Khóa luận Một số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây và bài học cho Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Khủng hoảng tài chính không những làm hệ thống tài chính của một nước phải lao đao mà còn có thể kéo theo sự suy sụp của toàn bộ nền kinh tế cũng như ảnh hưởng tất cả các mặt khác như chính trị và xã hội. Không những thế, trong kỉ nguyên toàn cầu hóa như hiện nay, nó còn kéo hàng loạt các nước khác cũng phải điêu đứng theo, thậm chí còn bùng phát trên toàn thế giới. Hậu quả của khủng hoảng tài chính có thể kéo dài dai dẳng một năm, hai năm thậm chí là 10 năm sau đó. Đặc biệt, khủng hoảng nợ là một trong số các nhân tố quan trọng nhất gây ra khủng hoảng tài chính. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng cũng như hậu quả lớn của khủng hoảng nợ mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là trên cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ để phân tích nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả và giải pháp cứu trợ của một số cuộc khủng hoảng trên thế giới và đưa ra một số tiềm ẩn xảy ra khủng hoảng đối với Việt Nam cũng như đề xuất một số bài học kinh nghiệm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới và phạm vi nghiên cứu là trên toàn thế giới và trong thời gian trong 100 năm trở lại đây . 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, kết hợp logic và lịch sử 5. Bố cục của khóa luận Ngoài các phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, nội dung cơ bản của khóa luận gồm 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ Chương II: số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây Chương III: Một số bài học cho Việt Nam

doc123 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khủng hoảng tài chính không những làm hệ thống tài chính của một nước phải lao đao mà còn có thể kéo theo sự suy sụp của toàn bộ nền kinh tế cũng như ảnh hưởng tất cả các mặt khác như chính trị và xã hội. Không những thế, trong kỉ nguyên toàn cầu hóa như hiện nay, nó còn kéo hàng loạt các nước khác cũng phải điêu đứng theo, thậm chí còn bùng phát trên toàn thế giới. Hậu quả của khủng hoảng tài chính có thể kéo dài dai dẳng một năm, hai năm thậm chí là 10 năm sau đó. Đặc biệt, khủng hoảng nợ là một trong số các nhân tố quan trọng nhất gây ra khủng hoảng tài chính. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng cũng như hậu quả lớn của khủng hoảng nợ mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là trên cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ để phân tích nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả và giải pháp cứu trợ của một số cuộc khủng hoảng trên thế giới và đưa ra một số tiềm ẩn xảy ra khủng hoảng đối với Việt Nam cũng như đề xuất một số bài học kinh nghiệm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới và phạm vi nghiên cứu là trên toàn thế giới và trong thời gian trong 100 năm trở lại đây . 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, kết hợp logic và lịch sử… 5. Bố cục của khóa luận Ngoài các phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, nội dung cơ bản của khóa luận gồm 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ Chương II: số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây Chương III: Một số bài học cho Việt Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH I. Sơ lược hệ thống tài chính Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị nhằm hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ để đạt được một mục đích nhất định . Trong nền kinh tế, các quan hệ tài chính xuất hiện đan xen nhau, liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau trong một thể thống nhất gọi là hệ thống tài chính. Chủ thể của hệ thống bao gồm các chủ thể đầu tư, chủ thể phát hành, các chủ thể quản lý, các trung gian tài chính. Cấu trúc hệ thống tài chính  Ngân sách nhà nước: là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất, là kế hoạch tài chính cơ bản của chính phủ trong đó xác định nguồn thu (ở đâu?, bao nhiêu?) và xác định đối tượng chi (chi cho ai? số lượng chi?) để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của nền kinh tế xã hội. Tài chính công