Tiêu thụ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên việc làm tăng sản lượng tiêu thụ để đạt được mức lợi nhuận tối đa là mục tiêu để vươn tới của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Tiêu thụ sản phẩm nhanh sẽ tạo cho Công ty thu hồi vốn nhanh, vòng quay của đồng vốn ngắn lại, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao, tăng được doanh thu và lợi nhuận, làm tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên của Công ty.
Những vấn đề nêu ra trên đây không ngoài mục đích đó. Tuy nhiên để đạt được mục đích trên, phải có sự đầu tư và sự nổ lực của toàn bộ công nhân viên của Công ty, phải có phương án chiến lược kinh doanh đúng hướng và phù hợp với nhu cầu thị trường.
Nhìn chung công tác hạch toán tiêu thụ là hướng tới hoàn chỉnh, để theo dõi chi tiết cho chủng loại hàng hoá sản phẩm, là cơ sở, là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho công tác quản lý ở Công ty.
65 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty dược và vật tư y tế Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I : Cơ sở lý luận về hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp 2
I. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của viêc hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp : 3
1. Một số khái niệm về tiêu thụ, kết quả tiêu thụ: 3
2. Ý nghĩa của việc hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp : 4
3. Nhiệm vụ của hạch toán tiêu thụ : 4
II. Hạch toán tiêu thụ trong doanh nghiệp : 5
1. Phương thức bán hàng và thủ tục chứng từ : 5
2. Hạch toán doanh thu và giá vốn hàng bán : 11
III. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp : 20
1. Hạch toán chi phí bán hàng: 20
2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 22
3. Hạch toán kết quả tiêu thụ: 25
PHẦN 2 : Tình hình hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Dược & Vật tư y tế Phú Yên 26
A. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Dược & Vật tư y tế Phú Yên 27
I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công Ty Dược & Vật tư y tế PY : 27
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty 27
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty : 28
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 29
II. Đặc điểm tổ chức QL và tổ chức kế toán của Công ty Dược & Vật tư y tế Phú Yên: 31
1. Đặc điểm tổ chức quản lý : 31
2. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty : 32
B. Tình hình hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Cty Dược & Vật tư y tế Phú Yên 37
I. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh và các phương thức bán hàng tại Công ty Dược & Vật tư y tế Phú Yên : 37
1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh : 37
2. Các phương thức bán hàng tại Công ty : 37
II. Hạch toán tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Dược & Vật tư y tế Phú Yên : 37
1. Hạch toán doanh thu và giá vốn hàng bán : 37
2. Hạch toán giá vốn hàng bán : 41
3. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu : 41
III. Hạch toán chi phí kinh doanh và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa ở Công ty Dược & Vật tư y tế Phú Yên : 41
1. Hạch toán chi phí bán hàng : 41
2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp : 41
3. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty Dược & Vật tư y tế Phú Yên : 41
PHẦN 3 : Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Cty Dược & Vật tư y tế Phú Yên 41
I. Nhận xét về công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Dược & Vật tư y tế Phú Yên : 41
1. Đánh giá chung về tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá : 41
2. Nhận xét về công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Dược & Vật tư y tế Phú Yên : 41
II. Những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ ở Công ty Dược & vật tư y tế Phú Yên : 59
1. Hoàn thiện hạch toán chi phí bán hàng : 41
2. Hoàn thiện hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp : 41
3. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho : 41
4. Hoàn thiện việc tổ chức bộ máy tiêu thụ hàng hoá. Mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm tăng doanh thu cho Công ty : 41
KẾT LUẬN 41
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ
& XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ
TRONG DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM ,Ý NGHĨA ,NHIỆM VỤ CỦA VIÊC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP :
1. Một số khái niệm về tiêu thụ, kết quả tiêu thụ:
1.1. Tiêu thụ:
Tiêu thụ là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của thành phẩm, hàng hoá, tức là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.
Thành phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp được xác định là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã chuyển giao sản phẩm hàng hoá hay cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán .
1.2. Doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế, doanh thu được tính theo giá bán chưa có thuế GTGT đầu ra. Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh thu là giá người mua phải thanh toán.
1.3. Doanh thu thuần:
Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu nếu có.
