Khóa luận Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 – 2012

Môi trường cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cải tiến kỹ thuật, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và an toàn với cộng đồng. Đề tài tập trung xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu gạo đặc sản Nàng Nhen tại huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang cho công ty xuất nhập khẩu An Giang. Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân và đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen. Sau khi tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của Nông dân tại xã Vĩnh Trung, bước kế tiếp là xác định nhu cầu trên thị trường, hoạch định diện tích sản xuất lúa, đề xuất các biện pháp quản lý vùng nguyên liệu để kết nối lâu dài giữa Nông dân địa phương và Doanh nghiệp, chuẩn bị nhân sự, phân tích tài chính, phân tích rủi ro và hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nông dân nơi đây có những thuận lợi như: có nhiều kinh nghiệm trồng lúa Nàng Nhen, lúa ít sâu bệnh nên nhẹ công chăm sóc, giá lúa cao hơn các loại lúa khác Tuy nhiên, cũng có những khó khăn Nông dân gặp phải là: thiếu giống, thiếu vốn, hạn hán vào năm 2006 dẫn đến thiếu nước tưới làm cho lúa giảm năng suất và chất lượng. Nông dân thấy rằng trồng lúa Nàng Nhen có hiệu quả hơn so với các loại lúa khác, họ mong muốn Doanh nghiệp hỗ trợ vật tư, kỹ thuật và bao tiêu lúa sản xuất ra. Xuất phát từ nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất có giới hạn nên năm 2007 sẽ ổn định diện tích trồng lúa tại xã Vĩnh Trung sau đó sẽ tăng dần trong các năm sau. Các biện pháp được đề xuất là: • Hỗ trợ vật tư cho Nông dân. • Tập huấn kỹ thuật canh tác. • Bao tiêu lúa Nàng Nhen bằng hợp đồng kí kết bằng văn bản. • Kiểm định chất lượng lúa Nàng Nhen • Đầu mối liên kết giữa Nông dân với Doanh nghiệp là tổ liên kết sản xuất lúa Nàng Nhen. Tổ liên kết này đại diện quyền lợi, nghĩa vụ cho Nông dân. • Khuyến khích Nông dân trồng lúa Nàng Nhen trở thành thành viên của Doanh nghiệp bằng cách bán cổ phần cho Nông dân để quyền và nghĩa vụ, rủi ro hai bên cùng chia sẻ. Tiếp theo là những kế hoạch nhân sự để tham gia quản lý, phân tích tài chính cho thấy hiệu quả mang lại cho Doanh nghiệp và những rủi ro có thể xảy ra, cách khắc phục và hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại cho vùng nguyên liệu. Với những kết quả của đề tài mang lại, hy vọng có thể giúp cho Doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình, giúp Nông dân cải thiện đời sống và người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm an toàn, nâng cao sức khỏe.

doc79 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 – 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  NGUYỄN VĂN LẮM LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN LIỆU GẠO NÀNG NHEN CHO CÔNG TY ANGIMEX TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012 Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN LIỆU GẠO NÀNG NHEN CHO CÔNG TY ANGIMEX TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012 Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN LẮM Lớp : DH4KN2 Mã số Sv: DKN030185 Người hướng dẫn : NGUYỄN MINH CHÂU Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm …… Tóm tắt Môi trường cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cải tiến kỹ thuật, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và an toàn với cộng đồng. Đề tài tập trung xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu gạo đặc sản Nàng Nhen tại huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang cho công ty xuất nhập khẩu An Giang. Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân và đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen. Sau khi tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của Nông dân tại xã Vĩnh Trung, bước kế tiếp là xác định nhu cầu trên thị trường, hoạch định diện tích sản xuất lúa, đề xuất các biện pháp quản lý vùng nguyên liệu để kết nối lâu dài giữa Nông dân địa phương và Doanh nghiệp, chuẩn bị nhân sự, phân tích tài chính, phân tích rủi ro và hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nông dân nơi đây có những thuận lợi như: có nhiều kinh nghiệm trồng lúa Nàng Nhen, lúa ít sâu bệnh nên nhẹ công chăm sóc, giá lúa cao hơn các loại lúa khác…Tuy nhiên, cũng có những khó khăn Nông dân gặp phải là: thiếu giống, thiếu vốn, hạn hán vào năm 2006 dẫn đến thiếu nước tưới làm cho lúa giảm năng suất và chất lượng. Nông dân thấy rằng trồng lúa Nàng Nhen có hiệu quả hơn so với các loại lúa khác, họ mong muốn Doanh nghiệp hỗ trợ vật tư, kỹ thuật và bao tiêu lúa sản xuất ra. Xuất phát từ nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất có giới hạn nên năm 2007 sẽ ổn định diện tích trồng lúa tại xã Vĩnh Trung sau đó sẽ tăng dần trong các năm sau. Các biện pháp được đề xuất là: Hỗ trợ vật tư cho Nông dân. Tập huấn kỹ thuật canh tác. Bao tiêu lúa Nàng Nhen bằng hợp đồng kí kết bằng văn bản. Kiểm định chất lượng lúa Nàng Nhen Đầu mối liên kết giữa Nông dân với Doanh nghiệp là tổ liên kết sản xuất lúa Nàng Nhen. Tổ liên kết này đại diện quyền lợi, nghĩa vụ cho Nông dân. Khuyến khích Nông dân trồng lúa Nàng Nhen trở thành thành viên của Doanh nghiệp bằng cách bán cổ phần cho Nông dân để quyền và nghĩa vụ, rủi ro hai bên cùng chia sẻ. Tiếp theo là những kế hoạch nhân sự để tham gia quản lý, phân tích tài chính cho thấy hiệu quả mang lại cho Doanh nghiệp và những rủi ro có thể xảy ra, cách khắc phục và hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại cho vùng nguyên liệu. Với những kết quả của đề tài mang lại, hy vọng có thể giúp cho Doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình, giúp Nông dân cải thiện đời sống và người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm an toàn, nâng cao sức khỏe. Mục Lục Chương 1: Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin: 2 1.4.2. Phương pháp xử lý thông tin: 3 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu 3 1.6. Bố cục của khóa luận 3 Chương 2: Cơ sở lý thuyết 5 2.1. Khái niệm và xu hướng tiêu dùng gạo 5 2.2. Bản Kế hoạch nguyên liệu 5 2.2.1. Thị trường 5 2.2.2. Kế hoạch sản xuất lúa 6 2.2.3. Kế hoạch nhân sự 7 2.2.4. Kế hoạch tài chính 7 2.2.5. Phân tích rủi ro nguồn nguyên liệu 8 2.2.6. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội vùng nguyên liệu 8 2.3. Tiến độ thực hiện đề tài 9 2.4. Tóm tắt 9 Chương 3: Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu An Giang, huyện Tịnh Biên và giống lúa Nàng Nhen 10 3.1.Giới thiệu về ANGIMEX 10 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 10 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh 11 3.1.3. Bộ máy tổ chức 11 3.1.4. Khái lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 13 3.1.5. Phương hướng phát triển của Công ty 14 3.2. Giới thiệu về huyện Tịnh Biên 14 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên 14 3.2.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội 15 3.2.3. Giới thiệu xã Vĩnh Trung 15 3.3. Giới thiệu về giống lúa Nàng Nhen 16 3.4. Tóm tắt 16 Chương 4: Phương pháp nghiên cứu 18 4.1. Thiết kế nghiên cứu 18 4.1.1. Nghiên cứu sơ bộ 18 4.1.2. Nghiên cứu chính thức 18 4.2. Mẫu 19 4.3. Thang đo 19 4.4. Tiến độ phỏng vấn 21 4.5. Kết quả nghiên cứu chính thức của các biến phân loại 21 4.5. Tóm tắt 23 Chương 5: Kết quả nghiên cứu nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen 24 5.1. Kết quả từ bảng hỏi A: Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 24 5.1.1. Cách bán lúa của Nông dân 24 5.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng lúa Nàng Nhen 26 5.