Khóa luận Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTo

1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong đời sống kinh tế - xã hội, xu thế tự do hoá thương mại đang ngày càng mở rộng và được các quốc gia tích cực theo đuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước mình. Đây là một xu thế khách quan, một nhu cầu tất yếu với những lợi ích không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó cũng mang lại không ít khó khăn, đặc biệt là đối với những nền kinh tế còn non trẻ, sức cạnh tranh của các nền sản xuất trong nước còn kém. Vì vậy, các quốc gia thường sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước; coi bảo hộ là công cụ đắc lực trong chính sách thương mại của mình. Trong những năm gần đây, bạn bè quốc tế đã bắt đầu chú ý tới hình ảnh một Việt Nam mới mẻ, chủ động và tích cực hội nhập với toàn cầu. Một trong những cột mốc đáng nhớ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó là ngày 11 tháng 01 năm 2007, chúng ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sách hội nhập và tự do hoá thương mại đã đem lại cho Việt Nam những lợi ích to lớn nhưng bên cạnh đó là không ít khó khăn và thách thức. Hội nhập đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa hơn nữa nền kinh tế, cắt giảm thuế quan và loại bỏ những hàng rào phi thuế quan không phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế. Một vấn đề nhức nhối luôn được đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào để có thể thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ mà không vi phạm các cam kết về tự do hoá thương mại của Tổ chức thương mại thế giới. Xuất phát từ lý do trên, em lựa chọn đề tài “Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài  Phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến bảo hộ sản xuất trong nước và xác định sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.  Phân tích thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam.  Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp bảo hộ sản xuất của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại, trong đó tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các biện pháp bảo hộ mà Việt Nam đang áp dụng. Từ đó đánh giá mức độ hợp lý của chính sách này và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện hợp lý và hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khoá luận chỉ tìm hiểu, phân tích một số biện pháp bảo hộ cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và Việt Nam, và chỉ nghiên cứu các biện pháp bảo hộ sản xuất hàng hoá hữu hình. Các quan điểm và đề xuất được đưa ra cho giai đoạn từ nay đến hết 2010, tầm nhìn 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cùng với một số phương pháp khác, như: phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, diễn giải, quy nạp. 5. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các bảng biểu, khoá luận được chia thành 3 chương: Chương I: Tổng quan về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước. Chương II: Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Chương III: Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam.

doc99 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC 4 I. Khái quát về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 4 1. Khái niệm bảo hộ sản xuất trong nước và tác động mang tính hai mặt 4 1.1. Khái niệm 4 1.2 Tác động mang tính hai mặt của bảo hộ sản xuất trong nước 5 1.2.1. Những tác động tích cực 5 1.2.2. Những tác động tiêu cực của bảo hộ sản xuất trong nước 6 2. Khái niệm bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và lợi ích của bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 7 2.1. Khái niệm 7 2.2. Lợi ích của bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 9 3. Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước thường được áp dụng 9 3.1. Các biện pháp thuế quan 9 3.2 Các biện pháp phi thuế quan 11 3.2.1. Nhóm các biện pháp hạn chế định lượng 12 3.2.2. Nhóm các biện pháp kỹ thuật 16 3.2.3. Nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 18 II. Sự cần thiết phải bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 23 1. Tính thiết yếu của sự bảo hộp hợp lý đối với các quốc gia trên thế giới 23 2. Sự cần thiết phải bảo hộ đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 25 2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia 25 2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 29 2.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 31 III. Xu thế sử dụng các biện pháp để bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước trên thế giới 33 1. Rào cản thuế quan và phi thuế quan có xu hướng giảm dần 33 2. Gia tăng bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế quan như rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại 35 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 37 I. Một số cam kết mở rộng thị trường trong nước của Việt Nam trong WTO 37 1. Cam kết về hạn ngạch thuế quan 37 2. Cam kết về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu 37 3. Cam kết về rào cản kỹ thuật thương mại 37 4. Cam kết về biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 37 5. Cam kết về quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa 38 II. Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất ở Việt Nam hiện nay 39 1. Bảo hộ thông qua các biện pháp thuế quan 39 2. Các biện pháp phi thuế 42 2.1. Các biện pháp hạn chế định lượng 42 2.1.1. Cấm nhập khẩu 42 2.1.2. Hạn ngạch nhập khẩu 46 2.1.3. Hạn ngạch thuế quan 46 2.1.4. Giấy phép nhập khẩu 50 2.2 Các biện pháp tương đương thuế quan 52 2.2.1. Xác định giá trị hải quan 52 2.2.2. Phụ thu 53 2.3. Các biện pháp kỹ thuật 54 2.4. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 56 2.5. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 58 2.6. Các biện pháp quản lý hành chính 61 III. Đánh giá mức độ hợp lý của các biện pháp bảo hộ sản xuất ở Việt Nam từ khi gia nhập WTO tới nay 61 1. Những kết quả tích cực 61 1.1. Điều chỉnh theo hướng hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế 61 1.2. Các biện pháp, chính sách bảo hộ đã góp phần bảo vệ sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng 62 1.3. Các biện pháp bảo hộ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và thu hút FDI 63 1.4. Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương và phát triển bền vững 65 1.5. Các chính sách bảo hộ đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước trong quá trình hội nhập 65 2. Những mặt hạn chế 66 2.1. Đối tượng tác động của các biện pháp bảo hộ còn dàn trải 66 2.2. Hiệu quả thực hiện các biện pháp bảo hộ còn chưa cao 67 2.3. Các chính sách bảo hộ chưa thực sự là động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng 68 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC 71 I. Quan điểm về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 71 1. Bảo hộ một cách chọn lọc các đối tượng được bảo hộ 71 2. Các biện pháp bảo hộ phải hợp lý, có điều kiện và lộ trình cắt giảm phù hợp 72 3. Các biện pháp bảo hộ phải hướng tới thúc đẩy và tạo lập lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế 72 4. Các biện pháp bảo hộ phải được thực hiện thống nhất, bình đẳng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế 73 5. Gắn bảo hộ sản xuất trong nước với việc tiếp tục điều chỉnh chức năng quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 73 II. Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam 74 1. Nhóm các biện pháp liên quan đến thuế và phi thuế 74 1.1. Nhóm các giải pháp liên quan đến thuế 74 1.2. Nhóm giải pháp liên quan đến phi thuế 75 1.2.1. Các biện pháp hạn chế định lượng 76 1.2.2. Các biện pháp kỹ thuật 77 1.2.3. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 78 1.2.4. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 79 1.2.5.Các biện pháp khác 80 2. Nhóm giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh 81 2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 81 2.1.1. Giải pháp về đầu tư 81 2.1.2. Giải pháp về thị trường 82 2.1.3. Giải pháp về huy động vốn 83 2.1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực 85 2.1.5. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính 85 2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 86 2.3. Nâng cao năng lực của các ngành hàng 88 2.3.1. Nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp 88 2.3.2. Công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp 89 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Mức thuế suất bình quân giản đơn 39 Bảng 2: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu 2006 42 Bảng 3: Danh mục hàng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 47 Bảng 4: Danh mục hàng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2009 48 Bảng 5: Danh mục hàng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2010 48 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT  Viết tắt  Tiếng Anh  Tiếng Việt   1  ACV  Agreement on Customs Valuation  Hiệp định trị giá hải quan của WTO   2  ADP  Agreement on anti dumping  Hiệp định chống bán phá giá   3  AFTA  ASEAN Free Trade Area  Khu vực mậu dịch tự do ASEAN   4  APEC  Asia – Pacific Economic Cooperation  Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương   5  ASEAN  Association of Southeast Asian Nations  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á   6  ASEM  Asia – Europe Meeting  Diễn đàn hợp tác Á – Âu   7  ATC  Agreement onTextile and Clothing  Hiệp định hàng dệt may   8  BTA  Bilateral Trade Agreement  Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ   9  FDI  Foreign Direct Investment  Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài   10  EU  European Union  Liên minh châu Âu   11  GATT  General Agreement on Tariffs and Trade  Hiệp định chung về thuế quan và thương mại   12  GDP  Gross Domestic Product  Tổng sản phẩm quốc nội   13  IFC  International Finance Cooperation  Tập đoàn tài chính quốc tế   14  ILP  Import Licensing Procedure  Thủ tục cấp phép nhập khẩu   15  MNCs  Multinational Corporation  Các công ty đa quốc gia   16  SCM  Subsidies Countervailing Measures  Trợ cấp và các biện pháp đối kháng   17  SPS  Sanitary and Phytosanitary Measure  Hiệp định kiểm dịch động thực vật   18  TBT  Technical Barriers to Trade agreement  Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại   19  TRIMs  Trade Related Investment Measures  Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại   20  VER  Voluntary Export Restraint  Hạn chế xuất khẩu tự nguyện   21  WB  World Bank  Ngân hàng thế giới   22  WEF  World Economic Forum  Diễn đàn kinh tế thế giới   23  WTO  World Trade Organization  Tổ chức thương mại thế giới   LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong đời sống kinh tế - xã hội, xu thế tự do hoá thương mại đang ngày càng mở rộng và được các quốc gia tích cực theo đuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước mình. Đây là một xu thế khách quan, một nhu cầu tất yếu với những lợi ích không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó cũng mang lại không ít khó khăn, đặc biệt là đối với những nền kinh tế còn non trẻ, sức cạnh tranh của các nền sản xuất trong nước còn kém. Vì vậy, các quốc gia thường sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước; coi bảo hộ là công cụ đắc lực trong chính sách thương mại của mình. Trong những năm gần đây, bạn bè quốc tế đã bắt đầu chú ý tới hình ảnh một Việt Nam mới mẻ, chủ động và tích cực hội nhập với toàn cầu. Một trong những cột mốc đáng nhớ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó là ngày 11 tháng 01 năm 2007, chúng ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sách hội nhập và tự do hoá thương mại đã đem lại cho Việt Nam những lợi ích to lớn nhưng bên cạnh đó là không ít khó khăn và thách thức. Hội nhập đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa hơn nữa nền kinh tế, cắt giảm thuế quan và loại bỏ những hàng rào phi thuế quan không phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế. Một vấn đề nhức nhối luôn được đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào để có thể thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ mà không vi phạm các cam kết về tự do hoá thương mại của Tổ chức thương mại thế giới. Xuất phát từ lý do trên, em lựa chọn đề tài “Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ( Phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến bảo hộ sản xuất trong nước và xác định sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. ( Phân tích thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam. ( Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp bảo hộ sản xuất của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại, trong đó tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các biện pháp bảo hộ mà Việt Nam đang áp dụng. Từ đó đánh giá mức độ hợp lý của chính sách này và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện hợp lý và hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khoá luận chỉ tìm hiểu, phân tích một số biện pháp bảo hộ cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và Việt Nam, và chỉ nghiên cứu các biện pháp bảo hộ sản xuất hàng hoá hữu hình. Các quan điểm và đề xuất được đưa ra cho giai đoạn từ nay đến hết 2010, tầm nhìn 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cùng với một số phương pháp khác, như: phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, diễn giải, quy nạp. 5. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các bảng biểu, khoá luận được chia thành 3 chương: Chương I: Tổng quan về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước. Chương II: Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Chương III: Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam. Do hạn chế về kiến thức và dung lượng cho phép nên bài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo – Thạc sỹ Nguyễn Quang Hiệp đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường để em có thể thực hiện tốt khoá luận này./. Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Vân Anh CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC I. Khái quát về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 1. Khái niệm bảo hộ sản xuất trong nước và tác động mang tính hai mặt 1.1. Khái niệm Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hộ sản xuất. Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, “bảo hộ là chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình”. Trong cuốn Từ điển Chính sách Thương mại quốc tế, Walter Goode lại cho rằng, bảo hộ là mức độ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của thị trường quốc tế. Biện pháp cơ bản để đạt được điều này là thuế quan, trợ cấp, các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các biện pháp phi thuế quan khác. Còn theo Wikipedia, “bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ… hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó”. Thuật ngữ “bảo hộ” trong thương mại quốc tế thường có nội hàm là bảo vệ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa; tùy hoàn cảnh từng quốc gia về từng ngành hàng cụ thể, Chính phủ áp dụng các phương thức và mức độ khác nhau. Đó có thể là những rào cản cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và/hoặc trợ cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm đó trên thị trường nội địa. Từ những quan điểm chung trên đây về bảo hộ, ta có thể khái quát như sau: Bảo hộ sản xuất là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế, chỉ toàn bộ các biện pháp bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng trong một quốc gia nhằm chống lại sự cạnh tranh đến từ hàng hóa tương tự từ nước ngoài. Các biện pháp bảo hộ thông thường như áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu, hay áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v.. Các biện pháp này được chia thành hai nhóm biện pháp: các biện pháp thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. 