều sử dụng công cụ cho phép cá nhân hoá
(personalization), tự phục vụ (self-service), sự trực tiếp (immediacy), và thông
11
Khoá luận tốt nghiệp
_______________________________________________________________
tin (information). Nhiều ứng dụng tại các công ty lớn như MCI worldcom hay
AT&T cho phép ngươì tiêu dùng trả tiền trên mạng, hợp nhất hoá đơn, phân tích
và báo cáo, xử lý thanh toán.
Giai đoạn này còn đặc trưng bởi “chứng nghiện.com” (.com mania): trong
thế giới B2C, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của một công ty là khả
năng xây dựng thương hiệu Internet (thương hiệu.com), khả năng tiếp thị đến
khách hàng, cá biệt