giữ vai trò nòng cốt trong cấu trúc của hệ thống tài chính vì tài chính công vừa phản ánh vừa phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tài chính doanh nghiệp: là hệ thống quan hệ phân phối và sử dụng vốn trong một đơn vị kinh tế. Hệ thống này gắn liền với quá trình SXKD, gắn liền với quá trình tạo ra sản phẩm cho xã hội, do đó đóng vai trò cơ sở trong cấu trúc của hệ thống tài chính. Tài chính hộ gia đình: việc phân phối và sử dụng các nguồn thu nhập trong các hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng vì có liên quan đến đời sống của người dân đảm bảo sự hài hòa, ổn định cuộc sống, tạo cơ sở ổn định trật tự xã hội tài chính các hộ gia đình vừa phải đảm bảo nhu cầu cuộc sống thiết yếu, vừa phải đáp ứng nhu cầu hộc tập và nâng cao dân trí và nhận thức xã hội. Tài chính quốc tế : là hệ thống phân phối và sử dụng vốn trên phạm vi quốc tế. Mặt khác, tài chính quốc tế là kênh rất quan trọng giao lưu và đáp ứng nhu cầu khác nhau về vốn đối với tất cả các chủ thể của nước phát triển và các nước đang phát triển, có tác động đến lượng vốn đầu tư của các nước tham gia, do vậy tác động đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế của mỗi nước và nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, nó thúc đẩy hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Trung gian tài chính: các định chế tài chính trung gian (các trung gian tài chính) là những chủ thể đóng vai trò truyền dẫn vốn một cách gián tiếp từ người có vốn sang người cần vốn. Chính nhờ các định chế tài chính này mà TTTC mới có thể vận hành một cách trơn tru được. Các trung gian tài chính có nhiệm vụ quan trọng là ngăn chặn thông tin bất cân xứng, giảm thiểu lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong TTTC. Các định chế tài chính bao gồm : - Các tổ chức nhận tiền gửi: NHTM, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S& L), các ngân hàng tiết kiệm tương trợ và các liên hiệp tín dụng. - Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí… - Các trung gian đầu tư: Công ty tài chính, quỹ tương trợ… Thị trường tài chính . Định nghĩa: Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động chuyển nhượng, mua bán các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua công cụ tài chính, nhờ đó vốn được chuyển giao từ những chủ thể dư thừa về vốn đến các chủ thể có nhu cầu về vốn. TTTC là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Đối tượng mua bán trên TTTC là quyền sử dụng vốn như công cụ tài chính, chứng khoán, tài sản tài chính. Vai trò, chức năng Chức năng đầu tiên, cũng là chức năng quan trọng nhất của thị trường tài chính là khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Để thực hiện được chức năng này, thị trường phải tạo ra các kênh huy động vốn từ nơi thừa như: cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị kinh tế, tổ chức đoàn thể xã hội, Chính phủ, … ở trong và ngoài nước để chuyển sang các nhà đầu tư thiếu vốn như: các đơn vị kinh tế, Chính phủ, cá nhân, hộ gia đình…Kênh dẫn vốn bao gồm kênh gián tiếp và kênh trực tiếp. Dẫn vốn trực tiếp là giao lưu vốn giữa người thừa vốn và thiếu vốn bằng cách giao kết trực tiếp mà không cần qua một trung gian nào, các chủ thể đặt lòng tin vào đối tác của mình và sẵn sàng gánh chịu mọi rủi ro. Phát hành cổ phiếu công ty, phát hành trái phiếu công ty hoặc huy động vốn nội bộ, tự vay, tự trả nội bộ…là các dạng của chuyển giao vốn trực tiếp. Trong khi đó, Dẫn vốn gián tiếp là giao lưu vốn giữa người thừa vốn và người thiếu vốn thông qua trung gian tài chính, giữa người có nhu cầu và người có khả năng về vốn không có một bất kỳ cam kết nào, chỉ có trung gian thực hiện cam kết với cả hai phía. Dẫn vốn gián tiếp có độ an toàn cao và rủi ro thấp. Kênh dẫn vốn  Chức năng thứ hai của thị trường tài chính là kích thích tiết kiệm và đầu tư. Thị trường tạo ra sân chơi, để những người có tiền nhàn rỗi có cơ hội đầu tư như nhau và được tự do tham gia vào thị trường để tìm kiếm những nơi đầu tư có suất sinh lợi cao nhất, tạo thành thói quen tích lũy tiền tệ một cách thường xuyên hơn, là một nguồn đầu vào không thể thiếu của thị trường. Nếu thị trường không kích thích được người dân