Trong suốt quá trình đổi mới và hiện đại hóa đất nước, hệ thống ngân hàng
thương mại luôn đóng vai trò quan trọng và là một trong những trung tâm của
nền kinh tế. Mọi sự tác động từ kinh tế thế giới, mọi dấu hiện của khủng
hoảng, lạm phát, suy thoái, hầu hết đều có thể nhìn thấy qua hệ thống ngân
hàng thương mại, đồng thời cũng có thể thông qua chính hệ thống ngân hàng
này mà có những tác động tích cực ngược trở lại nhằm điều chỉnh nền kinh tế
vĩ mô. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, do đó, cần được quan tâm
trong bối cảnh kinh tế thường xuyên biến động.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu.
Một trong những mốc quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các
ngân hàng thương mại là việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ
năm 2000, dẫn tới việc mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường ngân hàng.
Cho tới nay, năm 2010, thị trường ngân hàng Việt Nam đã trở nên sôi động
hơn bao giờ hết bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng nước
ngoài, mặc cho tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
2008. Vấn đề tăng cường tính cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam trong
thời kì hội nhập “hậu WTO” càng trở nên quan trọng.
So với ngân hàng nước ngoài, dịch vụ, công nghệ cũng như đội ngũ nhân
lực quản lý của hệ thống ngân hàng trong nước vẫn còn thua kém nhiều.
Chính vì vậy, trong thời kì phát triển mới của đất nước, nếu các ngân hàng
Việt Nam không sớm vạch ra cho mình một sách lược phát triển khả thi, vấ n
đề bị loại ra khỏi cuộc chơi là điều tất yếu.
Tại Việt Nam, trào lưu liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng đã xuất hiện và
trở nên phổ biến. Theo thời gian, sô lượng và quy mô của các liên minh chiế n
lược ngày càng mở rộng. Thực tế, mô hình liên minh chiến lược không xa lạ ở
5
các nước phát triển và trên thế giới, không chỉ trong riêng lĩnh vực ngân hàng
mà ở mọi ngành nghề khác biệt. Có rất nhiều thông tin về sự liên kết, hợp tác
giữa các ngân hàng, song việc duy trì các liên minh chiến lược đó như thế
nào, tình hình phát triển của các ngân hàng sau khi kí kết thỏa thuận ra sao,
các ngân hàng Việt Nam đã làm gì và cần làm gì để mối quan hệ đó mang lạ i
hiệu quả lâu dài thì không phải ai cũng có thể trả lời được.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Liên minh
chiến lược trong ngành ngân hàng tại Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu và
viết khóa luận tốt nghiệp.
99 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Liên minh chiến lược trong ngành ngân hàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC TRONG NGÀNH
NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Trịnh Thị Hà Anh
Lớp : Anh 5 - QTKD
Khóa : 45
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Liên Hà
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 4
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LIÊN MINH
CHIẾN LƢỢC .............................................................................................. 7
I. Khái niệm liên minh chiến lƣợc ............................................................ 7
1. Liên minh chiến lược ......................................................................... 7
2. Đối tác chiến lược .............................................................................. 9
II. Tầm quan trọng của việc hình thành liên minh chiến lƣợc ............. 10
III. Đặc điểm của liên minh chiến lƣợc .................................................. 13
IV. Các loại hình liên minh chiến lƣợc ................................................... 15
1. Xét theo quan hệ góp vốn. ............................................................... 15
2. Xét theo quan hệ về vị trí địa lý tương đối ....................................... 17
V. Quy trình lựa chọn và xây dựng liên minh chiến lƣợc ..................... 18
1. Lựa chọn đối tác chiến lược ............................................................ 18
2. Lựa chọn cấu trúc liên minh chiến lược ......................................... 19
3. Xây dựng và thực hiện thỏa thuận liên minh chiến lược ................ 21
4. Tạo quan hệ liên minh chiến lược hiệu quả ................................... 22
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LIÊN MINH CHIẾN
LƢỢC TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ..................... 27
