Khóa luận Lý thuyết trò chơi trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Quan điểm “Thƣơng trƣờng là chiến trƣờng” từ lâu đã hình thành trong suy nghĩ của những ngƣời kinh doanh. Và ngay đến bây giờ còn có không ít nhà kinh doanh vẫn mang trong đầu quan điểm đó. Họ cho rằng trong cạnh tranh bạn cần phải tỏ ra khôn ngoan hơn đối thủ, giành giật quyết liệt thị phần, khuyếch trƣơng thƣơng hiệu hàng hoá, khống chế nhà cung cấp, và khoá chặt khách hàng Theo quan điểm đó, sẽ luôn luôn có ngƣời thắng và kẻ bại trong kinh doanh. Tuy nhiên, ngày nay có một hệ tƣ tƣởng mới cho rằng “kinh doanh là sự kết hợp giữa cạnh tranh và hợp tác”. Theo đó, “kinh doanh là sự hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh nhƣng sẽ là cạnh tranh khi đến lúc phải chia phần chiếc bánh đó”. Nếu nhƣ với cách suy nghĩ cũ, có thể dẫn tới một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trên thị trƣờng. Và nếu nhƣ việc đánh nhau đó làm hỏng chiếc bánh thị trƣờng thì bạn cũng sẽ chẳng còn gì để chiếm lấy nữa. Đó là tình huống “cùng thua” (lose – lose). Hoặc bạn cố gắng để tạo ra chiếc bánh mà kết cục lại không chiếm đƣợc phần nào trong đó thì đó lại là tình huống “lose – win”. Nhƣng với “Lý thuyết trò chơi”, bạn sẽ có cách tiếp cận hoàn toàn mới. Thông qua lý thuyết này, chúng ta có thể xem xét các yếu tố cạnh tranh và hợp tác để đƣa đến quyết định là lựa chọn chiến lƣợc “thắng – thua” (win – lose) hay “thắng – thắng”(win – win). Có thể nói “Lý thuyết trò chơi” có khả năng làm biến chuyển hoàn toàn cách suy nghĩ của mọi ngƣời về kinh doanh từ trƣớc tới nay. Càng ngày ngƣời ta càng công nhận rằng lý thuyết trò chơi là một công cụ rất cần thiết để có thể hiểu đƣợc thế giới kinh doanh hiện đại. Lý thuyết trò chơi tập trung vào vấn đề gây nhiều khó khăn nhất: đó là xây dựng các chiến lƣợc đúng đắn và ra các quyết định đúng đắn. Nó đặc biệt hiệu quả trong trƣờng hợp có nhiều yếu tố liên hệ tƣơng tác qua lại lẫn nhau và không một quyết định nào có thể đƣợc đƣa ra một cách hoàn toàn độc lập với các quyết định khác. Ngày nay tại nhiều trƣờng đại học về kinh tế ở nhiều nƣớc thế giới, môn học “Lý thuyết trò chơi” đã đƣợc đƣa vào giảng dạy nhƣ một môn học quan trọng trong chƣơng trình đào tạo. Ngoài ra, cũng có rất nhiều nhà kinh tế đã sử dụng “Lý thuyết trò chơi” 2 trong những nghiên cứu của mình về những cuộc cạnh tranh, những sự kiện lớn trên thƣơng trƣờng Liên hệ với thực tế tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trƣờng viễn thông diễn ra hết sức khốc liệt giữa 2 đối thủ chính là VNPT và Viettel. Vậy những chiến lƣợc, những quyết định trong cuộc canh tranh này đã đƣợc đƣa ra nhƣ thế nào ? thắng thua đã thuộc về ai ? Các doanh nghiệp này nên làm gì để có thể cạnh tranh hiệu quả hơn ? Để trả lời cho những câu hỏi đó, ngƣời viết đã lựa chọn đề tài “Lý thuyết trò chơi trong cuộc đua giữa các công ty viễn thông trên thị trƣờng Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Ngƣời viết hy vọng thông qua “Lý thuyết trò chơi” có thể phần nào phân tích sâu hơn về cuộc cạnh tranh giữa 2 doanh nghiệp viễn thông này, và trên cơ sở đó đƣa ra những gợi ý về chiến lƣợc trong tƣơng lai.

pdf100 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lý thuyết trò chơi trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG --------***-------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP [ơĐề tài: “LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI” TRONG CUỘC CHẠY ĐUA GIỮA CÁC CÔNG TY VIỄN THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Sinh viên thực hiện : NGÔ TRUNG THÀNH Lớp : NHẬT 1 Khóa : K41B - KTNT Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG ANH Hà Nội, 11 - 2006 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG CẠNH TRANH VÀ “LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI” .......................................................................... 