Khóa luận Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục và diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cả các quốc gia công nghiệp phát triển lẫn các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hệ thống tài chính quốc tế ngày càng mang tính toàn cầu nên sự “lây nhiễm” khủng hoảng tài chính – tiền tệ lan rất nhanh không chừa bất kỳ quốc gia nào.Trong thời gian gần đây, kinh tế thế giới đang hứng chịu một cuộc khủng hoảng tài chính lớn đang lan rộng ra toàn cầu. Ngƣời ta chƣa biết cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra những hậu quả lớn tới mức nào và khi nào sẽ dừng lại. Thậm chí Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) trong một phát biểu thời điểm đầu tháng 10-2008 đã bày tỏ lo ngại sẽ diễn ra đại suy thoái kinh tế toàn cầu. Một chấn động nhƣ vậy, một quả bom kinh tế nổ ra ở một loạt nƣớc mà giới quản lý và khoa học về kinh tế khó có thể nhận biết một cách rõ ràng và dự báo đƣợc. Sự tàn phá dữ dội của cuộc khủng hoảng này đã khiến rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới gặp nhiều khó khăn. Và đƣơng nhiên đó chính là các đối tác quan trọng của Việt Nam.Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đang đứng trƣớc khó khăn và những thách thức lớn lao gây ra bởi cuộc khủng hoảng. Một quốc gia mà đóng góp vào GDP chủ yếu là nhờ vào hoạt động xuất khẩu thì rõ ràng chúng ta phải nghiên cứu cũng nhƣ xem xét lại nghiêm túc khách quan chính sách kinh tế đối ngoại của mình, đặc biệt là cơ chế điều hành xuất nhập khẩu để từ đó tìm ra hƣớng đi đúng nhằm hạn chế tối đa ảnh hƣởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện mới có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn

pdf108 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Th©n ThÞ Xu©n Lớp : NhËt 6 Khoá : 44 H Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vò ThÞ HiÒn Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Khoá luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu/ tính cấp thiết của đề tài: Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục và diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cả các quốc gia công nghiệp phát triển lẫn các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hệ thống tài chính quốc tế ngày càng mang tính toàn cầu nên sự “lây nhiễm” khủng hoảng tài chính – tiền tệ lan rất nhanh không chừa bất kỳ quốc gia nào.Trong thời gian gần đây, kinh tế thế giới đang hứng chịu một cuộc khủng hoảng tài chính lớn đang lan rộng ra toàn cầu. Ngƣời ta chƣa biết cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra những hậu quả lớn tới mức nào và khi nào sẽ dừng lại. Thậm chí Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) trong một phát biểu thời điểm đầu tháng 10-2008 đã bày tỏ lo ngại sẽ diễn ra đại suy thoái kinh tế toàn cầu. Một chấn động nhƣ vậy, một quả bom kinh tế nổ ra ở một loạt nƣớc mà giới quản lý và khoa học về kinh tế khó có thể nhận biết một cách rõ ràng và dự báo đƣợc. Sự tàn phá dữ dội của cuộc khủng hoảng này đã khiến rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới gặp nhiều khó khăn. Và đƣơng nhiên đó chính là các đối tác quan trọng của Việt Nam.Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đang đứng trƣớc khó khăn và những thách thức lớn lao gây ra bởi cuộc khủng hoảng. Một quốc gia mà đóng góp vào GDP chủ yếu là nhờ vào hoạt động xuất khẩu thì rõ ràng chúng ta phải nghiên cứu cũng nhƣ xem xét lại nghiêm túc khách quan chính sách kinh tế đối ngoại của mình, đặc biệt là cơ chế điều hành xuất nhập khẩu để từ đó tìm ra hƣớng đi đúng nhằm hạn chế tối đa ảnh hƣởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện mới có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Trên cơ sở tham khảo mô hình “ các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính”, của GS.TS Nguyễn Thiện Nhân để hiểu rõ các yếu tố tiền đề của nguy cơ khủng hoảng. Và từ đó có thể phân tích nguyên nhân, tìm hiểu nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tài chính lần này ở những nƣớc bị khủng hoảng nặng nề và qua đó rút ra bài học quí giá cho Việt Nam. 2.2 Phân tích tác động và mức độ ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nhằm đề ra một số giải pháp đề phòng ảnh hƣởng tiêu cực và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới. Thân Thị Xuân - Nhật 6 K44H 1 Khoá luận tốt nghiệp 3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc: Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về khủng hoảng kinh tế tài chính trên thế giới nói chung và các khu vực nói riêng. Tuy nhiên có thể nói với cuộc khủng hoảng lần này với lí do xảy ra quá bất ngờ và chƣa một tổ chức nào có thể dự đoán chính xác về thời điểm mà khủng hoảng có thể dừng lại, nên lƣợng công trình nghiên cứu trong nƣớc không nhiều.Một số công trình đã đang đƣợc nghiên cứu về các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính: 1. - Giải pháp phòng ngừa khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Việt Nam của GS.TS Hồ Xuân Phƣơng 2. - Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á 1997-1999 của PGS.TS Nguyễn Thiện Nhân 3. - Khủng hoảng tài chính thế giới- Nhận định kinh tế Việt Nam năm 2008 và xu thế đầu tƣ 2008-2009 của Th.s Đinh Thế Hiển 4. - Thông tin chuyên đề khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và việc chủ động ứng phó của Việt Nam của viện nghiên cứu kinh tế trung ƣơng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng: Các tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. - Pham vi nghiên cứu: + Nội dung: Tập trung nghiên cứu chủ yếu vào ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây và đề ra một số giải pháp hạn chế sự ảnh hƣởng đó + Không gian: Bức tranh tổng thể về khủng hoảng trên phạm vi quốc tế bao gồm một số nền kinh tế lớn bao gồm Mỹ, Nhật Bản và châu Âu vì đây là những thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. + Thời gian:Khủng hoảng tài chính tiền tệ trên phạm vi thế giới ( nghiên cứu sâu và bắt nguồn từ Hoa Kỳ ) đến đầu năm 2009. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đƣợc nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ 2001 – 2009.Dự báo về tình hình của khủng hoảng và sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian tới ( năm 2009 và 2010) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Là phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Phân tích các quan hệ kinh tế vi mô và vĩ mô, đồng thời vận dụng phƣơng pháp sơ đồ khối, mô phỏng của điều khiển học.Sự kết hợp này nhằm mục đích đơn giản và rõ ràng cho việc lý giải quá Thân Thị Xuân - Nhật 6 K44H 2 Khoá luận tốt nghiệp trình khủng hoảng bằng chữ công thức và bảng số liệu, đồ thị. Phƣơng pháp lập giả định đƣợc sử dụng để xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu hỗ trợ cho việc hệ thống hóa những tác động cụ thế của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. 6. Bố cục của nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu chi tiết: Đề tài nghiên cứu: “ Một số giải pháp hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam” gồm có ba chƣơng: Chương I: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới Chương II. Ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Chương III: Một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Thân Thị Xuân - Nhật 6 K44H 3 Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG I: CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Mô hình kinh tế cơ bản phân tích quá trình khủng hoảng kinh tế - tài chính Khủng hoảng tài chính đã xuất hiện từ rất lâu, gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính tƣ bản chủ nghĩa. Theo sự phát triển không ngừng của thế giới thì các cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ ngày càng xảy ra nhiều hơn với xu hƣớng: Qui mô khủng hoảng ngày càng lớn, tốc độ lan truyền nhanh hơn và khó dự đoán trƣớc. Tài chính đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là tập hợp các quỹ tiền tệ cùng với các mối quan hệ giữa chúng. Trong nền kinh tế thị trƣờng luôn có sự luân chuyển các luồng vốn tiền tệ và trong quá trình đó hình thành các quỹ tiền của tất cả các chủ thể trong xã hội mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hƣởng lẫn nhau tạo nên một hệ thống tài chính. Có thể định nghĩa về khủng hoảng tài chính tiền tệ là tình trạng tài chính (quĩ) mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn tới sụp đổ quĩ. Nói cách khác, khủng hoảng tài chính- tiền tệ là sự thất bại của một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Nhƣ vậy, khủng hoảng tài chính – tiền tệ là khái niệm bao trùm đƣợc sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thƣờng là khi nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phƣơng tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó. Tham khảo mô hình mà GS.TS Nguyễn Thiện Nhân đã xây dựng về khủng hoảng kinh tế - tài chính chúng ta có thể tiếp cận một cách hợp lí và có đƣợc tầm nhìn bao quát, với phƣơng pháp luận khoa học hiện đại. Mô hình kinh tế mà cho phép mô phỏng quá trình khủng hoảng kinh tế - tài chính nói chung, trƣớc tiên có đƣợc sự xây dựng mô hình cho quá trình tích lũy ba nguy cơ là: - Nguy cơ đồng tiền bị phá giá - Nguy cơ phá sản ngân hàng và công ty tài chính - Nguy cơ phá sản doanh nghiệp Ngoài ra còn có một vấn đề chi phối mạnh đến thời điểm nổ ra các cuộc khủng hoảng là: nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán, cũng cần phải đƣợc đề cập trƣớc khi xem xét mô hình kinh tế để nghiên cứu khủng hoảng kinh tế - tài chính. Thân Thị Xuân - Nhật 6 K44H 4 Khoá luận tốt nghiệp 1.1.1. Mô hình “nguy cơ đồng tiền bị phá giá” Nếu một quốc gia thực hiện chế độ tỉ giá cố định (theo một ngoại tệ hoặc một số ngoại tệ), thì sẽ xuất hiện nguy cơ đồng tiền bị phá giá, tức là không còn khả năng duy trì tỉ giá cố định nữa. Hai yếu tố trực tiếp liên quan đến quá trình này là: - Cán cân thƣơng mại (xuất khẩu – nhập khẩu) - Dòng vốn vào và ra khỏi quốc gia Hai vấn đề này lại do tỉ giá hối đoái và lãi suất tín dụng quyết định. Vì vậy, trƣớc khi xem mô hình ”Nguy cơ đồng tiền bị phá giá” chúng ta sẽ xem xét vấn đề tỉ giá hối đoái và lãi suất tín dụng gắn với chu chuyển vốn. a. Tỉ giá hối đoái với xuất nhập khẩu hàng hóa và thị trường vốn Trong thị trƣờng ngoại tệ đƣợc hình thành qua việc cung cầu ngoại tệ do xuất nhập khẩu hàng hóa thì: - Xuất khẩu tăng thì cung ngoại tệ tăng (và ngƣợc lại) - Nhập khẩu tăng thì cầu ngoại tệ tăng (và ngƣợc lại) Nhƣng còn nhân tố khác cũng làm tăng hay giảm cung cầu ngoại tệ. Đó là dòng chu chuyển vốn quốc tế. Một quốc gia thu hút vốn từ bên ngoài sẽ làm tăng cung ngoại tệ và nhu cầu mang vốn ra ngoài sẽ làm tăng cầu ngoại tệ. Ngày nay việc chu chuyển vốn đóng góp một vai trò hết sức quan trọng, chi phối thị trƣờng ngoại tệ của một quốc gia.  