1.4. Chiết khấu bán hàng:
Hiện nay, theo thông tư số 63/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp Nhà nước, chiết khấu bán hàng chỉ bao gồm chiết khấu thanh toán. Chiết khấu thanh toán là số tiền người bán giảm trừ cho người mua do người mua thanh toán tiền mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp trước thời hạn thanh toán và được quy định rõ trên hoá đơn bán hàng hay hợp đồng kinh tế.
1.5. Giảm giá hàng bán:
Giảm giá hàng bán là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trên giá đã thoả thuận (ghi trên hoá đơn, hơp đồng kinh tế) do hàng bán kém phẩm chất, không đúng qui cách, thời hạng được ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc ưu đãi khách hàng mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp với khối lượng lớn .
1.6. Doanh thu hàng bán bị trả lại :
Doanh thu hàng bán bị trả lại là giá trị tính theo giá bán đã ghi sổ của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như : hàng kém phẩm chất, sai qui cách, chủng loại …
1.7. Giá vốn hàng bán :
Giá vốn hàng bán là giá trị sản phẩm hàng hoá thương mại lao vụ, dịch vụ đã xác định tiêu thụ trong kỳ. Trị giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất hay giá thành công xưởng.
2. Ý nghĩa của việc hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp :
Hàng hoá doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau do đó phải tổ chức hạch toán hàng hoá theo đúng số lượng, chất lượng của hàng hoá, phải có sự phân công và kết hợp trong việc ghi chép hạch toán tiêu thụ hàng hoá giữa phòng kế toán với thủ kho. Thông qua việc tiêu thụ giá trị sử dụng của sản phẩm được thực hiện. Doanh nghiệp thu được vốn bỏ ra và thu hồi được lợi nhuận.
Vì vậy thực hiện công việc hạch toán tiêu thụ hàng hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp tổ chức quản lý chặt chẽ hàng hoá, sản phẩm và tiêu thụ hợp lý. Đồng thời xác định kịp thời kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, cùng loại sản phẩm cũng như toàn bộ lợi nhuận về tiêu thụ hàng hoá. Qua đó doanh nghiệp mới đưa ra các quyết định sáng suốt để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển vững mạnh.
3. Nhiệm vụ của hạch toán tiêu thu:
- Phản ảnh và giám đốc chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch xuất bán hàng hoá, xác định chính xác đầy đủ doanh thu bán hàng hoá, các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, tính toán chính xác kịp thời kết quả tiêu thụ hàng hoá.
- Phản ảnh và giám đốc tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá, các chế độ bảo quản và kiểm kê hàng hoá.
- Phản ảnh và giám đốc tình hình thanh toán với khách hàng về tiền bán hàng, thanh toán với ngân sách về thuế.
II. Hạch toán tiêu thụ trong doanh nghiệp :
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì điều quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm thế nào để sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ của mình tiêu thụ ngày càng mạnh trên thị trường. Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là làm thế nào có hiệu quả cao và kết quả kinh doanh ngày càng cao, càng tốt. Điều đó phụ thuộc vào việc tổ chức kiểm soát các khoản doanh thu, các khoản chi phí và tính toán xác định kết quả hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp.
Các phương thức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được đa dạng hoá các hình thức bán hàng, tiêu thụ hàng, hàng gửi đi bán và thanh toán tiền bán hàng.
1. Phương thức bán hàng và thủ tục chứng từ :
1.1 Phương thức bán hàng :
1.1.1 Phương thức bán lẻ hàng :
Phương thức này được áp dụng đối với các cửa hàng, quầy hàng, các đại lý bán lẻ hàng hoá.
1.1.2 Phương thức bán hàng trực tiếp tại kho :
Căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa hai bên, bên mua đến nhận hàng trực tiếp tại kho và ký xác nhận vào hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) kế toán hạch toán vào doanh thu.
1.1.3 Phương thức xuất kho gửi bán (chuyển hàng) :
Doanh nghiệp xuất kho hàng hoá gửi đi bán cho khách hàng theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Lúc này hàng chưa được coi là tiêu thụ. Khi doanh nghiệp nhận được tiền hàng hoặc giấy báo nhận thanh toán hoặc áp dụng phương thức thanh toán theo kế hoạch thông qua ngân sách, ngân hàng, lúc này kế toán mới hạch toán vào doanh thu.