tích lũy và tham gia vào thị trường như là một kênh dẫn vốn cho nền kinh tế thì thị trường đó sẽ không thể hoạt động tốt. Đồng thời, nhà đầu tư trên thị trường khi tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động đầu tư phải nhận thức được việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, có hiệu suất sử dụng đồng vốn cao nhất để bảo toàn vốn, sinh lời và tích lũy. Chính vì vậy, thị trường tài chính có chức năng nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, kích thích đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để tăng hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Chức năng thứ ba của thị trường tài chính là làm gia tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Tính thanh khoản là tính chất dễ dàng chuyển hóa các tài sản tài chính thành tiền mặt và được thực hiện ở thị trường thứ cấp, là thị trường mua bán, giao dịch cổ phiếu và các giấy tờ có giá đã phát hành trên thị trường sơ cấp. Tính thanh khoản ở thị trường tài chính càng cao thì càng thu hút nhiều chủ thể tham gia vào thị trường và giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư theo yêu cầu. Do đó, mỗi thị trường khác nhau có tính thanh khoản khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển các định chế tài chính của thị trường ấy. Nếu các cơ chế của thị trường thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông thông suốt. Ngoài ra, thị trường tài chính còn có chức năng định giá tài sản tài chính, phân phối vốn trên thị trường theo tín hiệu của thị trường. Ngoài ra, TTTC tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh trong nước. Tùy thuộc vào các chức năng khác nhau của thị trường cũng như các tiêu chí phân loại khác nhau, thị trường tài chính cũng có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng tóm lại, thị trường tài chính thường có ba cách phân loại cơ bản là theo thời hạn, theo tính chất luân chuyển vốn và theo cơ cấu của thị trường. .Hạn chế của TTTC - thông tin bất cân xứng Trong những giao dịch diễn ra trên TTTC, một bên không biết tất cả những gì cần biết về bên kia để có thể có những quyết định đúng đắn. Sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có được gọi là thông tin bất cân xứng. Cho đến nay, qua nhiều nghiên cứu, các nhà kinh tế học có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thông tin bất cân xứng như theo nhà kinh tế học Markusk K. Brunnermeier, Đại học Boston:” Thông tin bất cân xứng là hiện tượng người đi vay có thông tin tốt hơn người cho vay”. Còn theo hai nhà kinh tế học Udo Schmidt Mohr (University des Saarlandes) và J. Miguel Villas- Boas( University of California at Berkeley) trong cuốn “ Assymetric Information and the Market Structure of the Banking Industry” (tạm dịch: thông tin bất cân xứng và cấu trúc thị trường của ngành ngân hàng) thì định nghĩa thông tin bất cân xứng là tình trạng trong đó người mua và người bán có thông tin khác nhau về cùng một giao dịch. Theo nhà kinh tế học Fredic S. Miskin Đại học Columbia, Hoa Kỳ:” Thông tin bất cân xứng là sự không ngang bằng về một thông tin mà mỗi bên tham gia vào một giao dịch biết được”. Có thể định nghĩa khái niệm thông tin bất cân xứng theo nhiều cách khác nhau nhưng trong mọi trường hợp bất cân xứng về thông tin đều có ba đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, có sự khác biệt về thông tin giữa các bên tham gia giao dịch dẫn đến một trong hai bên có một bên có thông tin chính xác hơn. Thứ hai, có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa hai bên Trên mỗi thị trường, đặc điểm của sự không cân xứng về thông tin và tính chất tác động đến cân bằng thị trường không giống nhau. Vai trò của thông tin trên thị trường càng cao thì vấn đề thông tin bất cân xứng trên các thị trường đó càng rõ rệt và thu hút sự quan tâm của những người tham gia. Thông tin bất cân xứng xuất hiện phổ biến trên các TTTC, đặc biệt là thị trường tín dụng và bảo hiểm. Đặc biệt, đối với các nền kinh tế mới nổi, thông tin không đối xứng có những ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ như trên TTCK Việt Nam có những hiện tượng thông tin không đối xứng như: Có hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công