Khóa luận Mạng truy nhập ADSL

Trong những năm vừa qua, nhu cầu trao đổi thông tin ngày một cao nó không chỉnằm trong giới hạn của một quốc gia, mà là trên phạm vi thếgiới. Sựphát triển rất nhanh của công nghệviễn thông và nhu cầu trao đổi dữliệu không ngừng với các loại hình dịch vụtruyền dữliệu hình ảnh âm thanh kết hợp với tốc độsiêu cao. Trong khi đó mạng PSTN vốn được thiết kế đểphục vụcho mạng truyền thoại truyền thông 64kbps đang trởnên quá tải và tắc nghẽn. Dịch vụInternet đã phát triển trên toàn cầu, mở đầu cho nhu cầu truyền dữliệu tăng nhanh, với việc sửdụng modem tương tự(tốc độcực đại khoảng 56kbps) và hình thức truy nhập quay số, đã không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng. Thực tế này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu viễn thông phải nhanh chóng tìm ra một giải pháp hiệu quả đểcung cấp các dịch vụbăng rộng tới khách hàng. Công nghệxDSL đã ra đời đáp ứng được nhu cầu này. Trong đó nổi bật, là công nghệADSL với hai ưu điểm là loại bỏ được giới hạn băng tần thoại và tận dụng được mạng cáp đồng hiện có. Hiện nay ởViệt nam mạng Internet đang phát triển với tốc độrất cao, số lượng thuê bao Internet tăng lên rất nhanh, phân bốrộng khắp nhưng tốc độtruy nhập mà mạng thuê bao có khảnăng đáp ứng lại rất thấp, khó có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh chóng của mạng Internet. Chính điều này đã tạo cơhội rất tốt đểphát triển việc sửdụng rộng rãi kỹthuật ADSL. Do hầu hết các thuê bao đều dùng cáp đồng điện thoại đểtruy nhập mạng cho nên kỹthuật ADSL chính là một phương án lựa chọn đầu tiên của các công ty điện thoại cũng nhưcác thuê bao Internet. Trên thếgiới đã có rất nhiều nước triển khai hệthống này, và thực tế đã chứng minh các ưu điểm của nó. Tại Việt Nam ADSL cũng đã thửnghiệm rất thành công ởcác thành phốlớn nhưHà Nội, Hải phòng, thành phốHồChí Minh, phần lớn khách hàng sửdụng đều tỏra rất hài lòng. Dựkiến mạng truy nhập ADSL sẽ được đưa vào khai thác trong thời gian tới. Đềtài tốt nghiệp “Mạng truy nhập ADSL”, đưa ra những kiến thức cơbản vềmạng truy cập ADSL và bộtập trung DSLAM AM3000. Đềtài này được chia làm 4 chương trong đó. Chương 1 :Giới thiệu một cách khái quát vềmạng truy nhập đường dây thuê bao sốbất đối xứng ADSL. Chương 2 :Phân tích mô hình tham chiếu mạng ADSL và ngăn xếp giao thức truyền thông sửdụng trong ADSL. Chương 3: Nghiên cứu thiết bịDSLAM và xây dựng mô hình mạng truy cập DSL trong phòng thí nghiệm của BMVT Chương 4: Phần thực nghiệm AM3000 trong phòng thực tập viễn thông Đại Học Công Nghệ- Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

pdf102 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mạng truy nhập ADSL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Băng thông rộng là một xu hướng phát triển tất yếu. Và sự phổ biến nhanh chóng tại Việt Nam của ADSL - một trong những công nghệ truy cập Internet băng thông rộng, đã và đang nở rộ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, băng thông nói riêng theo cách hiểu thông thường không phải là tất yếu duy nhất quyết định việc sử dụng và ứng dụng mạng Internet. Trong khoá luận này giúp em hiểu được về mạng truy nhập đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL, hiểu