4 I. Một số vấn đề lý luận chung về thị trường cạnh tranh .................................... 4 1. Khái niệm thị trƣờng cạnh tranh .................................................................. 4 2. Bản chất của sự cạnh tranh .......................................................................... 5 3. Đƣờng cầu thị trƣờng và đƣờng cầu của doanh nghiệp ................................ 6 4. Gia nhập thị trƣờng và những rào cản gia nhập thị trƣờng ........................... 7 II. Những vấn đề lý luận liên quan đến “Lý thuyết trò chơi” ............................. 8 1. Lịch sử của “Lý thuyết trò chơi” ................................................................. 8 2. Khái niệm về “Lý thuyết trò chơi” ............................................................. 11 3. Khái niệm về “Mạng giá trị” trong “Lý thuyết trò chơi” ............................ 12 3.1 Đối thủ cạnh tranh và người bổ trợ..................................................... 13 3.2 Khách hàng và nhà cung cấp .............................................................. 14 3.3 Tính đối xứng của “Mạng giá trị” ...................................................... 14 4. Các yếu tố cơ bản trong “Mạng giá trị” ...................................................... 15 4.1 Người chơi (Players) .......................................................................... 15 4.2 Giá trị gia tăng của người chơi (Added value) .................................... 18 4.3 Các qui tắc của trò chơi (Rules) ......................................................... 19 4.4 Các chiến thuật trong trò chơi (Tactics) ............................................. 20 4.5 Phạm vi của trò chơi (Scope) .............................................................. 21 III. Vai trò của việc sử dụng “Lý thuyết trò chơi” đối với các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh ............................................................................... 23 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ SỰ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH ............... 26 I. Sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam ......................................... 26 1. Sự phát triển của thị trƣờng viễn thông trong bối cảnh các doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt ....................................................................................... 26 1.1 Nhu cầu của thị trường ....................................................................... 26 1.2 Sự gia tăng của các nhà cung cấp trên thị trường ............................... 28 2. Những yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của thị trƣờng ............................ 30 3. Những thách thức đối với thị trƣờng viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập ......................................................................................................... 31 II. Sự phát triển của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) ........... 33 1. Những thông tin chung về VNPT ............................................................... 33 2. Sự phát triển của VNPT ............................................................................. 37 III. Sự thành lập và phát triển của Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel) 39 1. Những thông tin chung về Viettel .............................................................. 39 2. Sự phát triển của Viettel ............................................................................. 40 IV. Sự cạnh tranh giữa Viettel và VNPT trên thị trường viễn thông Việt Nam . 42 1. Những lợi thế của VNPT trong cuộc đua với Viettel .................................. 