Khóa luận Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam

Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới muốn phát triển và trở nên thịnh vượng thì không thể không có sự giao lưu về chính trị, kinh tế cũng như văn hóa với cộng đồng thế giới. Sự thật này đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới xóa bỏ hận thù, hiềm khích, vượt qua không gian và những bất đồng về về ý thức hệ để thực hiện hợp tác và phát triển các quan hệ kinh tế. Là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã ra đời và không ngừng phát triển. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 20, hoạt động này mới thực sự phát triển mạnh mẽ khi mà xu hướng quốc tế hóa kinh tế, tự do hóa thương mại là nhu cầu thực sự của đời sống kinh tế và xã hội toàn cầu. Sau Đại hội VI của Đảng, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, trong đó bao gồm cả hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thực sự được mọi cấp, mọi ngành coi trọng và có điều kiện phát triển nhờ sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy kinh tế. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã góp phần tạo nên một cục diện mới cho nền kinh tế trong khoảng gần 20 năm trở lại đây. Phải thừa nhận một thực tế là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, các mặt hàng mua bán ngày một đa dạng, phong phú, các thị trường được mở rộng ra hầu khắp các nước trên thế giới, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn làm phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thậm chí có thể dẫn đến sự - 2 -phá sản của một doanh nghiệp hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là trong một nền kinh tế mở, việc giao lưu, buôn bán với các đối tác nước ngoài tiềm ẩn những rủi ro phức tạp trong khi Việt Nam lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại quốc tế thì nhữn g rủi ro này lại càng đa dạng và khó lường hơn. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã và đang làm cản trở hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, làm cho hoạt động này tăng trưởng chưa xứng đáng với tiềm năng phát triển của nước ta. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro này nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Muốn vậy, chúng ta cần phân tích và nghiên cứu những rủi ro có khả năng xảy ra đối vớ i các doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam, từ đó có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện chúng ta đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro cao như hiện nay. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các thương nhân Việt Nam” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi khóa luận này, người viết đi sâu phân tích những rủi ro các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và qua đó, đề ra một số biện pháp cần thiết để phòng ngừa và hạn chế những rủi ro này. Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Chương II: Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam

pdf88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ CỦA CÁC THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Như Trang Lớp : Anh 7 Khoá : 43B - KT&KDQT Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phan Thị Thu Hiền Hà Nội– Tháng 06/2008 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... - 1 - CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ................................... - 4 - 1.1. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ...................................................................... - 4 - 1.1.1. Khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ........................... - 4 - 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ..................... - 4 - 1.1.3. Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong nền kinh tế quốc dân. ................................................................................................ - 5 - 1.2. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế .............................................. - 7 - 1.2.1. Rủi ro trong kinh doanh ................................................................ - 7 - 1.2.2. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ...................... - 16 - 1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ............................ - 19 - 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro ............................................................ - 19 - 1.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ... - 20 - CHƯƠNG II: RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ............................ - 26 - 2.1. Tổng quan về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam ..................................................................................... - 26 - 2.2. Tình hình rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam . - 30 - 2.2.1. Nguy cơ rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam .. - 30 - 2.2.2. Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam ........................................................................................ - 35 - 2.3. Hoạt động quản trị rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế tại các doanh nghiệp Việt Nam .................................................................................................................. - 64 - 2.3.1. Nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro .................................. - 64 - 2.3.2. Thực trạng các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam. ............................................................. - 65 - CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .......................................................... - 68 - 3.1. Tính chất và mức độ rủi ro trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ............. - 68 - 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế .......... - 70 - 3.2.1. Giải pháp vĩ mô ........................................................................... - 70 - 3.2.2. Giải pháp vi mô ........................................................................... - 76 - KẾT LUẬN ..................................................................................................... - 81 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... - 83 - DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 ...................................................................................................... - 27 - Bảng 2.2 : Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kỳ 2000 - 2007 ................ - 28 - Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường chính thời kỳ 2000 – 2007 ............... - 28 - Bảng 2.4: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu thời kỳ 2000-2007 ................... - 29 - Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu tại một số thị trường chính ............................. - 30 - Bảng 2.6: Giá gạo thế giới giai đoạn 1990-2006 ............................................... - 38 - Bảng 2.7: Giá dầu thô trên thế giới giai đoạn 1995-2008 .................................. - 40 - LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới muốn phát triển và trở nên thịnh vượng thì không thể không có sự giao lưu về chính trị, kinh tế cũng như văn hóa với cộng đồng thế giới. Sự thật này đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới xóa bỏ hận thù, hiềm khích, vượt qua không gian và những bất đồng về về ý thức hệ để thực hiện hợp tác và phát triển các quan hệ kinh tế. Là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã ra đời và không ngừng phát triển. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 20, hoạt động này mới thực sự phát triển mạnh mẽ khi mà xu hướng quốc tế hóa kinh tế, tự do hóa thương mại là nhu cầu thực sự của đời sống kinh tế và xã hội toàn cầu. Sau Đại hội VI của Đảng, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, trong đó bao gồm cả hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thực sự được mọi cấp, mọi ngành coi trọng và có điều kiện phát triển nhờ sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy kinh tế. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã góp phần tạo nên một cục diện mới cho nền kinh tế trong khoảng gần 20 năm trở lại đây. Phải thừa nhận một thực tế là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, các mặt hàng mua bán ngày một đa dạng, phong phú, các thị trường được mở rộng ra hầu khắp các nước trên thế giới, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn làm phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thậm chí có thể dẫn đến sự - 1 - phá sản của một doanh nghiệp hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là trong một nền kinh tế mở, việc giao lưu, buôn bán với các đối tác nước ngoài tiềm ẩn những rủi ro phức tạp trong khi Việt Nam lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại quốc tế thì những rủi ro này lại càng đa dạng và khó lường hơn. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã và đang làm cản trở hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, làm cho hoạt động này tăng trưởng chưa xứng đáng với tiềm năng phát triển của nước ta. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro này nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Muốn vậy, chúng ta cần phân tích và nghiên cứu những rủi ro có khả năng xảy ra đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam, từ đó có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện chúng ta đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro cao như hiện nay. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các thương nhân Việt Nam” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi khóa luận này, người viết đi sâu phân tích những rủi ro các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và qua đó, đề ra một số biện pháp cần thiết để phòng ngừa và hạn chế những rủi ro này. Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Chương II: Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 2 - Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Với trình độ hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, chắc chắn bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để có thể hoàn thiện thêm vốn kiến thức về đề tài trên cũng như có một nền tảng vững chắc hơn cho việc học tập và nghiên cứu sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Phan Thị Thu Hiền đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Như Trang - 3 - CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1.1. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế 1.1.1. Khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Hoạt động mua bán hàng quốc tế là một bộ phận quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Theo khoản 8 điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005: Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Vậy thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế? Theo Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Và tại khoản 1 điều 27, Luật Thương mại Việt Nam 2005 các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế đã được liệt kê, bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Trong phạm vi khóa luận, người viết nghiên cứu về hoạt động mua bán hàng hóa hữu hình. Xét về mặt đặc điểm, ngoài những đặc điểm cơ bản, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế khác với hoạt động mua bán hàng hóa trong nước ở những điểm sau đây: - Hàng hóa được di chuyển qua biên giới quốc gia. Ngày nay biên giới này được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là biên giới cứng mà còn bao gồm biên giới mềm. Ví dụ như: hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra giữa một - 4 - doanh nghiệp trong khu vực chế xuất và một doanh nghiệp ngoài khu chế xuất được coi là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng hàng hóa trong trường hợp này không di chuyển khỏi biên giới quốc gia. - Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ của ít nhất một bên. Đây cũng không phải là điểm tất yếu. Khi một doanh nghiệp Việt Nam mua hàng hóa của một doanh nghiệp Mỹ, đồng tiền thanh toán là đôla Mỹ (USD) thì đồng tiền này là ngoại tệ đối với Việt Nam nhưng không phải là ngoại tệ đối với Mỹ. - Các bên tham gia hoạt động mua bán có trụ sở kinh doanh tại các nước khác nhau. Đây chính là đặc trưng quan trọng nhất của yếu tố quốc tế. 1.1.3. Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay mọi người đều nhận thức được rằng một quốc gia không thể đầy đủ, ấm no nếu như không phát triển quan hệ kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế trong đó không thể thiếu hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia. Lịch sử đã chứng minh rằng: nhiều quốc gia với nền kinh tế đóng, sản xuất đã không có hiệu quả và buộc phải chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới. Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện thông qua ảnh hưởng của hoạt động này tới sự phát triển kinh tế và những lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho các quốc gia cũng như cho các doanh nghiệp. Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đối với mỗi quốc gia được thể hiện ở một số mặt cơ bản sau đây: Thứ nhất, đó là cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả cao nguồn lực hiếm hoi. Các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất những ngành mà mình có lợi thế tuyệt đối và tương đối, có nghĩa là một quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất những sản phẩm mà chi phí hoặc chi phí cơ hội quốc gia này phải bỏ ra để sản xuất ra những sản phẩm đó thấp hơn so với các quốc gia khác. Một quốc gia có được những lợi thế này là do có lợi thế về tự nhiên, trình độ khoa học công nghệ, trình độ lao động, ngoài ra là do có sự khác biệt - 5 - về nguồn lực giữa các quốc gia cũng như sự khác nhau trong tỷ lệ các yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa. Khi các quốc gia tận dụng được những lợi thế này, năng suất lao động của quốc gia sẽ cao hơn, giá thành các sản phẩm cũng sẽ thấp hơn. Nhờ đó khi tham gia trao đổi mua bán với các quốc gia khác - xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế, nhập khẩu những sản phẩm kém lợi thế - họ sẽ có lợi. Thứ hai, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế giúp mở rộng khả năng sản xuất của mỗi quốc gia thông qua thị trường quốc tế rộng lớn. Nhờ có thị trường tiêu thụ, các nhà sản xuất trong nước không ngừng đầu tư để phát triển sản xuất, từ đó không những mở rộng quy mô sản xuất mà còn góp phần nâng cao năng suất lao động cá biệt, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thứ ba, hoạt động này giúp tạo vốn và kỹ thuật từ bên ngoài. Việc tăng cường xuất khẩu để tự cân đối ngoại tệ trong cán cân thương mại, tạo nguồn cung cấp tài chính cho nhập khẩu kỹ thuật công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại từ bên ngoài đã góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Đây là điều kiện vật chất rất quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ tư, hoạt động xuất khẩu có tác dụng kích thích đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách, phẩm chất của sản phẩm, một mặt doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác phải nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và bản thân người quản lý phải không ngừng học tập nâng cao sự hiểu biết và trình độ quản lý. Thứ năm, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. - 6 - Thứ sáu, thông qua việc nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc phải sản xuất với chi phí cao, những khiếm khuyết của nền kinh tế đã được phần nào bổ sung, đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất và nhu cầu sống ngày càng cao của nhân dân. Và cuối cùng, thông qua hoạt động trao đổi hàng hóa đã tăng cường uy tín và vị thế của các quốc gia trên trường quốc tế. Nhờ có quan hệ giao dịch, trao đổi hàng hóa mà quốc gia này có thể hiểu thêm về sự phát triển, văn hóa, tập quán và con người của quốc gia khác. Qua những phân tích trên ta có thể thấy, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế cũng như sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cũng có những hạn chế nhất định đối với mỗi quốc gia, gây ra những thiệt hại về kinh tế khi quan hệ trao đổi không bình đẳng và do những rủi ro gây ra. 1.2. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế 1.2.1. Rủi ro trong kinh doanh 1.2.1.1. Khái niệm rủi ro Rủi ro là sự kiện không may mắn, hết sức đa dạng, phức tạp luôn gắn liền với môi trường hoạt động của con người, trong đó không loại trừ hoạt động kinh doanh. Người không dám chấp nhận rủi ro không thể tham gia vào kinh doanh, đây là một chân lý. Tuy nhiên, một nhà kinh doanh thành đạt không chỉ là người biết chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh mà còn là người biết phân tích, đánh giá, lường trước rủi ro và tìm ra các phương án thích hợp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Vậy rủi ro là gì? Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nhà kinh tế, nhà kinh doanh bảo hiểm nghiên cứu, đưa ra những khái niệm khác nhau về rủi ro. Inrving Pferfer (Mỹ) cho rằng : “Rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”[4]. Theo nhà kinh tế này, rủi ro - 7 - gắn liền với sự hiện diện ngẫu nhiên của sự vật, hiện tượng có thể đo lường được bằng xác suất, có nghĩa là rủi ro là sự cố ngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý chí của con người. Marilu Hurt MrCarthy thuộc viện khoa học kỹ thuật Georgia (Mỹ) lại cho rằng: “Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được”[4]. Theo đó, kinh nghiệm của một công ty có thể cung cấp chứng cứ về tần số của các biến cố riêng biệt trong quá khứ, do đó cho phép các nhà quản trị xác định phân bổ xác suất xuất hiện của các biến cố tương lai. Tuy vậy, sự xuất hiện của các biến cố còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động hiện tại. Theo Từ điển kinh tế học hiện đại, “Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một phân phối xác suất”[4]. Còn trong tác phẩm: “Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh”, tác giả Nguyễn Hữu Thân, có viết: “Rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, thiệt hại”[4]. Bất trắc chính là những điều không lường trước được. Như vậy theo khái niệm này thì, rủi ro phải là bất trắc gây ra hậu quả cho con người, còn những bất trắc không gây ra tổn thất không phải là rủi ro. Như vậy, đa số các nhà kinh tế và học giả đều cho rằng: rủi ro là những điều không chắc chắn về những gì xảy ra trong tương lai nhưng có thể đo lường được, xác định được ở một mức độ nào đó. Điều này có nghĩa là con người có thể lường trước được những rủi ro có khả năng xảy ra và phòng ngừa, hạn chế được những rủi ro ở mức tối đa. 1.2.1.2. Đặc điểm của rủi ro Từ các khái niệm trên, ta thấy rủi ro trong kinh doanh có những đặc điểm sau: - Tính khách quan: rủi ro tồn tại khách quan, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không phụ thuộc vào ý chí của con người. - 8 - - Tính tương lai: rủi ro có tính tương lai vì khi tính đến rủi ro thì nó chưa xảy ra, chúng ta chỉ dự đoán và đo lường trước rủi ro. - Tính bất định: rủi ro mang tính bất định, con người chỉ có thể lường trước được rủi ro chứ không thể đánh giá một cách chính xác về mức độ của rủi ro cũng như khi nào thì rủi ro xảy ra. - Tính khả năng: rủi ro có thể trở thành hiện thực nhưng cũng có thể không xảy ra, không ai có thể khẳng định chắc chắn sẽ có hay không có rủi ro mà chỉ có thể tính được xác suất xảy ra rủi ro là lớn hay nhỏ. - Tính lịch sử: ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau có những rủi ro khác nhau. Có thể lấy ví dụ như khi khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, kỹ thuật đóng tàu hiện đại hơn đã khắc phục được nhiều yếu tố rủi ro thiên tai trong vận tải biển nhưng cũng đồng thời mở ra nhiều hình thức thương mại mới, thanh toán mới và nảy sinh những rủi ro mới. 1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh Qua theo dõi, nghiên cứu và phân tích quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy các nhân tố ảnh hường và nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh có thể được chia thành hai nhóm như sau: a) Các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro tổn thất cho doanh nghiệp là những nhân tố thuộc môi trường tự nhiên, chính trị, kỹ thuật, xã hội, đặc biệt là những nhân tố thuộc môi trường kinh tế tác động và nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. - Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên vừa là tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhưng đôi khi lại là nhân tố tác động làm gia tăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh thông qua các hiện tượng tự nhiên bất lợi như bão lụt, động đất, núi lửa… Môi trường tự nhiên cũng là nhân tố làm giảm sút giá trị sử dụng và giá trị thương mại của hàng hóa qua đó làm hoạt động sản xuất kinh - 9 - doanh trở nên khắc nghiệt, khó