được thế nào là ADSL ? vì sao phải sử dụng kỹ thuật ADSL và lý do của sự ra đời mạng truy nhập ADSL. Em cũng hiểu về mô hình tham chiếu mạng ADSL về phía nhà thuê bao như ATU-R, và về phía nhà cung cấp như ATU-C và ngăn xếp giao thức truyền thông sử dụng trong mạng truy nhập ADSL như là: Giao thức TCP/IP, giao thức UDP, giao thức PPP... Thực hịên quá trình truyền dữ liệu và voice bằng PCanywhere và Netmeting giữa máy PC của mạng LAN tới máy chủ IBM thông qua DSLAM và modem ZoomX5. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ======000===== Trần Thị Kim Oanh MẠNG TRUY NHẬP ADSL KHOÁ LUẬN TỐT NGIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Điện tử - Viễn thông Cán bộ hướng dẫn: PGS-TS. Nguyễn Kim Giao Cán bộ đồng hướng dẫn: Cử nhân Phạm Thị Hồng HÀ NỘI - 2005 2 TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Băng thông rộng là một xu hướng phát triển tất yếu. Và sự phổ biến nhanh chóng tại Việt Nam của ADSL - một trong những công nghệ truy cập Internet băng thông rộng, đã và đang nở rộ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, băng thông nói riêng theo cách hiểu thông thường không phải là tất yếu duy nhất quyết định việc sử dụng và ứng dụng mạng Internet. Trong khoá luận này giúp em hiểu được về mạng truy nhập đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL, hiểu được thế nào là ADSL ? vì sao phải sử dụng kỹ thuật ADSL và lý do của sự ra đời mạng truy nhập ADSL. Em cũng hiểu về mô hình tham chiếu mạng ADSL về phía nhà thuê bao như ATU-R, và về phía nhà cung cấp như ATU-C và ngăn xếp giao thức truyền thông sử dụng trong mạng truy nhập ADSL như là: Giao thức TCP/IP, giao thức UDP, giao thức PPP... Thực hịên quá trình truyền dữ liệu và voice bằng PCanywhere và Netmeting giữa máy PC của mạng LAN tới máy chủ IBM thông qua DSLAM và modem ZoomX5. 3 THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT AAL ATM Adaptation Layer ADSL Asymetric Digital Subcriber Line ATM Asynchronous Transfer Mode ATU ADSL Transmission Unit ATU-C ATU-CO ATU-R ATU-Remote BAS Broadband Access Server B-ISDN Broadband-ISDN BMAP Broadband Modem Access Protocol BT Bridge Tap BER Bit- Error Rate BRAS Broadband Remote Access Server BRI Basic Rate Interface 4 CAP Carrierless Amplitude Modulation CBR Constant Bit Rate, or Continuous Bit Rate CHAP Challenge Handshake Authentication Protocol CCIT Consultive Committee on International Telegraph And Telephone CIR Committed Information Rate CLP Cell Loss Priroity CMT Connection Management CO Central Office CPE Customer Premises Equiment CRC Cyclical Redundancy Check CS Convergence Sublayer CSU Channel Servicce DBS Direct Broađcast Satellite Corporation DCE Data Communication Channels DLC Digital Loop Carrier DLCI Datalink Connection Identifier DMT Discrete Multitone DSL Digital Subcriber Line DSLAM DSL Access Module DHCP Dynamic Host Configuration Protocol DSP Digital Signal Processor DSU Data Service Unit DTE Data Terminal Equiment DTP Data Tranport Protocol EA Extended Address EC Echo Canceller ETSI European Telecommunication Standard Institude EOC End Of Message FCC Faderal Communication Commission FCS Frame Check Sequence FDD Frequency Division Duplexed FDM Frequency Division