42 1.1 Lợi thế của người đi trước .................................................................. 42 1.2 Thị phần chi phối trên thị trường ........................................................ 44 1.3 Lợi thế trong việc quản lý đường trục viễn thông quốc gia.................. 44 2. Cuộc chạy đua giữa Viettel và VNPT dƣới góc độ của “Lý thuyết trò chơi”46 2.1 Viettel trở thành người chơi mới trên thị trường viễn thông ................ 46 2.2 Sự thay đổi giá trị gia tăng của VNPT trên thị trường ......................... 50 2.3 Cuộc đua về giá cước: thay đổi các qui tắc của trò chơi ..................... 51 2.4 Chiến thuật trong cuộc cạnh tranh giữa Viettel và VNPT ................... 56 2.4.1 Cuộc đua về các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi ................... 56 2.4.2 Những tranh cãi về việc phát triển hạ tầng viễn thông................. 60 2.4.3 Chất lƣợng của dịch vụ viễn thông ............................................. 65 2.5 Sự cạnh tranh trên dịch vụ điện thoại cố định ..................................... 68 CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG, VÀ CHIẾN LƢỢC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN........................................................... 71 I. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với sự phát triển của thị trường viễn thông ........................................................................................................... 71 1. Quản lý, điều tiết những vấn đề cạnh tranh trên thị trƣờng ......................... 71 2. Sự cần thiết của việc ra đời một cơ quan quản lý đƣờng trục ...................... 73 II. Áp dụng “Lý thuyết trò chơi” trong việc xây dựng chiến lược cho các doanh nghiệp trên thị trường ........................................................................................ 75 1. Chiến lƣợc về ngƣời chơi ........................................................................... 75 1.1 Vai trò của người chơi mới trên thị trường ........................................ 75 1.2 Đưa thêm người chơi vào cuộc ........................................................... 77 2. Chiến lƣợc về giá trị gia tăng ..................................................................... 79 2.1 Sự đánh đổi ......................................................................................... 79 2.2 Giá trị gia tăng của quan hệ ............................................................... 81 2.2.1 Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng................................. 81 2.2.2 Thay đổi giá trị gia tăng ............................................................. 83 3. Những nguyên tắc trong cuộc chơi ............................................................. 84 3.1 Thay đổi những nguyên tắc trong cuộc chơi........................................ 84 4. Chiến thuật trong cuộc chơi ....................................................................... 87 4.1 Khuấy lên màn sương mù .................................................................... 87 5. Phạm vi của cuộc chơi ............................................................................... 88 5.1 Nhìn nhận cuộc chơi dưới phạm vi lớn hơn......................................... 88 KẾT LUẬN......................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.M Brandenburger & B.J Nalebuff, Business – Game Theory – Using Game theory to shape strategy, Havard Review 1995 2. Bierman H.S. & Fernandez L., Game Theory with Economic Applications, Reading: Addison – Wesley, 2nd ed., 1998. 3. Dixit A., and Skeath S., Games of Strategy, New York: Norton, 1999 4. Gardner R., Games for Business and Economics, New York: Wiley, 2nd ed., 2003 5. Ghemawat P., Games Businesses Play: Case and Models, Cambridge: MIT Press, 1997. 