Nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam hiện nay đang ngày càng
gia tăng, bởi đời sống phát triển, thu nhập cải thiện, đi đôi với yêu cầu về chất
lượng sản phẩm ngày càng khắt khe so với trước kia. Do vậy, việc lựa chọn
mua sắm ở các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, hay trung tâm thương
mại đang dần trở nên phổ biến ở nước ta. Cũng xuất phát từ nhu cầu này, rất
nhiều siêu thị đang mọc lên nhanh chóng, tập trung chủ yếu ở các thành phố
lớn, làm cho hệ thống bán lẻ nước ta phát triển rất sôi động trong những nă m
gần đây, hứa hẹn một nền công nghiệp bán lẻ hiện đại hơn, chuyên nghiệp
hơn.
Tuy nhiên, sau hơn một năm gia nhập WTO, nước ta đã cam kết mở cửa
ở hầu hết các lĩnh vực, và ngành phân phối bán lẻ cũng không nằm ngoại lệ.
Từ tháng 1/2007, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu 49% số vốn trong
các công ty kinh doanh về phân phối. Và từ năm 2009, các nhà bán lẻ nước
ngoài có quyền đầu tư 100% số vốn vào Việt Nam. Đó thực sự là một mối lo
ngại đối với các nhà bán lẻ Việt Nam, vì trong thời điểm hiện nay, họ đã phả i
cạnh tranh với một số hãng bán lẻ rất chuyên nghiệp đóng góp 49% số vốn,
như Metro, Big C. Và trong chưa đầy một năm tới, ngành bán lẻ mới bắt đầu
trưởng thành của nước ta sẽ còn phải đương đầu với những tên tuổi phân phối
nổi tiếng gạo cội trên thế giới đang ngấp nghé xâm nhập thị trường Việt Nam,
như Walmart (Mỹ) hay Dairy Farm (Hồng Kông). Lợi thế lớn nhất của các
hãng phân phối bán lẻ này chính là kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp và
hiện đại, điều mà các nhà phân phối Việt Nam còn chưa có được và đang cố
gắng cải thiện.
Cũng phải nói rằng, việc các nhà phân phối nước ngoài thâm nhập vào
thị trường Việt Nam không hẳn là tín hiệu xấu đối với thị trường bán lẻ nước
ta. Bởi vì khi phải cạnh tranh cũng như là m việc cùng với trình độ kỹ thuật và
tính chuyên nghiệp của họ, các nhà bán lẻ Việt Nam cũng có thể học tập
không ít kinh nghiệm quản lý kinh doanh của họ, từ đó có thể nhanh chóng tự
phát triển, và phát huy thương hiệu bán lẻ quốc gia.
93 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ trên thế giới và giải pháp vận dụng đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HỆ THỐNG BÁN LẺ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Minh Thuỷ
Lớp : Pháp 4 – K43F
Khoá : 43
Giáo viên hướng dẫn : GS.,TS Nguyễn Thị Mơ
Hà Nội, tháng 6/2008
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
MỤC LỤC
Mục lục ......................................................................................................... 2
Lời mở đầu.................................................................................................... 4
Chƣơng 1. Tổng quan về hệ thống bán lẻ và quản lý bán lẻ ...................... 6
I. Hệ thống bán lẻ ....................................................................................... 6
1. Khái niệm liên quan đến bán lẻ và hệ thống bán lẻ ............................. 6
2. Phân loại hệ thống bán lẻ .................................................................... 7
3. Đặc điểm chung của hệ thống bán lẻ hiện đại ................................... 12
4. Vai trò của hệ thống bán lẻ ............................................................... 14
II. Quản lý hệ thống bán lẻ ................................................................... 16
1. Sự cần thiết phải quản lý hệ thống bán lẻ .......................................... 16
2. Khái niệm, mục đích, nội dung, yêu cầu của công tác quản lý bán lẻ 16
CHƢƠNG 2. Phân tích kinh nghiệm quản lý bán lẻ của một số nƣớc, và
thực trạng quản lý hệ thống bán lẻ ở việt nam ......................................... 19
I. Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của một số nước trên thế giới .. 19
1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của Mỹ thông qua việc quản lý
tập đoàn Walmart ................................................................................. 19
2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của Pháp thông qua việc quản lý
tập đoàn Carrefour ................................................................................ 32
