Khóa luận Một số chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem đến nhiều cơ hội và cả những thách thức cho mỗi quốc gia cũng nhƣ mỗi chủ thể của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh thƣơng mại quốc tế, tăng cƣờng xuất khẩu hàng hóa là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam đƣợc Chính phủ và các tổ chức tài trợ nƣớc ngoài xác định là động lực tăng trƣởng trong thiên niên kỷ mới. Phát triển DNNVV không những góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, khuyến khích xuất khẩu mà còn mang đến sự ổn định, bền vững thông qua tạo nhiều việc làm giải quyết vấn đề lao động và phúc lợi xã hội. Ở một nƣớc mà phần lớn lao động làm nông nghiệp nhƣ nƣớc ta thì chính DNNVV là tác nhân và động lực thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hƣớng tới xuất khẩu. Quá trình hội nhập thƣơng mại quốc tế của Việt Nam có thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp, mà trong đó hơn 95% là các DNNVV. Thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách để phát triển nền kinh tế trong nƣớc, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt là đối tƣợng DNNVV. Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2000, sửa đổi năm 2005 tháo gỡ khó khăn và tạo điệu kiện dễ dàng cho thành lập doanh nghiệp, số lƣợng doanh nghiệp đã không ngừng tăng lên. Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định 90) đồng thời thành lập Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV và Cục Phát triển DNNVV làm cơ quan đầu mối thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ DNNVV.

pdf109 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI --------o0o------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài : MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Phùng Thị Phƣơng Ngọc Lớp : Trung 1 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Xuân Nữ Hà Nội, tháng 04 năm 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .................................................... 4 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DNNVV .................................................... 4 1.1.1. KHÁI NIỆM DNNVV .............................................................................. 4 1.1.2. ĐẶC TRƢNG CỦA DNNVV ................................................................... 6 1.1.3. VAI TRÒ CỦA DNNVV........................................................................... 9 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DNNVV ........... 13 1.2.1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DNNVV . 13 1.2.2. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DNNVV ....................................................... 14 1.2.3. VAI TRÒ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA DNNVV ................................... 26 CHƢƠNG 2: ......................................................................................................... 31 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM .............................................................................................. 31 2.1. THỰC TRẠNG DNNVV Ở VIỆT NAM .................................................... 31 2.1.1. SỐ LƢỢNG .......................................................................................... 32 2.1.2. QUY MÔ LAO ĐỘNG .......................................................................... 34 2.1.3. NĂNG LỰC VỐN.................................................................................. 34 2.1.4. TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ CỦA DNNVV .............................................. 36 2.1.5. VỀ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM ............................................................ 37 2.1.6. VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG .............................................................. 38 2.1.7. NĂNG LỰC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ TIẾP CẬN THỊ TRƢỜNG ....................................................................................................................... 39 2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DNNVV VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2008 ....................................................................................................... 39 2.2.1. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU .................................................................. 40 2.2.2. CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU ..................................................... 41 2.2.3. THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU ................................................................ 42 2.3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DNNVV VIỆT NAM. 43 2.3.1. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THÔNG QUA THUẾ ...................................... 44 2.3.2. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ VỐN CHO SẢN XUẤT HÀNG XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CHO DNNVV ........................................................................... 52 CHƢƠNG 3: ......................................................................................................... 