6. Gintis H., Game Theory Evolving: A Problem – Centered Introduction to Modeling Strategic Interaction, Princeton: P.U.P ., 2000 7. Rasmusen E., Games and Information: An introduction to Game Theory, Oxford: B.Blackwell, 3 rd ed., 2001 8. Watson J., Strategy: An introduction to Game Theory, New York: Norton, 2002. 9. A.M Brandenburger và B.J Nalebuff, Tranh hợp hay lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê 2004. 10. PGS.TS. Nguyễn Khắc Minh – TS. Vũ Hoàng Ngân, Trò chơi: Lý thuyết và ứng dụng, Nhà xuất bản thống kê 2004. 11. Tạp chí thông tin kinh tế số 16/2004, trang 6-7, Thị trường viễn thông: cuộc chạy đua thay đổi giá mới. 12. Các website: Lý thuyết trò chơi và thông tin Lý thuyết trò chơi – Wikipedia, từ điển bách khoa toàn thư Ngụ ngôn hai người tù Lịch sử lý thuyết trò chơi 13. Website Việt Nam Thời báo kinh tế Việt Nam: Tin nhanh Việt Nam: Báo điện tử Việt Nam Net: Trang web của VNPT: Trang web của Vinaphone: Trang web của Mobifone: Trang web của Viettel: Báo điện tử PC World: 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan điểm “Thƣơng trƣờng là chiến trƣờng” từ lâu đã hình thành trong suy nghĩ của những ngƣời kinh doanh. Và ngay đến bây giờ còn có không ít nhà kinh doanh vẫn mang trong đầu quan điểm đó. Họ cho rằng trong cạnh tranh bạn cần phải tỏ ra khôn ngoan hơn đối thủ, giành giật quyết liệt thị phần, khuyếch trƣơng thƣơng hiệu hàng hoá, khống chế nhà cung cấp, và khoá chặt khách hàng … Theo quan điểm đó, sẽ luôn luôn có ngƣời thắng và kẻ bại trong kinh doanh. Tuy nhiên, ngày nay có một hệ tƣ tƣởng mới cho rằng “kinh doanh là sự kết hợp giữa cạnh tranh và hợp tác”. Theo đó, “kinh doanh là sự hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh nhƣng sẽ là cạnh tranh khi đến lúc phải chia phần chiếc bánh đó”. Nếu nhƣ với cách suy nghĩ cũ, có thể dẫn tới một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trên thị trƣờng. Và nếu nhƣ việc đánh nhau đó làm hỏng chiếc bánh thị trƣờng thì bạn cũng sẽ chẳng còn gì để chiếm lấy nữa. Đó là tình huống “cùng thua” (lose – lose). Hoặc bạn cố gắng để tạo ra chiếc bánh mà kết cục lại không chiếm đƣợc phần nào trong đó thì đó lại là tình huống “lose – win”. Nhƣng với “Lý thuyết trò chơi”, bạn sẽ có cách tiếp cận hoàn toàn mới. Thông qua lý thuyết này, chúng ta có thể xem xét các yếu tố cạnh tranh và hợp tác để đƣa đến quyết định là lựa chọn chiến lƣợc “thắng – thua” (win – lose) hay “thắng – thắng”(win – win). Có thể nói “Lý thuyết trò chơi” có khả năng làm biến chuyển hoàn toàn cách suy nghĩ của mọi ngƣời về kinh doanh từ trƣớc tới nay. Càng ngày ngƣời ta càng công nhận rằng lý thuyết trò chơi là một công cụ rất cần thiết để có thể hiểu đƣợc thế giới kinh doanh hiện đại. Lý thuyết trò chơi tập trung vào vấn đề gây nhiều khó khăn nhất: đó là xây dựng các chiến lƣợc đúng đắn và ra các quyết định đúng đắn. Nó đặc biệt hiệu quả trong trƣờng hợp có nhiều yếu tố liên hệ tƣơng tác qua lại lẫn nhau và không một quyết định nào có thể đƣợc đƣa ra một cách hoàn toàn độc lập với các quyết định khác. Ngày nay tại nhiều trƣờng đại học về kinh tế ở nhiều nƣớc thế giới, môn học “Lý thuyết trò chơi” đã đƣợc đƣa vào giảng dạy nhƣ một môn học quan trọng trong chƣơng trình đào tạo. Ngoài ra, cũng có rất nhiều nhà kinh tế đã sử dụng “Lý thuyết trò chơi” 2 trong những nghiên cứu của mình về những cuộc cạnh tranh, những sự kiện lớn trên thƣơng trƣờng … Liên hệ với thực tế tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trƣờng viễn thông diễn ra hết sức khốc liệt giữa 2 đối thủ chính là VNPT và Viettel. Vậy những chiến lƣợc, những quyết định trong cuộc canh tranh này đã đƣợc đƣa ra nhƣ thế nào ? thắng thua đã thuộc về ai ? Các doanh nghiệp này nên làm gì để có thể cạnh tranh hiệu quả hơn ? Để trả lời cho những câu hỏi đó, ngƣời viết đã lựa chọn đề tài “Lý thuyết trò chơi trong cuộc đua giữa các công ty viễn thông trên thị trƣờng Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Ngƣời viết hy vọng thông qua “Lý thuyết trò chơi” có thể phần nào phân tích sâu hơn về cuộc cạnh tranh giữa 2 doanh nghiệp viễn thông này, và trên cơ sở đó đƣa ra những gợi ý về chiến lƣợc trong tƣơng lai. 2. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu những nét khái quát về Lý thu‎yết trò chơi, về quá trình hình thành và phát triển, những nội dung cơ bản của lý thuyết, và ứng dụng của nó vào thực tiễn kinh doanh trên cơ sở xem xét những yếu tố cạnh tranh và hợp tác. Qua đó, sử dụng “Lý thuyết trò chơi” làm cơ sở lý luận để phân tích cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, đƣa ra những đề xuất, giải pháp đối với các doanh nghiệp nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ tăng năng lực cạnht tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu là những chiến lƣợc của các doanh nghiệp viễn thông trong cuộc chiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trƣờng. Nhƣng trong khuôn khổ có hạn của một bài khoá luận, ngƣời viết xin đƣợc tập trung phân tích cuộc cạnh tranh giữa 2 đối thủ chính trên thị trƣờng viễn thông hiện nay là Tập đoàn bƣu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel). Đồng thời, ngƣời viết cũng tập trung vào việc phân tích cuộc cạnh tranh giữa Viettel và VNPT trên thị trƣờng dịch vụ điện thoại di động. 4. Phương pháp nghiên cứu. 3 Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài bao gồm phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp lý thuyết với thực tiễn. Đồng thời, để cung cấp thông tin đƣợc chính xác, cập nhật, đề tài có sử dụng một số sách, đề tài nghiên cứu về các vấn đề có liên quan, các tạp chí và thông tin trên Internet. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm 3 chƣơng: Chương I: Những lý luận chung về thị trường cạnh tranh và “Lý thuyết trò chơi” Chương II: Thực trạng thị trường viễn thông Việt Nam và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành Chương III: Định hướng và một số đề xuất để phát triển thị trường viễn thông, và chiến lược đối với các doanh nghiệp viễn thông để cùng phát trỉển Cuối cùng, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sỹ Nguyễn Thị Tƣờng Anh, ngƣời đã tận tình trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 4/11/2006 Sinh viên Ngô Trung Thành 4 CHƢƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG CẠNH TRANH VÀ “LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI” I. Một số vấn đề lý luận chung về thị trường cạnh tranh 1. Khái niệm thị trƣờng cạnh tranh Hàng ngày có hàng triệu doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào việc sản xuất, mua và bán những hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Những ngƣời tiêu dùng cá nhân tham gia vào thị trƣờng hàng hóa để mua sắm những sản phẩm và dịch vụ mà họ mong muốn, tìm kiếm những lợi ích của sản phẩm một cách nhiều nhất mà họ có thể, và ở mức giá thấp nhất có thể. Trong khi đó, những nhà sản xuất tham gia vào thị trƣờng với suy nghĩ làm sao có thể tối đa hóa lợi nhuận, và vì vậy họ luôn đón chào những cơ hội có thể bán đƣợc nhiều hàng hóa nhất có thể, và ở mức giá cao nhất có thể. Với những cái nhìn về lợi ích khác nhau nhƣ vậy, thì liệu kết quả cuối cùng sẽ là gì ? Giá cả của hàng hóa sẽ đƣợc quyết định nhƣ thế nào, và bao nhiêu sản phẩm sẽ đƣợc sản xuất và bán ra thị trƣờng ? Quyền lợi của ngƣời tiêu dùng sẽ chiếm ƣu thế, hay là tất cả giá cả và sản lƣợng đều đƣợc quyết định bởi nhà sản xuất. Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta sẽ phải trừu tƣợng hóa những hành vi tiêu dùng cá nhân và nghĩ đến khái niệm thị trƣờng. Tại đó, nhu cầu của từng cá nhân đơn lẻ sẽ đƣợc kết hợp lại để hình thành nhu cầu thị trƣờng. Tƣơng tự nhƣ vậy, những quyết định của từng doanh nghiệp sẽ đƣợc gộp lại thành khả năng cung cấp của thị trƣờng - Thị trƣờng cạnh tranh sẽ bao gồm rất nhiều doanh nghiệp, mà trong đó không doanh nghiệp nào có 1 thị phần đáng kể của tổng sản lƣợng trên thị trƣờng - Hàng hóa là đồng nhất. Sản phẩm của một doanh nghiệp không thể phân biệt đƣợc với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Hay nói cách khác, là không có sự “cá biệt hóa” sản phẩm - Mọi doanh nghiệp trong thị trƣờng cạnh tranh đều cố gắng mở rộng sản lƣợng cho tới khi chi phí cậ n biên bằng với giá bán, đến mức mà giá và lợi nhuận cận biên là nhƣ nhau đối với nhiều doanh nghiệp. 5 - Xu hƣớng mở rộng sản xuất và tăng cung thị trƣờng khi lợi nhuận tăng, tạo nên một áp lực lớn lên giá và lợi nhuận trong thị trƣờng cạnh tranh. Lợi nhuận kinh tế sẽ tiến tới 0 khi mà giá bị đẩy xuống tới mức của chi phí sản xuất bình quân. 2. Bản chất của sự cạnh tranh Một trong những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, đó là doanh nghiệp là “ngừơi chấp nhận giá” (price – taker). Một doanh nghiệp cạnh tranh có thể bán sản phẩm của mình tại một mức giá phổ biến trên thị trƣờng. Nếu nhƣ họ muốn tăng giá bán, họ sẽ chẳng bán đƣợc gì cả, vì ngƣời tiêu dùng sẽ chuyển sang mua của ngƣời khác. Trong trƣờng hợp này, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có “sức mạnh thị trƣờng” – không có khả năng kiểm soát giá của hàng hóa mà họ đang bán. Nếu nhìn lƣớt qua, có vẻ nhƣ mọi doanh nghiệp đều có sức mạnh trị trƣờng. Nhƣng điều quan trọng đó là “giá thị trƣờng”, đó là mức giá mà hàng hóa thực sự đƣợc bán trên thị trƣờng. Ví dụ nhƣ một nhà máy sản xuất 10.000 tấn thép một năm, sẽ không thể làm ảnh hƣởng tới giá thị trƣờng của mặt hàng thép. Vì có tới gần 400 triệu tấn thép đƣợc đƣa ra thị trƣờng hàng năm, và nếu nhƣ có thêm hay bớt 10.000 tấn thì cũng chẳng đáng kể gì. Hay nói cách khác, sản lƣợng của một doanh nghiệp đơn lẻ quá nhỏ so với lƣợng cung cấp trên thị trƣờng, vì vậy nó không có sự ảnh hƣởng đáng kể nào lên tổng sản lƣợng hay giá cả thị trƣờng. Do đó, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là doanh nghiệp mà có sản lƣợng rất nhỏ trong mối quan hệ với tổng dung lƣợng thị trƣờng, nên mọi quyết định về sản xuất của nó đều không gây ra một ảnh hƣởng rõ ràng nào lên giá thị trƣờng. Và ngƣợc lại thì một doanh nghiệp lớn và có “sức mạnh thị trƣờng” là doanh nghiệp mà mọi quyết định của nó đều có thể làm thay đổi đƣờng cung của thị trƣờngvà do đó phá vỡ sự cân bằng trên thị trƣờng. Trong trƣờng hợp này, những doanh nghiệp có sức mạnh thị trƣờng, họ là “ngƣời định giá” (price – setter), chứ không còn là “ngƣời chấp nhận giá”. Thay vì phải chờ đợi để tìm ra mức giá thị trƣờng là bao nhiêu và sau đó đƣa ra những điều chỉnh về sản lƣợng phù hợp, những doanh nghiệp này tự mình đƣa ra giá cho những sản phẩm mà họ mới tung ra thị trƣờng. Ví dụ nhƣ trong trƣờng hợp của hãng xe hơi Ford trên thị trƣờng ôtô của Mỹ. Vì Fords đã đƣợc khác biệt hóa, nên họ biết rằng doanh số sẽ không sụt giảm nhiều cho dù họ có đặt giá cao hơn một chú 6 so với những nhà sản xuất khác. Họ sẽ phải đối mặt với 1 đƣờng cầu dốc xuống thay vì một đƣờng cầu nằm ngang. Ford có ảnh hƣởng nhất định tới giá thị trƣờng và có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tìm ra sự kết hợp giữa giá và sản lƣợng, mà có thể làm cân bằng lợi nhuận cận biên và chi phí cận biên. 3. Đƣờng cầu của thị trƣờng và đƣờng cầu của doanh nghiệp. Việc phân biệt giữa đƣờng cầu thị trƣờng và đƣờng cầu đối với từng doanh nghiệp là rất quan trọng. Hãy cùng xem xét một ví dụ về thị trƣờng sữa tƣơi, với giả định là công ty A có sản lƣợng khoảng 1000 chai mỗi tháng, trong khi đó tổng sản lƣợng của thị trƣờng là khỏang vài triệu chai một tháng. Trong trƣờng hợp này, giá sữa do công ty A bán ra sẽ đƣợc quyết định dựa trên giá sữa của thị trƣờn
Luận văn liên quan