Khóa luận Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới

Tập đoàn kinh tế (TĐKT) luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ngành và của cả nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì vai trò của các TĐKT càng trở nê n quan trọng hơn bao giờ hết. Tập đoàn (TĐ) không chỉ là đầu tầu của nền kinh tế mà còn trở thành biểu tƣợng cho sức mạnh của một quốc gia, bảo vệ nền kinh tế trong nƣớc trƣớc sự thâm nhập của các nền kinh tế khác. Cũng nhƣ nhiều nƣớc đang phát triển trên thế giới, Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ đƣợc tầ m quan trọng của việc hình thành và phát triển các TĐKT nếu muốn cạnh tranh bình đẳng với các nƣớc phát triển. Vì vậy thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta khẳng định quyết tâm xây dựng các TĐKT bằng nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằ m tạo ra những “trụ cột” kinh tế. Với đặc điểm là nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, Việt Na m đã chọn cho mình hƣớng đi là thiết lập các TĐKT của Nhà nƣớc - một dạng đặc biệt của mô hình TĐKT - thông qua quá trình cải cách toàn diện các doanh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN). Tuy nhiên ngay cả khi các tập đoàn thí điể m đã đi vào hoạt động, giới nghiên cứu và những ngƣời làm thực tiễn vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nhiều nội dung xung quanh mô hình này. Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XII (tháng 10/2007), lần đầu tiên Quốc hội lên tiếng về “phong trào” thành lập TĐKT cho thấy tầm quan trọng cũng nhƣ những khó khăn, phức tạp của vấn đề này. Nhƣ vậy hình thành và phát triển các TĐKT ở Việt Nam là yêu cầu xuất phát từ thực tiễn, đồng thời cả lý luận và thực tiễn đang đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Nhằm đem lại một cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành, hiện trạng cũng nhƣ xu hƣớng phát triển mô hình này ở Việt Nam, em chọn đề tài “ Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiệ n trạng và xu hƣớng phát triển trong thời gian tới” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.

pdf96 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM - HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI Sinh viên thực hiện : Lê Quang Huy Lớp : Pháp 1 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Phạm Duy Liên Hà Nội, 5 - 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ .................. 7 1.1. KHÁI NIỆM VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ .......................................... 7 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ ......................................... 9 1.3. PHÂN LOẠI TĐKT ......................................................................... 14 1.3.1. CĂN CỨ THEO BIỂU HIỆN CỦA LIÊN KẾT : ......................... 14 1.3.2. CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT SỞ HỮU :.................................... 16 1.3.3. CĂN CỨ THEO TÊN GỌI CỦA TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN ... 16 1.4. ĐIỀU KIỆN VÀ CON ĐƢỜNG HÌNH THÀNH CÁC TĐKT....... 19 1.5. VAI TRÒ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ ................................. 23 1.6. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ ............................................................................ 27 1.6.1. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC ....................................... 27 1.6.2. KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN ............................................. 31 1.6.3. BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM.................................................. 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM ............................................................................ 37 2.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ TẤT YẾU HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .......................... 37 2.2. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ THÍ ĐIỂM HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ ............................................................................................................. 38 2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM ................................................... 42 2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY THEO HƢỚNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ. ........................................... 