1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, các công ty phải nhanh chóng thay đổi một cách cơ bản những suy nghĩ của mình về quan niệm kinh doanh và chiến lược Marketing. Thay việc những suy nghĩ thì họ phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với những đối thủ luôn biến đổi nhanh chóng, những tiến bộ về công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý thương mại mới với sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút, đặc biệt là trong giai đoạn như nhau trên một tuyến đường với những biển báo, luật lệ luôn luôn thay đổi, không có chiến thắng vĩnh cửu. Họ buộc phải chạy đua không ngừng với hy vọng là mình đang chạy theo đúng phương hướng mà họ mong muốn.
Hãy để ý một thực tế ngày nay người tiêu dùng đứng trước tình trạng mọi chủng loại sản phẩm đều có rất nhiều nhãn hiệu. Các khách hàng lại có những yêu cầu rất khác đối với sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Họ có những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và dịch vụ. Đứng trước sự lựa chọn vô cùng phong phú như vậy, khách hàng sẽ bị hấp dẫn bởi những thứ hàng hóa nào đáp ứng tốt nhất những nhu cầu và mong đợi của cá nhân họ. Họ sẽ mua hàng căn cứ vào nhận thức về giá trị của mình. Chính vì thế tác động lên nhận thức để khách hàng biết đến và tin tưởng vào sản phẩm của công ty là rất cần thiết và hữu ích trong việc tạo dựng sự mong muốn và quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
Vậy thì công tác Marketing ở những công ty sẽ phải ra sao? Marketing tham gia. Vào những quyết định quản lý từ trước khi sản phẩm được thiết kế và tiếp tục công việc của mình ngay cả sau khi đã bán sản phẩm đó. Những người làm Marketing phát hiện những nhu cầu của khách hàng là cơ hội đem lại lợi nhuận cho công ty. Họ tham gia vào việc thiết kế sản phẩm với nội dung các dịch vụ. Họ có ảnh hưởng rất lớn đến việc định giá. Họ tích cực thông tin, cổ động cho các sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh công ty. Họ theo dõi sự hài lòng của khách hàng, không ngừng hoàn thiện các sản phẩm và thành tích của công ty căn cứ theo những thông tin phản hồi từ thị trường.
Marketing là hết sức cơ bản đến mức độ không thể xem như một chức năng riêng biệt. Nó là toàn bộ công việc kinh doanh dưới góc độ kết quả cuối cùng, tức là dưới góc độ khách hàng,.Thành công trong kinh doanh không phải là do người sản xuất mà chính là do khách hàng quyết định. Thấy được nghĩa thực tiễn và vai trò của Marketing nên tôi chọn đề tài “LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN” nhằm giúp cho việc kinh doanh sản phẩm xăng dầu của Công ty ngày càng hiệu quả và đứng vững trên thị trường trong cuộc cạnh tranh gay gắt này.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích tìm ra các yếu tố quyết định đến sự phát triển, thành công cũng như tiềm năng phát triển của Công ty CPPTTM Thái Nguyên trong hiện tại và tương lai để từ đó lập ra kế hoạch Marketing phù hợp dựa trên những thế lợi thế mà Công ty đang có và sẽ có.
- Đề ra cách tổ chức thực hiện để Công ty CPPTTM có thể thực hiện kế hoạch marketing này một cách hiệu quả nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Là tất cả các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với con người, tự nhiên, xã hội, pháp luật và những môi trường khác có liên quan đến hoạt động của đoanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu
Do Công ty CPPTTM là Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nên đề tài này chỉ giới hạn ở việc lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm là xăng dầu. Xăng : Xăng 92,95; Dầu: Dầu Diesel và dầu hoả.
4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Các dữ liệu được dùng trong đề tài này bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp nhưng dữ liệu thứ cấp là chủ yếu.
1.4.1.1 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách thảo luận với các thành viên trong Công ty CPPTTM Thái Nguyên bao gồm: Phó giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng tổ chức hành chính nhân viên của phòng kinh doanh, nhân viên phòng kế toán. Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp còn được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng, thảo luận lấy kiến của các đại lý, tổng đại lý của các đầu mối xăng dầu khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.4.1.2 Dữ liệu thứ cấp
Được lấy từ nhiều nguồn như: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê sản lượng tiêu thụ của Công ty CPPTTM. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, sở du lịch và thương mại Thái Nguyên, phòng cảnh sát giao thông Thái Nguyên
1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với các dữ liệu thu thập được xử lý bằng nhiều phương pháp như: so sánh, tổng hợp, phân tích, thống kê đơn giản bằng SPSS.
