Trên khắp thế giới, không ai còn xa lạ trước những thống kê về số lao
động mất việc, số hợp đồng bị hủy, số công ty đóng cửa hàng ngày. Khi mà
ngay cả những người khổng lồ ở phố Wall cũng phải gục ngã, thì việc hiệu
ứng toàn cầu đánh tan cái “chủ nghĩa kinh nghiệm” vốn rất phổ biến trong
suốt chặng đường kinh doanh của người Việt cũng không mấy bất ngờ.
Chúng ta cũng có thể tự nhận ra rằng các năng lực lãnh đạo hiện nay của
doanh nhân là chưa đáp ứng kịp nhu cầu của thời cuộc. Chính vì thế, “lột xác”
để đi lên chính là việc sống còn. Những nhà lãnh đạo, doanh nghiệp Việt Nam
không chỉ phải tìm cách vượt qua khủng hoảng kinh tế - tài chính hiện nay,
mà còn phải biết cách vượt qua khủng hoảng về năng lực kinh doanh của
chính mình. Đó cũng là hành trình bước vào một “thế giới kinh doanh” và
một “thời đại kinh doanh” hoàn toàn đổi khác.
Cuộc khủng hoảng kinh tế, không chỉ gây ra những tổn thất, mà còn
mang đến một giá trị vô hình rất lớn cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Cái “được” vô hình này lớn không kém gì so với những cái “mất” hết sức hữu
hình mà mọi người đều nhận ra. Đó chính là sự thức tỉnh ở nhiều doanh nhân
Việt Nam, rằng: một kỷ nguyên mới trong kinh doanh đã bắt đầu, kỷ nguyên
mới đòi hỏi phải có những con người với khát vọng mới, năng lực mới và văn
hóa mới. Xã hội đang chờ đợi sự “trở mình” của những doanh nhân muốn
khẳng định mình trong cuộc đua tranh toàn cầu. Xã hội đang sẵn sàng tôn
vinh những người con người dấn thân vào sự nghiệp kinh thương, để tạo dựng
những giá trị vững chắc và trường tồn cho chính mình, cho dân tộc mình và
mang nhiều giá trị cho thế giới.
93 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng
toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới
và bài học đối với Việt Nam
Họ và tên sinh viên : Hà Hải Vân
Lớp : Anh 5
Khóa : 44
Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Lan
Hà Nội - 11/2009
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH
KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU ................................................................... 4
I. Lý luận chung về lãnh đạo........................................................................ 4
1. Khái niệm về lãnh đạo ............................................................................... 4
2. Đặc điểm của lãnh đạo .............................................................................. 6
3. Sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo ................................................... 8
II. Lý luận về khủng hoảng toàn cầu ......................................................... 11
1. Khái niệm và chu kì khủng hoảng .......................................................... 11
1.1. Khái niệm .............................................................................................. 11
1.2. Chu kì khủng hoảng ............................................................................... 11
2. Một số loại khủng hoảng về mặt kinh tế ................................................. 12
2.1. Khủng hoảng tài chính .......................................................................... 12
2.2. Khủng hoảng kinh tế .............................................................................. 14
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay ........................................ 17
3.1. Nguyên nhân.......................................................................................... 17
3.2. Diễn biến ............................................................................................... 20
3.3. Hậu quả ................................................................................................. 21
III. Lý luận về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu ............... 21
1. Vai trò của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu .................. 21
2. Nhiệm vụ của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu.............. 22
2.1. Đảm bảo hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn ................................. 23
2.2. Đảm bảo hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự ........... 25
2.3. Đảm bảo quản lý các quyết định theo mục tiêu ...................................... 26
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH
KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU ................................................................. 29
I. Thực trạng lãnh đạo của các công ty trên thế giới trong bối cảnh khủng
hoảng toàn cầu ............................................................................................ 29
1. Những vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn
cầu ............................................................................................................... 29
1.1. Thiếu hụt năng lực lãnh đạo trên toàn cầu ............................................ 29
1.2. Khả năng lãnh đạo thích ứng với xu thế toàn cầu trong khủng hoảng ... 30
2. Tác động của khủng hoảng toàn cầu đối với hoạt động lãnh đạo của các
công ty trên thế giới .................................................................................... 33
2.1. Hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn ............................................... 33
2.2. Hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự .......................... 36
3. Tìm hiểu các kinh nghiệm lãnh đạo thành công trong khủng hoảng của
các tập đoàn trên thế giới ............................................................................ 38
3.1. Kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng của tập đoàn Wal-Mart ....... 38
3.2. Kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng của tập đoàn IBM ................ 43
II. Thực trạng lãnh đạo của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh
khủng hoảng toàn cầu ................................................................................ 49
1. Đặc điểm lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam ........................... 49
1.1. Đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam ......................................................... 49
1.2. Thực trạng lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam......................... 53
2. Tác động của khủng hoảng toàn cầu đối với hoạt động lãnh đạo trong
