Khóa luận Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không

Trong những năm gần đây, rau quả trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu và quy mô thị trường ngày càng gia tăng. Thị trường xuất khẩu là một điểm lớn của rau quả Việt Nam. Với những bước đầu xâm nhập thị trường, rau quả Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường trong khu vực Châu Á có vị trí địa lý gần với Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, các nước ASEAN . Hòa cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, rau quả Việt Nam cũng không ngừng phát triển, tích cực tìm kiếm những bước đi mới mở rộng sự có mặt rau quả Việt Nam trên khắp các Châu lục trên thế giới. Với chiến lược và hướng đi đúng đắn, thị trường rau quả của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Bên cạnh những thị trường truyền thống, hiện nay rau quả Việt Nam đã vươn xa sang các thị trường Mỹ, EU, Nam Phi, Brazil Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trở thành một tất yếu đối với nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Cũng chính vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn. Sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu rau quả và đánh mất thị trường trong một số năm đã chứng minh được điều đó. Để có được hướng đi đúng đắn, mở rộng được thị phần rau quả của Việt Nam trên thị trường thế giới đòi hỏi công tác mở rộng thị trường của nhà nước phải có những bước tiến mới, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của quá trình mở rộng. Bên cạnh đó, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp được coi là chìa khóa để mở rộng thị trường của quốc gia đó trên thị trường thế giới đối với từng ngành hàng và mặt hàng cụ thể. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, tìm hiểu công tác mở rộng thị trường rau quả trong doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Bài luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu Chương 2: Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩt rau quả tại công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không Chương 3: Định hướng và một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không

doc100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 3 1.1. Thị trường xuất khẩu hàng hóa 3 1.1.1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu 3 1.1.2. Phân loại về thị trường xuất khẩu 3 1.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu 5 1.2.1. Khái niệm về mở rộng thị trường 5 1.2.2. Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu 6 1.2.3. Phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu 7 1.2.4.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 8 1.2.4.1.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng 8 1.2.4.2.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu 9 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 11 1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu 11 1.2.5.2.Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu 12 1.2.6. Các vấn đề đặt ra để mở rộng thị trường xuất khẩu 14 1.2.7. Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu 15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨT RAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 18 2.1. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 18 2.1.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam hiện nay 18 2.1.2. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 22 2.1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau quả Việt Nam 22 2.1.2.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 23 2.1.2.3. Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua 30 2.2. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không 36 2.2.1. Khái quát chung về Công ty 36 2.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 36 2.2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 38 2.2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không. 40 2.2.2.1. Chủng loại sản phẩm 40 2.2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Công ty giai đoạn 2003 – 2007 41 2.2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty giai đoạn 2004 – 2007 43 2.2.2.4.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu mở rộng thị trường của Công ty giai đoạn 2003 - 2007 46 2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty 55 2.2.3.1. Những thành công 55 2.2.3.2. Những tồn tại 56 2.2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại 57 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨURAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 61 3.1. Phương hướng và triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2010 61 3.1.1. Phương hướng 61 3.1.2. Thách thức và triển vọng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả trong thời gian tới 62 3.1.2.1. Thách thức và triển vọng của ngành rau quả Việt Nam 62 3.1.2.2. Thách thức và cơ hội mở rộng thị trường của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 65 3.2. Phương hướng và mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 67 3.2.1. Phương hướng 67 3.2.2. Mục tiêu xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn 2010 - 2015 69 3.3. Một số giải pháp và đề xuất nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 70 3.3.1. Đề xuất đối với nhà nước 70 3.3.1.1.Tiến hành rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất quy mô lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu 70 3.3.1.2. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với ngành hàng rau quả 72 3.3.1.3. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp rau quả 74 3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 76 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT FAO  Food and Agriculture Organization  Tổ chức nông lương Liên hợp quốc   GAP  Good Agricultural Practices  Chu trình nông nghiệp an toàn   HACCP  Hazard Analysis and Critical Control Points  Tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn   ISO2000  International Organization for Standardization  Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng   JETRO  Japan External Trade Organization  Tổ Chức Xúc Tiến Thương Mại Nhật Bản   MFN  Most favoured nation  Chế độ ưu đãi tối huệ quốc   SA8000  Social Accountability  Hệ thống trách nhiệm xã hội   TNHH   Trách nhiệm hữu hạn   WTO  World Trade Organization  Tổ chức Thương mại Thế giới   DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2000 - 4/2008 20 Bảng 2.2: Một số thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2001 –2007 24 Bảng 2.3: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 39 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn 2003 – 2007 42 Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu rau quả theo thị trường giai đoạn 2003 – 2007 43 Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty theo chủng loại….. 46 Bảng 2.7: Số lượng thị trường rau quả giai đoạn 2003 – 2007 46 Bảng2.8 : Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên tất cả thị trường .48 Bảng 2.9: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên từng thị trường 49 Bảng 2.10: Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân trên từng thị trường 50 Bảng 2.11: Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn theo mặt hàng năm 2007 53 Bảng 2.12: Thời điểm sản xuất rau quả xuất khẩu của công ty 58 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2000 – 3/2008 20 Hình 2.2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 21 Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số thị trường giai đoạn 2001 – 2007 25 Hình 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2004 – 2007 .30 Hình 2.5: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 39 Hình 2.6: Cơ cấu doanh thu của công ty năm 2007 40 Hình 2.7: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn 2003 – 2007 42 Hình 2.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả năm 2007 .45 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, rau quả trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu và quy mô thị trường ngày càng gia tăng. Thị trường xuất khẩu là một điểm lớn của rau quả Việt Nam. Với những bước đầu xâm nhập thị trường, rau quả Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường trong khu vực Châu Á có vị trí địa lý gần với Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, các nước ASEAN…. Hòa cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, rau quả Việt Nam cũng không ngừng phát triển, tích cực tìm kiếm những bước đi mới mở rộng sự có mặt rau quả Việt Nam trên khắp các Châu lục trên thế giới. Với chiến lược và hướng đi đúng đắn, thị trường rau quả của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Bên cạnh những thị trường truyền thống, hiện nay rau quả Việt Nam đã vươn xa sang các thị trường Mỹ, EU, Nam Phi, Brazil… Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trở thành một tất yếu đối với nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Cũng chính vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn. Sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu rau quả và đánh mất thị trường trong một số năm đã chứng minh được điều đó. Để có được hướng đi đúng đắn, mở rộng được thị phần rau quả của Việt Nam trên thị trường thế giới đòi hỏi công tác mở rộng thị trường của nhà nước phải có những bước tiến mới, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của quá trình mở rộng. Bên cạnh đó, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp được coi là chìa khóa để mở rộng thị trường của quốc gia đó trên thị trường thế giới đối với từng ngành hàng và mặt hàng cụ thể. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, tìm hiểu công tác mở rộng thị trường rau quả trong doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Bài luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu Chương 2: Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩt rau quả tại công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không Chương 3: Định hướng và một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 1.1. Thị trường xuất khẩu hàng hóa 1.1.1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu Đứng trên mỗi giác độ khác nhau sẽ có những khái niệm khác nhau về thị trường xuất khẩu hàng hóa. Nếu đứng trên giác độ quản lý doanh nghiệp cho thị trường thế giới thì thị trường xuất khẩu được hiểu là: Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó. Còn theo kinh tế học thì thị trường xuất khẩu được mở rộng ra và cụ thể hơn đó là: “Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới”. Theo nghĩa này, thị trường xuất khẩu bao gồm cả thị trường xuất khẩu trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian). 