1.4.3 Phương pháp so sánh
1.4.4 Phương pháp phân tích
5. Nội dung chính của khoá luận
Khoá luận được kết cấu gồm 3 chương chính sau đây:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của việc lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng việc lập kế hoạch marketing tại Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên
Chương 3: Tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch marketing cho Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên trong giai đoạn tới
123 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4110 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xăng dầu của công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Lê Thị Thuỷ
Lớp : K2QTM
Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên
1.TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
- Mức độ liên hệ với giáo viên:……………………………………………..
- Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:………………………………….
………………………………………………………………………………
- Tiến độ thực hiện:…………………………………………………………
2. NỘI DUNG BÁO CÁO
- Thực hiện các nội dung thực tập:………………………………………….
- Thu thập và sử lý số liệu;………………………………………………….
- Khả năng hiểu biết về thực tế và lý thuyết:………………………………..
3. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………
Điểm:………
Chất lượng báo cáo: (Tốt – Khá – Trung bình)…………………………….
Thái Nguyên, ngày…..tháng….năm
Giáo viên hướng dẫn
Phạm Công Toàn
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần phát triển Thương mại Thái Nguyên, em đã hoàn thành khoá luận của mình. Để có kết quả này trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Ban chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh, cùng thày cô trong trường đã giúp đỡ em trong những năm tháng học tập tại Trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thày giáo Phạm Công Toàn đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô, các chú, và các anh chị trong Công ty Cổ phần phát triển Thương mại Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày….tháng…năm….
Sinh viên
Lê Thị Thuỷ
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 10
1. Tính cấp thiết của đề tài 10
2. Mục đích nghiên cứu 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4. Phương pháp nghiên cứu 12
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 12
1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO DOANH NGHIỆP 13
1.1 Khái quát về lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp 13
1.1.1 Thế nào là lập kế hoạch marketing 13
1.1.2 Vai trò của việc lập kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp 13
1.2 Lập kế hoạch marketing trong mối quan hệ với quản trị marketing 14
1.2.1 Khái niệm quản trị marketing 14
1.2.2 Những nội dung cơ bản của quản trị marketing 14
1.2.3 Lập kế hoạch marketing - nội dung quan trọng của quản trị marketing 35
1.3 Bản chất và nội dung của kế hoạch marketing 35
1.3.1.Bản chất của kế hoạch marketing 35
1.3.2. Nội dung của kế hoạch marketing 36
1.4 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại 50
1.4.1 Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại 50
1.4.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp thương mại 50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN 52
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên 52
2.1.1 Những nét cơ bản về Công ty 52
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 52
2.1.2. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của công ty 54
- Quy trình công việc của dịch vụ 54
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 55
2.1.3.1. Số cấp quản lý của công ty 55
2.1.3.2. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 55
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 60
2.1.3 Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty 61
2.1.4 Phân tích và đánh giá những kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 62
2.1.5 Những nhận định về vai trò của hoạt động marketing đối với hoạt động kinh doanh của Công ty 69
2.2. Phân tích và đánh giá hiện trạng các hoạt động marketing của Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên 70
2.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường 70
2.2.2 Hoạt động chăm sóc khách hàng 71
2.2.3 Chính sách sản phẩm 72
2.2.4 Chính sách giá cả 76
2.2.5 Chính sách phân phối 79
2.2.6 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 84
2.3 Đánh giá chung về kết quả thực hiện các hoạt động marketing trong mối quan hệ với kế hoạch marketing 85
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 86
3.1 Những căn cứ để tiến hành việc lập kế hoạch marketing cho Công ty 86
3.2 Những nội dung cơ bản của kế hoạch marketing cho Công ty trong giai đoạn tới 86
3.2.1 Tóm lược nội dung bản kế hoạch marketing 86
3.2.2 Hiện trạng hoạt động marketing phục vụ cho bản kế hoạch 87
3.2.3 Phân tích cơ hội và vấn đề 87
3.2.5. Chiến lược marketing 110
3.2.6 Chương trình hành động 113
3.2.7 Những tính toán kinh tế - kỹ thuật của bản kế hoạch marketing 116
3.2.8 Kiểm tra kế hoạch marketing 116
3.3 Những nhận định về bản kế hoạch marketing khi triển khai 117