1.2 Tác động mang tính hai mặt của bảo hộ sản xuất trong nước 1.2.1. Những tác động tích cực Trước hết, chính sách bảo hộ giúp bảo vệ các nhà sản xuất trong nước tránh được sự cạnh tranh từ bên ngoài và góp phần phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế nội địa. Với việc đánh thuế nhập khẩu và áp dụng các hàng rào phi thuế như hạn ngạch nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa dịch vụ sẽ làm cho giá bán của những hàng hóa dịch vụ này tăng lên cao hơn so với hàng hóa được sản xuất ở trong nước. Do đó, thay vì tiêu dùng những hàng hóa dịch vụ nhập khẩu với giá cao, người tiêu dùng trong nước sẽ quay sang dùng những hàng hóa dịch vụ cùng loại được sản xuất trong nước với giá rẻ hơn. Khi nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nhập khẩu giảm sút, các nhà nhập khẩu sẽ hạn chế số lượng hàng hóa dịch vụ nhập khẩu và ngược lại, các nhà sản xuất trong nước sẽ có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển với nhiều ngành sản xuất non trẻ, cần thời gian trưởng thành lớn mạnh và chuẩn bị về nội lực để đủ sức cạnh tranh trên đấu trường quốc tế. Thứ hai, chính sách bảo hộ góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân chúng nước chủ nhà. Nhờ các ưu đãi chính sách bảo hộ nên một số ngành sản xuất trong nước sẽ mở rộng quy mô sản xuất kéo theo đó là nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ tăng lên. Thứ ba, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ hạn chế việc nhập khẩu và tiêu dùng một số loại hàng hóa dịch vụ không thực sự cần thiết hoặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục của nước chủ nhà. Trong một số trường hợp, các hàng rào này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái… Đồng thời, số lượng hàng hóa nhập khẩu hạn chế do áp dụng các chính sách bảo hộ sẽ làm giảm việc tiêu dùng ngoại tệ và góp phần cân đối cán cân thanh toán. Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, các chính sách bảo hộ đã mang lại lợi ích không nhỏ trong những giai đoạn phát triển nhất định của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách bảo hộ không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như mong muốn. 1.2.2. Những tác động tiêu cực của bảo hộ sản xuất trong nước Thứ nhất, các chính sách bảo hộ làm cho nguồn lực được phân bổ một cách kém hiệu quả. Thay vì việc tập trung nguồn lực vào các ngành có lợi thế so sánh thì, do tác động của chính sách bảo hộ, các nguồn lực này lại chạy vào những lĩnh vực có mức độ bảo hộ cao. Điều này đem lại một sự lãng phí lớn cho nền kinh tế. Thứ hai, các chính sách bảo hộ tạo nên chi phí bảo hộ. Việc dựng lên các hàng rào bảo hộ làm cho người tiêu dùng trong nước ít có cơ hội tiếp cận với hàng hóa nhập khẩu trong khi các nhà sản xuất nội địa lại không chịu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng có ít hơn sự lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ và phải chấp nhận các mặt hàng ở một mức giá cả kém cạnh tranh. Thứ ba, chính sách bảo hộ làm méo mó môi trường cạnh tranh. Bảo hộ tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa nhập khẩu. Mục tiêu hàng đầu của các chính sách bảo hộ là bảo vệ sản xuất và tạo một giai đoạn chuẩn bị cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên nếu các chính sách này không được thực hiện với mực độ và lộ trình phù hợp thì nó có thể gây ra những hậu quả trái với mong muốn. Chính sách bảo hộ không những không thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng sản xuất mà trái lại còn sản xuất kém hiệu quả. Các doanh nghiệp do không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh nên ít sáng tạo, chậm đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất và gây nên hiện tượng đình trệ trong nền kinh tế. Đây là một hiện tượng phổ biến mà rất nhiều quốc gia gặp phải khi thực hiện chính sách bảo hộ của mình. 2. Khái niệm bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và lợi ích của bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 2.1. Khái niệm Từ việc tìm hiểu những tác động tích cực cũng như tiêu cực của bảo hộ ở phần trên, ta có thể thấy rõ ảnh hưởng mang tính hai mặt của nó. Trên thực tế, không có một quốc gia nào đơn thuần thực hiện chế độ bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa thương mại. Điểm khác nhau giữa các quốc gia chỉ là mức độ bảo hộ hay tự do hóa như thế nào. Một bài toán luôn được đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào để các chính sách bảo hộ của mình vừa phát huy hiệu quả lại vừa không đi ngược với các quy định quốc tế. Từ đó, thuật ngữ bảo hộ hợp lý xuất hiện. Vậy, bảo hộ như thế nào thì được xem là hợp lý? Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước là biện pháp bảo hộ phù hợp với tình hình kinh tế, chính sách, quan điểm về phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và phát huy được những hiệu quả nhất định. Tùy theo thực trạng kinh tế mỗi nước sẽ định hướng xem nên bảo hộ những ngành nào, bảo hộ với mức độ như thế nào và trong thời hạn bao lâu thì hiệu quả nhất, đồng thời không đi ngược lại chính sách, quan điểm của Chính phủ. Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước không chỉ phải tạo ra những rào cản ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào trong nước hoặc trợ cấp dưới mọi hình thức cho sản xuất mà quan trọng hơn là phân bổ nguồn lực hợp lý hướng tới nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này cũng có nghĩa không nên bảo hộ những ngành sản xuất kém hiệu quả, không có khả năng phát triển và sức cạnh tranh yếu. Đối với những nước như Mỹ, các nước Tây Âu và Nhật Bản, lý do bảo hộ sản xuất chủ yếu không phải là vì sức cạnh tranh thấp của hàng hóa nước họ, mục tiêu của bảo hộ là duy trì việc làm, đôi khi là vì sự cân bằng, ổn định môi trường sinh thái và môi trường tự nhiên. Đối với các nước đang phát triển và những nước có trình độ phát triển thấp, lý do bảo hộ lại thiên về khả năng cạnh tranh của những sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp, khuyến khích xuất khẩu, duy trì và ổn định công ăn việc làm và các lý do khác như điều tiết tiêu dùng, b
Luận văn liên quan