Từ 1986 đến nay, đất nước Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm đổi mới. Cùng
với những thành tựu về kinh tế - xã hội, thương mại quốc tế của Việt Nam đã có
những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt: quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nhóm,
ngành hàng, thị trường góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định
chính trị và xã hội, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực hết mình trong
việc hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới,
trong đó bước ngoặt quan trọng là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006.
Nhờ việc mở rộng hơn nữa các quan hệ thương mại song phương và đa phương,
Việt Nam ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi lớn để phát huy tối đa những tiềm
năng, thế mạnh của mình, phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại
hóa. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối diện với những áp lực cạnh tranh khốc liệt
từ các quốc gia khác, cũng như những rào cản vô hình, hữu hình và sự bất bình
đẳng trong quan hệ ngoại thương đặc biệt là với các nước kinh tế phát triển.
Để tham gia rộng rãi vào phân công lao động quốc tế, mở rộng sự giao lưu
giữa các thị trường trong nước và quốc tế, Việt Nam cần dựa chủ yếu vào các nguồn
lực trong nước, kết hợp với xu thế phát triển của thế giới, trên cơ sở đó, mở rộng qui
mô và tăng xuất khẩu. Điều cơ bản là làm thế nào khai thác được tối đa nguồn lực
bên trong và những lợi thế so sánh có được trong phân công lao động quốc tế để
đẩy mạnh xuất khẩu. Đó chính là việc xác định sản phẩm chủ lực và cơ cấu hàng
hóa xuất khẩu hợp lý trong điều kiện phát triển cụ thể của đất nước và bối cảnh kinh
tế quốc tế trong từng thời kì, bên cạnh đó xác định đối tác, thị trường trọng điểm và
cơ cấu thị trường phù hợp. Những vấn đề này có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát
triển kinh tế quốc gia và quan hệ kinh tế quốc tế.
2
Trong quá trình tìm tòi tài liệu cho khoá luận này, em đã quyết định chọn đề tài:
“Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam – Thực trạng và giải
pháp” cho khóa luận tốt nghiệp của mình
107 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
LỰA CHỌN SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoài
Lớp : Anh 7
Khóa : 45
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Huyền Phƣơng
Hà Nội, 05/2010
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC LỰA CHỌN SẢN
PHẨM VÀ THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU ................................................. 4
I. Vai trò của việc lựa chọn sản phẩm và thị trƣờng xuất khẩu ............. 4
1. Một số nhận định chung về nền kinh tế trong nước và thế giới trong
những năm gần đây.................................................................................. 4
1.1. Khoa học công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất nòng
cốt và trực tiếp của xã hội .................................................................... 4
1.2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế chung của thế
giới, đã và sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn hầu hết các nước và
mở rộng trên hầu khắp các lĩnh vực giao lưu kinh tế ............................ 5
1.3. Phân công lao động quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu do có sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hệ thống công ty đa
quốc gia ............................................................................................... 6
1.4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào những năm 2008,
2009 đã gây ra những tác động sâu sắc đến hầu hết mọi quốc gia ....... 7
2. Vai trò của việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu ................. 8
2.1. Sự cần thiết phải lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu........ 8
2.2. Vai trò của việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu ......... 9
II. Cơ sở cho việc lựa chọn sản phẩm và thị trƣờng xuất khẩu ............ 12
1. Lợi thế cạnh tranh .............................................................................. 12
1.1. Nguồn lực đầu vào ...................................................................... 13
1.2. Điều kiện nhu cầu trong nước ..................................................... 14
1.3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan ................................ 15
1.4. Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh (Cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp) .................................................................................... 15
1.5. Cơ chế tác động, điều chỉnh chiến lược của Nhà nước ................ 16
1.6. Cơ hội.......................................................................................... 17
2. Nhu cầu trên thị trường thế giới ......................................................... 18
III. Các chính sách lựa chọn sản phẩm và thị trƣờng xuất khẩu ......... 18
1. Chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu ........................................... 19
1.1. Chính sách vĩ mô ............................................................................ 19
1.1.1. Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu ............................................ 19
1.1.2. Xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực ...................................... 20
1.2. Chính sách vi mô ............................................................................ 21
1.2.1. Chính sách mở rộng trực tiếp ................................................... 21
1.2.2. Chính sách thích nghi sản phẩm .............................................. 21
1.2.3. Chính sách chủng loại sản phẩm .............................................. 22