46 2.4.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY 91 ................................................................ 46 2.4.2. MỐI QUAN HỆ NỘI BỘ ............................................................. 49 2.4.3. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ............................................................. 53 2.4.4. QUAN HỆ GIỮA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƢỚC VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP. .......... 53 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG ........................................................................ 56 2.5.1. NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TỪ CÁC TỔNG CÔNG TY 91 ......................... 56 2.5.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ .................................................................... 58 2.5.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ .............................. 62 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ ........................................... 65 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO VIỆC HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI ...... 65 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM ............................................................... 68 3.2.1. LỰA CHỌN CON ĐƢỜNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ .......................................................................................................... 68 3.2.2. XÁC ĐỊNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ ...... 70 3.2.3. LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ HOÀN THIỆN CẤU TRÚC NỘI BỘ ............................................................................................................... 71 3.2.4. CƠ CẤU LẠI CÁC TỔNG CÔNG TY ĐƢỢC XÂY DỰNG THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN VÀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC TẬP ĐOÀN ĐANG THÍ ĐIỂM ..................................................................... 74 3.2.5. NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM TẠO LẬP MÔI TRƢỜNG, ĐIỀU KIỆN CHO CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN .. 81 3.2.6. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH ...................................... 85 3.2.7. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN KINH TẾ .......................................................................................................... 87 3.2.8. GIẢI PHÁP VỀ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG TẬP ĐOÀN ............................................................................. 88 1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 92 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Tập đoàn kinh tế (TĐKT) luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ngành và của cả nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì vai trò của các TĐKT càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tập đoàn (TĐ) không chỉ là đầu tầu của nền kinh tế mà còn trở thành biểu tƣợng cho sức mạnh của một quốc gia, bảo vệ nền kinh tế trong nƣớc trƣớc sự thâm nhập của các nền kinh tế khác. Cũng nhƣ nhiều nƣớc đang phát triển trên thế giới, Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển các TĐKT nếu muốn cạnh tranh bình đẳng với các nƣớc phát triển. Vì vậy thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta khẳng định quyết tâm xây dựng các TĐKT bằng nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm tạo ra những “trụ cột” kinh tế. Với đặc điểm là nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã chọn cho mình hƣớng đi là thiết lập các TĐKT của Nhà nƣớc - một dạng đặc biệt của mô hình TĐKT - thông qua quá trình cải cách toàn diện các doanh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN). Tuy nhiên ngay cả khi các tập đoàn thí điểm đã đi vào hoạt động, giới nghiên cứu và những ngƣời làm thực tiễn vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nhiều nội dung xung quanh mô hình này. Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XII (tháng 10/2007), lần đầu tiên Quốc hội lên tiếng về “phong trào” thành lập TĐKT cho thấy tầm quan trọng cũng nhƣ những khó khăn, phức tạp của vấn đề này. Nhƣ vậy hình thành và phát triển các TĐKT ở Việt Nam là yêu cầu xuất phát từ thực tiễn, đồng thời cả lý luận và thực tiễn đang đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Nhằm đem lại một cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành, hiện trạng cũng nhƣ xu hƣớng phát triển mô hình này ở Việt Nam, em chọn đề tài “ Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hƣớng phát triển trong thời gian tới” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 3 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình trong và ngoài nƣớc nghiên cứu vấn đề này. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài tập trung vào lý giải những nội dung về xây dựng và phát triển các TĐKT theo dạng đƣa ra các mô hình lý thuyết. Những tài liệu thực tiễn thƣờng là những bản báo cáo thƣờng niên của các TĐ riêng lẻ. Hơn nữa, các tác giả thƣờng căn cứ vào thực tiễn các TĐ ở nƣớc họ để tổng kết luận giải. Điển hình là các công trình sau: cuốn sách Bàn về cải cách toàn diện DNNN của tác giả Trƣơng Văn Bân (1999), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; các bài viết, thông tin trên trang thông tin điện tử của các TĐKT cụ thể và trên trang chính thức của hai tạp chí nổi tiếng FORTUNE ( và Businessweek ( cung cấp khá đầy đủ, cập nhật các thông tin liên quan đến những TĐKT hàng đầu thế giới trên các mặt nhƣ doanh thu, lợi nhuận, lĩnh vực kinh doanh...cùng với những bài phân tích của các chuyên gia trên từng lĩnh vực cụ thể. Các công trình trong nƣớc cũng đề cập nhiều vấn đề xung quanh TĐKT. Đáng chú ý là các công trình: cuốn sách Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá (2002) của tác giả Vũ Huy Từ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; cuốn Thành lập và quản lý các TĐKT ở Việt Nam (1996) của tác giả Nguyễn Đình Phan, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội hay cuốn sách Tập đoàn kinh tế - lý luận và khả năng ứng dụng vào Việt Nam (2005) của tác giả Trần Tiến Cƣờng (chủ biên). Ngoài ra cũng cần phải kể đến các bài báo, các tạp chí chuyên nghành trên các trang web của các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các bài dịch theo chủ đề cũng hết sức phong phú, đa dạng. Về số lƣợng đây là mảng có số bài viết đồ sộ. Về nội dung, mảng nghiên cứu này đề cập đến nhiều vấn đề nhiều khía cạnh liên quan, phân tích thực trạng các TCTNN và các giải pháp phát triển chúng thành các TĐKT...Có thể nói đây là những tài liệu rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu bởi thông tin đƣợc cập nhật, có nhiều ý tƣởng mới. Tuy nhiên do giới hạn phạm vi đăng tải, các công trình chỉ tiếp cận, phân tích một mặt, một khía cạnh nào đó của vấn đề, không thể giải quyết đƣợc nhiều nội dung trong một bài báo khoa học. 4 Nhƣ vậy các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc có đề cập đến sự hình thành và phát triển các TĐKT nhƣng không thể áp dụng nhƣ một công thức trong điều kiện Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc đề cập đến nhiều khía cạnh với nhiều cách thức tiếp cận nhƣng chƣa có công trình nào hệ thống đầy đủ về sự hình thành và xu hƣớng phát triển các TĐKT đƣợc nhìn nhận từ thực trạng hoạt động và sự vận động nội tại phù hợp với điều kiện Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm góp phần làm rõ một số nội dung lý luận và thực tiễn về TĐKT , đánh giá thực trạng hoạt động, các quan hệ nội tại, mối liên kết kinh tế...trong các TCT đƣợc thành lập theo quyết định 91/TTg ngày 7/3/94 của Thủ tƣớng Chính phủ (gọi tắt là TCT 91); đề xuất hệ thống quan điểm và giải pháp để góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các TĐKT mạnh trên cơ sở các TCTNN, trong đó trọng tâm là các TCT 91. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu *Đối tƣợng: Đối tƣợng của đề tài đƣợc xác định là những nội dung chủ yếu liên quan đến sự hình thành, thực trạng và xu hƣớng phát triển các TĐKT ở Việt Nam, bao gồm: con đƣờng, điều kiện hình thành, mô hình, cơ chế chính sách, liên kết nội bộ, quan hệ sở hữu...một số nội dung đƣợc đề cập nhằm làm rõ mối quan hệ với những nội dung chủ yếu trong quá trình nghiên cứu. *Phạm vi: Phạm vi của đề tài là các TCT 91 (bao gồm cả các tập đoàn đang thí điểm) trên những nội dung chủ yếu liên quan đến hình thành, thực trạng và xu hƣớng phát triển trong thời gian tới. Các TCTNN đƣợc thành lập theo Quyết định 90/TTg (gọi tắt là TCT 90) và các TCT thành lập sau này đƣợc nghiên cứu, đề cập nhằm đảm bảo tính khoa học, logic của nội dung. Về thời gian: Tính từ khi