1.1.4 Phương thức bán hàng trả góp :
Khi xuất hàng giao cho khách thì hàng đó được coi là tiêu thụ, khách hàng thanh toán tiền hàng, số tiền còn lại sẽ trả dần vào các kỳ tiếp theo và chịu lãi suất trả chậm phần chênh lệch giữa giá bán thông thường với giá bán trả góp được hạch toán vào thu nhập tài chính.
1.2 Thủ tục chứng từ :
Khi tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải lập chứng từ bán hàng : Hoá đơn hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho nhằm mục đích xác nhận số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm cho người mua, là căn cứ để người bán ghi doanh thu vào các sổ kế toán liên quan, người mua làm chứng từ đi đường, lập phiếp nhập kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán.
Chứng từ bán hàng được lập thành 3 liên, kế toán trưởng hoặc thủ trưởng ký duyệt và đóng dấu. Trường hợp thanh toán ngay thì chứng từ được chuyển đến thủ quỹ làm thủ tục thu tiền hoặc séc, thu xong thủ quỹ ký tên và đóng dấu “Đã thanh toán”. Liên 1 lưu, liên 2 và 3 người mua mang đến kho để nhận hàng. Sau khi giao hàng thủ kho và người mua cùng ký tên vào các liên, liên 2 giao cho người mua làm chứng từ đi đường và ghi số kế toán đơn vị mua, liên 3 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và chuyển cho kế toán ghi số, làm thủ tục thanh toán (nếu chưa được khách hàng trả tiền).
Hoá đơn phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo qui định và phải nguyên vẹn, không rách hoặc nhàu nát. Số liệu, chữ viết đánh máy hoặc in trên hoá đơn phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ, chính xác, không bị tẩy xoá, sửa chữa. Trường hợp bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng có giá trị thấp dưới mức quy định thì không phải lập hoá đơn nhưng phải lập bảng kê bán lẻ theo qui định hiện hành.
Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì sử dụng hoá đơn GTGT theo mẫu sau:
Mẫu số : 01 GTKL – 3LL
HOÁ ĐƠN (GTGT) Ký hiệu : AA/98
Liên 1 : (Lưu) Số : 000001
Ngày ……tháng…….năm …….
Đơn vị bán hàng :……………………………………………………………………………........................................................
Địa chỉ :…………………….…...Số tài khoản :……………………………………………….................................................
Điện thoại :……………………..MS :
Họ và tên người mua hàng :…………………………………………………………………................................................
Đơn vị :………………………………………………………………………………………...............................................................
Địa chỉ :………………….………Số tài khoản :…………………………………………......................................................
Hình thức thanh toán :…………..MS :
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
Cộng tiền hàng :………………………………......................................
Thuế suất GTGT :…………….% Tiền thuế GTGT :………………………………..........................….......
Tổng cộng tiền thanh toán :……………………………….....................
Số tiền viết bằng chữ :……………………………………………………………………..............................................……………………………………………………………………………………………………..............................................................................................................
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên
và đóng dấu)
Liên 1 : Lưu
Liên 2 : Giao khách hàng
Liên 3 : Dùng thanh toán
Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hoá đơn bán hàng theo mẫu sau :
Mẫu số : 01 GTKL – 3LL
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG Ký hiệu : AA/98
Liên 1 : (Lưu) Số : 000001
Ngày ……tháng…….năm …….
Đơn vị bán hàng :……………………………………………………………………………........................................................
Địa chỉ :…………………….…...Số tài khoản :……………………………………………….................................................
Điện thoại :……………………..MS :
Họ và tên người mua hàng :………………………………………………………………….................................................
Đơn vị :………………………………………………………………………………………................................................................
Địa chỉ :………………….………Số tài khoản :…………………………………………......................................................
Hình thức thanh toán :…………..MS:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
Cộng tiền bán hàng hoá, dịch vụ :………………………………..................................................................
Số tiền viết bằng chữ :……………………………………………………………………......................................................
……………………………………………………………………………………………………..................................................................
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên
và đóng dấu)
Liên 1 : Lưu
Liên 2 : Giao khách hàng
Liên 3 : Dùng thanh toán
2. Hạch toán doanh thu và giá vốn hàng bán :
2.1 Tài khoản sử dụng :
Để hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm theo các phương thức khác nhau, kế toán sử dụng các tài khoản sau đây:
* TK 511 – Doanh thu bán hàng :
Tài khoản này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản giảm doanh thu. Tài khoản này cũng phản ánh các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước cho doanh nghiệp trong trường hợp cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
Kết cấu TK 511 như sau :
- Bên Nợ :
+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh số bán hàng trong kỳ.