3.3.1 Triển vọng thành công và mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp (thuận lợi) 117
3.3.2 Nguy cơ thất bại và biện pháp phòng ngừa (khó khăn) 117
Kết luận………………………………………………………………… 118
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………… 120
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1: Các thành phần cấu thành sản phẩm
34
2
Hình 1.2: Vị trí của phân phối trong dòng di chuyển của sản phẩm
37
3
Hình 1.3: Bốn P của marketing mix
46
4
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công việc dịch vụ của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
52
5
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
54
6
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán thuộc phòng Kế toán của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
57
7
Hình 2.4: Một số mẫu Logo sản phẩm chính của Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên
60
8
Hình 2.5: Biểu đồ về lợi nhuận sau thuế của năm 2007 và 2008
63
9
Hình 2.6: Kênh phân phối trực tiếp của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
79
10
Hình 2.7: Kênh phân phối gián tiếp của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
80
11
Hình 3.1: Thu nhập & chi phí đi lại bình quân 1 người/tháng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm
88
12
Hình 3.2: Số lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển bằng đường bộ qua các năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
89
13
Hình 3.3: Thị phần của các đầu mối xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
90
14
Hình 3.4: Phần trăm tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của các khách hàng của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
92
15
Hình 3.5: Số lượng khách du lịch đến địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm
95
16
Hình 3.6: Sản lượng tiêu thụ xăng dầu qua các năm trên địa bàn Thái Nguyên của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
97
17
Hình 3.7: Lợi nhuận của mặt hàng xăng với lợi nhuận
của toàn Công ty CPPTTM Thái Nguyên
99
18
Hình 3.8: Kênh phân phối trực tiếp của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
100
19
Hình 3.9: Kênh phân phối gián tiếp của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
100
DANH MỤC BẢNG
STT
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1: Chu kỳ sống của hàng hoá & đặc trưng chủ yếu trong chu kỳ sống của nó
43
2
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2007 - 2008
61
3
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán
64
4
Bảng 2.3: Chỉ tiêu chất lượng xăng không chì của Nhà nước đang được Công ty CPPTTM Thái Nguyên áp dụng
72
5
Bảng 2.4: Chỉ tiêu chất lượng nhiên liệu Diesel của Nhà nước đang được Công ty CPPTTM Thái Nguyên áp dụng
74
6
Bảng 2.5: Phí xăng dầu của Công ty CPPTTM TN
76
7
Bảng 2.6: Giá bán lẻ xăng dầu vùng 1 của Công ty Cổ phấn phát triển thương mại Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh
77
8
Bảng 2.7: Giá bán lẻ xăng dầu vùng 2 của Công ty CPPTTM Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh
77
9
Bảng 2.8: Giá bán buôn của Công ty CPPTTM Thái nguyên đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các đại lý trên địa bàn tỉnh
78
10
Bảng 2.9: Danh sách các cửa hàng đang hoạt động của Công ty CPPTTM Thái Nguyên tính đến thời điểm năm 2008
80
11
Bảng 3.1: Điểm mạnh - điểm yếu của các đầu mối xăng dầu quan trọng
90
12
Bảng 3.2: Một vài tỷ số về tài chính của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
104
13
Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa Công ty CPPTTM Thái Nguyên với các tổ chức bên ngoài
104
14
Bảng 3.4: Bảng phân tích SWOT của Công ty CPPTTM Thái NGuyên
105
15
Bảng 3.5: Mục tiêu của kế hoạch marketing
109
16
Bảng 3.6: Biểu đồ Gantt thể hiện thời gian thực hiện các hoạt động Marketing cụ thể
114
17
Bảng 3.7. Bảng phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch marketing
114
18
Bảng 3.8: Ngân sách kế hoạch
116
19
Bảng 3.9: Cơ sở đánh giá mục tiêu marketing
117
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Viết thông thường
LN
Lợi nhuận
DT
Doanh thu
ΣTSBQ
Tổng tài sản bình quân
TKBQ
Tồn kho bình quân
QĐ
Quyết Định
CP
Chính Phủ
BTM
Bộ thương mại
CPPTTM
Cổ phần phát triển thương mại
CNV
Công nhân viên
SXKD
Sản xuất kinh doanh
CN,NN
Công nghiệp, nông nghiệp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
QĐ-TTg
Quyết định – Thủ Tướng.
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, các công ty phải nhanh chóng thay đổi một cách cơ bản những suy nghĩ của mình về quan niệm kinh doanh và chiến lược Marketing. Thay việc những suy nghĩ thì họ phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với những đối thủ luôn biến đổi nhanh chóng, những tiến bộ về công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý thương mại mới với sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút, đặc biệt là trong giai đoạn như nhau trên một tuyến đường với những biển báo, luật lệ luôn luôn thay đổi, không có chiến thắng vĩnh cửu. Họ buộc phải chạy đua không ngừng với hy vọng là mình đang chạy theo đúng phương hướng mà họ mong muốn.