2. Chính sách lựa chọn thị trường xuất khẩu .......................................... 23
2.1. Chính sách vĩ mô ......................................................................... 23
2.2. Chính sách vi mô ......................................................................... 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRANG VIỆC LỰA CHỌN SẢN PHẨM VÀ THỊ
TRƢỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ............................................. 25
I. Cơ sở lựa chọn sản phẩm và thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam .... 25
1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 25
2. Nguồn tài nguyên............................................................................... 26
3. Nguồn nhân lực ................................................................................. 28
4. Cơ chế chính sách điều chỉnh việc lựa chọn sản phẩm và thị trường
xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta ....................................................... 29
5. Nhu cầu của thị trường thế giới ......................................................... 30
1
II. Thực trạng của việc lựa chọn sản phẩm xuất khẩu ......................... 31
1. Quá trình lựa chọn sản phẩm xuất khẩu .............................................. 31
1.1. Trước khi gia nhập WTO ............................................................. 31
1.1.1. Trước 1991 ............................................................................ 31
1.1.2. Giai đoạn 1991 – 1995 .......................................................... 32
1.1.3. Giai đoạn 1996 – 2000 .......................................................... 35
1.1.4. Giai đoạn 2001 – 2006 .......................................................... 36
1.2. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO – từ 2007 đến nay.................... 38
2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam giai đoạn
2000 – 2009 ........................................................................................... 42
2.1. Gạo ............................................................................................. 42
2.2 Thủy sản ....................................................................................... 45
3. Một số đánh giá về thực trạng lựa chọn sản phẩm xuất khẩu của Việt
Nam trong những năm vừa qua .............................................................. 50
3.1. Những thành tựu đạt được ........................................................... 50
3.2. Những mặt còn tồn tại ................................................................. 52
III. Thực trạng của việc lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu ....................... 53
1. Quá trình lựa chọn thị trường xuất khẩu ............................................ 53
1.1. Trước khi gia nhập WTO ............................................................. 53
1.1.1. Giai đoạn 1986 - 2000 ........................................................... 53
1.1.2. Giai đoạn 2001 - 2006 ........................................................... 56
1.2. Sau khi gia nhập WTO (2007 đến nay) ........................................ 59
2. Một số thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam ...................... 62
2.1 Thị trường Trung Quốc ................................................................ 62
2.2. Thị trường Hoa Kỳ ...................................................................... 66
3. Một số đánh giá về thực trạng lựa chọn thị trường xuất khẩu của Việt
Nam trong thời gian qua ........................................................................ 69
2
3.1 Thành tựu đạt được ...................................................................... 69
3.2 Một số hạn chế ............................................................................. 70
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC LỰA CHỌN
SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM......... 71
I. Định hƣớng lựa chọn sản phẩm và thị trƣờng xuất khẩu ................. 71
1. Quan điểm mục tiêu ........................................................................... 71
2. Định hướng lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam
đến hết năm 2010, tầm nhìn tới 2020 ..................................................... 72
2.1 Về mặt hàng xuất khẩu ................................................................. 72
2.1.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .................................................... 73
2.1.2 Định hướng cho từng ngành hàng, từng nhóm hàng cụ thể ..... 73
2.2. Về thị trường xuất khẩu ............................................................... 77
2.2.1 Cơ cấu thị trường .................................................................. 78
2.2.2. Định hướng cho từng thị trường cụ thể ................................. 78
II. Một số giải pháp cho sự lựa chọn sản phẩm và thị trƣờng xuất khẩu
của Việt Nam ........................................................................................... 83
1. Những kiến nghị đối với nhà nước ..................................................... 83
1.1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách ....................................... 83
1.2. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu bao
gồm cung cấp thông tin, kết quả xử lý và phân tích thông tin và các loại
hình dịch vụ khác ............................................................................... 85
1.3. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
........................................................................................................... 86
1.4. Hoàn thiện và đổi mới các chính sách đầu tư khuyến khích xuất