I. Tổng quan về tình hình phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam
trong những năm gần đây ....................................................................... 27
2
1. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh kinh tế và
hành lang pháp lý trong và ngoài nước .............................................. 27
2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ............ 42
II. Liên minh chiến lƣợc trong ngành ngân hàng ở Việt Nam .............. 50
1. Sự cần thiết thành lập liên minh chiến lược đối với ngành ngân
hàng Việt Nam ..................................................................................... 50
2. Các hình thức tồn tại của mô hình liên minh chiến lược tại Việt
Nam ..................................................................................................... 52
3. Một số liên minh điển hình .............................................................. 52
4. Đánh giá .......................................................................................... 67
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LIÊN MINH CHIẾN LƢỢC
HIỆU QUẢ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ............. 74
I. Giải pháp đối với ngân hàng Việt Nam .............................................. 74
1. Xây dựng liên minh hiệu quả và bền vững ...................................... 74
2. Nâng cao nội lực, tăng khả năng cạnh tranh.................................. 78
II. Phƣơng hƣớng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam ............. 84
1. Tăng cường liên kết giữa các ngân hàng trong nước trên cơ sở giúp
đỡ nhau cùng phát triển ...................................................................... 84
2. Mở rộng hợp tác với ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tìm hiểu kĩ
đối tác, xác định mục tiêu cụ thể, khai thác tối đa lợi thế của họ từ đó
tiếp nhận công nghệ, học hỏi kinh nghiệm ......................................... 86
3. Đẩy mạnh hợp tác thành lập ngân hàng liên doanh ....................... 88
III.Một số kiến nghị với các cơ quan, ban ngành chức năng ................ 88
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát huy nội lực 88
3
2. Tạo nền tảng vững chắc hỗ trợ hoạt động liên minh của các ngân
hàng ..................................................................................................... 90
KẾT LUẬN ................................................................................................. 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 94
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ 95
PHỤ LỤC.................................................................................................... 96
4
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình đổi mới và hiện đại hóa đất nước, hệ thống ngân hàng
thương mại luôn đóng vai trò quan trọng và là một trong những trung tâm của
nền kinh tế. Mọi sự tác động từ kinh tế thế giới, mọi dấu hiện của khủng
hoảng, lạm phát, suy thoái,… hầu hết đều có thể nhìn thấy qua hệ thống ngân
hàng thương mại, đồng thời cũng có thể thông qua chính hệ thống ngân hàng
này mà có những tác động tích cực ngược trở lại nhằm điều chỉnh nền kinh tế
vĩ mô. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, do đó, cần được quan tâm
trong bối cảnh kinh tế thường xuyên biến động.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu.
Một trong những mốc quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các
ngân hàng thương mại là việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ
năm 2000, dẫn tới việc mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường ngân hàng.
Cho tới nay, năm 2010, thị trường ngân hàng Việt Nam đã trở nên sôi động
hơn bao giờ hết bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng nước
ngoài, mặc cho tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
2008. Vấn đề tăng cường tính cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam trong
thời kì hội nhập “hậu WTO” càng trở nên quan trọng.
So với ngân hàng nước ngoài, dịch vụ, công nghệ cũng như đội ngũ nhân
lực quản lý của hệ thống ngân hàng trong nước vẫn còn thua kém nhiều.
Chính vì vậy, trong thời kì phát triển mới của đất nước, nếu các ngân hàng
Việt Nam không sớm vạch ra cho mình một sách lược phát triển khả thi, vấn
đề bị loại ra khỏi cuộc chơi là điều tất yếu.