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen 27 5.2. Kết quả thảo luận nhóm với các Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen: 28 5.2.1. Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự. 28 5.2.2. Nội dung 29 5.3. Kết quả từ bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 31 5.3.1. Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 31 5.3.2. Mong muốn của nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 32 5.3.3. Phương thức hợp tác Nông dân mong muốn 33 5.4. Kết quả thảo luận nhóm với các nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 34 5.4.1. Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự 34 5.4.2. Nội dung 35 5.5. So sánh hiệu quả giữa lúa Nàng Nhen và loại cây khác 36 5.5.1. So sánh hiệu quả lúa Nàng Nhen và lúa khác 36 5.5.2. Đánh giá của Nông dân về chi phí, doanh thu, giá bán, lợi nhuận giữa lúa Nàng Nhen và lúa khác. 36 5.6. Tóm tắt 37 Chương 6: Bản kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 – 2012 38 6.1. Thị trường gạo Nàng Nhen 38 6.1.1. Khách hàng 38 6.1.2. Dự báo nhu cầu gạo Nàng Nhen 38 6.1.3. Đối thủ cạnh tranh 40 6.2. Kế hoạch sản xuất lúa Nàng Nhen 40 6.2.1. Điều kiện ảnh hưởng đến lúa Nàng Nhen 40 6.2.2. Hoạch định vị trí vùng nguyên liệu 43 6.2.2.1. Vị trí vùng nguyên liệu 43 6.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí 43 6.2.3. Quản lý vùng nguyên liệu 44 6.2.4. Kế hoạch nhân sự cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen. 46 6.2.4.1. Nhận dạng và phân tích các hoạt động chức năng cần thiết. 47 6.2.5. Kế hoạch tài chính để cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen 47 6.2.5.1. Doanh thu gạo Nàng Nhen 47 6.2.5.2. Chi phí 48 6.2.5.3. Xác định kết quả sản xuất kinh doanh gạo Nàng Nhen 49 6.2.5.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh gạo Nàng Nhen 49 6.2.6. Phân tích rủi ro vùng nguyên liệu 49 6.2.6.1. Các dạng rủi ro 49 6.2.6.2. Phân tích rủi ro vùng nguyên liệu 50 6.2.6.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro 50 6.2.7. Hiệu quả kinh tế- xã hội tại vùng nguyên liệu. 51 6.3. Tóm tắt 52 Chương 7: Kết luận và kiến nghị 53 7.1. Kết luận 53 7.2. Kiến nghị 54 7.3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 54 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tiến độ thực hiện đề tài 9 Bảng 3.1: Cơ cấu hình thức tiêu thụ 13 Bảng 3.2: Cơ cấu gạo xuất khẩu năm 2004 – 2006 13 Bảng 3.3: Diện tích trồng lúa Nàng Nhen tại xã Vĩnh Trung 16 Bảng 4.1: Các bước nghiên cứu 18 Bảng 4.2: Thang đo biến phân tích mẫu nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 19 Bảng 4.3: Thang đo biến phân tích mẫu nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 20 Bảng 4.4: Tiến độ phỏng vấn 21 Bảng 5.1: Lý do Nông dân thích bán lúa cho người mua 32 Bảng 5.2: So sánh hiệu quả trồng lúa Nàng Nhen và lúa khác 36 Bảng 5.3: Đánh giá của nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen về doanh thu, chi phí, giá bán, lợi nhuận 37 Bảng 6.1: Dự báo diện tích lúa Nàng Nhen từ năm 2007 – 2012 40 Bảng 6.2: Lịch thời vụ trồng lúa Nàng Nhen hàng năm 43 Bảng 6.3: Nhu cầu lúa và diện tích trồng lúa Nàng Nhen được dự báo 44 Bảng 6.4: Mức giá bán gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám 47 Bảng 6.5: Lượng gạo Nàng Nhen tiêu thụ từ 2007-2012 47 Bảng 6.6: Doanh thu gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám từ 2007-2012 48 Bảng 6.7: Chi phí hỗ trợ vật tư trên 1 ha 48 Bảng 6.8: Chi phí mua lúa trên 1 ha 48 Bảng 6.9: Bảng chi phí tổng hợp từng năm từ 2007 – 2012 48 Bảng 6.10: Kết quả sản xuất kinh doanh gạo Nàng Nhen 49 Bảng 6.11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh gạo Nàng Nhen 49 Bảng 6.13: Phân tích rủi ro 50 Bảng 6.14: các chỉ số tài chính sau khi phân tích rủi