Hãy để ý một thực tế ngày nay người tiêu dùng đứng trước tình trạng mọi chủng loại sản phẩm đều có rất nhiều nhãn hiệu. Các khách hàng lại có những yêu cầu rất khác đối với sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Họ có những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và dịch vụ. Đứng trước sự lựa chọn vô cùng phong phú như vậy, khách hàng sẽ bị hấp dẫn bởi những thứ hàng hóa nào đáp ứng tốt nhất những nhu cầu và mong đợi của cá nhân họ. Họ sẽ mua hàng căn cứ vào nhận thức về giá trị của mình. Chính vì thế tác động lên nhận thức để khách hàng biết đến và tin tưởng vào sản phẩm của công ty là rất cần thiết và hữu ích trong việc tạo dựng sự mong muốn và quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
Vậy thì công tác Marketing ở những công ty sẽ phải ra sao? Marketing tham gia. Vào những quyết định quản lý từ trước khi sản phẩm được thiết kế và tiếp tục công việc của mình ngay cả sau khi đã bán sản phẩm đó. Những người làm Marketing phát hiện những nhu cầu của khách hàng là cơ hội đem lại lợi nhuận cho công ty. Họ tham gia vào việc thiết kế sản phẩm với nội dung các dịch vụ. Họ có ảnh hưởng rất lớn đến việc định giá. Họ tích cực thông tin, cổ động cho các sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh công ty. Họ theo dõi sự hài lòng của khách hàng, không ngừng hoàn thiện các sản phẩm và thành tích của công ty căn cứ theo những thông tin phản hồi từ thị trường.
Marketing là hết sức cơ bản đến mức độ không thể xem như một chức năng riêng biệt. Nó là toàn bộ công việc kinh doanh dưới góc độ kết quả cuối cùng, tức là dưới góc độ khách hàng,...Thành công trong kinh doanh không phải là do người sản xuất mà chính là do khách hàng quyết định. Thấy được nghĩa thực tiễn và vai trò của Marketing nên tôi chọn đề tài “LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN” nhằm giúp cho việc kinh doanh sản phẩm xăng dầu của Công ty ngày càng hiệu quả và đứng vững trên thị trường trong cuộc cạnh tranh gay gắt này.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích tìm ra các yếu tố quyết định đến sự phát triển, thành công cũng như tiềm năng phát triển của Công ty CPPTTM Thái Nguyên trong hiện tại và tương lai để từ đó lập ra kế hoạch Marketing phù hợp dựa trên những thế lợi thế mà Công ty đang có và sẽ có.
- Đề ra cách tổ chức thực hiện để Công ty CPPTTM có thể thực hiện kế hoạch marketing này một cách hiệu quả nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Là tất cả các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với con người, tự nhiên, xã hội, pháp luật và những môi trường khác có liên quan đến hoạt động của đoanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu
Do Công ty CPPTTM là Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nên đề tài này chỉ giới hạn ở việc lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm là xăng dầu. Xăng : Xăng 92,95; Dầu: Dầu Diesel và dầu hoả.
4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Các dữ liệu được dùng trong đề tài này bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp nhưng dữ liệu thứ cấp là chủ yếu.
1.4.1.1 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách thảo luận với các thành viên trong Công ty CPPTTM Thái Nguyên bao gồm: Phó giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng tổ chức hành chính nhân viên của phòng kinh doanh, nhân viên phòng kế toán. Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp còn được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng, thảo luận lấy kiến của các đại lý, tổng đại lý của các đầu mối xăng dầu khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.4.1.2 Dữ liệu thứ cấp
Được lấy từ nhiều nguồn như: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê sản lượng tiêu thụ của Công ty CPPTTM. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, sở du lịch và thương mại Thái Nguyên, phòng cảnh sát giao thông Thái Nguyên
1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với các dữ liệu thu thập được xử lý bằng nhiều phương pháp như: so sánh, tổng hợp, phân tích, thống kê đơn giản bằng SPSS.
1.4.3 Phương pháp so sánh
1.4.4 Phương pháp phân tích
5. Nội dung chính của khoá luận
Khoá luận được kết cấu gồm 3 chương chính sau đây:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của việc lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng việc lập kế hoạch marketing tại Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên
Chương 3: Tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch marketing cho Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên trong giai đoạn tới
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp
1.1.1 Thế nào là lập kế hoạch marketing
Theo Philip Kotler kế hoạch Marketing có hai cấp là: Kế hoạch marketing chiến lược và kế hoạch marketing chiến thuật.
- Kế hoạch marketing chiến lược phát triển những mục tiêu và chiến lược marketing rộng lớn trên cơ sở phân tích hiện tình của thị trường và các cơ hội.