1.1.2. Phân loại về thị trường xuất khẩu Dựa trên những căn cứ khác nhau mà thị trường xuất khẩu được phân loại thành: Nếu căn cứ vào vị trí địa lý, thị trường xuất khẩu được chia thành: +Thị trường Châu lục: Châu Âu, Châu Á, Châu Phi.. + Thị trường khu vực: ASEAN, EU, Nam Mỹ… + Thị trường trong nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Nếu căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương, thị trường xuất khẩu được chia thành: + Thị trường truyền thống là thị trường mà quốc gia hay doanh nghiệp đã từng có quan hệ trao đổi, buôn bán trong một thời gian dài. Thông thường khi kinh doanh tại thị trường truyền thống, quốc gia hay doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng những ưu đãi nhất định về thuế, thủ tục nhập khẩu …từ phía đối tác và đổi lại quốc gia và doanh nghiệp xuất khẩu cũng có những ưu đãi về giá, tín dụng… đối với bạn hàng. + Thị trường mới là thị trường mà quốc gia hay doanh nghiệp mới thiết lập quan hệ buôn bán trên thị trường đó. Kinh doanh trên thị trường mới thường mang tính chất thăm dò và bước đầu thiết lập quan hệ với các đối tác để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu trong tương lai +Thị trường tiềm năng là thị trường mà các quốc gia hay doanh nghiệp chưa chiếm lĩnh được thị trường song thị trường có nhu cầu, tiêu dùng những sản phẩm mà quốc gia hay doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được. Nếu căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên, thị trường xuất khẩu được chia thành: + Thị trường xuất khẩu chính là thị trường mà quốc gia hay doanh nghiệp xuất khẩu tập trung các chính sách, biện pháp xúc tiến thương mại nhằm khai thác tối đa khả năng tiêu thụ hàng hóa của thị trường đó trên cơ sở thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng hóa mà quốc gia hay doanh nghiệp có thể đáp ứng. +Thị trường xuất khẩu tương hỗ là thị trường mà quốc gia hay doanh nghiệp xuất khẩu có mức độ ưu tiên kém hơn trong phát triển thị trường do các yếu tố như thị trường có sức mua thấp, không có nhu cầu cao về chủng loại hàng hóa xuất khẩu, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia chưa phát triển. Nếu căn cứ vào cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu, thị trường xuất khẩu được chia thành: +Thị trường xuất siêu là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu +Thị trường nhập siêu là thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn hơn kim ngạch xuất khẩu Nếu căn cứ vào sức cạnh tranh, thị trường xuất khẩu được chia thành: + Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh + Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh Nếu căn cứ vào các loại hình cạnh tranh trên thị trường, thị trường xuất khẩu được chia thành: +Thị trường độc quyền +Thị trường độc quyền “ nhóm” +Thị trường cạnh tranh hoàn hảo +Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Để xem xét mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu, người ta thường dựa trên căn cứ phân loại thị trường dựa theo vị trí địa lý và lịch sử quan hệ ngoại thương. 1.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu 1.2.1. Khái niệm về mở rộng thị trường Đứng trên những góc độ kinh tế khác nhau sẽ có những cách tiếp cận khác nhau về mở rộng thị trường xuất khẩu. Đứng trên góc độ là doanh nghiệp thì mở rộng thị trường xuất khẩu là tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để đưa ngày càng nhiều khối lượng sản phẩm ra nhiều thị trường ngoài nước để tiêu thụ. Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp không chỉ bao gồm việc mở rộng thêm những thị trường mới mà còn phải tăng thị phần của sản phẩm trên các thị trường hiện có. Cụ thể hơn, mở rộng thị trường xuất khẩu chính là việc thâm nhập sâu hơn, rộng hơn vào những thị trường sẵn có của doanh nghiệp, đồng thời tìm kiếm những thị trường mới, tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh. Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, đưa ra những sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị phần tại thị trường hiện có hoặc đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng được cả nhu cầu tại thị trường hiện tại lẫn thị trường tiềm năng. Đứng trên góc độ của quốc gia thì mở rộng thị trường xuất khẩu là việc quốc gia đó đưa được những sản phẩm của mình thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng được phạm vi địa lý của thị trường và kết quả là tăng được kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm đó. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một quốc gia là sự kết hợp giữa hoạt động mở rộng thị trường của tất cả các doanh nghiệp trong quốc gia đó và các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tổ chức Nhà nước trong quốc gia đó. Trong đó, hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tổ chức Nhà nước đóng vai trò quan trọng chi phối hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp thông qua chiến lược và định hướng phát triển của quốc gia, của ngành hàng và doanh nghiệp. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu quốc gia ngày một rộng lớn, phạm vị mở rộng đối với từng ngành hàng và mặt hàng. 1.2.2. Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu Mở rộng thị trường xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. Thứ nhất: Mở rộng thị trường làm tăng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mở rộng thị trường xuất khẩu tức số lượng thị trường tăng lên do đó nhu cầu về sản phẩm tăng, nâng cao được khối lượng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên và lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn trước. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, mở rộng sản xuất quy mô của mình trong nền kinh tế. Thứ hai: Mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp trước những biến động của thị trường nhập khẩu như tình trạng khủng hoảng thị trường khi có một thị trường bị biến động như chiến tranh, đảo chính…. Thứ ba: Hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với hoạt động nền kinh tế quốc dân như tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thương mại, nâng cao vị thế đất nước, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Thứ tư: Mở rộng thị trường góp phần củng cố phát triển mối quan hệ với các quốc gia, các khu vực trên thế giới do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, liên kết kinh tế thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. 1.2.3. Phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu Mở rộng thị trường xuất khẩu có thể được phân thành hai hướng là mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng và mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu. - Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là việc tăng phạm vi thị trường, đưa sản phẩm mới đến với những thị trường mới và khách hàng mới. Cụ thể hơn, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là sự phát triển về số lượng thị trường, số lượng khách hàng có cùng loại nhu cầu để bán nhiều hơn một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Hay mở rộng thị trường theo chiều rộng sẽ làm phạm vị thị trường tiêu thụ sản phẩm thay đổi. Mở rộng thị trường theo chiều rộng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng sự có mặt của sản phẩm sang các thị trường chưa biết đến sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành tốt công tác nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường đang nghiên cứu. - Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu là việc gia tăng số lượng và giá trị sản phẩm xuất khẩu trên những thị trường hiện tại bằng cách gia tăng những mặt hàng hiện có hoặc những mặt hàng mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Cụ thể, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu thì phạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm không thay đổi nhưng thị phần sản phẩm doanh nghiệp sẽ ngày càng gia tăng dựa trên việc khai thác tốt thị trường hiện có. Hiện nay, các doanh nghiệp khi mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của mình đều kết hợp cả mở rộng thị trường theo chiều rộng và chiều sâu, có nghĩa là vừa khai thác hiệu quả thị trường hiện có vừa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh được. 1.2.4.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 1.2.4.1.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng Số lượng thị trường xuất khẩu (Tn) Công thức Tn = Tn-1 + (Tm + T k – Td) Trong đó: Tn : Số thị trường xuất khẩu năm n Tn-1: Số thị trường xuất khẩu năm n-1 Tm : Số thị trường mới mở trong năm Tk : Số thị trường khôi phục trong năm Td : Số thị trường để mất trong năm Nếu Tn tăng đều và ổn định qua các năm, chứng tỏ hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp có hiệu quả. Ngược lại, nếu Tn không đổi, giảm hay có xu hướng biến động bất thường thì hoạt động mở rộng thị trường còn nhiều yếu kém. Số lượng thị trường mới tăng bình quân Công thức: t1 + t2 +….+tn t = n Trong đó: t: tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân t1, t2 , …tn : số lượng thị trường xuất khẩu thực hàng năm n: số năm trong giai đoạn Khi t <0: hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu kém hiệu quả, thị trường xuất khẩu đang ngày càng bị thu hẹp theo phạm vi địa lý, sản phẩm không xâm nhập được vào thị trường mới hay số lượng thị trường mới mở nhỏ hơn số lượng thị trường mất đi. Khi t = 0: hoạt động mở rộng thị trường không đem lại hiệu quả, doanh nghiệp chỉ duy trì được hoạt động của mình trên những thị trường hiện có hoặc số lượng thị trường mới mà doanh nghiệp khai phá được chỉ bằng số lượng thị trường mà doanh nghiệp để mất đi. Khi t >0 : hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu có hiệu quả, sản phẩm đang chiếm lĩnh được các thị trường mới. 1.2.4.2.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu - Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (k) Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn là một chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng của kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước và được tính bằng cách lấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của năm cần tính chia cho kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của năm trước đó. kn Công thức: k = kn -1 Nếu k < 1 có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu năm sau giảm đi so với năm trước, điều này cho thấy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu chưa hiệu quả, quy mô thị trường thu hẹp hoặc đã đạt mức bão hòa cần đẩy mạnh mở rộng thị trường sang những thị trường mới. Nếu k>1 tức là kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm xuất khẩu đã khai thác và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện tại, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu khẩu theo chiều sâu đang hiệu quả. Nếu k = 1 tức kim ngạch xuất khẩu năm sau bằng với năm trước đó, có nghĩa là quy mô thị trường không thay đổi theo chiều sâu. Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân (K) Công thức : K = (k1.k2 . … .kn)1/n Trong đó: K: tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân k1, k2,…kn là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn n: số năm Nếu K= 1 có nghĩa là quy mô thị trường hiện tại của doanh nghiệp không đổi, doanh nghiệp không thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường đã chiếm lĩn
Luận văn liên quan