ro 50 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Độ tuổi Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 21 Biểu đồ 4.2: Giới tính Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 21 Biểu đồ 4.3: Diện tích đất trồng lúa Nàng Nhen của hộ nông dân 22 Biểu đồ 4.4: Số lao động tham gia sản xuất chính 22 Biểu đồ 4.5: Độ tuổi Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 22 Biểu đồ 4.6: Giới tính Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 22 Biểu đồ 4.7: Diện tích đất trồng lúa của hộ nông dân 22 Biểu đồ 4.8: Số lao động tham gia sản xuất chính 22 Biểu đồ 5.1: Nông dân bán lúa cho người mua 24 Biểu đồ 5.2: Mức độ hài lòng của Nông dân khi bán lúa 24 Biểu đồ 5.3: Nông dân thích bán lúa cho người mua 25 Biểu đồ 5.4: Lý do Nông dân bán lúa 25 Biểu đồ 5.5: Hợp đồng bán lúa Nàng Nhen 25 Biều đồ 5.6: Những thuận lợi khi trồng lúa Nàng Nhen 26 Biểu đồ 5.7: Khó khăn khi trồng lúa Nàng Nhen 27 Biểu đồ 5.8: Thuận lợi trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen 27 Biểu đồ 5.9: Khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen 28 Biều đồ 5.10: Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 31 Biểu đồ 5.11: Mong muốn của Nông dân khi trồng lúa Nàng Nhen 32 Biều đồ 5.12: Nông dân thích bán lúa cho người mua 32 Biểu đồ 5.13: Phương thức hợp tác với Nông dân 33 Biều đồ 5.14: Mong muốn bao tiêu đầu ra 34 DANH MỤC BẢN ĐỒ Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của ANGIMEX…………………………………....12 Bản đồ 1: Bản đồ huyện Tịnh Biên 15 Bản đồ 2: Vị trí vùng nguyên liệu 43 DANH MỤC QUY TRÌNH Quy trình 6.1: Quy trình sản xuất lúa Nàng Nhen 41 Quy trình 6.2: thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch 42 Quy trình 6.3: Quy trình quản lý vùng nguyên liệu 45 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANGIMEX: Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang DT: Doanh thu TCP: Tổng chi phí LNTT: Lợi nhuận trước thuế LNST: Lợi nhuận sau thuế Lúa NN: lúa Nàng Nhen DN: Doanh nghiệp DNTN: Doanh nghiệp Tư nhân DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước LKSX: Liên kết sản xuất DKTN: Điều kiện tự nhiên KN: Kinh nghiệm HD: Hợp đồng PRA: phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân Chương 1: Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Việt Nam được toàn cầu biết đến là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhiều năm liền. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam hàng năm đều tăng và mang lại một lượng ngoại tệ khá lớn cho nền kinh tế đất nước. Năm 2005 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt cao nhất là 5,2 triệu tấn với nhiều loại gạo khác nhau từ gạo thường đến các loại gạo chất lượng cao như gạo 5% tấm và các loại gạo thơm, gạo đặc sản khác. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam là các nước Liên Bang Nga, các nước Châu Á như Nhật Bản, Inđonesia, Philippin, và các nước Châu Phi….. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sạch ngày càng tăng. Những nhu yếu phẩm hàng ngày như: rau sạch, cá sạch, trái cây sạch được ưa chuộng trên thế giới nhất là các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình được nâng cao, họ thích sử dụng những sản phẩm sạch để bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống. Do nguồn nguyên liệu gạo có chất lượng không ổn định, hạt gạo được sản xuất ra không đồng đều về độ dài, độ trong, hạt gãy nhiều, tồn động nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và gạo chưa có thương hiệu mạnh nên giá bán trên thị trường thế giới thấp hơn các loại gạo cùng loại của Thái Lan. Huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang có một giống lúa đặc sản rất thơm ngon, hạt gạo dài, thon, hương thơm đặc trưng đã được Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long phục