Tại Việt Nam, trào lưu liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng đã xuất hiện và
trở nên phổ biến. Theo thời gian, sô lượng và quy mô của các liên minh chiến
lược ngày càng mở rộng. Thực tế, mô hình liên minh chiến lược không xa lạ ở
5
các nước phát triển và trên thế giới, không chỉ trong riêng lĩnh vực ngân hàng
mà ở mọi ngành nghề khác biệt. Có rất nhiều thông tin về sự liên kết, hợp tác
giữa các ngân hàng, song việc duy trì các liên minh chiến lược đó như thế
nào, tình hình phát triển của các ngân hàng sau khi kí kết thỏa thuận ra sao,
các ngân hàng Việt Nam đã làm gì và cần làm gì để mối quan hệ đó mang lại
hiệu quả lâu dài thì không phải ai cũng có thể trả lời được.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Liên minh
chiến lược trong ngành ngân hàng tại Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu và
viết khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu sự xuất hiện và phát triển cac liên minh
chiến lược trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Đồng thời, từ thực trạng phát
triển của các liên minh hiện nay, tác giả đưa ra những đánh giá, phân tích về
tiềm năng phát triển cũng như những hạn chế tồn tại trong việc thiết lập và
duy trì hoạt động của các liên minh chiến lược trong lĩnh vực ngân hàng tại
Việt Nam. Cuối cùng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm trợ giúp các
ngân hàng Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động của các liên minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý thuyết về đối tác chiến lược, mô
hình liên minh chiến lược và thực tiễn xây dựng các liên minh chiến lược
trong lĩnh vực ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xây dựng và phát triển liên minh chiến lược
của các ngân hàng Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp phân tích, so sánh, thống
kê, tổng hợp các nguồn số liệu thu thập được.
6
5. Kết cấu khóa luận
Bên cạnh Lời nói đầu, Kết luận, kết cấu khóa luận gồm 3 phần chính:
Chƣơng I: Những vấn đề chung về liên minh chiến lƣợc
Chƣơng II: Thực trạng hình thành và phát triển các liên minh chiến
lƣợc trong ngành ngân hàng tại Việt Nam
Chƣơng III: Giải pháp xây dựng liên minh chiến lƣợc hiệu quả trong
ngành ngân hàng tại Việt Nam
Để thực hiện thành công khóa luận, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới Giáo viên hướng dẫn, Thạc sĩ Bùi Liên Hà. Trong quá trình hoàn thành
khóa luận, tác giả đã cố gắng vận dụng kiến thức đã học cũng như cập nhật
thông tin thực tiễn, tuy nhiên với thời gian, vốn hiểu biết và năng lực hạn chế
nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ
thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
7
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LIÊN
MINH CHIẾN LƢỢC
I. Khái niệm liên minh chiến lƣợc
1. Liên minh chiến lược
Kể từ khi ra đời đến nay đã có nhiều cách hiểu về liên minh chiến lược:
Liên minh chiến lược được định nghĩa là thỏa thuận giữa các công ty
hoặc đối tác để đạt các mục tiêu có lợi ích chung. Liên minh là một trong
những cách thức mà các công ty quốc tế có thể lựa chọn, cách thức này chủ
yếu dựa vào sự cộng tác giữa các công ty hoặc các đối tác1.
Hay như:
Liên minh chiến lược là một dạng cơ bản của các chiến lược hợp tác. Liên
minh chiến lược là sự hợp tác giữa các công ty. Khi đó, nguồn lực vốn và tiềm
năng cơ bản được kết hợp để tạo ra những lợi ích chung2.
Mỗi tác giả có một định nghĩa khác nhau về liên minh chiến lược. Trong
khi 2 giáo sư người Mỹ, Arhur Thompson (con) và Lonny Strikland đưa ra
khái niệm có phần khó hiểu:
Liên minh chiến lược là thoả thuận họp tác giữa các công ty bên ngoài
phạm vi những quan hệ đối tác thông thường, nhưng không đề xuất vần đề
hợp nhất hay hợp tác hoàn toàn.
Thì hai giáo sư người Pháp, Bemard Hanett và Pier Dusoge lại có cách
diễn đạt chi tiết hơn:
1 Trương Thị Nam Thắng (2007), Liên minh – Một lựa chọn chiến lược của các hãng hàng không quốc tế, Kỷ
yếu hội nghị khoa học kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học
Ngoại thương.