Modulation 5 FEC Forward Error Correction FEXT Far End Crosstalk FECN Forward Explicit Congestion Notification FM Frequency Modulation FR Frame Relay FRI Frame Relay Interface FSK Frequency Shift Keying GFC Generic Flow Control HDLC High-Level Data Link Control HDSL Hight bit rate DSL HEC Header Error Control HFC Header Fiber Filter IBM International Business Machine IDSL ISDN DSL IGMP Internet Group Management Protocol IP Internet Protocol ISI Inter Symbol Interference ISP Internet Service Provider ITU International Telecommunication Union LAN Local Area Network LLC Logical Link Control LPF Low Pass Filter MAC Media Access Control MAN Metropoliant Area Network MDF Main Distributor Frame MDU Multitenant –Dewelling Unit MODEM Modulation/Demodulation MUX Multiplexer MTU Multi Tenant Unit NAP Network Access Provider NAT Network Ađress Translation NEXT Near End Crosstalk 6 NSP Network Service Provider NTU Network Termination Unit NTP Network Transport Provider OS Operation Systems OSI Open System s Interconection PAP Password Authentication Protocol PC Personal Computer PDU Plesiochronous Digital Hierarchy PHY Physical Layer Protocol POTS Plain Old Telephone Service PPP Point to Point Protocol PSD Power Spectral Density PSTN Public Switch Telephone Network PVC Permanent Virtual Connection QAM Quarature Amplitude Modulation QoS Quality of Service RADSL Rate Adaptive Digital Subcriber Line RFI Radio Frequency Intrference SAR Sgementation And Reassembly Sublayer SDSL Symmetric DSL SDH Synchronous Digital Hierarchy SHDSL Sigle pair High-bit-rate DSL SOHO Small Office Home Office SNMP Simple Network Management Protocol SVC Switch Virtual Channel Syn Synchronization symbol TCP Transmission Control Protocol TDM Time Division Multiplexing Telco Telephone Companny UNI User to Network Interface VBR Variable Bit Rate VCI Vitual Channel Indentifer 7 VDSL Very High Speed DSL VLAN Virtual LAN VPI Virtual Path Indentifer Lời mở đầu Trong những năm vừa qua, nhu cầu trao đổi thông tin ngày một cao nó không chỉ nằm trong giới hạn của một quốc gia, mà là trên phạm vi thế giới. Sự phát triển rất nhanh của công nghệ viễn thông và nhu cầu trao đổi dữ liệu không ngừng với các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu hình ảnh âm thanh kết hợp với tốc độ siêu cao. Trong khi đó mạng PSTN vốn được thiết kế để phục vụ cho mạng truyền thoại truyền thông 64kbps đang trở nên quá tải và tắc nghẽn. Dịch vụ Internet đã phát triển trên toàn cầu, mở đầu cho nhu cầu truyền dữ liệu tăng nhanh, với việc sử dụng modem tương tự (tốc độ cực đại khoảng 56kbps) và hình thức truy nhập quay số, đã không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng. Thực tế này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu viễn thông phải nhanh chóng tìm ra một giải pháp hiệu quả để cung cấp các dịch vụ băng rộng tới khách hàng. Công nghệ xDSL đã ra đời đáp ứng được nhu cầu này. Trong đó nổi bật, là công nghệ ADSL với hai ưu điểm là loại bỏ được giới hạn băng tần thoại và tận dụng được mạng cáp đồng hiện có. Hiện nay ở Việt nam mạng Internet đang phát triển với tốc độ rất cao, số lượng thuê bao Internet tăng lên rất nhanh, phân bố rộng khắp nhưng tốc độ truy nhập mà mạng thuê bao có khả năng đáp ứng lại rất thấp, khó có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh chóng của mạng Internet. Chính điều này đã tạo cơ hội rất tốt để phát triển việc sử dụng rộng rãi kỹ thuật ADSL. Do hầu hết các thuê bao đều dùng cáp đồng điện thoại để truy nhập mạng cho nên kỹ thuật ADSL chính là một phương án lựa chọn đầu tiên của các công ty điện thoại cũng như các thuê bao Internet. 