có chủ trƣơng hình thành các TĐKT ở Việt Nam năm 1994, đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của Quyết định 91/TTg của Chính phủ, trong đó trọng tâm đƣợc giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Hệ thống hoá những vấn đề chung về TĐKT, những căn cứ lý thuyết và thực tiễn hình thành và phát triển các TĐKT trong nền kinh tế thị trƣờng. - Phƣơng pháp thống kê, so sánh: sử sụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh, rút ra những kết luận làm cơ sở đề xuất quan điểm và giải pháp thúc đẩy quá trình phát triển các TĐKT, dần hoàn thiện mô hình này trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam. 6. Kết quả dự kiến đạt đƣợc - Làm rõ 3 điều kiện và 2 con đƣờng hình thành và phát triển các TĐKT. - Rút ra 6 bài học với Việt Nam qua phân tích kinh nghiệm hình thành và phát triển các TĐKT Trung Quốc, Nhật Bản. - Nêu rõ 4 kết quả bƣớc đầu, 4 nhóm hạn chế và 3 nhóm nguyên nhân thông qua phân tích thực trạng hoạt động các TCT theo mô hình tập đoàn. - Đối với các TĐKT thí điểm: hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, để chúng thực sƣ trở thành những TĐKT đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh...nhằm đạt mục tiêu kì vọng khi thành lập. - Định hƣớng phát triển trong tƣơng lai nhằm phát huy sức mạnh nội tại của các tập đoàn. 7. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận gồm 3 chƣơng. Chƣơng 1: Lý luận chung về tập đoàn kinh tế Chƣơng 2: Thực trạng phát triển mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp phát triển, nâng cao vai trò của các tập đoàn kinh tế Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn cùng quan tâm để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Duy Liên đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này. 6 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1. Khái niệm về tập đoàn kinh tế Mặc dù xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX nhƣng khái niệm tập đoàn kinh tế cho đến nay vẫn là nội dung gây nhiều tranh luận. Xét từ góc độ pháp lý: Tập đoàn là tên gọi để chỉ một nhóm công ty kết nối với nhau bằng vốn hay bằng quyền biểu quyết. Mỗi công ty trong tập đoàn là một pháp nhân độc lập, tức là có quyền đi kiện và bị kiện, có tài sản để đƣợc thực hiện quyền đó. Tập đoàn không phải là một khái niệm pháp lý vì trong luật không có khái niệm trách nhiệm tập thể. Giả sử khởi tố một tập đoàn ra toà thì sẽ không có ai trong nhóm công ty kia đứng ra nhận giấy triệu tập [3, tr11-12]. Có thể khẳng định TĐKT không phải là thuật ngữ pháp lý mà chỉ là thuật ngữ dùng để nhận diện một tổ hợp kinh doanh, vì chƣa có doanh nghiệp nào đăng ký địa vị pháp lý của mình với tƣ cách là một tập đoàn. Hiện nay cũng chƣa có một nghiên cứu chính thức những doanh nghiệp nào đƣợc coi là TĐKT, tiêu chí chủ yếu là dựa vào đặc điểm của chúng. Cũng vì thế mà trên thế giới hiện nay vẫn chƣa có số liệu thống kê hiện có bao nhiêu TĐKT. Bản thân các nhà kinh tế trong nhiều trƣờng hợp xem xét một công ty có phải TĐKT hay không cũng còn nhiều ý kiến chƣa thống nhất. Trong một văn bản chung của Uỷ ban kinh tế và mậu dịch Nhà nƣớc và Uỷ ban cải cách cơ cấu Nhà nƣớc với tiêu đề “Quy định tạm thời về việc thành lập và quản lý các TĐDN” đƣợc đƣa ra vào tháng 4 năm 1995, Trung Quốc lại cho rằng TĐDN đƣợc xem nhƣ một tổ hợp kinh doanh tập hợp các doanh nghiệp có liên quan với nhau bởi công ty mẹ (CTM). Công ty mẹ nhƣ một hạt nhân trong tập đoàn, các công ty mẹ và các doanh nghiệp có liên quan khác đều là pháp nhân. Đối với những công ty trực thuộc hoặc những đơn vị không phải là pháp nhân sẽ không phải là các thành viên độc lập của tập đoàn. Cho đến nay, dù còn nhiều định nghĩa khác nhau nhƣng quan niệm chung về tập đoàn của Trung Quốc có thể đƣợc hiểu đây là một tổ chức kinh tế bao gồm các pháp nhân có quan hệ với nhau theo cách này hoặc cách khác. Các 7 quan hệ đó có thể là quan hệ đầu tƣ, quan hệ hợp tác hay quan hệ nhân sự với các cấp độ khác nhau nhƣ chặt chẽ, lỏng lẻo hay nửa chặt chẽ. Theo một công trình nghiên cứu của Công ty Ernst& Young (4, tr15) không có khái niệm duy nhất cho TĐKT. Mỗi quốc gia có một định nghĩa khác nhau dẫn đến có nhiều cách gọi khác nhau đối với thực thể kinh doanh này. Chẳng hạn ở các quốc gia Mỹ Latinh đƣợc gọi là Grupes, ở ấn Độ là Business house, ở Hàn Quốc là Chaebol, Nhật là Zaibatsu, phƣơng tây là conglomerate. Ơ Việt Nam, hiện vẫn chƣa có định nghĩa chính xác về TĐKT mà thực chất xung quanh vấn đề này vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam định nghĩa: TĐKT là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hoặc những ngành khác nhau trong phạm vi một nƣớc hoặc nhiều nƣớc, tiềm lực kinh tế - tài chính mạnh, cơ cấu phức tạp vừa kinh doanh vừa liên kết kinh tế nhằm tăng cƣờng tích tụ, tập trung tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Nó trở thành hình thức phổ biến, có vai trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế ở nhiều nƣớc trong giai đoạn hiện nay [30]. Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì tập đoàn kinh tế đƣợc xếp là một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể nhƣ sau: "Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trƣờng và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm các hình thức: Công ty mẹ - công ty con. Tập đoàn kinh tế. Các hình thức khác." [24, tr.218] Nhƣ vậy, mặc dù chƣa có một định nghĩa thống nhất về tập đoàn kinh tế nhƣng tựu chung lại có thể thấy TĐKT là một hình thức tổ chức chứa đựng trong nó những pháp nhân độc lập. Theo quy định pháp lý của nhiều quốc gia và xuất phát từ khái niệm có thể thấy, bản thân TĐKT không có tƣ cách pháp nhân mà chỉ là một thuật ngữ, một khái niệm dùng để nhận diện một mô hình kinh doanh chứa đựng trong đó các pháp nhân độc lập có mối quan hệ, liên kết đa dạng. Trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong tập đoàn, quan hệ sở hữu đầu tƣ vốn là chủ yếu. Tuy vậy, quan hệ chi phối trong tập đoàn không 8 chỉ giới hạn ở vốn mà còn bao hàm cả công nghệ, thị trƣờng, thƣơng hiệu...Ngoài các quan hệ này, các thành viên còn quan hệ với nhau trên cơ sở hợp đồng, về thị trƣờng, về khoa học công nghệ...Liên kết công ty mẹ - công ty con (CTM-CTC) trong các tập đoàn là tƣơng đối bởi các quan hệ đầu tƣ đan xen (đầu tƣ ngang, chéo, ngƣợc) qua đó chúng có thể chi phối lẫn nhau. Theo nghĩa hẹp, quan niệm về TĐKT có thể là: TĐKT là tổ hợp các pháp nhân với liên kết vốn là chủ yếu. 1.2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế Thực tế cho thấy, khái niệm, mô hình của các TĐKT rất đa dạng, do đó khó có thể lƣợng hoá các tiêu chí của tập đoàn. Để làm rõ mô hình TĐKT, có thể khái quát thông qua các đặc điểm của chúng. Những đặc điểm vừa phải chỉ rõ những biểu hiện bên ngoài, vừa phải khắc hoạ những liên kết cơ bản bên trong các TĐKT. Thứ nhất, tập đoàn không có tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức phức tạp: Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam quan niệm TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn. Trên thế giới, luật công ty của các quốc gia cũng không sử dụng thuật ngữ “firm”, “enterprise group”, “business group” hay “group” mà chỉ đăng ký là “công ty - company”. Nhƣ vậy, TĐKT không có tƣ cách pháp nhân mà nó là một tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó nhiều công ty có tƣ cách pháp nhân. Do đó, ngoài những quan hệ về vốn, thị trƣờng, công nghệ...các công ty thành viên trong tập đoàn bình đẳng trƣớc pháp luật, đƣợc thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật, đƣợc điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật có liên quan. Cơ cấu tổ chức của TĐKT khá đa dạng, không có khuôn mẫu thống nhất. Cơ cấu tổ chức đƣợc xây dựng trên nền tảng văn hoá, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, phong cách quản lý, chiến lƣợc xây dựng và phát triển của mỗi tập đoàn. Nhìn chung, cơ cấu tập đoàn thƣờng có một CTM và các CTC, trong đó CTM thƣờng đảm nhiệm các chức năng nhƣ phát triển thị trƣờng, ứng dụng công nghệ mới, điều phối toàn tập đoàn vận động đến mục tiêu đã định sẵn thông qua chiến lƣợc chung, qua tỷ lệ góp vốn hay những quan hệ khác. Các CTC hoạt động độc lập với CTM, quan hệ với CTM thông qua đầu tƣ vốn, công nghệ, thị trƣờng. Các CTC hoạt động độc lập trƣớc pháp luật, có 9 thể đầu tƣ vào nhau, thậm chí CTC có thể đầu tƣ ngƣợc vào CTM. Mối quan hệ giữa CTM và CTC tùy thuộc từng mô hình tập đoàn. Thông thƣờng, các TĐKT thƣờng đƣợc tổ chức theo 3 dạng cơ cấu: (1) Cơ cấu tổ chức hình tháp: đỉnh tháp là trung tâm quyền lực, điều hành mọi hoạt động của tập đoàn, sự phát triển kéo dài theo nhánh (mở rộng đáy hình tháp) nhƣng đảm bảo trật tự từ trên xuống; (2) Cơ cấu tổ chức phân cấp: Các quan hệ thƣờng đƣợc phân định và giới hạn theo cấp quản lý nhƣ cấp 1 chỉ quản lý cấp 2,
Luận văn liên quan