2 Strategic Management: Competition and Globalization, South – Western Publishing 2001.
8
Liên minh chiến lược là tổ hợp các công ty độc lập có ý định tiến hành
một loại hình sản xuất chuyên biệt hay muốn thực hiện một dự án thông qua
việc sử dụng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của nhau, thay vì tự hoạt động
hay đi theo con đường sát nhập hoặc liên kết.
Tuy vậy, cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào về liên minh chiến lược
được chấp nhận rộng rãi. Nhưng xét về nội dung bản chất của khái niệm thì
tất cả đều nhất trí với quan điểm cho rằng:
Liên minh chiến lược (strategic alliances) là việc hai hoặc nhiều doanh
nghiệp độc lập liên kết với nhau để phát triển, sản xuất hoặc bán sản phẩm/
cung ứng dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định nhằm hướng đến
việc đạt được lợi ích chung cho cả đôi bên.
Theo như cách hiểu này, các thành viên tham gia liên minh không nhất
thiết là các đối tác của nhau theo kiểu quan hệ nhà cung cấp - khách hàng mà
thậm chí có thể là các đối thủ cạnh tranh của nhau. Theo đó, khi xác định các
thành phần tham gia liên minh chiến lược người ta không phân biệt mối quan
hệ giữa các thành viên là đối tác hay đối thủ cạnh tranh (dù là trực tiếp) mà
yếu tố quan trọng là các bên cứ có chung mục đích, cùng liên kết với nhau
trong một hoặc một số hoạt động nhất định thì có thể xây dựng một liên minh
chiến lược. Mục đích ấy có thể là để phát triển và mở rộng thị trường, sản
phẩm, khách hàng, cũng có khi là cùng tìm kiếm được lợi nhuận v.v...Ví dụ
như General Motos (GM) - một công ty sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đã
không ngần ngại bắt tay hợp tác với tập đoàn Toyota Motor, một đối thủ đến
từ Nhật Bản, nhằm hướng tới việc phối hợp các công nghệ tiên tiến có lợi cho
môi trường; hay như IBM và Dell đã thành lập một liên minh chiến lược mà
theo đó cả 2 thành viên tham gia liên minh đều đạt được mục đích chung là
tăng cường tính cạnh tranh và tiềm lực cho chính bản thân mình, Samsung
9
cũng đã hợp tác với Nokia (4/2007) nhằm phát triển công nghệ cho điện thoại
di động và các giải pháp chuẩn hóa DVB-H v.v…
2. Đối tác chiến lược
Đối tác chiến lược là các bên tham gia ký kết hợp đồng hợp tác chiến
lược.
Khi liên minh chiến lược được thành lập, các thành viên tham gia liên
minh có mối quan hệ với nhau, mối quan hệ giữa thành viên này với các
thành viên còn lại trong liên minh chiến lược người ta gọi là đối tác chiến
lược.
Thường thì các bên thành lập đối tác chiến lược khi mỗi bên sở hữu một
hoặc nhiều tài sản kinh doanh nào đó có thể giúp bên kia đạt được mục đích
phát triển mà không cần đến sự thay đổi bên trong nội bộ.
Trên thực tế, quan hệ đối tác chiến lược có thể được hình thành giữa một
công ty cung cấp kỹ thuật ứng dụng công nghệ, sản xuất hoặc dịch vụ phát
triển sản xuất với một công ty kinh doanh nhỏ hơn hoặc nhà đầu tư để tạo ra
một sản phẩm mới chuyên môn hóa. Trong mối quan hệ này, công ty lớn
thường là bên cung cấp vốn và chiến lược phát triển sản phẩm cần thiết,
marketing, sản xuất và khả năng phân phối, và công ty nhỏ phụ trách khâu kỹ
thuật chuyên môn hóa hoặc ý kiến sáng tạo của giới chuyên môn.