Điều kiện duy trì đƣợc tỉ giá hối đoái cố định: Xét về mặt cơ bản và lâu dài muốn duy trì đƣợc tỉ giá hối đoái cố định, chỉ có hai con đƣờng: 1- Phải cân bằng đƣợc xuất nhập khẩu 2- Trong ngắn hạn, mặc dù có thâm hụt thƣơng mại, song sử dụng vốn vay nƣớc ngoài và vốn trong nƣớc có hiệu quả cao, tăng nhanh đƣợc xuất khẩu, tạo điều kiện trả đƣợc vốn vay nƣớc ngoài khi đến kì hạn, do đó mặc dù có thể tiếp tục vay nƣớc ngoài trong tƣơng lai song tổng nợ nƣớc ngoài không vƣợt qua mức an toàn cho phép. b. Mô hình “Nguy cơ đồng tiền bị phá giá” Trên cơ sở mối quan hệ nhân quả tác động của tỉ giá hối đoái cố định và các quá trình tiếp diễn sau đó, ta có thể quan sát mô hình “Nguy cơ đồng tiền bị phá giá” theo sơ đồ dƣới đây: Khi lạm phát trong nƣớc cao hơn ở các nƣớc có đồng tiền mạnh và tỉ giá hối đoái đƣợc giữ cố định thì hàng trong nƣớc xuất khẩu sẽ bị khó khăn hơn, do trở nên đắt hơn ở nƣớc nhập khẩu, và hàng nhập khẩu vào nƣớc sở tại sẽ dễ hơn, vì trở nên rẻ hơn. Kết quả là cán cân thƣơng mại sẽ có xu hƣớng xấu hơn, lâu dài có thể chuyển thành thâm hụt thƣơng mại. Thân Thị Xuân - Nhật 6 K44H 5 Khoá luận tốt nghiệp Rút vốn vì Ngân hàng, Công sợ mất tài ty nƣớc ngoài sản bằng tiền nội địa (pt 3.8) Vốn nƣớc ngoài Nợ nƣớc vào nhiều (ngắn ngoài hạn, dài hạn) tăng (phát triển 3.7) Ngân hàng Trung ƣơng không có khả 1 Tăng lãi suất năng can thiệp để thu hút vốn (bán ngoại tệ) để nƣớc ngoài duy trì tỷ giá cố định, thả nổi tỷ giá Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối tăng đột ngột đoái cố Hạn chế xuất Thâm hụt cán Dự trữ định khẩu, khuyến cân thƣơng ngoại tệ giảm (D/USD) khích nhập 2 khẩ u mạ i Lạm phát trong nƣớc cao hơn Rút tiền gửi lạm phát các mua ngoại tệ nƣớc có đồng tiền mạnh (USD, FRF, DM Thị trƣờng ngoại hối không chính Ngƣời dân sợ thức: Nhu cầu mất tài sản bằng Nhập khẩu lậu tiền nội địa gia tăng ngoại tệ tăng Quản lý kém Sơ đồ 1. Mô hình “Nguy cơ đồng tiền bị phá giá” (Nguồn: GS.TS Nguyễn Thiện Nhân-Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á 1997-1999) 1.1.2. Mô hình “nguy cơ phá sản doanh nghiệp” Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự tồn tại, phát triển hay phá sản doanh nghiệp là một điều hết sức bình thƣờng. Lý thuyết kinh tế vi mô đã chỉ rõ: Cạnh tranh sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí sản xuất cao và khuyến khích những doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp. Chính từ nguyên tắc này mà xuất hiện áp lực buộc các doanh nghiệp phải giảm chi phí sản xuất, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản doanh nghiệp. Ngoài những doanh nghiệp có chi phí sản xuất cao hơn giá bán trên thị trƣờng tất yếu phải phá sản còn có những doanh nghiệp có chi phí sản xuất cận biên gần bằng giá bán, cũng dễ bị loại khỏi thị trƣờng do một số doanh nghiệp mới tham gia vào thị trƣờng với chí phí thấp hơn hay các doanh nghiệp đã có trên thị trƣờng có mức chi phí thấp hơn sẽ tăng năng lực sản xuất đẩy doanh nghiệp có chi phí cao ra khỏi thị trƣờng. Thân Thị Xuân - Nhật 6 K44H 6 Khoá luận tốt nghiệp Nhƣ vậy quá trình cạnh tranh tất yếu sẽ làm cho các doanh nghiệp kém hiệu quả nhất bị phá sản và trong trƣờng hợp này nguồn lực trong xã hội ngày càng đƣợc sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế không có khả năng loại bỏ các