tráng và nhân giống thành công đó chính là lúa Nàng Nhen. Lúa này được trồng theo phương pháp truyền thống và điều kiện tự nhiên thích hợp nên gạo Nàng Nhen đạt tiêu chuẩn sạch được ưa chuộng trên thị trường gạo chất lượng cao. Công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX) là công ty xuất khẩu gạo lớn nhất An Giang, sản phẩm của công ty qua nhiều nước trên thế giới và tạo uy tín trên thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu của Công ty không ổn định về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng gạo phụ thuộc vào thương lái bán gạo cho Công ty, chất lượng gạo Công ty không thể kiểm soát được do phụ thuộc vào giống lúa nông dân canh tác, quá trình chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, thu mua từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc nông dân sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật nhất là giai đoạn lúa trổ bông đến lúc chín nên sau khi thu hoạch hạt gạo còn tồn động nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Phương châm của ANGIMEX là tạo ra các sản phẩm phục vụ lợi ích con người và bảo vệ môi trường, định hướng của Công ty sẽ phát triển loại gạo thơm ngon nhưng nguồn nguyên liệu còn nhiều hạn chế. Làm thế nào có được nguồn nguyên liệu gạo đặc sản sạch chất lượng cao? Để làm được điều này tôi chọn đề tài “ lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 – 2012 ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung vào 3 mục tiêu sau: Xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu hiệu quả, đảm bảo gạo Nàng Nhen đúng tiêu chuẩn chất lượng. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa Nông dân và Doanh nghiệp ở vùng nguyên liệu. Tạo nguồn cung ứng gạo Nàng Nhen lâu dài cho công ty ANGIMEX. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu nên đối tượng nghiên cứu là các Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen tại xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên. Thông tin được thu thập từ năm 2004 đến năm 2006. Hạn chế nghiên cứu: Thứ nhất, diện tích trồng lúa Nàng Nhen hiện nay còn ít, diện tích chưa trồng lúa Nàng Nhen khá nhiều, đề tài chỉ phỏng vấn 30 mẫu với đối tượng chưa trồng lúa Nàng Nhen nên chưa lấy hết ý kiến chung của đối tượng này. Thứ hai, Nông dân có đất ruộng trên thích hợp để trồng lúa Nàng Nhen toàn bộ là người khmer, một số ít người nói được tiếng Việt lưu loát và người nghiên cứu không biết tiếng Khmer nên gặp khó khăn trong quá trình phỏng vấn và thảo luận nhóm. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin sơ cấp: - Phỏng vấn trực tiếp Nông dân Chọn mẫu điều tra: 60 hộ Nông dân trong đó 30 mẫu là các hộ đã trồng lúa Nàng Nhen để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa Nàng Nhen và 30 hộ chưa trồng lúa Nàng Nhen để xem xét khả năng mở rộng diện tích. - Thảo luận với cán bộ địa phương của xã Vĩnh Trung và những người liên quan của huyện Tịnh Biên để tìm hiểu định hướng, chương trình phát triển lúa Nàng Nhen của vùng Bảy Núi. - Phương pháp phỏng vấn nhóm: Tổ chức hai cuộc họp có sự tham gia của người dân đã trồng và hai cuộc họp với sự tham gia của người dân chưa trồng lúa Nàng Nhen. Mỗi cuộc họp từ 5-10 Nông dân. Các Nông dân này có hiểu biết nhiều về đặc điểm, tình hình địa phương đồng thời có sự quan sát của Chính quyền và Hội nông dân địa phương. Thu thập thông tin thứ cấp: - Thông tin về đặc điểm, dinh dưỡng, điều kiện ảnh hưởng đến gạo Nàng Nhen tại Phòng Nông Nghiệp huyện Tịnh Biên. - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các báo cáo về lúa Nàng Nhen của Uỷ ban Nhân dân xã Vĩnh Trung, Phòng Nông Nghiệp huyện Tịnh Biên. - Bản đồ xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên và các bản đồ liên quan khác. - Thông tin từ các bài viết về thị trường gạo đặc sản, giá gạo, kỹ thuật sản xuất,..trên mạng internet, tạp chí, báo… - Các báo cáo của Công ty ANGIMEX liên quan đến quá trình thành lập và phát triển Công ty, sơ đồ tổ chức, báo cáo lượng gạo xuất khẩu từ năm 2004-2006. 