8 Trên thế giới đã có rất nhiều nước triển khai hệ thống này, và thực tế đã chứng minh các ưu điểm của nó. Tại Việt Nam ADSL cũng đã thử nghiệm rất thành công ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn khách hàng sử dụng đều tỏ ra rất hài lòng. Dự kiến mạng truy nhập ADSL sẽ được đưa vào khai thác trong thời gian tới. Đề tài tốt nghiệp “Mạng truy nhập ADSL”, đưa ra những kiến thức cơ bản về mạng truy cập ADSL và bộ tập trung DSLAM AM3000. Đề tài này được chia làm 4 chương trong đó. Chương 1 : Giới thiệu một cách khái quát về mạng truy nhập đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL. Chương 2 : Phân tích mô hình tham chiếu mạng ADSL và ngăn xếp giao thức truyền thông sử dụng trong ADSL. Chương 3 : Nghiên cứu thiết bị DSLAM và xây dựng mô hình mạng truy cập DSL trong phòng thí nghiệm của BMVT Chương 4 : Phần thực nghiệm AM3000 trong phòng thực tập viễn thông Đại Học Công Nghệ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Do thời gian hạn chế, trình độ và kinh nghiệm còn có hạn nên nội dung của luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của thầy, cô và các bạn. Để hoàn thành luận văn này, trước tiên em muốn gửi đến thầy Nguyễn Kim Giao và cán bộ đồng hướng dẫn là chị Phạm Thị Hồng lời cám ơn chân thành về sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy cô trong suốt thời gian qua. Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng thực tập viễn thông Đại Học Công nghệ-ĐHQG Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em. Ngoài ra em muốn gửi đến quý thầy cô, gia đình và bạn bè lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ trong suốt thời gian em học tập tại khoa. 9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MẠNG TRUY NHẬP ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ BẤT ĐỐI XỨNG ADSL 1.1. ADSL là gì? Đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL (Asymmetric digital subscriber line) là công nghệ truyền thông băng rộng cho phép truyền dữ liệu với tốc độ cao trên cơ sở sử dụng mạng điện thoại có sẵn hay nói cách khác ADSL là công nghệ truyền dẫn mạch vòng nội hạt, có thể truyền tải dữ liệu và thoại đồng thời trên cùng một đường dây điện thoại truyền thống. ADSL có các tốc độ bít như sau: • Tốc độ bít hướng xuống Downstream (về phía thuê bao) lên tới gần 9Mbit/s. • Tốc độ bít hướng lên Upstream (về phía nhà cung cấp) lên tới gần 1 Mbit/s. • Hỗ trợ dịch vụ điện thoại truyền thống (POST, tín hiệu thoại tương tự v.v...). Tốc độ bít truyền từ nhà cung cấp tới thuê bao lớn gấp nhiều lần so với tốc độ bít truyền theo hướng ngược lại, do đó có thuật ngữ không đối xứng. ADSL khai thác đặc tính của đường cáp đồng sử dụng trong mạng điện thoại có băng thông là 1.1Mhz để truyền tín hiệu thoại tương tự ở tần số thấp từ 0 đến 4Khz, tiếp đó là phổ tần số cho tín hiệu upstream và dải phổ cuối cùng cho tín hiệu Downstream. Để thực hiện điều này ADSL sử dụng các bộ tách (Splitter) thực chất là các bộ lọc thông thấp (LPF). 