doanh nghiệp kém hiệu quả (chi phí cao) thì có nghĩa là khuyến khích việc sử dụng tài nguyên một cách kém hiệu quả. Việc sử dụng tài nguyên kém hiệu quả có thể trở thành một căn bệnh chung trong xã hội và số doanh nghiệp kém hiệu quả (chi phí cao) gia tăng hay lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp giảm sút. Quá trình này dẫn tới sự tích lũy, sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nếu vì một lí do nào đó mà chi phí đầu vào tăng lên hay giá cả đầu ra giảm xuống đột ngột sẽ dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả phải phá sản. Nhiều doanh nghiệp phá sản sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp gia tăng và nhƣ thế thì tổng cầu lại giảm, các đơn đặt hàng sẽ giảm và doanh nghiệp khác lại phá sản. Các doanh nghiệp phá sản sẽ không trả đƣợc nợ ngân hàng và có thể dẫn đến các ngân hàng phá sản. Nguy cơ phá sản doanh nghiệp do sự kém hiệu quả của doanh nghiệp và các điều kiện bên ngoài doanh nghiệp có thể đƣợc phân tích dƣới sơ đồ sau: Thân Thị Xuân - Nhật 6 K44H 7 Khoá luận tốt nghiệp Quản lý của Môi trƣờng cạnh tranh trong Cạnh tranh quốc Chính phủ nƣớc không lành mạnh tế Kiểm soát hệ thống ngân hàng kém Cho DN kém DN thiếu quan tâm Doanh nghiệp hiệu quả vay hiệu quả kinh doanh, tích luỹ sự ƣu đãi nợ gia tăng không hiệu quả:  Chi phí sản xuất tăng Lãi suất nội DN không dám vay địa cao để đầu tƣ đổi mới  Công nghệ công nghệ lạc hậu Doanh nghiệp phá sản  Sản phẩm Chiến lƣợc kinh doanh và cơ cấu sản phẩm không phù của DN không phù hợp hợp Duy trì tỷ Khuyến khích nhập giá cố định khẩu, hạn chế xuất  Áp lực cạnh tranh tăng liên Tỷ giá khẩu tục hối đoái tăng Luật pháp đột  Nợ tăng, lợi “không cho DN ngột phá sản nhuận thấp Sơ đồ 2. Mô hình “Nguy cơ phá sản doanh nghiệp” (Nguồn: GS.TS Nguyễn Thiện Nhân-Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á 1997-1999) 1.1.3. Mô hình “Nguy cơ phá sản ngân hàng và các công ty tài chính” Các ngân hàng kinh doanh và các Công ty Tài chính là những mắt xích quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia, và chức năng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân và doanh nghiệp để sử dụng một cách có hiệu quả. Vì mục tiêu lợi nhuận, các Ngân hàng và các công ty Tài chính chỉ cho các tổ chức, cá nhân vay tiền khi họ có thể hoàn trả vốn vay với lãi suất nhất định. Nếu một doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, các ngân hàng và các công Thân Thị Xuân - Nhật 6 K44H 8 Khoá luận tốt nghiệp ty tài chính sẽ không cho nó vay, điều này thúc đẩy nó sớm đóng cửa. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả sẽ đƣợc cho vay tiếp, giúp nó càng phát triển mạnh hơn. Bằng cách này, hệ thống ngân hàng tài chính góp phần rất quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của cả xã hội. Khi Ngân hàng và các tổ chức tài chính hoạt động kém hiệu quả do cho các doanh nghiệp kém hiệu vay thị nguồn lực tài chính trong xã hội bị sử dụng lãng phí. Giống nhƣ đối với doanh nghiệp, nếu nền kinh tế không có khả năng loại bỏ những Ngân hàng kém hiệu quả trong nền kinh tế thì sẽ dẫn đến quá trình tích lũy sự kém hiệu quả trong nền kinh tế và là một nguy cơ dẫn đến khủng hoảng kinh tế - tài chính. Theo Wibert Obascom “hệ thống Ngân hàng đƣợc xem là đang ở trong tình trạng khủng hoảng tài chính khi ít nhất là 50% Ngân hàng và các tổ chức tài chính vỡ nợ” Tuy nhiên trong thực tế thì có thể chỉ cần một vài ngân hàng vỡ nợ nhƣng đã có tác động mang tính chất dây chuyền (do mất niềm tin) dẫn đến tình trạng sụp đổ hàng loạt các Ngân hàng, tổ chức tài chính. Các yếu tố dẫn đến nguy cơ phá sản của các Ngân hàng và tổ chức tài chính:  Các doanh nghiệp – con nợ chính của Ngân hàng và các tổ chức tài chính – kinh doanh thua lỗ và phá sản ngày càng gia tăng.  