1.4.2. Phương pháp xử lý thông tin: Xử lý sơ bộ thông tin: các phiếu có thông tin chưa đủ hoặc trong quá trình phỏng vấn thông tin bị sai lệch thì tiến hành phỏng vấn lại và nhập số liệu bổ sung. Tổng hợp, xử lý các mẫu phỏng vấn và nhập số liệu bằng bảng thiết kế sẵn thông qua phần mềm SPSS 13.0, Excel sau đó phân tích kết quả bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài mong muốn mang lại ý nghĩa sau: Thứ nhất, Chiến lược kinh doanh thường yêu cầu nguồn nguyên liệu ổn định, nhưng điều đó được thực hiện như thế nào? Bản kế hoạch nguyên liệu sẽ đề xuất lý thuyết mô hình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về kế hoạch nguồn nguyên liệu nói chung. Thứ hai, để đáp ứng nhu cầu thị trường, ANGIMEX phải có các loại gạo phù hợp với chất lượng cao. Đó là yêu cầu bức xúc mà Doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện được, qua kết quả nghiên cứu sẽ giải quyết khó khăn trên, đảm bạo gạo Nàng Nhen đủ và kịp thời. Đồng thời, làm cơ sở thực hiện các kế hoạch nguyên liệu gạo chất lượng cao khác. Sau cùng, thực hiện chủ trương của Chính phủ về liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ hàng hóa nông sản một cách hiệu quả, cùng hợp tác với nông dân để có nguồn liệu ổn định chất lượng cao, tạo nên sự liên kết bền vững, trên tinh thần hai bên cùng có lợi. 1.6. Bố cục của khóa luận Nội dung của báo cáo bao gồm các phần sau: Chương 1: trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi, phương pháp, ý nghĩa và bố cục của đề tài nghiên cứu. Chương 2: đưa ra cơ sở lý thuyết về các khái niệm, bản kế hoạch nguồn nguyên liệu gồm: thị trường gạo, kế hoạch sản xuất lúa, kế hoạch nhân sự, tài chính, những rủi ro, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của vùng nguyên liệu. Chương 3: giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, hoạt động kinh doanh của ANGIMEX; đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tịnh Biên; nguồn gốc và đặc điểm lúa Nàng Nhen. Chương 4: trình bày về phương pháp được sử dụng của đề tài nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông tin mẫu, thang đo được hiệu chỉnh. Chương 5: trình bày kết quả nghiên cứu từ: (1) những Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen: cách bán lúa, tiêu thụ qua hợp đồng, thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng và tiêu thụ lúa; (2) những Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen: lý do chưa trồng, mong muốn của Nông dân nếu trồng lúa Nàng Nhen, phương thức hợp tác với Công ty; (3) so sánh hiệu quả giữa lúa Nàng Nhen và loại lúa khác. Chương 6: chương này và chương 5 là nội dung quan trọng nhất, sẽ lần lượt trình bày các nội dung: (1) thị trường gạo Nàng Nhen; (2) kế hoạch sản xuất lúa, biện pháp quản lý vùng nguyên liệu, (3) kế hoạch nhân sự; (4) kế hoạch tài chính cho vùng nguyên liệu; (5) rủi ro vùng nguyên liệu gặp phải, (6) hiệu quả kinh tế - xã hội khi có vùng nguyên liệu. Chương 7: tóm lược lại những kết quả từ quá trình nghiên cứu, những kiến nghị và sau cùng là đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 1 đã trình bày về những vấn đề cơ bản của một đề tài nghiên cứu. Để thực hiện được những mục tiêu đề ra cần có những lý thuyết vận dụng một cách có hiệu quả. Do đó, chương này sẽ trình bày một số lý thuyết liên quan trong suốt quá trình nghiên cứu. 2.1. Khái niệm và xu hướng tiêu dùng gạo Theo Bách khoa toàn thư: Gạo là một sản phẩm lương thực. Hạt gạo màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi tách bỏ vỏ trấu và cám. Gạo được gần một nửa dân số thế giới dùn
Luận văn liên quan