- Kế hoạch marketing chiến thuật vạch ra những chiến thuật marketing cụ thể cho một thời kỳ, bao gồm quảng cáo, đẩy mạnh kinh doanh, định giá, các kênh, dịch vụ. Kế hoạch marketing là một công cụ trung tâm để chỉ đạo và phối hợp nỗ lực marketing
1.1.2 Vai trò của việc lập kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp
Kế hoạch Marketing cung cấp phương hướng chung và các hướng dẫn cụ thể để tiến hành những hoạt động theo đúng các mục tiêu của tổ chức, giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn khái quát về công ty của mình đồng thời nhận ra được các yếu tố sau:
- Nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty.
- Thị phần hiện tại và mong đợi có tính khả thi của tổ chức đối với thị phần của mình.
- Phương tiện phân phối.
- Chiến lược truyền tải thông tin.
- Ngân sách và thời gian để thực hiện mục tiêu.
- Tiềm năng và lợi nhuận liên quan.
- Tài chính cần có để thực hiện kế hoạch.
1.2 Lập kế hoạch marketing trong mối quan hệ với quản trị marketing
1.2.1 Khái niệm quản trị marketing
Quản trị marketing là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hoá, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thoả mãn những mục tiêu của khách hàng và tổ chức.
1.2.2 Những nội dung cơ bản của quản trị marketing
1.2.2.1 Phân tích cơ hội marketing
Phân tích cơ hội marketing bao gồm:
1.2.2.1.1. Phân tích môi trường Marketing
- Khái niệm: Môi trường marketing của công ty là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài công ty và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu.
- Nội dung phân tích: Bao gồm môi trường vi mô và vĩ mô
(*) Môi trường vi mô: Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.
a. Những yếu tố cơ bản của môi trường vi mô
Mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuân. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống quản trị marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với các thị trường mục tiêu. Những thành công của sự chỉ đạo marketing còn phụ thuộc vào cả hoạt động của các đơn vị khác trong công ty, và vào sự tác động của những người môi giới, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.
Các lực lượng tác dụng trong môi trường vi mô của công bao gồm: công ty, những người cung ứng, các đối thủ cạnh tranh, môi giới marketing, khách hàng và công chúng trực tiếp. Những người quản trị marketing không thể tự giới hạn mình trong những nhu cầu của thị trường mục tiêu. Họ phải chú ý đến tất cả những yếu tố của môi trường vi mô. Ta sẽ nghiên cứu các lực lượng này và sẽ minh họa vai trò và ảnh hưởng của chúng qua ví dụ về một công ty chuyên sản xuất xe đạp.
b. Công ty
Giả sử với một công ty sản xuất xe đạp. Khi soạn thảo các kế hoạch marketing, những người lãnh đạo bộ phận marketing của công ty phải chú ý đến lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân công ty như ban lãnh đạo tối cao, Phòng tài chính, Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm, Phòng cung ứng vật tư, bộ phận sản xuất và kế toán. Đối với những người soạn thảo các kế hoạch marketing chính tất cả những nhóm này tạo nên môi trường vi mô của công ty
Những người quản trị marketing phải hợp tác chặt chẽ với các đơn vị khác của công ty. Phòng tài chính luôn quan tâm đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch marketing. Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm giải quyết những vấn đề kỹ thuật thiết kế những chiếc xe đạp an toàn và đẹp và nghiên cứu các phương pháp sản xuất có hiệu quả cao. Phòng cung ứng vật tư quan tâm đến việc đảm bảo đủ số lượng phụ thuộc và chi tiết để sản xuất xe đạp.
Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất một số lượng xe đạp cần thiết. Phòng kế toán theo dõi thu chi, giúp cho bộ phận marketing nắm được tình hình thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Hoạt động của tất cả những bộ phận này dù thế này hay thế khác đều ảnh hưởng đến những kế hoạch và hoạt động của phòng marketing.
c. Những người cung ứng
Những người cung ứng là những công ty kinh doanh và những người cá thể cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh và các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Ví dụ, để sản xuất xe đạp, công ty này phải mua thép, nhôm, vỏ xe, líp, đệm và các vật tư khác. Ngoài ra, công ty còn phải mua sức lao động, thiết bị, nhiên liệu, điện năng, máy tính… cần thiết để cho nó hoạt động.
Những sự kiện xảy ra trong môi trường “người cung ứng” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động marketing của công ty. Những người quản trị marketing phải chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì việc tăng giá các vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá xe đạp. Thiếu một chủng loại vật tư nào đó, bãi công và những sự kiện khác có thể làm rối loạn về cung ứng và lịch gửi xe đạp cho khách đặt hàng. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