Nhu cầu rút vốn tăng lên đột ngột  Các ngân hàng tham gia đầu tƣ vào các dự án quá lạc quan.  Cơ chế giám sát của Ngân hàng Trung ƣơng kém.  Sự can thiệp của chính phủ.  Luật pháp không cho phá sản  Áp lực của hiện đại hóa và cạnh tranh toàn cầu trên lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng – Tài chính  Sự quản lý yếu kém của bản thân các Ngân hàng, công ty tài chính Thân Thị Xuân - Nhật 6 K44H 9 Khoá luận tốt nghiệp Mô hình “ Nguy cơ phá sản Ngân hàng” Quản lý Môi trƣờng cạnh tranh của các củ a Chính phủ Ngân hàng. Công ty Tài chính không lành mạnh Ngân hàng Trung ƣơng Sự hiện đại hoá và toàn cầu hoá dịch vụ Không có bảo hiểm Cho vay Giám sát các Ngân hàng - Tài tiền gửi tái Ngân hàng kinh chính toàn cầu chiết doanh và Công ty khấu tài chính - Ngân hàng Ngân hàng KD, Công ty Cho vay Tài chính: Cho vay Doanh Công ty Tài chính nƣớc ngoài - Cho các DN kém hiệu nghiệp kinh - Dân chúng quả vay. doanh kém hiệu quả, - Cổ đông Rút vốn - Đánh giá bất động sản thế chấp giá cao. Không trả sơ đồ 3.2 - Ngân hàng KD đƣợc nợ và Cty Tài chính - Nguồn vốn hoạt động trong nƣớc chi phí cao rủi ro cao Rút vốn khi mất niềm tin Mất khả năng vào khả năng chi trả của Luật pháp “không Ngân hàng KD, Công ty Tài thanh toán cho” phá sản chính Quản lý của Phá sản các Ngân Tỷ giá hối đoái hàng, Công ty tăng nhanh Tài chính kém hiệu quả Chính phủ can thiệp để cho các DN vay, bảo lãnh doanh nghiệp kém hiệu quả Sơ đồ 3. Mô hình “Nguy cơ phá sản Ngân hàng, Công ty Tài chính” (Nguồn: GS.TS Nguyễn Thiện Nhân-Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á 1997-1999) Thân Thị Xuân - Nhật 6 K44H 10 Khoá luận tốt nghiệp 1.1.4. Mô hình “ Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán” Đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ từ ngân sách quốc gia là các công cụ, tiền đề để phát triển. Song trong những điều kiện nhất định, các loại đầu tƣ này có thể tạo ra nguy cơ mất khả năng thanh toán của một quốc gia.Nếu tỉ giá hối đoái gần nhƣ cố định, lãi suất tín dụng trong nƣớc cao hơn đáng kể ở nƣớc ngoài thì đầu tƣ tài chính vào nƣớc chủ nhà sẽ có hiệu quả cao với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, đầu tƣ tài chính của nƣớc ngoài càng tăng thì số lãi suất phải trả và đƣợc chuyển qua ngoại tệ ra nƣớc ngoài sẽ càng cao, có tác dụng làm giảm dự trữ ngoại tệ một quốc gia, đồng thời nợ quốc gia sẽ gia tăng. Điều này tạo ra nguy cơ mất khả năng thanh toán của quốc gia. Nếu các doanh nghiệp vay ngoại tệ ngắn hạn, lại đầu tƣ vào các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng, đƣờng xá, viễn thông là các ngành chỉ đem lại doanh thu ngoại tệ rất ít, thì khi nợ tới hạn phải trả, sẽ không có nguồn ngoại tệ. Đây chính là nguy cơ mất khả năng thanh toán do cơ cấu đầu tƣ bằng vốn vay không hợp lý. Nếu vay nƣớc ngoài qua con đƣờng chính thức (ODA) mà nƣớc chủ nhà lựa chọn các dự án kém hiệu quả thì khả năng hoàn vốn sẽ kém. Đến hạn phải trả, Chính phủ phải xuất ngoại tệ để trả hoặc vay tiếp để trả nợ cũ. Kết quả là dự trữ ngoại tệ giảm hoặc nợ nƣớc ngoài của Chính phủ sẽ tăng. Thân Thị Xuân - Nhật 6 K44H 11 Khoá luận tốt nghiệp ả a ủ ủ c c gia t t kh c c trong ố ấ toán năng năng ph ớ thanh thanh ợ chính chính m Nguy cơ Nguy cơ qu nƣ N ệ u u m t t ế
Luận văn liên quan