khai; doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư như ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà không công bố rộng rãi; hiện tượng lừa đảo phát triển; tung tin đồn, các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ. Thông tin bất cân xứng là một hiện tượng có ý nghĩa quan trọng đối với một số vấn đề của kinh tế học và tài chính từ kinh tế học vĩ mô và vi mô( như vấn đề các công cụ nợ của doanh nghiệp, các chứng chỉ đầu tư và cổ tức, các chu kì kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dài hạn) đến các vấn đề liên quan đến kinh tế quốc tế và nguồn gốc của các cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện nay, thông tin bất cân xứng càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh bạch của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém. Việc thiếu thông tin tạo ra những vấn đề trong hệ thống tài chính ở 2 mặt: trước khi cuộc giao dịch diễn ra và sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Lựa chọn đối nghịch Lựa chọn đối nghịch là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra cuộc giao dịch. Trên các thị trường tín dụng, lựa chọn đối nghịch xảy ra khi những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn (đối nghịch) - tức là những rủi ro không trả được nợ - là những người tích cực đi tìm vay nhất và do vậy là có nhiều khả năng được lựa chọn nhất. Do việc lựa chọn đối nghịch khiến có thể là các món cho vay dễ được thực hiện cho những trường hợp rủi ro không trả được nợ nên những người cho vay có thể quyết định không cho vay mặc dù có những trường hợp cụ thể trả được nợ. Ví dụ trên TTCK, lựa chọn đối nghịch xuất hiện khi nhà đầu tư không biết thông tin về các loại cổ phiếu của các công ty khác nhau do đó có thể mua phải cổ phiếu của một công ty hoạt động kém, rủi ro cao. Vấn đề lựa chọn đối nghịch cũng xuất hiện trong nhiều hoạt động khác của nền kinh tế. Nói một cách tổng quát, lựa chọn đối nghịch là những quyết định sai lầm của một bên tham gia giao dịch mà nguyên nhân là do thông tin không cân xứng. Giải pháp cho vấn đề lựa chọn đối nghịch trong TTTC là đưa ra thông tin có tác dụng loại bỏ thông tin không cân xứng và cho phép người cung cấp vốn có thông tin đầy đủ. Một cách để thu thập thông tin này cho những người tiết kiệm và những người đi vay là có các công ty riêng thu thập và đưa ra thông tin, thông tin này giúp phân biệt các công ty tốt với công ty xấu, rồi bán nó cho những người mua chứng khoán như Standard and Poor, Moody… và Value Line tập hợp thông tin về tình trạng các bản quyết toán của các công ty đó và về các hoạt động đầu tư của họ, công bố các số liệu này và bán nó cho các người đặt mua (các cá nhân, trung gian tài chính liên quan đến việc mua chứng khoán). Một cách nữa là sự điều hành và quản lý hiệu quả của chính phủ. Nếu như chính phủ điều hành các TTCK theo phương thức khuyến khích các công ty tiết lộ thông tin về bản thân họ, do đó các nhà đầu tư có thể xác định một hãng là tốt hay không tốt. Ở Mỹ, Ủy ban hối đoái và chứng khoán là cơ quan chính phủ, Ủy ban này yêu cầu các công ty có bán chứng khoán phải tôn trọng những nguyên tắc kế toán chuẩn và phải cho họ biết về doanh số, tài sản và thu nhập của họ. Vấn đề thông tin không cân xứng và việc lựa chọn đối nghịch giải thích vì sao TTTC nằm trong số những ngành được điều hành một cách ngặt nghèo nhất trong nền kinh tế. Quy chế của chính phủ để tăng lượng thông tin cho các nhà đầu tư là cần thiết để giảm vấn đề lựa chọn đối nghịch. Mặt khác, nâng cao hiệu quả của các trung gian tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng cũng là một biện pháp để giải quyết vấn đề lựa chọn đối nghịch. Trung gian tài chính sẽ có thể phân loại các trường hợp đầu tư tốt và không tốt. Khi đó, họ có thể thu lại vốn từ những người gửi tiền và cho những công ty tốt vay. Hơn nữa, họ có thể đưa ra yêu cầu về vật thế chấp vì vật sở hữu được cam kết trả cho người cho vay nếu người vay vỡ nợ, giúp giảm hậu quả của lựa chọn đối nghịch vì nó giúp giảm tổn thất của người cho vay trong trường hợp vỡ nợ. Giá trị tài sản ròng (hay còn gọi là vốn cổ phần là hiệu suất giữa tài sản có của một công ty và