3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của Hàn Quốc thông qua việc
quản lý tập đoàn Shinsegae ................................................................... 38
4. Nhận xét chung về kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của các nước
............................................................................................................. 47
II. Phân tích thực trạng quản lý hệ thống bán lẻ ở Việt Nam ................. 47
1. Thực trạng hoạt động của hệ thống bán lẻ Việt Nam ........................ 47
2. Thực trạng quản lý hoạt động bán lẻ ở Việt Nam .............................. 62
2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
3. Nhận xét chung ................................................................................. 71
CHƢƠNG 3. Giải pháp vận dụng kinh nghiệm của các nƣớc về quản lý
hệ thống bán lẻ trong thời gian tới ............................................................ 73
I. Dự báo sự phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới
............................................................................................................. 73
II. Các giải pháp để vận dụng kinh nghiệm của các nước trong quản lý hệ
thống bán lẻ ở Việt Nam ....................................................................... 75
1. Nhóm giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Mỹ thông qua tập đoàn
Walmart................................................................................................ 75
2. Nhóm giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Pháp thông qua kinh
nghiệm của tập đoàn Carrefour ............................................................. 80
3. Nhóm giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc thông qua kinh
nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của tập đoàn Shinsegae ....................... 84
Kết luận ....................................................................................................... 90
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 91
3
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam hiện nay đang ngày càng
gia tăng, bởi đời sống phát triển, thu nhập cải thiện, đi đôi với yêu cầu về chất
lượng sản phẩm ngày càng khắt khe so với trước kia. Do vậy, việc lựa chọn
mua sắm ở các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, hay trung tâm thương
mại đang dần trở nên phổ biến ở nước ta. Cũng xuất phát từ nhu cầu này, rất
nhiều siêu thị đang mọc lên nhanh chóng, tập trung chủ yếu ở các thành phố
lớn, làm cho hệ thống bán lẻ nước ta phát triển rất sôi động trong những năm
gần đây, hứa hẹn một nền công nghiệp bán lẻ hiện đại hơn, chuyên nghiệp
hơn.
Tuy nhiên, sau hơn một năm gia nhập WTO, nước ta đã cam kết mở cửa
ở hầu hết các lĩnh vực, và ngành phân phối bán lẻ cũng không nằm ngoại lệ.
Từ tháng 1/2007, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu 49% số vốn trong
các công ty kinh doanh về phân phối. Và từ năm 2009, các nhà bán lẻ nước
ngoài có quyền đầu tư 100% số vốn vào Việt Nam. Đó thực sự là một mối lo
ngại đối với các nhà bán lẻ Việt Nam, vì trong thời điểm hiện nay, họ đã phải
cạnh tranh với một số hãng bán lẻ rất chuyên nghiệp đóng góp 49% số vốn,
như Metro, Big C. Và trong chưa đầy một năm tới, ngành bán lẻ mới bắt đầu
trưởng thành của nước ta sẽ còn phải đương đầu với những tên tuổi phân phối
nổi tiếng gạo cội trên thế giới đang ngấp nghé xâm nhập thị trường Việt Nam,
như Walmart (Mỹ) hay Dairy Farm (Hồng Kông). Lợi thế lớn nhất của các
hãng phân phối bán lẻ này chính là kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp và
hiện đại, điều mà các nhà phân phối Việt Nam còn chưa có được và đang cố
gắng cải thiện.
Cũng phải nói rằng, việc các nhà phân phối nước ngoài thâm nhập vào
thị trường Việt Nam không hẳn là tín hiệu xấu đối với thị trường bán lẻ nước
ta. Bởi vì khi phải cạnh tranh cũng như làm việc cùng với trình độ kỹ thuật và
tính chuyên nghiệp của họ, các nhà bán lẻ Việt Nam cũng có thể học tập
không ít kinh nghiệm quản lý kinh doanh của họ, từ đó có thể nhanh chóng tự
phát triển, và phát huy thương hiệu bán lẻ quốc gia.