các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................................ 58
2.1. Hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn ............................................... 59
2.2. Hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự .......................... 62
2.3. Quản lý theo mục tiêu ............................................................................ 63
CHƢƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ LÃNH ĐẠO TRONG
BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU ............................................ 64
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44
I. Bài học cho chính phủ Việt Nam ............................................................ 64
1. Hoàn thiện các chính sách về pháp luật, cải tổ bộ máy nhà nước ......... 64
2. Đánh giá sớm và chính xác các tác động của cuộc khủng hoảng .......... 65
3. Tập trung giải quyết các yếu điểm của nền kinh tế trong bối cảnh khủng
hoảng ........................................................................................................... 67
4. Tăng cường biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập
đoàn ............................................................................................................. 69
II. Bài học cho các nhà lãnh đạo ................................................................ 71
1. Tăng cường công tác dự báo ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ....... 71
2. Tổ chức và điều hành doanh nghiệp hợp lý và linh hoạt ........................ 72
3. Đưa ra các chính sách mới tương thích với tình hình kinh tế chung ..... 74
3.1. Xây dựng chiến lược thương hiệu và hệ thống phân phối mạnh để giành
được thị phần .............................................................................................. 75
3.2. Xem xét lại toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, ưu tiên cho các
công việc phù hợp với tình hình thực tế ....................................................... 76
3.3. Tiếp tục đầu tư vào thế mạnh của doanh nghiệp .................................... 78
3.4. Cân nhắc với thị trường ngoại và các hoạt động Mua lại và Sát nhập
(M&A) .......................................................................................................... 79
4. Phát triển tốt các mối quan hệ tăng cường hợp tác của các bộ phận và
mỗi người trong doanh nghiệp .................................................................... 80
4.1. Củng cố tinh thần nhân viên .................................................................. 80
4.2. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp........................ 82
4.3. Lắng nghe ý kiến của các chuyên gia ..................................................... 83
KẾT LUẬN ................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 86
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CKKTSXTBCN : Chu kì kinh tế sản xuất tư bản chủ nghĩa
KHTC : Khủng hoảng tài chính
KHKT : Khủng hoảng kinh tế
CNTT : Công nghệ thông tin
R&D : Nghiên cứu và phát triển
M&A : Mua bán và sáp nhập
DN : Doanh nghiệp
DNVN : Doanh nghiệp Việt Nam
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
TQM : Quản lý chất lượng toàn diện
KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
BHTG : Bảo hiểm tiền gửi
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo ............................. 9
Bảng 1.2. So sánh sự khác nhau giữa quản lý truyền thống .......................... 10
và lãnh đạo hiện đại ..................................................................................... 10
Bảng 2.1. So sánh đặc điểm DNVN và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường .......................................................................................................... 50
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng với môi trường làm việc của lãnh
đạo và nhân viên trong tổ chức .................................................................... 57
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Chu kì khủng hoảng kinh tế ...................................................... 11
Biểu đồ 2.1. Tính thanh khoản của các công ty ở Mỹ sụt giảm kỉ lục năm 2008
..................................................................................................................... 34
Biểu đồ 2.2. Số lượng doanh nghiệp Mỹ phá sản tính từ tháng 1/2006 đến
tháng 11/2008 .............................................................................................. 35
Biểu đồ 2.3. Lãnh đạo công ty Mỹ đối phó với khủng hoảng dựa trên các
quyết định về nhân sự ................................................................................... 36
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha tăng lên
trong khủng hoảng ....................................................................................... 37
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện doanh số của các công ty bán lẻ ..................... 40
trong tháng 2 ................................................................................................ 40
Biểu đồ 2.6. Điều tra tâm lý tiêu dùng của khách hàng ................................ 41
trong năm 2008 ............................................................................................ 41
Biểu đồ 2.7. Trình độ học vấn của lãnh đạo trong các doanh nghiệp ........... 54
Biểu đồ 2.8. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của mỗi thách thức đối với tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam ................................. 59
Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thể hiện tình trạng DNNVV ở Việt Nam trong 2008 .... 61
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình chức năng của doanh nghiệp Việt Nam ........................... 51
Hình 2.2. Mô hình chức năng của doanh nghiệp hiện đại trong nền kinh tế
kinh tế thị trường .......................................................................................... 51
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên khắp thế giới, không ai còn xa lạ trước những thống kê về số lao
động mất việc, số hợp đồng bị hủy, số công ty đóng cửa hàng ngày. Khi mà
ngay cả những người khổng lồ ở phố Wall cũng phải gục ngã, thì việc hiệu
ứng toàn cầu đánh tan cái “chủ nghĩa kinh nghiệm” vốn rất phổ biến trong
suốt chặng đường kinh doanh của người Việt cũng không mấy bất ngờ.