Ngoài ra, liên minh cũng có thể hình thành giữa nhà cung cấp, nhà sản
xuất, nhà phân phối hoặc nhà bán buôn với nhau. Thay vì việc tìm kiếm hệ
thống cung cấp, phân phối hàng hóa và dịch vụ như trước đây, quan hệ hợp
tác sẽ giúp các bên có thể tương trợ lẫn nhau trong việc tham gia quảng cáo,
tiếp thị, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm và những chức năng kinh
doanh khác. Việc IBM bắt tay với Dell cũng đã nâng công ty này lên hàng
ngũ nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm máy tính có tốc độ chạy cực nhanh.
10
Ngày nay, hợp tác giữa các đối thủ cạnh tranh là một xu hướng đang thịnh
hành; tuy nó chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro (do các bên có thể thôn tính lẫn
nhau, hoặc để mất công nghệ, bí quyết...) nhưng bù lại nó cũng có thể giúp
các bên tận dụng quan hệ hợp tác học hỏi kinh nghiệm về kỹ năng quản lý, kỹ
thuật công nghệ, vốn...để tăng cường năng lực cạnh tranh cho chính bản thân
mình.
Rõ ràng, để thành lập một liên minh chiến lược doanh nghiệp phải cân
nhắc kỹ nhằm lựa chọn cho mình một đối tác phù hợp. Việc lựa chọn đúng
đối tác đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của liên minh, qua
đó ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược của cả đôi bên.
II. Tầm quan trọng của việc hình thành liên minh chiến lƣợc
Liên minh chiến lược có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp,
cụ thể:
Thứ nhất, liên minh chiến lược chia sẻ chi phí đầu tư cũng như rủi ro
trong kinh doanh. Đây chính là việc khai thác lợi ích kinh tế theo quy mô.
Liên minh chiến lược là cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi
phí và rủi ro: Năm 1987, Motorola - một hãng sản xuất điện thoại di động đã
đạt được bước ngoặt trong lịch sử phát triển khi liên kết cùng hãng Toshiba
tại Nhật Bản để sản xuất mạch vi xử lý. Cuộc "hôn nhân" này đã giúp
Motorola chia sẻ bớt khoản chi phí cố định đắt đỏ cho việc tạo lập một hệ
thống vận hành nhằm sản xuất mạch vi xử lý. Mặt khác, việc kinh doanh
mạch vi xử lý được đầu tư theo chiều sâu, mỗi bên đối tác theo đó đóng góp
gần 1 tỷ đô la để xây dựng cơ sở vật chất. Tương tự như vậy, việc Toyota
chấp nhận lời đề nghị từ hãng sản xuất ô tô Ford xem xét xây dựng một thị
trường trên mạng internet cũng nhằm mục tiêu giảm các chi phí cho các bên
tham gia khi họ kết hợp những giao dịch lại để giành được nhiều chiết khấu từ
phía nhà cung cấp.
11
Thứ hai, liên minh chiến lược giúp doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn, các
kỹ năng thậm chí cả chất xám từ đối tác để kinh doanh tốt hơn. Sự kết hợp các
nguồn lực và lợi thế giữa các đối tác sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp không chỉ
với liên minh mà còn củng cố nội lực của từng thành viên. Thành công của
nhà bán lẻ Beneton trong việc kết hợp với các công ty khác có sức cạnh tranh
về mặt kỹ thuật đứng ở khía cạnh tạo ra giá trị khi sản xuất các mặt hàng thời
trang cao cấp, những bộ trang phục hợp thời đã góp phần tạo nên danh tiếng
cho doanh nghiệp này là một minh chứng cho tầm quan trọng của liên minh
chiến lược trong việc giúp các công ty tận dụng các lợi thế về kỹ năng, kỹ
thuật từ các đối tác để phục vụ cho mục tiêu phát triển của mình. Hãng sản
xuất máy bay nổi tiếng Boeing cũng đã thiết lập những liên minh theo chiều
dọc với hãng hàng không của Mỹ và 5 công ty của Nhật Bản là những bên có
mối quan hệ với các giai đoạn khác nhau trong quá trình tạo ra giá trị khi thiết
kế và sản xuất máy bay Boeing 777.
