Khóa luận Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên

1. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ nước ngoài bị cắt giảm đột ngột, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn eo hẹp, việc huy động nguồn vốn tiềm ẩn trong dân chưa nhiều, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một chủ trương cấp thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của chính sách đổi mới; vừa là sản phẩm của đường lối đổi mới, vừa là động lực thúc đẩy đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. Luồng vốn FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đem lại những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đất nước. Là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn khó khăn, Thái Nguyên có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn để phục vụ phát triển kinh tế, tiếp tục thực hiện tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. So với các tỉnh miền núi khác, Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi với nhiều lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển kinh tế. Công tác thu hút vốn FDI những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Các dự án FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, xúc tiến chuyển giao công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển. Tuy nhiên, so với thế mạnh và những tiềm năng của tỉnh, kết quả thu hút vốn FDI của Thái Nguyên còn nhiều hạn chế với số lượng dự án và tổng quy mô vốn đăng ký quá nhỏ so với mức trung bình của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thái Nguyên năm 2008 đứng ở nhóm cuối bảng xếp hạng (53/64 tỉnh thành phố cả nước) cho thấy chất lượng cạnh tranh của tỉnh rất thấp và khả năng thu hút đầu tư kém. Vì vậy, vấn đề hết sức cần thiết đặt ra cho tỉnh Thái Nguyên là tỉnh cần có những giải pháp phù hợp nhằm tăng tính hấp dẫn đầu tư của tỉnh đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để góp phần đưa tỉnh trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên, tập trung vào các yếu tố tạo nên tiềm năng trong việc thu hút vốn, các chính sách ưu đãi của tỉnh nhằm thu hút vốn FDI, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của tỉnh, cùng với phương hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, đề xuất những biện pháp giúp Thái Nguyên hoàn thành tốt các mục tiêu về thu hút và sử dụng nguồn vốn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi nghiên cứu: • Phạm vi không gian: dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đối chiếu so sánh với một số tỉnh, thành phố trong cả nước. • Phạm vi thời gian: giai đoạn 1993 – 2008 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích. 5. Kết cấu của đề tài Bố cục đề tài được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.

doc74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ nước ngoài bị cắt giảm đột ngột, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn eo hẹp, việc huy động nguồn vốn tiềm ẩn trong dân chưa nhiều, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một chủ trương cấp thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của chính sách đổi mới; vừa là sản phẩm của đường lối đổi mới, vừa là động lực thúc đẩy đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. Luồng vốn FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đem lại những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đất nước. Là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn khó khăn, Thái Nguyên có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn để phục vụ phát triển kinh tế, tiếp tục thực hiện tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. So với các tỉnh miền núi khác, Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi với nhiều lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển kinh tế. Công tác thu hút vốn FDI những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Các dự án FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, xúc tiến chuyển giao công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển. Tuy nhiên, so với thế mạnh và những tiềm năng của tỉnh, kết quả thu hút vốn FDI của Thái Nguyên còn nhiều hạn chế với số lượng dự án và tổng quy mô vốn đăng ký quá nhỏ so với mức trung bình của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thái Nguyên năm 2008 đứng ở nhóm cuối bảng xếp hạng (53/64 tỉnh thành phố cả nước) cho thấy chất lượng cạnh tranh của tỉnh rất thấp và khả năng thu hút đầu tư kém. Vì vậy, vấn đề hết sức cần thiết đặt ra cho tỉnh Thái Nguyên là tỉnh cần có những giải pháp phù hợp nhằm tăng tính hấp dẫn đầu tư của tỉnh đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để góp phần đưa tỉnh trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên, tập trung vào các yếu tố tạo nên tiềm năng trong việc thu hút vốn, các chính sách ưu đãi của tỉnh nhằm thu hút vốn FDI, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của tỉnh, cùng với phương hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, đề xuất những biện pháp giúp Thái Nguyên hoàn thành tốt các mục tiêu về thu hút và sử dụng nguồn vốn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đối chiếu so sánh với một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Phạm vi thời gian: giai đoạn 1993 – 2008 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích. 5. Kết cấu của đề tài Bố cục đề tài được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên. Chương 1 TIỀM NĂNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm sâu trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km2. Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13 % diện tích so với cả nước. Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên cách Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. 1.1.1.2. Địa hình Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. 1.1.1.3. Khí hậu Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: - Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai. - Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hóa, Phú Lương, và phía Nam Võ Nhai. - Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa các tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20) là 13,70. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. 1.1.1.4. Cơ cấu đất đai Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau: Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150m đến 200m có độ dốc từ 50 đến 200m phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của Thái Nguyên). Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác. Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78 % diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp. 1.1.2. Điều kiện văn hóa – xã hội 1.1.2.1. Đơn vị hành chính Tỉnh Thái Nguyên có: - 1 Thành phố: Thành phố Thái Nguyên - 1 Thị xã: Thị xã Sông Công - 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. 1.1.2.2. Dân cư và phân bố dân cư Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Dân số Thái Nguyên năm 2008 khoảng 1.149.895 người. Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số khoảng 324 người/km2, tốc độ tăng dân số trung bình của Tỉnh ở mức 0,9% /năm. Tỷ lệ dân số nam/nữ trên địa bàn là 49,9%/50,1%; tỉ lệ dân thành thị chiếm 22,81%, dân số hoạt động nông nghiệp chiếm 72,37%. 1.1.3. Cơ sở hạ tầng 1.1.3.1. Giao thông vận tải - Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ của tỉnh là 2.735 km trong đó: Đường quốc lộ: 183 km. Đường tỉnh lộ: 105,5 km. Đường huyện lộ: 659 km. Đường liên xã: 1.764 km. Các đường tỉnh lộ, quốc lộ đều được dải nhựa. Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. - Đường sắt: Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện. Tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội. Tuyến đường sắt Quán Triều – Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản (vận chuyển than). Tuyến đường sắt Lưu Xá – Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và ra tỉnh Quảng Ninh. Hệ thống đường sắt của tỉnh Thái Nguyên đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước. - Đường thủy: Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc – Hải Phòng dài 161 km và Đa Phúc – Hòn Gai dài 211 km. Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính là sông Cầu và sông Công, cần nâng cấp để vận chuyển hàng hóa. 1.1.3.2. Hệ thống điện Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, Thái Nguyên là tỉnh có lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia, trong đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và một số huyện có lưới điện tương đối hoàn chỉnh. 1.1.3.3. Hệ thống bưu chính viễn thông So với nhiều loại hình dịch vụ khác ở Thái Nguyên, dịch vụ bưu chính viễn thông của tỉnh có tốc độ phát triển rất nhanh. Tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 9 bưu cục huyện, thị và 41 bưu cục khu vực. 100% xã trong tỉnh có điểm bưu điện – văn hóa xã. Nhìn chung các điểm bưu điện đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát hành báo chí ở địa phương (trừ một số xã miền núi). Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ kín toàn tỉnh. Các dịch vụ viễn thông hiện đại như điên thoại thẻ, nhắn tin, internet, điện thoại di động đã được sử dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Số máy điện thoại tăng rất nhanh, từ 21.887 thuê bao năm 2000 tăng lên 97.123 thuê bao năm 2007. 1.1.3.4. Hệ thống nước sạch - Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công hiện nay đã có nhà máy nước. Nhà máy nước Thái Nguyên hiện nay đã được cải tạo và nâng cấp bằng nguồn vốn vay của ADB. Năm 2010 dự án này sẽ kết thúc, công suất của nhà máy nước Thái Nguyên sẽ được nâng lên 30.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nhu cầu về khối lượng cũng như chất lượng nước cho nhu cầu của toàn thành phố. Nhà máy nước thị xã Sông Công với công suất thiết kế 30.000 m3/ngày đêm đảm bảo cho nhu cầu nước cho sự phát triển của thị xã và khu công nghiệp Sông Công, song về chất lượng nước sạch cần được nâng cao. - Một số thị trấn huyên lỵ của tỉnh đã có hệ thống cấp nước sạch, cần đầu tư bổ sung cho một số thị trấn còn lại. 1.1.4. Điều kiện kinh tế 1.1.4.1. Vị trí kinh tế của tỉnh Nằm ở trung tâm Việt Bắc, Thái Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng: là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh Đông Bắc với đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam. Xét về mặt kinh tế, Thái Nguyên cũng có một vị trí quan trọng trong vùng cũng như trong cả nước, đó là: - Đối với các tỉnh trung du và miền núi như: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ thì Thái Nguyên là nơi cung cấp các sản phẩm thép, nhiên liệu than, một số mặt hàng tiêu dùng thông thường. Trong tương lai Thái Nguyên vẫn sẽ là nơi cung cấp cho các tỉnh trung du miền núi Đông Bắc những sản phẩm công nghiệp như than, thép, gang, động cơ diezen, các sản phẩm vật liệu xây dựng. - Đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng thì Thái Nguyên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm như than, thép cán, chè. Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ khác của Thái Nguyên cũng được tiêu thụ rộng rãi tại vùng này. 1.1.4.2. Tốc độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế Kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng năm đạt 10 – 12%. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt 12,46%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra và là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung 12,46% thì khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất với mức đóng góp lớn nhất là 6,81%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.095 tỷ đồng, mức sản xuất của các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là khu vực ngoài quốc doanh; tiếp đến là khu vực dịch vụ, mức đóng góp 4,11% vào tốc độ tăng chung, trong đó nhóm ngành dịch vụ kinh tế tăng 13,8%, riêng ngành thương nghiệp tăng 16%, vận tải, bưu điện tăng 17,89%, các ngành dịch vụ xã hội tăng 10,15% và khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có mức đóng góp là 1,24%, riêng ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất và có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng chung của khu vực này, mức đóng góp của ngành nông nghiệp tăng khoảng 4,75% so với năm 2006 Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP bình quân đầu người của tỉnh cũng có sự tăng đáng kể, năm 2007 đạt 8,6 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng nhanh và cao hơn nhiều so với mức bình quân chung, khu vực Dịch vụ tăng xấp xỉ mức bình quân chung toàn tỉnh, trong khi đó khu vục Nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng chậm nên cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực Nông lâm thuỷ sản và tăng tỷ trọng khu vực Công nghiệp – Xây dựng. 1.2. Tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên 1.2.1. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên 1.2.1.1. Tiềm năng về nông – lâm nghiệp Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng cho phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển cây chè và các loại cây ăn quả. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương đã từ lâu nổi tiếng ở Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có khoảng 15.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nước (sau tỉnh Lâm Đồng) với 30 cơ sở chế biến chè trên khắp địa bàn tỉnh. Sản phẩm chè Thái Nguyên đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, Thái Nguyên đang thực hiện dự án vốn vay ODA để tạo cùng chè đặc sản cho năng suất và chất lượng cao. Hiện nay Thái Nguyên có 15.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 8.000 ha đã cho thu hoạch. Diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hóa về cây công nghiệp, cây ăn quả. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 103.774 ha và rừng trồng hơn 48.000 ha, hiện đã đến tuổi khai thác, không những đáp ứng nhu cầu cho nhà máy ván dăm Lưu Xá đang bắt đầu đi vào ổn định sản xuất mà còn là tiềm năng rất lớn cho việc chế biến hàng hóa có giá trị cao. Như vậy, Thái Nguyên có tiềm năng lớn về phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè và các loại cây ăn quả. Với diện tích đất trống đồi núi trọc còn gần 110.000 ha cho phép Thái Nguyên có thể mở rộng diện tích trồng chè lên trên 15.000 ha; diện tích trồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, mơ… lên hàng vạn ha, tạo ra vùng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Chè là cây công nghiệp truyền thống của Thái Nguyên có chất lượng nổi tiếng trong cả nước, hiện không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước châu Á và châu Âu. Đây là sản phẩm được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Hiện đã có các nhà đầu tư Đài Loan, Nhật Bản đầu tư vào trồng và chế biến các sản phẩm chè tại Thái Nguyên. Nếu có chính sách đầu tư tốt, cây chè nói riêng, các loại cây công nghiệp nói chung ở Thái Nguyên có khả năng phát triển lớn. 1.2.1.2. Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, đây là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Các loại khoáng sản của Thái Nguyên bao gồm: + Nhóm nguyên liệu cháy: than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn và than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước (sau tỉnh Quảng Ninh). + Nhóm khoáng sản kim loại: Có kim loại màu và kim loại đen. Kim loại đen có sắt, titan. Quặng sắt có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8%, cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn. Quặng sắt đang được khai thác cho việc luyện thép của công ty Gang thép Thái Nguyên. Quặng Titan: Đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lương và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilmenít,
Luận văn liên quan