Chúng ta cũng có thể tự nhận ra rằng các năng lực lãnh đạo hiện nay của
doanh nhân là chưa đáp ứng kịp nhu cầu của thời cuộc. Chính vì thế, “lột xác”
để đi lên chính là việc sống còn. Những nhà lãnh đạo, doanh nghiệp Việt Nam
không chỉ phải tìm cách vượt qua khủng hoảng kinh tế - tài chính hiện nay,
mà còn phải biết cách vượt qua khủng hoảng về năng lực kinh doanh của
chính mình. Đó cũng là hành trình bước vào một “thế giới kinh doanh” và
một “thời đại kinh doanh” hoàn toàn đổi khác.
Cuộc khủng hoảng kinh tế, không chỉ gây ra những tổn thất, mà còn
mang đến một giá trị vô hình rất lớn cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Cái “được” vô hình này lớn không kém gì so với những cái “mất” hết sức hữu
hình mà mọi người đều nhận ra. Đó chính là sự thức tỉnh ở nhiều doanh nhân
Việt Nam, rằng: một kỷ nguyên mới trong kinh doanh đã bắt đầu, kỷ nguyên
mới đòi hỏi phải có những con người với khát vọng mới, năng lực mới và văn
hóa mới. Xã hội đang chờ đợi sự “trở mình” của những doanh nhân muốn
khẳng định mình trong cuộc đua tranh toàn cầu. Xã hội đang sẵn sàng tôn
vinh những người con người dấn thân vào sự nghiệp kinh thương, để tạo dựng
những giá trị vững chắc và trường tồn cho chính mình, cho dân tộc mình và
mang nhiều giá trị cho thế giới.
Khủng hoảng - cũng là tiếng chuông báo hiệu thời đại mới đã vang lên.
Cách tốt nhất để vượt qua khó khăn là nhìn thấy cơ hội, và cách hay nhất để
thoát khỏi bế tắc là nhận ra con đường dài phía trước. Một nền kinh doanh mới
đang chờ đợi chúng ta. Việt Nam đang thực sự cần những nhà lãnh đạo dẫn dắt
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44
2
những doanh nghiệp trong hành trình chinh phục kinh tế. Với lý do như vậy,
người viết lựa chọn đề tài khóa luận là : “Lãnh đạo trong bối cảnh khủng
hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam”
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu những lý thuyết, quan điểm liên quan đến lãnh đạo
và lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu để có cái nhìn vĩ mô mang
tính lý thuyết về đề tài.
Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo trong các tập đoàn đang bươn
chải trong khủng hoảng lấy ví dụ ở hai tập đoàn hàng đầu thế giới là tập đoàn
bán lẻ Wal-Mart và tập đoàn Công nghệ thông tin IBM để sàng lọc và đánh
giá những kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng đối chiếu với tình hình
kinh tế Việt Nam hiện tại ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính
toàn cầu.
Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt
Nam đánh giá về chất lượng, năng lực và các phong cách lãnh đạo thường
được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng là gì? Đã mang lại hiệu quả cho
hoạt động của doanh nghiệp hay chưa? Và đã có những biện pháp lãnh đạo gì
để đối phó với khủng hoảng toàn cầu?