Với mong muốn nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý của các hãng phân
phối bán lẻ lớn trên thế giới và giải pháp áp dụng đối với Việt Nam, tôi đã
4
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
chọn đề tài “Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ trên thế giới và giải pháp
vận dụng đối với Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm về quản lý hệ thống bán lẻ của một số
nước và phân tích thực trạng quản lý bán lẻ của Việt Nam, mục đích nghiên
cứu của khoá luận là nhằm rút ra một só giải pháp để cải thiện tình hình quản
lý bán lẻ ở Việt Nam, cũng như tăng cường sức cạnh tranh của các nhà phân
phối nội địa.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là kinh nghiệm quản lý của một số
hệ thống bán lẻ lớn trên thế giới, và thực trạng quản lý hệ thống phân phối
bán lẻ của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là tập trung phân tích kinh nghiệm
quản lý bán lẻ ở Mỹ, Pháp và Hàn Quốc thông qua hoạt động quản lý của các
tập đoàn Walmart, Carrefour và Shinsegae.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng các phương pháp
phân tích tổng hợp, hệ thống hoá và so sánh.
5. Bố cục khoá luận
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của
khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về hệ thống bán lẻ và quản lý hệ thống bán lẻ
Chương 2. Phân tích kinh nghiệm quản lý bán lẻ của một số nước trên
thế giới, và thực trạng quản lý hệ thống bán lẻ ở việt nam
Chương 3. Giải pháp để Việt Nam vận dụng kinh nghiệm của các nước
về quản lý hệ thống bán lẻ
Hy vọng qua việc nghiên cứu khóa luận về quản lý hệ thống bán lẻ, tôi
có thể nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề này một cách hệ thống và khoa
học hơn.
Em xin chân thành cảm ơn giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Mơ đã giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
5
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁN LẺ VÀ
QUẢN LÝ BÁN LẺ
I. HỆ THỐNG BÁN LẺ
1. Khái niệm liên quan đến bán lẻ và hệ thống bán lẻ
Trước khi đi vào nghiên cứu tình hình hoạt động và quản lý hệ thống
bán lẻ, cần làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến hệ thống phân phối
bán lẻ sau:
Bán lẻ là một hình thức phân phối hàng hoá, vì vậy trước tiên phải
nghiên cứu khái niệm Phân phối hàng hoá:
Phân phối hàng hoá:
Phân phối hàng hoá là chiếc cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu
thụ. Đây là lĩnh vực hoạt động thương mại rất rộng, với nhiều kênh khác
nhau.
Kênh phân phối hàng hoá được hình dung như một chuỗi gồm các
trung gian khác nhau tạo nên đường đi của sản phẩm, dịch vụ từ người sản
xuất đến người tiêu dùng. Trung gian trong các kênh phân phối có thể là đại
lý môi giới, người bán sỉ hoặc lẻ. [4] Có 2 hình thức phân phối chính, đó là
phương thức bán sỉ và phuơng thức bán lẻ.
Bán lẻ:
Bán lẻ là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà
sản xuất hoặc nhà bán sỉ, rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùng [24], bán
lẻ chính là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá. Qua định nghĩa
trên, có thể thấy đối với nhà bán lẻ, mục đích chính của họ chính là thu lợi
nhuận. Tối đa hoá lợi nhuận chính là động lực để các nhà bán lẻ tăng cường
công tác quản lý, giảm thiểu chi phí và tăng cường chất lượng của sản phẩm
mà mình cung cấp để thu hút khách hàng. Đối với Nhà nước, hoạt động bán lẻ
là một trong các phương tiện quan trọng cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến
tay người dân. Đối với người tiêu dùng, đến với hệ thống bán lẻ chính là để
thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Như vậy,
6
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
mục đích của hoạt động bán lẻ đối với mỗi đối tượng là khác nhau, nhưng đều
thể hiện vai trò quan trọng của bán lẻ đối với mỗi cá nhân, tổ chức nói riêng,
và đối với nền kinh tế nói chung.