khẩu ................................................................................................... 87
1.4.1. Khuyến khích đầu tư về vốn: ................................................. 87
1.4.2. Cải thiện môi trường đầu tư :................................................. 88
3
1.4.3. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ .............. 89
1.4.4. Thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ ...................................... 89
1.5. Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ....... 90
1.6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xuất khẩu hợp lý ............... 90
1.7. Chuyển dịch cơ cấu thị trường thích hợp .................................... 91
2. Những giải pháp đối với doanh nghiệp .............................................. 92
2.1. Tăng cường tiếp cận, phân tích thông tin..................................... 92
2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................... 93
2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm .............................. 94
2.4. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm ............................................. 94
2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ .............................................. 95
KẾT LUẬN ................................................................................................. 96
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Hình 1: Mô hình khối kim cương của M.Porter ............................................ 13
Bảng 1: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991 – 1995 .......... 34
Bảng 2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000 .......... 36
Bảng 3: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006 .......... 38
Bảng 4: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo của Việt nam giai đoạn
2000 – 2009 .................................................................................... 42
Bảng 5: Tỷ trọng xuất khẩu gạo vào các thị trường năm 2009 ...................... 44
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2000 – 2009 .................... 46
Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 2005-
2009 ................................................................................................ 48
Bảng8: Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
năm 2008 – 2009 ............................................................................ 49
Bảng 9: Tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu thời kỳ 1991-2000 ............... 55
Bảng 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006
Bảng 11: Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 2000 – 2009 ............... 63
Bảng12: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc năm 2009 .................................................................... 64
Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (2000 –
2009) .............................................................................................. 66
Bảng 14: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ
năm 2009 ........................................................................................ 68
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết
Tiếng Anh Tiếng Việt
tắt
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AJCEP ASEAN – JAPAN Comprehensive Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
Economic Partnership diện ASEAN - Nhật Bản
AKFTA ASEAN – KOREA Free Trade Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Area – Hàn Quốc
ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Nations Á
APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác kinh
Cooperation tế châu Á - Thái Bình Dương
CEPT The Common Effective Hiệp định thuế quan có hiệu lực
Preferential Tariff chung
EU Europian Union Liên minh Châu Âu
FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GSP The Generalized Systems Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập
Preferential
HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người
ISO International Organization for Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn
Standardization hoá
MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc
NIC Newly Industrialized Country Nước công nghiệp mới
NT National Treatment Đãi ngộ quốc gia
ODA Official development assistance Viện trợ phát triển chính thức
SEV (Viết tắt Tiếng Nga) Hội đồng tương trợ kinh tế
SNG (Viết tắt Tiếng Nga) Cộng đồng các quốc gia độc lập
TRIMS Trade Related Investment Hiệp định về các biện pháp đầu tư
Measures liên quan đến thương mại
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ 1986 đến nay, đất nước Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm đổi mới. Cùng
với những thành tựu về kinh tế - xã hội, thương mại quốc tế của Việt Nam đã có
những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt: quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nhóm,
ngành hàng, thị trường…góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định
chính trị và xã hội, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực hết mình trong
việc hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới,
trong đó bước ngoặt quan trọng là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006.
Nhờ việc mở rộng hơn nữa các quan hệ thương mại song phương và đa phương,
Việt Nam ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi lớn để phát huy tối đa những tiềm
năng, thế mạnh của mình, phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại
hóa. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối diện với những áp lực cạnh tranh khốc liệt
từ các quốc gia khác, cũng như những rào cản vô hình, hữu hình và sự bất bình
đẳng trong quan hệ ngoại thương đặc biệt là với các nước kinh tế phát triển.