10 Ngoài các bộ tách, hệ thống ADSL sử dụng một đơn vị truyền dẫn ở tổng đài trung tâm ATU-C (ADSL Transmission Unit at the Central office) và đơn vị truyền dẫn ADSL ở phía khách hàng ATU-R (ADSL Transmission Unit Remote Side). Hình 1.1: Biểu diễn dải phổ của ADSL 1.2. Lịch sử phát triển của công nghệ ADSL Những định nghĩa đầu tiên về ADSL xuất hiện từ năm 1989, đó là kết quả nghiên cứu của J.W.Lechleider và các cộng sự tại phòng thí nghiệm Bellcore. Những phát triển đầu tiên của ADSL bắt đầu tại trường Đại Học Stanford và phòng thí nghiệm AT&T Bell vào năm 1990. Các mẫu đầu tiên của ADSL đã gửi tới các công ty điện thoại và phòng thí nghiệm Bellcore vào năm 1992, và các sản phẩm ADSL sớm nhất được chuyển vào các khu thử nghiệm vào năm 1995. ADSL được tạo ra trên cơ sở các nghiên cứu trước đây trên modem băng tần thoại là ISDL và HDSL. Vào tháng 10 năm 1998, ITU đã đưa ra một bộ các khuyến nghị sơ bộ cho ADSL. Khuyến nghị G.922.1 đã xác định rõ ADSL toàn tốc. Khuyến nghị này gần giống tiêu chuẩn ANSI T1.413 phát hành lần thứ 2 với 2 điểm khác biệt chính: • Chuỗi âm tần khởi tạo của tiêu chuẩn T1.413 được thay thế bằng quá trình dựa trên bản tin, được mô tả trong khuyến nghị G.994.1 • Một chế độ đặc biệt được bổ sung thêm nhằm cải thiện hiệu năng hệ thống khi xuất hiện xuyên âm từ IDSN kiểu TCM, đã được dùng ở Nhật Bản. 11 Khuyến nghị G.992.2 (trước đây được gọi là G.lite) xác định rõ ADSL khi không dùng bộ tách POST. Khuyến nghị G.992.2 được dựa trên cơ sở là G.992.1 nhưng có một số khác biệt chính sau đây: • Bổ sung thêm các chế độ tiết kiệm năng lượng tại các thiết bị ATU-C và ATU-R. • Bổ sung cơ cấu phục hồi nhanh cho phép phục hồi lại nhanh chóng sau các sự kiện nhấc đặt máy. • Số lượng âm tần (tone) sử dụng giảm từ 256 bít xuống còn 128 bít. • Số lượng bít trên một âm tần giảm từ 15 bít xuống còn 8 bít. Khuyến nghị G.994.1 (trước đây được gọi là G.hs) xác định việc móc nối khởi tạo dựa trên bản tin cho phép bộ truyền nhận DSL đa chế độ có thể thoả thuận được chế độ vận hành chung. Khuyến nghị G.955.1 cung cấp một cái nhìn tổng quan về họ các khuyến nghị DSL. Khuyến nghị G.966.1 xác định phương thức đo hiệu năng của các thiết bị DSL. Khuyến nghị G.977.1 xác định các thao tác với lớp vật lý, quản trị và bảo trì cung cấp cho ADSL. Khuyến nghị này bao gồm kênh (EOC) và các cơ sở thông tin quản lý MIB (Management Information Bases) của ADSL. 1.3. Yếu tố thúc đẩy của ADSL Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ viễn thông đã có nhiều biến đổi và phát triển không ngừng để đáp ứng được mọi nhu cầu dịch vụ như : các dịch vụ Internet, thoại, hội nghị, video, với yêu cầu dải thông lớn tốc độ kết nối nhanh, dịch vụ phong phú. Từ những năm đầu thập kỉ 90 dịch vụ Internet bắt đầu phổ biến và nhanh chóng thiết lập mạng trên toàn cầu, mở đầu cho nhu cầu truyền dữ liệu tăng nhanh, ở thời kỳ này các modem tương tự vẫn còn được sử dụng rất phổ biến. Mặc dù các modem này đã có những cải tiến về kỹ thuật, nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tốc độ cực đại của modem