Người thực hiện chức năng bán lẻ chính là các nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ
là người chuyên bán một số chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cho
người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân [24]. Nhà bán lẻ cũng là
người thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này.
Hệ thống bán lẻ:
Cho đến nay, các nhà kinh tế vẫn chưa đưa ra một cách hiểu cụ thể nào
về khái niệm “hệ thống bán lẻ”. Do vậy, dựa trên khái niệm về Hệ thống: “Hệ
thống là sự tổ hợp của các phần tử có mối liên hệ, tương tác với nhau”, khoá
luận xin đưa ra cách hiểu về khái niệm “hệ thống bán lẻ” như sau:
Trên phương diện vĩ mô, hệ thống bán lẻ của một vùng dân cư là tập
hợp tất cả các hình thức bán lẻ và các hoạt động kinh doanh bán lẻ nằm trong
khu vực dân cư đó. Trong phạm vi doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ cũng được
dùng để chỉ toàn bộ các cửa hàng kinh doanh bán lẻ của một doanh nghiệp
hay tập đoàn bán lẻ. Ví dụ: hệ thống bán lẻ Hapro, hệ thống bán lẻ
Coopmart… Tập hợp các cửa hàng này có thể bao gồm cả các cửa hàng cùng
loại và không cùng loại. Ví dụ: hệ thống bán lẻ của công ty Hapro bao gồm cả
các siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện ích, còn hệ thống bán lẻ
của Big C chỉ bao gồm các siêu thị.
Chuỗi bán lẻ là một hình thức hoạt động của nhà bán lẻ ở mức cao cấp
dưới dạng một loạt các cửa hàng cùng loại được phân bố ở các địa bàn khác
nhau trong một khu vực, có cùng phương thức kinh doanh, chủng loại hàng
hoá, văn hoá doanh nghiệp.
2. Phân loại hệ thống bán lẻ
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều hệ thống bán
lẻ, trong đó tiêu biểu là hai hệ thống bán lẻ chính đang tồn tại trên thị trường
và được phân loại dựa trên trình độ công nghệ của cung cấp và dự trữ hàng
7
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
hoá, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kinh doanh. Hai hệ thống đó là: hệ thống
phân phối bán lẻ truyền thống và hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Khoá
luận đã thể hiện hai hệ thống này qua sơ đồ dưới đây:
Hình 1. Sơ đồ phân loại hệ thống bán lẻ
2.1. Hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống
Hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống là tập hợp các hình thức bán
lẻ đã tồn tại từ lâu, với phương thức cung cấp và dự trữ hàng hoá đơn giản,
người bán hàng chính là người phục vụ khách hàng, ít có sự tổng hợp nhiều
chủng loại hàng hoá. Phương thức này thường do cá nhân, hộ gia đình kinh
doanh.
Hình 2. Sơ đồ hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống
8
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Từ hình 3, có thể thấy hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống bao gồm
các loại hình chủ yếu sau:
Chợ: là nơi buôn bán hàng hoá công cộng, thường được tổ chức ngoài
trời. Thông thường mỗi người bán lẻ chỉ bán một số loại hàng hoá nhất định.
Tỷ trọng hàng hoá chiếm nhiều nhất là hàng thực phẩm tươi sống. Bên cạnh
các chợ tổng hợp, còn có các chợ chuyên doanh như: chợ vải, chợ đồ điện
tử,… Hiện nay, chợ vẫn là loại hình bán lẻ phổ biến nhất ở nước ta.
Hợp tác xã: là hình thức tổ chức sản xuất tập thể tự cung tự cấp của
người lao động, dựa trên cơ sở chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và
chế độ phân phối sản phẩm theo lao động. Hiện nay, hình thức này thường có
ở các vùng nông thôn.
Cửa hàng tạp hoá: là cửa hàng kinh doanh thường có diện tích nhỏ từ
11-18m2, kinh doanh nhiều loại hàng hoá, chủ yếu là các sản phẩm thiết yếu,
các loại đồ gia dụng. Ở nông thôn hay thành thị Việt Nam đều có nhiều cửa
hàng loại này.