Để tham gia rộng rãi vào phân công lao động quốc tế, mở rộng sự giao lưu
giữa các thị trường trong nước và quốc tế, Việt Nam cần dựa chủ yếu vào các nguồn
lực trong nước, kết hợp với xu thế phát triển của thế giới, trên cơ sở đó, mở rộng qui
mô và tăng xuất khẩu. Điều cơ bản là làm thế nào khai thác được tối đa nguồn lực
bên trong và những lợi thế so sánh có được trong phân công lao động quốc tế để
đẩy mạnh xuất khẩu. Đó chính là việc xác định sản phẩm chủ lực và cơ cấu hàng
hóa xuất khẩu hợp lý trong điều kiện phát triển cụ thể của đất nước và bối cảnh kinh
tế quốc tế trong từng thời kì, bên cạnh đó xác định đối tác, thị trường trọng điểm và
cơ cấu thị trường phù hợp. Những vấn đề này có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát
triển kinh tế quốc gia và quan hệ kinh tế quốc tế.
1
Trong quá trình tìm tòi tài liệu cho khoá luận này, em đã quyết định chọn đề tài:
“Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam – Thực trạng và giải
pháp” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là phân tích, làm rõ thực trạng lựa chọn sản
phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua dựa trên những
lợi thế cạnh tranh của đất nước kết hợp với xu thế phát triển của thế giới; trên cơ sở
đó đưa ra một số giải pháp và định hướng cho việc lựa chọn sản phẩm và thị trường
xuất khẩu, góp phần đưa hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phát triển mạnh và hiệu
quả hơn nữa, xứng đáng với vai trò đầu tàu của nền kinh tế quốc dân trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề trong nước và thế giới liên quan đến việc
xác định sản phẩm và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, thị trường và cơ cấu thị trường
xuất khẩu của Việt Nam qua các thời kì.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào vấn đề sản phẩm và thị trường
xuất khẩu của Việt Nam trên cơ sở phân tích chung và đi vào một số sản phẩm và
thị trường cụ thể. Thời gian nghiên cứu của đề tài là giai đoạn từ 1986 – 2009.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp khái quát
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp luận giải
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham
khảo, khóa luận được chia làm 3 chương:
2
Chương 1: Một số vấn đề chung về việc lựa chọn sản phẩm và thị trường
xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng của việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu
của Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp cho việc lựa chọn sản phẩm và thị trường
xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới
Những nội dung đề cập trong luận văn này chắc chắn sẽ chưa đầy đủ và nhiều
vấn đề còn cần tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh. Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực
trong việc tìm tòi, nghiên cứu song do những hạn chế về thời gian, trình độ và kiến
thức còn hạn chế, cũng như những vấn đề liên quan đến công tác xuất khẩu là rất
rộng lớn nên khóa luận của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía các thầy cô để hoàn thiện
hơn đề tài này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng
dẫn của em, Thạc sĩ Vũ Huyền Phương đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo giúp em
hoàn thành khóa luận này.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoài
3
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC LỰA
CHỌN SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU
I. Vai trò của việc lựa chọn sản phẩm và thị trƣờng xuất khẩu
1. Một số nhận định chung về nền kinh tế trong nƣớc và thế giới trong những
năm gần đây
Trong những năm gần đây, tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn
biến hết sức phức tạp, có thể nói là có những thay đổi mang tính chất bước ngoặt.
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã và đang gây những ảnh
hưởng nặng nề đến thương mại thế giới cũng như có những tác động sâu sắc đến
mọi quốc gia. Siêu cường Mỹ đang dần suy yếu, trong khi đó Trung Quốc đang nỗ
lực để đi nhanh hơn nữa trên con đường trở thành siêu cường. Tuy nhiên, nhìn
chung tình hình kinh tế thế giới trong những năm vừa qua, chúng ta thấy một số
chiều hướng chính sau:
1.1. Khoa học công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và
trực tiếp của xã hội
Với cuộc cách mạng về khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm
vi toàn thế giới như hiện nay, trên nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là kinh tế tri thức,
khoa học công nghệ đã trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”, trong đó tri thức và
thông tin trở thành yếu tố quan trọng và nguồn tài nguyên đặc biệt, có giá trị cao.
Các thành phố khoa học, công viên khoa học, khu công