tương tự cỡ 56Kbps trong khi đó các dịch vụ đòi hỏi tốc độ ngày càng cao như hàng chục Mbps thậm trí hàng trăm Gbps. Ngoài ra vấn đề tắc nghẽn mạnh, tốc độ truy cập chậm là xảy ra thường xuyên đối với modem tương tự. Thực tế này đã thúc đẩy các nhà nghiên 12 cứu viễn thông phải nhanh chóng tìm ra một giải pháp hiệu quả để cung cấp các dịch vụ băng rộng tới khách hàng. Công nghệ xDSL đã ra đời đáp ứng được nhu cầu này. Trong đó nổi bật là công nghệ ADSL với hai ưu điểm là: loại bỏ được giới hạn băng thoại và tận dụng được mạng cáp đồng hiện có. ¾ Những ưu điểm của ADSL: • Có thể sử dụng các dịch vụ thoại truyền thống và dịch vụ Internet tại cùng một thời điểm. Điều đó có nghĩa là khách hàng không phải huỷ bỏ kết nối Internet để thực hiện một cuộc gọi điện thoại. • Nhờ tốc độ cao nên ADSL có thể đáp ứng nhiều loại dịch vụ khác nhau như : Internet tốc độ cao, Video theo yêu cầu, âm nhạc theo yêu cầu, Game, hội nghị trực tuyến .v.v.. • Độ linh hoạt cao. Hình 2.2: Hệ thống DSL 13 1.4. Vì sao phải sử dụng kỹ thuật ADSL Như chúng ta đã biết có nhiều loại kỹ thuật khác nhau để cung cấp dịch vụ băng thông rộng, song với nhiều tính năng vượt trội, chi phí thấp đã tạo ra một vị trí đứng rất tốt cho kỹ thuật DSL. Với kỹ thuật DSL chúng ta hoàn toàn có thể triển khai chúng trên mạng điện thoại có sẵn và vẫn có khả năng cung cấp các dịch vụ băng thông rộng mà không cần phải xây dựng thêm cơ sở hạ tầng. Một đặc điểm nữa là vì không xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, dùng ngay mạng điện thoại có sẵn cho nên với DSL chúng ta không cần phải chuẩn bị gì nhiều, chúng ta không cần phải có mô hình thử nghiệm đầy tốn kém như các kỹ thuật khác chẳng hạn như đối với các hệ thống vệ tinh trước khi đưa vào ứng dụng thực tế thì chúng ta phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn từ thiết kế, xây dựng, lắp đặt và chạy thử bằng mô hình.... Với một đặc điểm nổi trội hơn các kỹ thuật khác đó là giải quyết được vấn đề cơ sở hạ tầng, với băng thông rộng của mình kỹ thuật DSL có khả năng cung cấp các dịch vụ yêu cầu băng thông rộng chẳng hạn như: y tế, luật, kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác. Thêm nữa với chi phí triển khai không lớn lắm kỹ thuật DSL có thể được triển khai ở tất cả các nước kể cả các nước có nền kinh tế kém phát triển bằng cách dùng chính cơ sở hạ tầng mà quốc gia đó có được. Ngày nay với sự lớn mạnh và phổ biến của các dịch vụ trực tuyến thì PSTN hầu như là luôn ở trong tình trạng quá tải về lưu lượng. Trước đây mạng điện thoại được thiết kế chủ yếu để điều khiển lưu lượng thoại với các cuộc gọi hầu như đều được thực hiện trong thời gian ngắn, còn việc thao tác với dữ liệu trên Internet ngày nay có thể diễn ra hàng giờ do vậy để tránh tình trạng phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, giảm thiểu sự tắc nghẽn thì việc ứng dụng kỹ thuật DSL là một giải pháp gần như tối ưu. 1.5. Nguyên lý hoạt động của ADSL 1.5.1.Thuật ngữ ADSL Sự giải thích tiếp theo của những thuật ngữ này sẽ giúp ích cho sự hiểu biết về công nghệ đường dây thuê bao DSLs. Thuật ngữ cũ của nó là kilofeet (kft), đơn vị dùng để đo các tuyến điện thoại truyền thống của độ dài cho đường dây thoại là 1000 feet: 1kft