+ Khoản giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại.
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản “ Xác định kết quả kinh doanh”.
+ Kết chuyển số thu trợ cấp, trợ giá vào tài khoản “ Xác định kết quả kinh doanh”.
- Bên Có :
+ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
+ Số thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước cho doanh nghiệp.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. TK 511 được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2 :
- TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá.
- TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm.
- TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ.
- TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
* TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ :
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ.
Kết cấu TK 512 như sau :
- Bên Nợ :
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có).
+ Doanh thu hàng bán bị trả lại (theo giá tiêu thụ nội bộ), khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên số lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ trong kỳ.
+ Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào tài khoản “ Xác định kết quả kinh doanh”.
- Bên Có : Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ.
TK 512 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2
- TK 512 1 – Doanh thu bán hàng hoá.
- TK 5122 – Doanh thu bán sản phẩm.
- TK 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ.
* TK 531 – Hàng bán bị trả lại :
Tài khoản này dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ, đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
Kết cấu TK 531 :
- Bên Nợ : Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại.
- Bên Có : Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu trong kỳ.
TK 531 không có số dư cuối kỳ.
* TK 532 – Giảm giá hàng bán :
Tài khoản này được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận vì các lý do thuộc về doanh nghiệp.
Kết cấu TK 532 như sau :
- Bên Nợ : Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận với khách hàng.
- Bên Có : Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu trong kỳ.
* TK 131 – Phải thu khách hàng :
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ.
Kết cấu TK 131 như sau :
- Bên Nợ :
+ Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hoá đã giao, lao vụ đã cung cấp và được xác định là tiêu thụ.
+ Số tiền thừa trả lại cho khách.
- Bên Có :
+ Số tiền khách hàng trả nợ.
+ Số tiền đã ứng trước, nhận trước của khách hàng.
+ Số tiền giảm giá cho khách hàng sau khi giao hàng và khách hàng có khiếu nại.
+ Số tiền chiất khấu bán hàng cho người mua.
- Số dư Nợ : Số tiền còn phải thu của khách hàng.
- Số dư Có : Số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng khách hàng.
2.2. Trình tự hạch toán :
2.2.1. Hạch toán doanh thu và giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên :
Khi tiêu thụ sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, doanh nghiệp phải lập hoá đơn (GTGT), ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT đầu ra phải nộp và tổng giá thanh toán. Đối với sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh nghiệp lập hoá đơn bán hàng, trên đó ghi giá thanh toán, là giá bao gồm cả thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT).
Việc tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau như tiêu thụ trực tiếp, chuyển hàng theo hợp đồng, giao hàng cho các đại lý, bán hàng theo phương thức trả góp … Trình tự hạch toán đối với từng phương thức tiêu thụ như sau :
a. Phương thức tiêu thụ trực tiếp :
Đây là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho hoặc các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Sản phẩm sau khi xuất giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ. Quyền sở hữu những sản phẩm này thuộc về người mua. Việc hạch toán được tiến hành như sau :
- Khi xuất kho sản phẩm giao cho khách hàng hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, ghi :
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 156 – Hàng hoá
Có TK 154 – Chi phí SXKD dỡ dang ( Khi xuất trực tiếp không qua kho).
- Phản ánh doanh thu bán hàng :
+ Nếu sản phẩm của doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi doanh thu theo giá chưa có thuế :
Nợ TK 111 – Tiền mặt, TK 112 – Tiền gởi ngân hàng Tổng giá
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng thanh toán
Có TK 511- Doanh thu bán hàng ( Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 333 (3331) – Thuế GTGT phải nộp ( Thuế GTGT đầu ra)
+ Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi doanh thu bán hàng theo giá có thuế :
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Có thuế GTGT)
b. Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng :
Theo phương thức này, bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng đó được coi là tiêu thụ. Phương pháp hạch toán như sau :
- Khi xuất hàng chuyển cho người mua, kế toán ghi :
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán.
Có TK 156 – hàng hoá
Có TK 154 – Chi phí SXKD dỡ dang (Khi xuất trực tiếp không qua kho)
- Giá trị lao vụ, dịch vụ hoàn thành bán giao cho khách hàng :