Thứ ba, liên minh chiến lược là cách thức hiệu quả và nhanh nhất để các
doanh nghiệp vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Bằng cách liên kết với
các đối tác ở thị trường sở tại, các doanh nghiệp sẽ vượt qua rào cản thuế
quan và phi thuế quan để thâm nhập thị trường nước ngoài. Ví như việc
Motorola thiết lập liên minh chiến lược với Toshiba như đã nêu ở trên cũng
xuất phát từ thực tế gia nhập thị trường Nhật Bản trong thời kỳ bấy giờ gặp
quá nhiều trở ngại vì hàng rào thương mại chính thức và phi chính thức do
chính phủ nước này đặt ra. Giải pháp hợp tác với một công ty ở nước sở tại đã
giải quyết thỏa đáng vướng mắc mà Motorola gặp phải. Bài học kinh nghiệm
từ Coca-Cola - tập đoàn sản xuất kinh doanh nước giải khát không cồn lớn
nhất thế giới khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc từ những năm 1978,
thời kỳ Trung Quốc bắt đầu quá trình đổi mới nền kinh tế của đất nước thông
qua nhiều biện pháp, trong đó, ưu tiên việc hợp tác với các công ty sản xuất ở
địa phương như các nhà máy đóng chai. Sau thành công ở thị trường Trung
12
Quốc, Coca-Cola tiếp tục tiến đến chinh phục thị trường Việt Nam ngay từ
những năm đầu đổi mới và nhanh chóng có những bước đi chủ động chiếm
lĩnh thị trường.
Thông qua việc liên doanh với công ty TNHH Nước giải khát Chương
Dương vào năm 1995 với tỷ lệ góp vốn 60%-40%, chỉ sau 3 năm ( 10/1998),
Coca-Cola tại Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Điều tương tự cũng xảy ra khi Coca-Cola Indochine Ltd, liên kết với
Vinafimex thành lập nhà máy đóng chai Coca-Cola Ngọc Hồi (70%-30%)
chưa tròn 1 năm sau đó (9/1999), kịch bản tương tự đã lặp lại : Nhà máy nước
giải khát Coca-Cola Ngọc Hồi với 100% vốn nước ngoài ra đời. Điều này đã
chứng tỏ bước đi đúng đắn của Coca-Cola trong việc lựa chọn cách thức thâm
nhập vào thị trường mới với nhiều rào cản tưởng như khó có thể vượt qua
bằng cách hợp tác với các đối tác nước sở tại, tận dụng kinh nghiệm và sự
hiểu biết thị trường nội địa của họ kết hợp với lợi thế về vốn, công nghệ và
kinh nghiệm kinh doanh trên sân chơi toàn cầu của mình để đi đến thành
công.
Thứ tư, liên minh chiến lược sẽ tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ các
đối tác, thậm chí là cả với các đối thủ. Khi liên minh, các đối thủ sẽ trở thành
đối tác của nhau, cùng hợp tác kinh doanh trên một số thị trường cụ thể. Mỗi
đối thủ có những thế mạnh riêng và việc liên kết sẽ giúp không chỉ một bên
mà tất cả các thành viên của liên minh có được cơ hội học tập lẫn nhau về
công nghệ, các kỹ năng và kinh nghiệm quản lý....Sự bắt tay hợp tác giữa
General Motors (GM) và Toyota đã tạo điều kiện cho GM học cách sản xuất
loại xe ôtô con hạng sang từ Toyota. Không chậm trễ, GM chớp lấy cơ hội
thông qua việc đưa các nhà quản lý từ cơ sở sản xuất của mình sang làm việc
tại liên doanh ở Nhật Bản. Sau đó, khi đội ngũ này quay trở lại đất Mỹ,