tương đương với 306 mét. Đường kính của các dây dẫn được đo bằng 14 milimét (mm), ngoại trừ thuật ngữ dùng trong Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ là Gauge (United States Where the American Wire Gauge) (AWG), AWG dùng 1/Nth thể hiện cho 1 inch, (ví dụ: 24 AWG có đường kính dây dẫn là 1/24 inch, điều đó tương đương với 0.5mm). Công suất của tín hiệu và sự mất mát tín hiệu được đo bằng đơn vị là logarit, đơn vị decibel (db), công suất tăng 3db thì bằng gấp đôi công suất, ngược lại nếu giảm 3db tức là giảm một nửa, và nếu tăng 6db tức là gấp 4 lần . v.v. . Tần số của một tín hiệu điện được đo bằng KiloHertz (KHz, 1000 chu kỳ /giây) hoặc MegaHertz (MHz, 1000000 chu kỳ /giây). Các dịch vụ điện thoại tiếng nói chuyển mạch truyền thống thường được gọi là POST (Pain Old Telephone Services). Điều này nhắc đến thuật ngữ DSL, tức là các PANS cơ sở (Positively Amazing New Services). 1.5.2 Nguyên lý ADSL Nguyên lý ADSL là sử dụng phần băng thông còn lại của cáp đồng (băng thông của cáp đồng lên tới 1.1MHz ) cho việc truy nhập dữ liệu tốc độ cao. Nguyên lý hoạt động của mạng truy cập ADSL là tín hiệu được truyền từ phía mạng đến khách hàng bao gồm hai phần: Phần dữ liệu (PC) và phần thoại (telephone). Một bộ Splitter (thực chất là bộ lọc thông thấp) được sử dụng để tách phần dữ liệu đưa vào modem ADSL, tách phần thoại được đưa vào điện thoại tương tự DTMF và có thể liên lạc với các thuê bao khác trong mạng PSTN . Cấu hình của mạng ADSL gồm 2 phần: ¾ Phía khách hàng: • Một modem cho nhu cầu tốc độ. • Một bộ tách (splitter) cho nhu cầu sử dụng song song điện thoại và dữ liệu tốc độ cao 8MHz (nếu không sử dụng Splitter thì tốc độ của dữ liệu chỉ dừng lại ở 1,5 M.). ¾ Phía mạng: • DSLAM (Digital Subcriber Line Access Multipler): sử dụng để tập trung lưu lượng của các luồng DSL (đường dây thuê bao số). • BRAS (Broadband Remote Access Server): làm nhiệm vụ quản lý mạng, tính cước... 15 1.6. Kỹ thuật diều chế trong ADSL Như ta đã biết, trong các hệ thống truyền dẫn để có thể truyền tín hiệu đi xa và để tăng tốc độ truyền dẫn tín hiệu người ta sử dụng các phương pháp điều chế tín hiệu. Điều chế là một khái niệm dùng để chỉ một phương pháp sử dụng sóng mang để truyền tín hiệu. Sóng mang tín hiệu có tần số cao và công suất đủ lớn để điều chế tín hiệu. Tín hiệu gốc sẽ làm thay đổi tần số, pha, biên độ hoặc đồng thời các tham số đó. Mỗi kiểu thay đổi các tham số khác nhau sẽ cho ta một loại điều chế riêng. Tín hiệu điều chế có thể là tín hiệu số hoặc tín hiệu tương tự. Trong hệ thống ADSL, người ta chủ yếu sử dụng hai phương pháp điều chế chính đó là điều chế đa âm rời rạc DMT (Discrete Multitone Technology) và điều chế biên độ/pha không có sóng mang CAP (Carrierless Amplitude/ phase). Kỹ thuật điều chế CAP ra đời từ những ngày đầu đến nay ít được sử dụng, hầu hết các hệ thống ADSL hiện nay đều sử dụng kỹ thuật điều chế DMT. Đây là kỹ thuật điều chế được viện chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI-American National Standards Institute) và Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU-International Telecommunication Union) chọn là phương thức điều chế chuẩn cho ADSL. Cả hai phương pháp điều chế DMT và CAP đều xây dựng tr