tài sản nợ của nó) cũng có vai trò như một vật thế chấp. Nếu một công ty có giá trị tài sản ròng cao thì nếu như công ty đó thực hiện những cuộc đầu tư không tốt khiến công ty bị lỗ vốn và dẫn đến việc vỡ nợ của công ty đó, lúc đó người cho công ty này vay đều có thể sở hữu giá trị tài sản ròng của công ty, bán nó đi và dùng tiền thu được để bồi hoàn một số trong những tổn thất mà món vay này gây ra. Ngoài ra, một công ty càng có tài sản ròng cao, nó càng có ít khả năng vỡ nợ vì công ty này có một dự trữ tài sản có thể dùng để thanh toán hết các món nợ của mình. Do đó, những công ty đang đi tìm vay tiền mà có giá trị tài sản ròng cao thì việc lựa chọn đối nghịch sẽ ít quan trọng và những người cho vay sẽ sẵn lòng cho vay. Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức là một vấn đề do thông tin bất cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính xảy ra khi người cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt xét theo quan điểm của người cho vay vì những hoạt động này khiến ít có khả năng để món vay này sẽ hoàn trả. Rủi ro đạo đức sẽ giảm bớt xác suất hoàn trả được vốn cho người cho vay có thể quyết định thôi không cho vay. Có nhiều cách định nghĩa về rủi ro đạo đức như: Rủi ro đạo đức là một xu hướng theo đó người được bảo hiểm ít nỗ lực hơn trong việc bảo vệ hàng hóa trước hư hại và mất cắp. Rủi ro đạo đức là tình trạng một bên tham gia thị trường không thể giám sát hoạt động của phía bên kia. Vì lý do này, rủi ro đạo đức còn được gọi là vấn đề hành động ẩn giấu (hidden action) Rủi ro đạo đức là một cách gọi khác của hành động ẩn giấu theo đó người được thông tin có thể thực hiện những hành động “ sai trái”. Rủi ro đạo đức phát sinh khi những người sở hữu thông tin riêng thực hiện những hành đọng có ảnh hưởng đối lập đến những hậu quả xấu ( Mc Taggart, Findlay& Parkin( 1992) trang 440). Qua các khái niệm trên có thể thấy khái niệm rủi ro đạo đức có những đặc điểm chính sau đây: Thứ nhất, có sự xuất hiện của hành động ẩn giấu (hidden action). Một bên tham gia giao dịch (ví dụ công ty bảo hiểm) không thể giám sát hành động của phía bên kia (người được bảo hiểm). Thứ hai, bên có hành động ẩn giấu, dù vô tình hay hữu ý, sẽ làm tăng xác suất xảy ra hậu quả xấu. Trong thực tế, rủi ro đạo đức xuất hiện trong rất nhiều thị trường như thị trường bảo hiểm, TTCK, thị trường tín dụng , thị trường cho thuê tài sản… Về tác động của nó, trước hết, rủi ro đạo đức tác động đến việc lựa chọn giữa các hợp đồng nợ và các hợp đồng vốn cổ phần (giữa người ủy thác và người đại lý). Khi những người quản lý chỉ sở hữu phần nhỏ một công ty mà họ làm việc ở đó thì hầu hết những cổ đông mới là người sở hữu hầu hết vốn cổ phần của công ty này (người ủy thác), tách khỏi những người quản lý (người đại lý). Sự tách biệt này dẫn đến rủi ro đạo đức, trong đó những ngừi quản lý công việc có thể hành động vì lợi ích của cá nhân hơn là vì lợi ích của những cổ đông chủ sở hữu. Ngoài ra, những người quản lý cũng có thể theo đuổi những chiến lược của công ty (ví dụ tìm cách mua lại các công ty khác) để đề cao quyền lực của cá nhân nhưng không làm tăng lợi ích của công ty. Vấn đề rủi ro đạo đức sẽ không nảy sinh nếu những chủ sở hữu công ty có thông tin đầy đủ về những gì mà người quản lý đang làm và có thể ngăn chặn những chi tiêu vô ích hay gian lận. Một số biện pháp cho vấn đề này như là giám sát các hoạt động của công ty, kiểm tra sổ sách của công ty một cách thường xuyên và kiểm tra những gì bộ phận quản lý đang làm. Ngoài ra, chính phủ cũng cần điều hành một cách hiệu quả để tăng lượng thông tin như phải tuân thủ những quy tắc kế toán chuẩn hay có chế tài nghiêm khắc để xử phạt những người gian lận hay ăn cắp lợi nhuận. Các trung gian tài chính cũng có thể giúp này sinh rủi ro đạo đức bằng cách thành lập các Hiệp hội kinh doanh cùng ngành, đây là sự tập trung vốn từ các hội viên và dùng vốn đóng góp này để giúp các công ty thành viên kinh doanh hay đầu tư. Do sự kiểm tra thu nhập và lợi nhuận có một ý nghĩa quan trọng để ngăn ngừa rủi ro đạo đức, các hiệp hội kinh doanh này thường đòi hỏi một số người của họ trong bộ máy quản lý, ban giám đốc, do đó họ có thể giám s