79 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..................................................................................................... 79 3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DNNVV ....................................................... 79 3.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DNNVV GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 ................. 80 3.2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ..................................................................... 80 3.2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ ............................................................................ 80 3.2.3. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU ......................................................................... 80 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DNNVV ....... 82 3.3.1. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC ...................................................... 82 3.3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI................... 94 3.3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ............................................. 96 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN ................................. 102 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Số lƣợng và tỷ lệ DNNVV theo hình thức pháp lý giai đoạn 2000-2006 ... 33 Bảng 2: Một số chỉ tiêu trung bình về hiệu quả hoạt động của DNNVV 2001- 2007 .............................................................................................................................. 38 Bảng 3: Thống kê kim ngạch xuất khẩu của DNNVV Việt Nam giai đoạn 2000- 2007 (Đơn vị: tỷ USD) .......................................................................................... 40 Bảng 4: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 2000 – 2007 (Đơn vị:%) ............................. 41 Bảng 5: Hoạt động của ba quỹ thành viên của Mekong capital. ............................. 53 Bảng 6: Danh sách các công ty cho thuê tài chính đang hoạt động tại Việt Nam .... 67 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của DNNVV Việt Nam ........................ 42 Hình 2: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ........................... 57 Hình 3: Thống kê dƣ nợ cho DNNVV vay 7 tháng đầu năm 2008 ......................... 59 Hình 4: Thống kê nợ xấu cho vay DNNVV 7 tháng đầu năm 2008 ........................ 60 Hình 5: Báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng từ 01/02/2009 - 20/03/2009. [20] .......................................................... 62 Hình 6: Diễn biến tỷ giá USD/VND trong 26/11/2008 – 23/01/2009 ..................... 75 DANH MỤC HỘP Hép 1: Thay ®æi khung thuÕ xuÊt khÈu tõ ngµy 01/01/2009 ................................... 46 Hép 2 : Quy ®Þnh gi¶m 30% thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp quý IV/2008 vµ c¶ n¨m 2009 cho DNNVV ................................................................................................. 51 Hép 3: TiÕn ®é thùc hiÖn b¶o l·nh doanh nghiÖp vay vèn theo QuyÕt ®Þnh 14/2009/Q§-TTg cña Thñ t•íng ChÝnh phñ. .......................................................... 70 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem đến nhiều cơ hội và cả những thách thức cho mỗi quốc gia cũng nhƣ mỗi chủ thể của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh thƣơng mại quốc tế, tăng cƣờng xuất khẩu hàng hóa là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam đƣợc Chính phủ và các tổ chức tài trợ nƣớc ngoài xác định là động lực tăng trƣởng trong thiên niên kỷ mới. Phát triển DNNVV không những góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, khuyến khích xuất khẩu mà còn mang đến sự ổn định, bền vững thông qua tạo nhiều việc làm giải quyết vấn đề lao động và phúc lợi xã hội. Ở một nƣớc mà phần lớn lao động làm nông nghiệp nhƣ nƣớc ta thì chính DNNVV là tác nhân và động lực thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hƣớng tới xuất khẩu. Quá trình hội nhập thƣơng mại quốc tế của Việt Nam có thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp, mà trong đó hơn 95% là các DNNVV. Thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách để phát triển nền kinh tế trong nƣớc, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt là đối tƣợng DNNVV. Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2000, sửa đổi năm 2005 tháo gỡ khó khăn và tạo điệu kiện dễ dàng cho thành lập doanh nghiệp, số lƣợng doanh nghiệp đã không ngừng tăng lên. Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ- CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định 90) đồng thời thành lập Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV và Cục Phát triển DNNVV làm cơ quan đầu mối thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ DNNVV. Cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào thời kỳ khủng hoảng và suy thoái trầm trọng, tầm ảnh hƣởng của nó ngày càng sâu rộng ra cho mọi quốc gia cũng nhƣ từng cá thể của nền kinh tế. Trƣớc bối cảnh đó, các tổ chức kinh tế thế giới cũng nhƣ từng chính phủ đã nỗ lực chung tay cùng bàn bạc để đƣa ra những giải pháp hữu ích, kịp thời để đối phó với khủng hoảng. Cùng trong xu thế đó, 2 Chính phủ Việt Nam đã lần lƣợt ban hành và triển khai rất nhiều các chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV, điển hình là ba gói kích cầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng nhƣ kích thích nền kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu. Nhờ những chính sách, chủ trƣơng đúng đắn đó, các DNNVV nƣớc ta đã có đƣợc những động lực quan trọng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bƣớc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu. Đây là một vấn đề trọng tâm của công cuộc phát triển kinh tế, tuy nhiên trong quá trình triển khai để đi đến mục tiêu đề ra còn gặp không ít những khó khăn, vƣớng mắc phát sinh đòi hỏi sự nhạy bén, chủ động tích cực và linh hoạt của các chủ thể liên quan. Bởi vậy việc nghiên cứu đề tài: “Một số chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho DNNVV của Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các chính sách này, qua đó, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng vƣợt qua khủng hoảng kinh tế trƣớc mắt cũng nhƣ tạo đà phát triển và khẳng định vị thế trong bản đồ thƣơng mại quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận Đối tƣợng nghiên cứu của khoá luận là hệ thống các chính sách hỗ trợ tài chính của Việt Nam cho các DNNVV trong cả nƣớc nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là khoảng thời gian từ năm 2001 (từ khi Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV đƣợc ban hành) cho đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục tiêu đã đặt ra và làm rõ nội dung của khoá luận, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích định tính, phân tích định lƣợng, các phƣơng pháp so sánh suy luận logic trong quá trình nghiên cứu. 3 5. Bố cục của khoá luận Ngoài Lời mở đầu và kết luận, khoá luận đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chương 1: Lý luận chung về DNNVV và chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho DNNVV Chương 2: Thực trạng áp dụng các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho các DNNVV ở Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho các DNNVV 4 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Một số vấn đề chung về DNNVV 1.1.1. Khái niệm DNNVV Khi tập trung tƣ bản đã làm hình thành và phát triển những tổ chức kinh doanh có quy mô khổng lồ thì thuật ngữ “DNNVV” đã xuất hiện để chỉ các đơn vị kinh doanh có quy mô đối lập. Lúc đầu, tên gọi DNNVV chỉ là quy ƣớc trong giới kinh doanh nhƣng cùng với thời gian, thuật ngữ này đã đuợc sử dụng ngày càng phổ biến, ngay cả trong các văn bản chính thức với tƣ cách một khu vực của nền kinh tế. DNNVV có mặt ở nhiều nền kinh tế nhƣng lại không có một điểm chung thống nhất giữa các quốc gia về khái niệm cũng nhƣ tiêu thức xác định. Trong khi đó, việc xác định thế nào là một DNNVV lại có ý nghĩa hết sức quan trọng để nhận định đúng đối tƣợng đƣợc hỗ trợ và từ đó đề ra biện pháp hợp lý. Sự thu hẹp quá mức hay nới rộng phạm vi của các tiêu chí đều không mang lại hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ. Trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại hai tiêu chí chủ yếu để xác định DNNVV là tiêu chí định tính và định lƣợng. Tiêu chí định tính dựa trên các đặc trƣng cơ bản của DNNVV nhƣ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp… Các tiêu chí này xuất phát từ bản chất và đặc điểm cơ bản của DNNVV nhƣng thƣờng rất khó xác định cụ thể trên thực tế. Do đó nhóm chỉ tiêu này thƣờng dùng để tham khảo, kiểm chứng mà ít đuợc sử dụng làm cơ sở để xác định quy mô doanh nghiệp, trong khi đó, chỉ tiêu định lƣợng bao gồm số lao động, quy mô vốn và doanh thu. Hầu hết các nƣớc đều lấy tiêu chí về số luợng lao động làm căn cứ đầu tiên cho việc phân loại, một số nƣớc sử dụng thêm tiêu chí quy mô vốn và doanh thu. Nhật Bản là một trong những nƣớc tiên phong đƣa ra tiêu chí phân loại DNNVV. Từ năm 1963, Luật cơ bản về kinh doanh nhỏ đã quy định: Cơ sở kinh doanh nhỏ là cơ sở có vốn không quá 50 triệu yên và sử dụng không quá 300 nguời; 5 trong lĩnh vực thƣơng mại thì không quá 10 triệu Yên và không quá 50 lao động. Trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp sử dụng không quá 10 công nhân và doanh nghiệp nhỏ sử dụng từ 10 đến 100 công nhân [11]. Ngày nay, nhiều nƣớc sử dụng tiêu chí phân loại của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ có mức sử dụng nhân công từ 1 đến 9 ngƣời, doanh nghiệp nhỏ từ 10 đến 49 ngƣời, doanh nghiệp vừa từ 50 đến 299 ngƣời, những doanh nghiệp sử dụng từ 300 nguời trở lên đuợc coi là doanh nghiệp lớn [11]. Ở khu vực ASEAN, khái niệm DNNVV còn có sự khác nhau. Song nhìn chung, các nuớc Singapore, Malaisia, Indonesia, Thái Lan, Philipin đều dựa vào hai tiêu chí cơ bản là số lƣợng lao động và tổng vốn đầu tƣ. Singapore quan niệm doanh nghiệp có số lao động dƣới 100 ngƣời và vốn đầu tƣ dƣới 1,2 triệu đô la Singapore. Malaixia, DNNVV là những doanh nghiệp sử dụng dƣới 200 ngƣời và vốn đầu tƣ duới 2,5 triệu riggit. Còn với Indonexia và Philipin thì có sự phân loại chi tiết hơn thành doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ thuờng là những hộ kinh doanh gia đình[11]. Việc đƣa ra khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn về phía các nhà hoạch định chính sách. Vì vậy, Việt Nam đã từng bƣớc có quy định cụ thể cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và các thƣớc đo giá trị của từng thời kì. Năm 1998, Chính phủ ban hành Công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 về “Định hƣớng chiến lƣợc và chính sách phát triển DNNVV”. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đăng kí dƣới 5 tỷ đồng và/hoặc có số lao động thƣờng xuyên dƣới 200 ngƣời đuợc coi là DNNVV. Việc áp dụng một hay cả hai tiêu chí này phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực hay địa phƣơng. Đến năm 2001, tiêu chí: “mức sử dụng lao động” đã đƣợc thay đổi lại cho phù hợp với các quy định quốc tế, tiêu chí giới hạn tối đa về vốn cũng thay đổi cho phù hợp với sức mua của đồng tiền quốc gia. Theo Nghị định 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV: “DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngƣời”. 6 Ngày 13/01/2009, Bộ Tài chính ban hành thông tƣ số 03/2009/TT – BTC, trong đó đề cập đến tiêu chí xác định DNNVV nhƣ sau: Có vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tƣ có hiệu lực trƣớc ngày 01/01/2009 không quá 10 tỷ đồng, trƣờng hợp doanh nghiệp đầu tƣ mới kể từ ngày 01/01/2009 thì vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tƣ lần đầu không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động sử dụng bình quân trong quý IV/2008 không quá 300 ngƣời, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dƣới 3 tháng, trƣờng hợp doanh nghiệp thành lập mới kể từ ngày 01/10/2008 thì có số lao động đƣợc trả lƣơng, trả công của tháng lƣơng đầu tiên (đủ 30 ngày) có doanh thu không quá 300 ngƣời. Tuy nhiên, đây chƣa thực sự là định nghĩa toàn diện về DNNVV. Tuy đã đề cập đến hai tiêu chí cơ bản nhất là số lao động và quy mô vốn nhƣng định nghĩa sẽ hoàn chỉnh hơn nếu bao hàm thêm cả hai tiêu chí doanh thu và tổng tài sản. Bởi lẽ, vẫn tồn tại một thực tế là doanh nghiệp trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ về bản chất có doanh thu cao hơn nhƣng tổng vốn đăng kí nhỏ hơn các doanh nghiệp sản xuất. Một trở ngại khác liên quan đến định nghĩa hiện tại về DNNVV đó là trong định nghĩa hiện tại không bao hàm quy định về các tiêu chí để phân chia các DNNVV thành doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ, gây ra khó khăn trong việc hoạch định và triển khai chính sách một cách có hiệu quả. Có điều đó là do loại doanh nghiệp siêu nhỏ có những đặc điểm và khó khăn riêng, cần sự hỗ trợ khác các DNNVV. Trong khi đó, theo tiêu chí phân loại của Ngân hàng thế giới thì loại siêu nhỏ ở nuớc ta chiếm quá nửa tổng số DNNVV. 1.1.2. Đặc trưng của DNNVV Thứ nhất, DNNVV có tính linh hoạt cao Với suất đầu tƣ khiêm tốn, DNNVV rất dễ khởi sự, dễ hoạt động, dễ tiêu thụ một khối lƣợng sản phẩm cũng nhỏ tƣơng ứng với khối lƣợng vốn của nó, dễ chuyển hƣớng kinh doanh khi chủ sở hữu muốn... Nhƣng, tính linh hoạt cao của kinh doanh nhỏ không đơn thuần là sự dễ dàng trong mọi công việc kinh doanh. Nó chỉ cho thấy xác suất cao để đạt đƣợc những mục tiêu ở tầm thấp mà thôi. 7 Chính đặc tính linh hoạt đã cho phép DNNVV có mặt hầu nhƣ ở tất cả mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi ngành kinh tế quốc dân. Nó là giải pháp lấp đầy những thiếu hụt về chủng loại hàng hóa mà doanh nghiệp lớn với phƣơng pháp sản xuất hàng loạt không thể thỏa mãn hết nhu cầu thị trƣờng. Mặt khác, các cơ sở kinh doanh nhỏ dễ dàng di chuyển địa điểm kinh doanh, chuyển mục đích kinh doanh do tính đơn giản của công nghệ và mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, DNNVV có tính địa phƣơng Khối lƣợng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mỗi DNNVV cung cấp rất nhỏ bé so với nhu cầu của thị trƣờng, do đó, doanh nghiệp rất dễ tiêu thụ hàng hóa cũng nhƣ tìm nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào. Thực tế, DNNVV có khả năng thích nghi với những điều kiện khác nhau ở các vùng địa phƣơng. Tổ chức kinh doanh ở quy mô nhỏ và vừa có khả năng khai thác tốt các nguồn lực tiềm tàng của địa phƣơng. Trƣớc hết là có thể huy động những khoản vốn nhỏ trong dân vào sản xuất những mặt hàng phục vụ đời sống, sản xuất ở địa phƣơng. Tiếp đến là huy động đƣợc nguồn nhân lực đông đảo ở các địa phƣơng, nhất là nhân lực nhàn rỗi theo thời vụ. Ngoài ra, DNNVV đƣợc phân bố rải ác ở tất cả các địa phƣơng còn do tính đa dạng của các nguồn lực mà mỗi địa phƣơng có thể cung ứng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân bố rải rác nhƣ vậy cũng đặt ra yêu cầu đối với các nhà hoạch định và thực thi chính sách trong việc đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa của sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trƣờng. Thứ ba, DNNVV thƣờng sử dụng công nghệ đơn giản Đặc tính này xuất phát từ quy mô vốn. Công nghệ đơn giản có thuận lợi là suất đầu tƣ thấp, có thể sử dụng nhiều nhân công và phần lớn là lao động phổ thông, chi phí tiền lƣơng cho nhân công không cao, hiệu suất sử dụng máy móc cao do tính chuyên dụng của chúng thấp (các máy công cụ càng đơn giản, càng có thể
Luận văn liên quan