Cuối cùng, người viết thực sự mong muốn qua thời gian nghiên cứu,
tìm tòi thực hiện khóa luận sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm có giá trị cho
bản thân đồng thời đưa ra một số đề xuất giúp các doanh nhân nâng cao nhận
thức và năng lực lãnh đạo để mang lại hiệu quả cao nhất trong môi trường
kinh doanh đầy biến động.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quan điểm về lãnh đạo trong thời kì khủng
hoảng, bản thân các nhà lãnh đạo trên thế giới, các nhà lãnh đạo Việt Nam,
các tập đoàn trên thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu sẽ dừng lại ở các quan điểm mang tính chung và
phổ biến nhất về lãnh đạo trong khủng hoảng kinh tế hiện nay, những hoạt
động lãnh đạo ứng phó với khủng hoảng trên thế giới lấy dẫn chứng ở hai tập
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44
3
đoàn đương đầu khá thành công trong khủng hoảng và hoạt động lãnh đạo tại
các doanh nghiệp Việt Nam thuộc hai mảng nhà nước, tư nhân và những biện
pháp mang tính đối phó với cuộc khủng hoảng tại các doanh nghiệp này nói
chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn để thực hiện khóa luận này là
phương pháp nghiên cứu tình huống. Việc nghiên cứu tại bàn sẽ được tiến
hành trên cơ sở thu thập nhiều nguồn tài liệu: sách, báo, tạp chí và mạng
Internet. Bước này sẽ giúp người viết có cái nhìn toàn diện về thực trạng lãnh
đạo trong bối cảnh khủng hoảng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Phương pháp xử lý thông tin là tổng hợp phân tích và đánh giá.
5. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Lý luận chung về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng
toàn cầu
Chương 2: Thực trạng về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu
Chương 3: Bài học kinh nghiệm về lãnh đạo trong khủng hoảng đối với
Việt Nam
Đây là một đề tài còn rất mới đồng thời vẫn còn những tồn tại mà thế
giới phải đối phó trong bối cảnh khủng hoảng do đó khóa luận không thể
tránh khỏi sai sót và hạn chế về mặt cập nhật thông tin. Em hy vọng sẽ nhận
được sự góp ý từ các thầy cô, các nhà lãnh đạo và bạn đọc quan tâm để đề tài
được hoàn thiện và mang giá trị thực tiễn cao hơn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn trường ĐH Ngoại Thương , khoa Quản trị
kinh doanh đã tạo điều kiện cho em viết khóa luận này , đặc biệt cảm ơn Thạc
sỹ Đặng Thị Lan, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận. Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến tác giả các tài liệu em
tham khảo và hi vọng khóa luận của em sẽ góp phần là tiền đề cho các công
trình nghiên cứu sau này.
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44
4
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO TRONG BỐI
CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU
I. Lý luận chung về lãnh đạo
1. Khái niệm về lãnh đạo
Có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ “lãnh đạo”, và chúng ta hay đồng
nhất khái niệm lãnh đạo với quyền lực và cách quản lý nhân viên cấp dưới.
Thuật ngữ “lãnh đạo” có nghĩa khác nhau tùy theo từng lĩnh vực và thời đại.
- Trong thời kỳ phong kiến: “Lãnh đạo” nhằm nói về những người dẫn
đầu trong các nhóm, lực lượng quân đội hay nắm giữ những quyền lực chính trị
lớn như hoàng đế, tướng lĩnh, quan hay người dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa.
- Trong kinh tế: Thuật ngữ này thường được sử dụng để nói đến những
người nắm giữ vai trò và quyền lực quan trọng trong tổ chức, với tư cách là
người đại diện, dẫn đầu, quyết định cho các hoạt động nội bộ, duy trì kỷ luật
và đề xướng hướng đi cho mọi người cũng như khả năng ảnh hưởng đến tính
hiệu quả tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và
hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng cũng như khả
năng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Dù nhìn nhận theo cách nào, lãnh đạo cũng phải đảm bảo được 3 yếu
tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh
hưởng. Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các
định nghĩa khác nhau về lãnh đạo.
Theo Stogdill: “Lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng
buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng của một cá nhân đối với người
khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của
người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng”.1
1 Stogill, R. M. (1974), Handbook of leadership: A survey of theory, and research - The Free Press, 81, New
York.
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44
5
Robert House định nghĩa rằng: “Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng,
kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu
quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc”. 2
Maxwell định nghĩa: “Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng đến người
khác”.3 Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn
có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng
ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là:
tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một
số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy
luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí từ những người có chức vụ
quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng
thống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế
toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một
giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng
nhóm trong một nhóm bạn học... Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong
các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là n