2.2. Hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại
Hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại là loại hình phân phối sử dụng
phương thức cung cấp và dự trữ hàng hoá hiện đại, phương thức bán hàng chủ
yếu là tự phục vụ, kinh doanh nhiều chủng loại mặt hàng cùng một lúc, và có
quy mô lớn hơn các hình thức bán lẻ truyền thống. Hệ thống này rất đa dạng
9
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
trong các loại hình kinh doanh và hiện nay được biết đến với tốc độ phát triển
rất nhanh.
Hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại bao gồm:
Siêu thị: là cửa hàng bán lẻ hiện đại, kinh doanh tổng hợp với chủng
loại hàng hoá và dịch vụ phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng và đạt được
doanh thu cao, có vị trí thuận lợi, đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh
nhất định với những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, có trình độ quản lý, tổ
chức kinh doanh với phương thức phục vụ văn minh, người mua hàng tự phục
vụ chính mình, từ đó tạo khả năng thoả mãn tốt nhất nhu cầu mua sắm của
mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. [2]
Hình 3. Sơ đồ hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại
Trong tất cả các loại hình của hệ thống bán lẻ, siêu thị là hình thức đại
diện cho loại hình bán lẻ hiện đại, bởi nó hội tụ đầy đủ các đặc trưng của bán
lẻ hiện đại, đó là: tính chất đa dạng về chủng loại hàng hoá, hoạt động kinh
doanh phức tạp, tập trung các mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng.
Nhìn vào hệ thống siêu thị của một khu vực người ta có thể đoán biết được
mức độ phát triển của hệ thống bán lẻ ở khu vực đó. Phân loại theo quy mô
của siêu thị, ta có các loại hình siêu thị sau: đại siêu thị (hypermarket), siêu
thị (supermarket), siêu thị nhỏ.
10
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ở Việt Nam, theo Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại, các siêu
thị được phân loại như sau:
Siêu thị hạng I là các siêu thị có diện tích 5,000 m2 và 20,000 tên hàng
trở lên đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp; diện tích 1000 m2 và
2,000 tên hàng trở lên đối với siêu thị chuyên doanh.
Siêu thị hạng II là các siêu thị có diện tích 2,000 m2 và 10,000 tên hàng
trở lên đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp; diện tích 500 m2 và 1,000
tên hàng trở lên đối với siêu thị chuyên doanh.
Siêu thị hạng III là các siêu thị có diện tích 500 m2 và 4,000 tên hàng
trở lên đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp; diện tích 250 m2 và 500
tên hàng trở lên đối với siêu thị chuyên doanh. [5]
Trung tâm thƣơng mại (department store): là cửa hàng thông
thường có diện tích từ 2500 m2 trở lên, bán chủ yếu là các loại hàng hoá phi
thực phẩm và có ít nhất là năm nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực
khác nhau, thông thường là ở các tầng khác nhau. Ở Việt Nam, trung tâm
thương mại thường kinh doanh tổng hợp các cửa hàng, bao gồm cả cửa hàng
chuyên doanh và siêu thị. Ví dụ: trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza,
trung tâm thương mại Vincom,…
Cửa hàng tiện dụng (cửa hàng tiện ích – convenience store): là loại
cửa hàng kinh doanh các loại hàng hoá chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng
thông thường hàng ngày, giá rẻ, yêu cầu chọn lựa không cao, dễ bán, diện tích
nhỏ. Ngoài ra cửa hàng còn kinh doanh một số loại dịch vụ tiện dụng như:
giặt là, điện thoại,.... Ví dụ: hệ thống cửa hàng Hapromart, hệ thống G7
Mart,…
Cửa hàng chuyên doanh (cửa hàng đặc chủng – speciality store): là
cửa hàng chỉ chuyên bán một số chủng loại hàng hoá nhất định, tập hợp hàng
hoá hẹp nhưng sâu. Ví dụ: cửa hàng quần áo Vinatex, cửa hàng thực phẩm
Vissan, cửa hàng sữa Vinamilk…
11
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ngoài các loại hình chủ yếu trên, ở các nước phát triển, hệ thống bán lẻ
hiện đại còn có các hình thức sau:
Trung tâm bán lẻ (superstore, combination store). Ví dụ: Walmart,
K-mart
Cửa hàng giá rẻ (discounted store): lấy chính sách giá cả hấp dẫn
làm tiêu chí hàng đầu để thu hút khách hàng giống như cửa hàng giảm giá, hạ
giá. Ví dụ: Walmart, Ed
Cửa hàng chất lƣợng: Chất lượng cao là yếu tố chính để thu hút
khách hàng và khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập cao.
Kho hàng (warehouse store): là hình thức phân phối bán với số lượng
hàng hoá lớn cho các nhà bán lẻ khác, và cả người tiêu dùng khi có thẻ thành
viên. Ví dụ: Metro, Sam’s Club
Cửa hàng trên mạng (webstore): tất cả các hoạt động giao dịch: đặt
hàng, mua bán đều được tiến hành qua mạng. Ví dụ: amazone.com, ebay.com
3. Đặc điểm chung của hệ thống bán lẻ hiện đại
Các hình thức kinh doanh trong hệ thống bán lẻ hiện đại có các đặc
điểm chung sau:
Khai thác một số nhóm mặt hàng và dịch vụ thích hợp. Các nhà bán lẻ
phải lựa chọn kinh doanh các chủng loại hàng hoá, dịch vụ thích hợp sao cho
phù hợp với mục đích kinh doanh và nhu cầu của các đối tượng khách hàng
mà họ hướng tới. Hơn nữa, việc lựa chọn bán mặt hàng gì, với số lượng bao
nhiêu cũng góp phần tối ưu hoá lợi nhuận của cửa hàng.
Chia những lô hàng lớn thành những đơn vị nhỏ. Để giảm thiểu chi
phí vận tải, hàng hoá ban đầu thường được đóng thành các lô lớn trong các
thùng, kiện hàng rùi chuyển đến cho nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ sau đó sẽ chia
hàng hoá thành các lượng nhỏ hơn, đủ cho tiêu dùng cá nhân và việc sử dụng
của từng hộ gia đình.
12
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Lưu trữ sẵn hàng hoá. Chức năng chính của nhà bán lẻ là phải luôn
giữ được đủ lượng hàng hoá cần thiết trong cửa hàng để người tiêu dùng có
thể mua được ngay khi cần. Người tiêu dùng có thể mua lượng hàng hoá ít
hơn so vói nhu cầu của họ bởi vì họ biết rằng có thể đến mua tiếp lần sau vì
hàng hoá đó luôn có sẵn ở các gian hàng đó. Để đáp ứng được điều này, các
nhà bán lẻ thường phải định kỳ tái cung cấp hàng hoá cho các cửa hàng của
mình và dự đoán lượng tiêu dùng của khách hàng để có thể đáp ứng kịp thời.
Việc kết hợp chặt chẽ với nhà cung cấp và khách hàng, tạo thành chuỗi cung
ứng hàng hoá hiệu quả cũng nhằm để thực hiện tốt chức năng này của bán lẻ.
Trưng bày hàng hoá và dịch vụ cộng thêm. Yêu cầu của trưng bày
hàng hoá ở các cửa hàng bán lẻ hiện đại không chỉ dừng lại ở việc bày đủ
hàng, mà còn phải trưng bày đẹp, có tính nghệ thuật và sáng tạo. Điều này
không chỉ thuận tiện cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm, mà còn
giúp nhà bán lẻ dễ dàng quảng bá các sản phẩm của mình, tạo ấn tượng tốt đối
với khách hàng. Bên cạnh việc bán hàng, các nhà bán lẻ còn cung cấp các
dịch vụ để giúp người tiêu dùng mua hàng và sử dụng hàng một cách dễ dàng
hơn. Hàng hoá có thể được trưng bày và khách